• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Bệnh Dại - Rất Nguy Hiểm Với Con Người !

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
BỆNH DẠI - RẤT NGUY HIỂM VỚI CON NGƯỜI


Bệnh Dại do virus có hướng thần kinh, lây truyền trong các loài động vật máu nóng qua tiếp xúc, vết cắn, dãi dớt của vật mang bệnh, đặc biệt nguy hiểm tới tính mạng con người khi đã lên cơn, virus xâm nhập vào tủy sống và hệ thần kinh trung ương.

Dưới đây là tổng quát bằng hình minh họa về: Triệu chứng Bệnh Chó Dại, Động vật cảm nhiễm Dại, Bản đồ Dịch tễ Bệnh Dại, Sự nguy hiểm của Bệnh Dại đối với con người, Nỗ lực toàn thế giới phòng chống bệnh này..


Bài viết có sử dụng tư liệu hình ảnh từ Internet, Tổ chức Y tế Thế giới WHO.






Hàng chục triệu người chết vì bệnh Dại hàng năm trên toàn thế giới.Chó là động vật nguy hiểm nhất lây truyền trong các ca chết bệnh Dại.



Bản đồ dịch tễ bệnh Dại trên thế giới : Việt nam (màu đỏ xẫm ) nằm ở khu vực cực kỳ nguy hiểm.



Do một loại virus " thần kinh hướng", tấn công tủy sống, hệ thần kinh trung ương.






Bệnh Dại thể điên cuồng : luôn có phản xạ tấn công,cắn xé bất kể người hay động vật khác...


Sùi bọt mép do hàm cứng không nuốt được nước bọt,nước dãi...




Triệu chứng bệnh Dại ở chó : mắt "lác", con ngươi lệch hẳn khác thường...



Hung dữ, điên cuồng...







Bỏ nhà đi, chết một nơi nào đó...


Tất cả động vật máu nóng, ( động vật có vú ) đều có nguy cơ mắc và lây truyền bệnh Dại.


Chú ý : Dơi không phải là loài... chim ! Không để trẻ con chơi đùa với chúng.




Rửa ngay tay, vết thương bằng sà phòng khi bị cắn.

Đi khám Bác sỹ Dịch tễ để được tư vấn tiêm phòng vaccine Dại hoặc xử lý chuyên môn khẩn cấp.

 

markquang

New Member
vậy chó đã chích ngừa dại dc 3 ngày òi cắn mình,mình có cần chích ngừa ko vậy
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Bất luận chó cắn người, con chó chưa hoặc đã tiêm vaccine Dại, người bị cắn vẫn phải đi khám bác sỹ Dịch tễ và cần được tư vấn chuyên môn.
 

Jianglai

New Member
cho mình hỏi những triệu chứng của chó trước khi phát bênh dại,dựa vào những triệu chứng gì để nhận biết chó đang chứa virut dại
cún nhà mình được 3 tháng nhưng chưa tiêm phòng dại , dạo này thấy nó rất hay ngoác mồm ra ngáp,nhưng không thấy chẩy dãi dớt
 

Set_Vargas

New Member
Khẩn cấp ! chó con liệu có mắc bệnh Dại ?

alô cho em hỏi ... chó con có bị dại không ạh ??? ( chó 1 -> 2 tháng ) chó con nhà em nó phá lắm ... nó cắn đủ thứ ... thấy chân người là bu lại cắn xối xả ... đưa tay là chú nó cắn ngay ... cho em hỏi chú em nó có bị dại không ạh?
 
chắc tại nó ngứa răng thôi bạn ạ nhưng dù sao thì lớn lớn bạn cũng phải tiêm phòng cho em ý đi :D
 

boxich90

Member
alô cho em hỏi ... chó con có bị dại không ạh ??? ( chó 1 -> 2 tháng ) chó con nhà em nó phá lắm ... nó cắn đủ thứ ... thấy chân người là bu lại cắn xối xả ... đưa tay là chú nó cắn ngay ... cho em hỏi chú em nó có bị dại không ạh?
Chào Set_Vargas!! Nếu bạn dã tiêm phòng cho em nó rồi thì ko fải lo dâu bạn ạ,chắc do em nó ngứa răng quá thôi.Bạn chịu khó mua loại xương Canxi ở các shop dành cho thú cưng ý,vừa trị dược bệnh cắn lung tung lại vừa giúp em nó tăng cường lượng canxi cần thiết.Thân chào bạn!!!!
Cho mình hỏi cún nhà bạn giống gì vậy????
 

b4m4_b0y

Member
đúng đó . nhà bà chị mình cũng đag nuôi 1 em Bắc Kinh đến thời kì mọc răng nó ngứa cắn liên tục ... Bạn có thể lấy mấy đôi dép cũ hoặc vật gì bằng cao su cho cún nhá ... như vậy nó sẽ đỡ phá hơn !!! :p
 

Set_Vargas

New Member
@boxich90 : cháu nó giống Becgie ... nhưng nó bị lai nên 1 tai vểnh 1 tai cụp trông buồn cười lắm ... ba cháu là bec thuần còn mẹ cháu bị lai hihihi ...
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Phải tiêm phòng bệnh Dại cho chó !

Phải tiêm phòng bệnh Dại cho chó !

Dưới đây là đoạn tin trích từ
http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2008/9/100339.cand :

"Trong mấy ngày qua, người dân xóm 4, thôn Đông Lao, xã Đông La (huyện Hoài Đức), chưa hết bàng hoàng và xót thương trước cái chết của cháu Nguyễn Văn Nam, 5 tuổi sống cùng thôn do bị chó dại cắn."

Cái chết thương tâm của cháu bé 5 tuổi bị chó Dại cắn ở ngay địa bàn Thủ Đô Hà Nội là lời cảnh báo cho tất cả anh chị em Vietpet nói riêng và những người nuôi chó không được chủ quan với căn bệnh chết người này.

1. Bệnh Dại nguy hiểm như thế nào ?

Mời tham khảo:
Bệnh Dại - Rất Nguy Hiểm Với Con Người ! http://forum.vietpet.com/showthread.php?t=1180
bệnh Dại : http://vi.wikipedia.org/wiki/Bệnh_dại
2. Tại sao ngay tại Thủ đô mà vẫn có ổ dịch chó Dại ?

* Vì chủ quan, đàn chó nuôi không bảo đảm 100% tiêm phòng Dại hàng năm theo Luật Thú Y Việt nam.

* Chó nhập lậu, chuyển vùng không rõ nguồn gốc, trốn tránh Kiểm Dịch động vật, có thể để lọt vật nuôi mang virus, ủ bệnh Dại từ nguồn dịch tới đàn chó nuôi và làm lây lan thành ổ dịch mới.

* Chủ nuôi chó sợ " tiêm vaccine Dại có hại cho chó ", không tiêm hoặc đối phó với các đợt tiêm Dại cho chó tại địa phương ( chỉ nộp tiền lệ phí mà không mang chó đi tiêm Dại ).

* Chưa hiểu rõ Luật: Bắt buộc phải tiêm vaccine Dại nhắc lại hàng năm, vaccine Dại không có hiệu lực miễn dịch suốt đời với chỉ một lần tiêm.

3. Khuyến cáo quan trọng với chủ nuôi chó :

* Nghiêm chỉnh chấp hành "Pháp lệnh Thú Y". Bảo đảm chó từ 3 tháng tuổi phải được tiêm phòng vaccine Dại, nhắc lại hàng năm căn cứ "sổ sức khoẻ" hoặc "Giấy chứng nhận tiêm phòng bệnh Dại cho chó".

* Chó vận chuyển, xuất nhập khẩu phải được các Cơ quan Kiểm Dịch Động Vật làm thủ tục và cấp giấy chứng nhận Kiểm Dịch Động Vật. Báo cáo với các Cơ quan chức năng các hành vi trốn tránh Kiểm Dịch Động Vật vận chuyển.

* Tại các Dog Show, dog offline, nơi tập trung chó công cộng : chó phải có rọ mõm, dây xích an toàn, không được để cắn người và tấn công chó khác. Chủ chó phải xuất trình giấy " Chứng nhận tiêm phòng bệnh Dại " cho chó của mình.

* Chó mới nhập, mua về đặc biệt không rõ nguồn gốc , xuất xứ, cần theo dõi 10-15 ngày, nếu khỏe mạnh bình thường mới được tiếp xúc với người và động vật khác.

* Nếu chó nghi ốm bệnh, cần báo bác sỹ thú y khám và tư vấn kịp thời. Cảnh giác " nhầm còn hơn bỏ sót", không để dãi dớt, chất thải của chó ốm dây dính vào người hoặc vật dụng của con người.

* Khi bị chó cắn : phải xử lý vết thương bằng dội rửa sạch với xà phòng. Khám và tư vấn Bác sỹ Dịch tễ.

* Chó cắn người phải nhốt, quản lý cẩn thận, theo dõi 10- 15 ngày, không giết chết hoặc để thả rông cắn tiếp nhiều người khác.

* Khi có chó chết không rõ nguyên nhân cần chôn xác chết sâu giữ 2 lớp vôi bột hoặc đốt xác. Không vứt sông suối, bãi rác hoặc nơi công cộng. Quản lý và xử lý tốt chất thải của chó chết.

*Không chỉ có chó mà mèo và các loài vật có vú đều mắc bệnh Dại và có nguy cơ lây nhiễm cao cho con người.

4. Một số thông tin quan trọng về vaccine và bảo quản vaccine Dại tiêm cho chó:

* Vaccine Dại tiêm cho chó hiện nay là vaccine " vô hoạt" ( unactivated ) RABISIN, có miễn dịch tốt và an toàn cho chó.

* Vaccine Dại tiêm cho chó phải bảo đảm : còn hạn dùng dài, bảo quản liên tục ở nhiệt độ 4- 8 oC.

* Tiêm vaccine đúng kỹ thuật, không dùng chung bơm tiêm, bảo đảm vô trùng bơm và kim tiêm.





Căn bệnh khủng khiếp giết chết nhiều người trên thế giới.


Virus dại tấn công vào hệ thần kinh trung ương.


Loài dơi mang tiềm ẩn virus dại.


Việt Nam - Báo động đỏ trên Bản đồ Dịch tễ bệnh Dại của Tổ chức Dịch tễ Thế giới




 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
90% ca tử vong vì bệnh dại do không tiêm vắc-xin

90% ca tử vong vì bệnh dại do không tiêm vắc-xin

Tại lễ hưởng ứng ngày thế giới phòng chống bệnh dại tổ chức vào ngày 25-9, PGS-TS Đinh Kim Xuyến, phó chủ nhiệm thường trực dự án phòng chống bệnh dại (Bộ Y tế), cho biết số người chết do súc vật bị bệnh dại cắn vẫn tiếp tục tăng lên. 90% số ca tử vong vì bệnh dại là do khi bị chó, mèo cắn không rửa vết thương, đi tiêm phòng muộn hoặc không tiêm phòng dại.

Tại VN với hơn 7 triệu con chó nhà nuôi chính là nguồn truyền dại cho người nhiều nhất bởi tỉ lệ tiêm phòng bệnh dại ở chó chỉ đạt từ 20%-40%. Trong khi đó, khoảng 95%-97% người bị bệnh dại chủ yếu là do bị chó dại cắn. Bà Xuyến khẳng định biện pháp duy nhất để cứu những người bị súc vật dại cắn là tiêm phòng vắc-xin dại và huyết thanh kháng dại.

Trong năm 2007, có 131 người tử vong do bệnh dại và 8 tháng đầu năm nay là 38 người. Đáng lưu ý, 50% các ca tử vong là trẻ em dưới 15 tuổi.

A.Thư

Việt Báo (Theo_NLĐ)

Nguồn : http://vietbao.vn/Suc-khoe/90-ca-tu-vong-vi-benh-dai-do-khong-tiem-vacxin/62241258/248/
 
Bác ơi cho cháu hỏi đợt tiêm phòng dại cho chó ở Hà Nội thường vào thời gian nào? Cún nhà cháu là loại nhỏ 5kg nhưng cũng cần tiêm đúng không ạ?
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Bác ơi cho cháu hỏi đợt tiêm phòng dại cho chó ở Hà Nội thường vào thời gian nào? Cún nhà cháu là loại nhỏ 5kg nhưng cũng cần tiêm đúng không ạ?
Một năm 2 lần tiêm phòng Dại cho chó do Thú Y Địa phương tổ chức : một đợt đại trà và một bổ sung. Thời gian được thông báo trước do các cấp Phường , Xã quyết định.

Nếu không đúng đợt tổ chức tiêm vaccine Dại đại trà, bạn có thể liên hệ với Dịch vụ Thú Y tại Chi Cục Thú Y các Tỉnh, Thành phố để tiêm phòng Dại cho chó của mình.

Liều vaccine RABISIN : 1ml tiêm dưới da cho mọi loại chó ( không theo trọng lượng ). Tuổi tiêm từ 3 tháng.
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Về căn bệnh chỉ có thể phòng mà không thể điều trị

Về căn bệnh chỉ có thể phòng mà không thể điều trị


Sat, 27 Sep 2008 13:01:00
Virut gây bệnh dại.​


Bệnh dại được đề cập đến như một trong những căn bệnh có nguồn gốc lâu đời nhất nhưng cho đến nay nó vẫn là vấn đề thời sự do tính chất nguy hiểm của bệnh. Mặc dù người dân đã được khuyến cáo rất nhiều song sự gia tăng trở lại của bệnh dại gần đây đang cho thấy sự thờ ơ của cộng đồng trước căn bệnh chết người này. Các chuyên gia về dịch tễ nhấn mạnh, đây là căn bệnh chỉ có thể phòng, còn khi đã được chẩn đoán bị nhiễm virut dại thì y học phải bó tay. “Hãy cùng nhau đẩy lùi bệnh dại” là thông điệp mà Tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp hội thú y quốc tế đưa ra trong Ngày thế giới phòng chống bệnh dại năm nay, 28/9/2008.

100% tử vong khi được chẩn đoán xác định bệnh
PGS.TS. Đinh Kim Xuyến, Phó chủ nhiệm Chương trình quốc gia phòng chống bệnh dại - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, bệnh dại là một bệnh nhiễm virut cấp tính của hệ thần kinh trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm virut dại qua vết cắn, vết cào, vết xước trên da và niêm mạc bị tổn thương. Đây là bệnh đặc biệt, khác với tất cả các bệnh khác bởi vì dù là trẻ em hay người lớn, khi được chẩn đoán xác định là bị bệnh dại thì 100% tử vong trong thời gian ngắn nhất, khoảng từ 2-12 ngày.

Là bệnh cấp tính nhưng thời gian phát bệnh không phải ngay lập tức

Theo PGS.TS. Đinh Kim Xuyến, không phải ngay khi tiếp xúc với con vật mắc bệnh dại mà ổ dịch bệnh dại có cả trong các loài động vật hoang dã và thú nuôi thì mọi trường hợp có ngay biểu hiện bệnh mà thời gian ủ bệnh tương đối lâu, khiến nhiều người chủ quan, thậm chí quên cả việc mình từng có nguy cơ như tiếp xúc với những con vật như chó mèo bị ốm, đặc biệt là những con vật nuôi gần gũi trong gia đình. Trung bình thời gian ủ bệnh từ 30 - 90 ngày (chiếm 80%), một số trường hợp phát bệnh chỉ trong vòng 10 - 20 ngày nhưng lại có người kéo dài đến một năm. Thời gian ủ bệnh tương ứng với sự di chuyển và nhân lên của virut dại (có tên là Rhabdovirus), vết thương càng nặng, càng gần não thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.

Trong thời kỳ phát bệnh từ 2-4 ngày, người bệnh thường có các triệu chứng chính như co cứng, co thắt cơ thực quản và hô hấp (biểu hiện tổn thương hành tủy), bệnh nhân sợ gió, sợ nước, ánh sáng, huyết áp tụt, đồng tử bị giãn. Bệnh nhân nam thường có biểu hiện phấn khích quá độ nên đập phá, phản ứng dữ dội. Một số người ở thể tê liệt. Cho đến nay cả y học hiện đại và y học cổ truyền đều khẳng định bệnh dại khi đã lên cơn thì tử vong 100%.

Không thể thờ ơ trước sự gia tăng của bệnh dại

Theo thống kê của Cục thú y, hiện cả nước có khoảng 6-7 triệu chó nuôi, nhưng tỉ lệ tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó chỉ đạt từ 15-30%. Đây là nguồn truyền bệnh nguy hiểm cho người nhưng công tác phòng bệnh vẫn chưa được quan tâm thích đáng. Hiện nay kinh phí cho phòng chống bệnh dại là từ 200-300 triệu đồng/ năm cho tất cả mọi hoạt động. PGS.TS. Đinh Kim Xuyến cho rằng nguồn kinh phí này không đảm bảo, mà muốn có hoạt động phòng chống bệnh dại hiệu quả phải là 3-5 tỉ đồng/năm.

Chi phí cho một mũi tiêm vaccin phòng dại cho chó là 10.000 đồng/mũi nhưng tỉ lệ tiêm vẫn rất thấp. Lý giải điều này, PGS.TS. Xuyến cho rằng, một mặt người dân không chủ động tiêm phòng cho chó nuôi mà chỉ khi nào có chiến dịch thì họ mới cho tiêm, mặt khác lực lượng thú y ở cơ sở quá mỏng, thời gian vừa qua họ phải căng mình làm rất nhiều việc cấp bách như phòng cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh vì thế công tác phòng chống bệnh dại ít được quan tâm hơn.

Muốn phòng được bệnh dại hiệu quả, các chuyên gia dịch tễ cho rằng cần có sự kết hợp tốt giữa thú y và công tác phòng dịch, đàn chó nuôi phải được tiêm phòng cẩn thận. Khi bị súc vật cắn, đặc biệt là súc vật có biểu hiện ốm cần phải được tiêm vaccin phòng bệnh dại, không ăn thịt những con vật bị bệnh ốm chết, tuyệt đối không nên sử dụng thuốc nam để chữa khi bị chó dại cắn để tránh những cái chết oan uổng. Những người thường xuyên tiếp xúc với động vật có nguy cơ bệnh dại như chó, mèo cần được tiêm phòng.

Từ tháng 9/2007, Bộ Y tế đã quyết định ngừng sử dụng vaccin dại sản xuất từ mô não động vật mà chuyển sang sử dụng trên toàn quốc vaccin dại tế bào, an toàn và hiệu lực bảo vệ cao hơn.
BACSI.com (Theo SK&ĐS)​


 

Russia

New Member
Rất cảm ơn bác sĩ về bài viết bổ ích và thiết thực này. Tiện đây cháu xin hỏi bác sĩ một vài câu hỏi nhỏ được không ạ.
_ Một con chó ít khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài (ít ra ngoài đường chơi) thì có nguy cơ nhiễm bệnh dại không ạ?
_ Tiêm phòng dại cho chó mùa nào là tốt nhất (vì cháu nghe nói ko nên tiêm phòng dại cho chó vào mùa hè)
_ Có thể đến cơ sở thú y nào để tiêm phòng dại cho chó mèo được ạ?
Xin cảm ơn bác sĩ!
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Rất cảm ơn bác sĩ về bài viết bổ ích và thiết thực này. Tiện đây cháu xin hỏi bác sĩ một vài câu hỏi nhỏ được không ạ.
_ Một con chó ít khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài (ít ra ngoài đường chơi) thì có nguy cơ nhiễm bệnh dại không ạ?
_ Tiêm phòng dại cho chó mùa nào là tốt nhất (vì cháu nghe nói ko nên tiêm phòng dại cho chó vào mùa hè)
_ Có thể đến cơ sở thú y nào để tiêm phòng dại cho chó mèo được ạ?
Xin cảm ơn bác sĩ!
1. Tuy khả năng không cao nguy cơ lây nhiễm bệnh dại với chó nuôi ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài, nhưng không phải là " KHÔNG CÓ", loài dơi thường mang virus dại tiềm ẩn, hoặc chuột, mèo hoang vẫn có thể tiếp xúc với chó của bạn và gây nguy hiểm.

2. Tiêm phòng dại định kỳ, đúng Lịch trình cho từng con chó, không theo mùa.

3. Trách nhiệm của Thú y cấp xã phường phải tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó nuôi tại địa phương mình dưới sự chỉ đạo của Bộ Nông Nghiệp & PTNN và các văn bản Luật hiện hành.


loài dơi thường mang virus dại tiềm ẩn
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Hướng Dẫn Sử Dụng Vaccine Dại Rabisin.

[FONT=&quot]HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VACCINE DẠI RABISIN.[/FONT][FONT=&quot]
Hiện nay vaccin phòng bệnh Dại cho gia súc đang được dùng đại trà ở Việt nam là : RABISIN - sản phẩm liên doanh với Hãng thuốc Merial - CH Pháp sản xuất tại XN Thuốc Thú -Y Trung ương Hoài Đức, Hà nội. Có nhiều bạn thắc mắc về độ an toàn của tiêm phòng bệnh Dại cho chó, mèo. Xin được nhắc lại chi tiết "Hướng dẫn sử dụng" loại vaccine này của Nhà Sản xuất như sau: [/FONT]
[FONT=&quot]
1. ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT : Là loại vaccine vô hoạt, có chất bổ trợ, phòng bệnh DẠi ở tất cả các loại Gia súc.
2. THÀNH PHẦN VACCINE:
Mỗi liều vaccine gồm có:
- Virus Dại cố định, vô hoạt, tối thiểu :.................................... 1 UI
- Aluminium ( dưới dạng hydroxyt), tối đa:............................... 2 mg
- Methiolate tối đa :................................................. ............... 0,1 mg
3. CHỈ ĐỊNH :
Tiêm phòng bệnh Dại cho tất cả các loài gia súc ( chó, mèo, bò, ngựa... và thú hoang dã )
4. CÁCH DÙNG VÀ LIỀU DÙNG :
- Lắc kỹ trước khi dùng.
- Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp.
- Cách dùng : 1 liều bằng 1 ml, theo Lịch dưới đây :
----------- LOÀI ---------------------- TUỔI CHỦNG NGỪA TỐI THIỂU:

Thú ăn thịt sinh từ Mẹ chưa được chủng ngừa : 4 tuần tuổi.
Thú ăn thịt--------------đã ----------------------: 11 tuần tuổi.

Tiêm nhắc lại hàng năm : Tuân thủ theo Pháp lệnh Thú Y của Việt nam.
5. CHÚ Ý :
- Chỉ tiêm phòng cho gia súc hoàn toàn khỏe mạnh.
- Tuân thủ các điều kiện vô trùng thông thường.
- Trong tiêm, chích, sử dụng dụng cụ vô trùng và không có vết, chất sát trung.
- Khuyến cáo : không sử dụng cho chó quá sức trong thời gian tạo Miễn dịch.
- Cẩn thận đối với các thao tác trên thú mang thai.
6. PHẢN ỨNG PHỤ :
- Sự hiện diện của hydroxyde nhôm đôi khi có thể tạo những nốt nhỏ tạm thời nơi đâm kim.
- Trong trường hợp ngoại lệ, có phản ứng quá mẫn, cần điều trị triệu chứng.
7. BẢO QUẢN :

- Ở Nhiệt độ từ +2oC đến +8oC, trong bóng mát, không được làm đông lạnh. [/FONT]
 

Hoamuatim

Member
Nhưng sao mình nghe mấy người nói tiêm dại sớm quá dễ bị đẹt chó, cái nào đúng đây máy bác
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Tiêm vaccine Dại chó lại trúng sang người !

Tiêm vaccine Dại chó lại trúng sang người !

Cô giáo Nguyễn Thi Nguyệt.

http://vietbao.vn/Suc-khoe/Tiem-thuoc-phong-dai-cho-cho-trung-sang-nguoi/10772190/248/

Thực hiện quy định về phòng chống chó dại, cô giáo Nguyễn Thị Nguyệt, 44 tuổi (Trường THCS Phúc Hà, TP Thái Nguyên) dắt chó đi tiêm. Liều vacxin bệnh dại, lẽ ra phải được đưa vào con chó, chẳng hiểu sao lại phóng thẳng sang người cô. Đêm hôm đó, cô lên cơn co giật. Nhiều ngày sau, chân phải bắt đầu teo.

Chuyện xảy ra ngày 7/4 tại điểm tiêm phòng dại của xóm Đồng Xe (xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương - nơi cô Nguyệt ở). Người được giao nhiệm vụ tiêm phòng là anh Trương Quốc Khoa, công an xã. Khi đến lượt mình, chị Nguyệt dắt chó vào tiêm. Thế nhưng, không hiểu sao mũi tiêm không đi vào mông con chó mà lại cắm vào người chị. Hoảng sợ, chị Nguyệt hỏi anh Khoa: "Liệu tiêm nhầm có nguy hiểm không?" Anh Khoa trả lời: "Không sao, coi như chị được tiêm phòng dại".

Mặc dù vết tiêm khá đau, chị vẫn cố lê bước về nhà. 11h trưa, anh Toan, chồng chị Nguyệt, thấy vợ nằm vật trên giường. Khi biết chuyện, anh vội ra gặp tổ tiêm phòng, đề nghị lập biên bản sự việc để có lý do đi khám bệnh. Dù đã hết sức năn nỉ nhưng yêu cầu của anh Toàn vẫn không được chấp nhận, vì... hết giờ làm việc. Sau đó, anh Toàn lại gặp anh Khoa một lần nữa để hỏi cách giải độc thuốc, nhưng anh Khoa bó tay.

Đầu giờ chiều, chị Nguyệt bắt đầu lên cơn sốt, chân tay tê dại. Anh Toàn hoảng sợ vội chở vợ đi khắp nơi, từ trạm y tế Mỏ Bạch, tới Sở Y tế và Trung tâm Vệ sinh Dịch tễ Tỉnh để tìm thuốc giải độc cho vợ nhưng đều bị từ chối.

Chiều tối hôm đó, anh Toàn đưa vợ trở lại UBND xã, ông Chủ tịch xã đã yêu cầu trạm y tế khám vết thương và tìm biện pháp điều trị, đồng thời yêu cầu tổ tiêm phòng chó dại lập biên bản việc tiêm nhầm thuốc vào người chị Nguyệt. Thế nhưng, Trạm y tế xã, với trình độ hạn hẹp, đã không biết làm gì khác ngoài nặn máu khỏi vết thương của nạn nhân.
Đêm hôm ấy, chị Nguyệt lên cơn co giật. Sáng hôm sau, anh Toàn đưa vợ tới bệnh viện Bạch Mai (HN). Sau khi khám, bệnh viện đã yêu cầu chị nhập viện.

Ngày 16/4 (tức là sau 8 ngày nằm viện), hai vợ chồng lại dắt díu nhau về khám tại Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên. Tại đây, các bác sĩ đã xác định chị Nguyệt bị tiêm thuốc phòng chó dại vào đúng đường đi của dây thần kinh hông to bên phải. Đau dây thần kinh tọa phải. Mất cân xứng giữa hai mông phải và trái. Đây là dấu hiệu cho thấy đã có hiện tượng teo cơ. Chị Nguyệt được bệnh viện cho thuốc về nhà điều trị nhưng đến nay chân phải vẫn tiếp tục teo, nửa người bên phải có biểu hiện khó điều khiển và mất cảm giác đau.

Ngửa mặt kêu trời!

Sau khi sự việc xảy ra, không cơ quan nào của tỉnh Thái Nguyên đứng ra chịu trách nhiệm. Trong suốt thời gian nằm nhà chữa bệnh, chị Nguyệt chỉ được các cơ quan này thăm hai lần với 2 kg đường và 2 hộp sữa. Bảo hiểm y tế tỉnh từ chối thanh toán kinh phí chữa bệnh vì lý do tai nạn này không nằm trong diện được chi trả.

Còn anh Trương Đức Khoa, người thực hiện mũi tiêm nhầm, thì giải thích: "Tôi tiêm phòng cho đàn chó theo phân công của thú y huyện. Trước đợt tiêm tôi đã được tập huấn. Do sơ suất, tôi tiêm nhầm vào người chị Nguyệt. Đây thực sự là một sơ suất, tôi đã đến xin lỗi gia đình chị".

Ngày 29/4, ban chỉ đạo giải quyết việc của cô giáo Nguyệt đã tổ chức một cuộc họp, bao gồm đại diện Trung tâm Y tế dự phòng, Chi cục Thú y và Công ty Bảo Việt của tỉnh. Tại đây, ông Đỗ Văn Mận, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Thái Nguyên, đã không nói một lời về trách nhiệm của mình trong quản lý cán bộ thú y, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của chị Nguyệt.


Ấn tượng hơn cả là hướng giải quyết mà các cơ quan chức năng đưa ra tại cuộc họp nói trên: "Đề nghị các cơ quan chức năng trong điều kiện cho phép tạo điều kiện cho nạn nhân". Không hiểu, các cơ quan chức năng mà họ ám chỉ ở đây là những cơ quan nào?


Hiện gia đình cô giáo Nguyệt sống trong sự tuyệt vọng cùng cực. Chồng chị không có công ăn việc làm. Trong hai đứa con thì cháu lớn 14 tuổi bị tật bẩm sinh, không thể đi lại, phải tiểu tiện tại giường. Tất cả gia đình chỉ trông vào đồng lương giáo viên ít ỏi của cô Nguyệt. Nếu sức khỏe không bình phục và không tiếp tục lên lớp, cô Nguyệt chỉ có thể nhận 85% lương cho cả 4 miệng ăn.
(Theo Lao Động)​
Việt Báo (Theo_VnExpress.net)

Lời Bình :

Tai nạn hy hữu trên thật đáng tiếc. Vì lực lượng ngành Thú Y Cơ sở rất mỏng nên phải "tập huấn" cho các " Thú y viên bất tắc dĩ", họ có thể là bác thợ cày, ông cất vó, bà buôn rau... oai phong hơn là ông công an xã như trên !

Do kém hiểu biết lại không có chuyên môn nên họ không thể bảo đảm các kỹ thuật tiêm chủng cho đàn chó.

Tai nạn cho người thì có báo viết, kiện cáo, bảo hiểm... còn tai nạn truyền lây dịch bệnh cho đàn chó gây ốm , chết do tiêm chủng sai kỹ thuật, dùng chung bơm kim tiêm thì có ai nhắc đến ?
 
Top