• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Chim cu gáy(nuôi cu gáy ở Hà Nam)

Hehe, thấy ông SĐH nói khó nhất trong việc chơi chim gáy là Nghe phân biệt giọng của nó, vậy thì anh yên tâm rùi. Đơn giản là vì tai anh nó ko nhạy cho lắm, thế nên chất giọng kiểu gì cũng OK tuốt. Quan trọng là phải gáy, to và rõ ràng. Có vậy thôi.

Chứ ko như chú LVP nuôi chim gáy, toàn vợ phải gáy hộ thì chán chết.

Về vụ lồng thì chú nói vậy anh hiểu là chú đồng ý tặng anh, có phải ko nhẩy? Hay lại nhầm nhọt chuyển sang trồng trọt? hehee

@Mod TaiVenh:
1. Vụ cặp chim non KNOKD đi trước TaiVenh một bước, nhưng cái vụ cái lồng, KNOKD lại đi sau TaiVenh một bước, tức là xếp hàng sau TaiVenh í (hy vọng Sói Đồng Hoang hiểu ý;):p)

2. Thiết nghĩ rẳng topic này KNOKD không xứng đáng làm chủ mà phải là Anh_Hanam, Mod có thể đổi chủ cho topic được không?
 

Vladavia

Member
Muốn đổi chủ dễ thôi. Nhưng ko có phong bao phong bì là Mod hay bị lãng tai lắm. Hí hí hí
 
Gửi anh tai vểnh và em gái ki nhỏ: Nói thật là chiếc lồng này chỉ có duy nhất 2 chiếc còn sót lại ở hà nội mà thôi 1 cái mình giữ 1 cái của người bạn nên bảo rằng cho, tặng, biếu, bán, nhượng thì sorry 2 bác câu trả lời của em là không bởi đây là một chiếc lồng cổ chủ nhân làm ra nó đã bốc mả lên bốc mả xuống đến 3 - 4 lần rồi không chừng. Nhưng em có thể cho 2 bác mượn để chơi thì được (mượn là phải trả nhé chứ không cho đâu).
 
Gửi anh tai vểnh và em gái ki nhỏ: Nói thật là chiếc lồng này chỉ có duy nhất 2 chiếc còn sót lại ở hà nội mà thôi 1 cái mình giữ 1 cái của người bạn nên bảo rằng cho, tặng, biếu, bán, nhượng thì sorry 2 bác câu trả lời của em là không bởi đây là một chiếc lồng cổ chủ nhân làm ra nó đã bốc mả lên bốc mả xuống đến 3 - 4 lần rồi không chừng. Nhưng em có thể cho 2 bác mượn để chơi thì được (mượn là phải trả nhé chứ không cho đâu).
Bác Sói Đồng Hoang ơi, bác nhầm rồi, hơ bị tủi thân đấy, KNOKD tức là Kỳ Nhông Ông Kỳ Đà chứ không phải Ki NHỏ đâu:(:)(( Nhưng mà được mượn cái lồng là hết tủi thân ngay, bác cứ yên tâm, chắc chắn là sẽ trả mà!!

@Vladavia: hì hì, phong bì mời đến xem chim gáy thì dễ thôi mà, :)) Đánh máy 2 phút là xong:)). Nhưng mà Kỳ nhông thấy đúng là Anh_hanam xứng đáng làm chủ topic này hơn!
 
bẫy chim cu gáy(gác cu, gác lưới)

Một số thông tin về cách bắt cu gáy ngoài thiên nhiên để anh em tham khảo.(chỉ là thông tin chứ đừng có bắt nge).

Gác cu là một hình thức bẫy chim cu bằng lồng bẫy có sử dụng chim mồi. Nó là một thú tiêu khiển nhưng cũng có thể là một nghề để kiếm sống ở Việt Nam

Công cụ
Lồng bẫy: lồng bẫy là lồng chim được ngăn thành hai phần, một phần để nhốt chim mồi và một phần có cửa được thiết kế lẫy để có thể sập xuống và nhốt chim sa bẫy. Thời xưa, lồng bẫy thường được làm bằng tre nhưng ngày nay làm bằng dây thép cho bền chắc và dễ chế tác hơn. Các mặt của lồng bẫy thường được che phủ bằng vải hoặc cành lá, chỉ để hở mặt có cửa sập nhằm dẫn dụ chim cu vào phía đó.
Gậy: thường được làm bằng tre, trúc và có thể có nhiều đoạn nối dài được với nhau cho tiện dụng, ở đầu gậy có móc để tiện treo lồng bẫy và gạt cành, lá ở vị trí treo lồng.
Ống kích: một số người bẫy chim cu còn có thêm một dụng cụ gọi là ống kích, tương tự như ống sáo nhưng ngắn hơn và khi thổi phát ra âm thanh giống tiếng cu gáy để dụ cho chim mồi gáy.
Chim mồi: là chim cu gáy trống đã được thuần dưỡng, có tiếng gáy tốt để có thể dụ cho chim trời sa bẫy.

Cách thức
Người bẫy chim mang theo công cụ đến khu vực có chim trời và khi phát hiện tiếng chim trời gáy thì chọn vị trí để treo lồng bẫy. Vị trí treo lồng phải được lựa chọn cẩn thận sao cho các cành cây gần đó thuận tiện cho chim trời đậu trước khi tiếp cận chim mồi ở hướng dễ sa bẫy nhất. Sau khi treo lồng bẫy, người bẫy chim tìm chỗ kín để ẩn nấp và theo dõi kết quả. Chim cu gáy là loài sống định cư và vào mùa sinh sản, chim trống cạnh tranh nhau để giành chim mái nên khi phát hiện tiếng chim mồi gáy, chim trời gần đó sẽ phản ứng lại để khẳng định "chủ quyền". Trước tiên chim trời sẽ dùng tiếng gáy để gửi thông điệp cho chim mồi - kẻ xâm phạm lãnh địa và nếu tiếng gáy không giải quyết được vấn đề thì nó sẽ tiếp cận chim mồi để phân định thắng bại bằng sức mạnh cơ thể. Lồng bẫy đã được bố trí để chim trời tiếp cận ở hướng có cửa sập nên khi chạm vào lẫy, chim trời sẽ sập bẫy. Người bẫy chim khi ẩn nấp phải tránh không gây ra tiếng động khiến chim trời sợ và bay đi đồng thời theo dõi diễn biến cuộc cạnh tranh giữa chim mồi và chim trời. Cảm giác căng thẳng, hồi hộp khi chờ đợi cũng như niềm vui khi bắt được hay nỗi thất vọng khi không bắt được chim trời chính là tính hấp dẫn của gác cu. Tuy nhiên, trên thực tế gác cu đòi hỏi nhiều thời gian và công sức vì ngoài các yếu tố ngoại cảnh khiến cho chim trời bị đánh động và bỏ đi, chim trời có thể chỉ sử dụng tiếng gáy chứ không tiếp cận chim mồi dẫn đến gác cu không đạt kết quả. Do đó để bẫy được một con chim cu gáy, người đánh bẫy có thể mất nhiều ngày nhưng những con chim bắt được theo cách này thường có tiếng gáy hay, giá trị cao.

Biến thể
Gác cu theo truyền thống phải treo lồng trên cành cây, đặt lồng xuống đất tạo điều kiện cho chim trời dễ tiếp cận chim mồi ở hướng có cửa sập hơn nhưng người đánh bẫy thường không áp dụng vì như vậy sẽ mất đi cái thú và thậm chí coi đó là hạ thấp giá trị của gác cu.
Một cách để bẫy chim cu còn gọi là "gác lưới" rất khác với cách trên, chim mồi được buộc dây để đậu trên mặt đất hoặc sát mặt đất và dùng lưới bố trí quanh đó. Khi chim trời bị dụ tới, người đánh bẫy giật cho lưới sập. Cách này có hiệu suất bắt chim cao vì nhanh chóng và có khi bắt được nhiều chim trời một lúc nhưng không được coi là thú chơi mà chỉ dùng bẫy chim làm thực phẩm.
Hiện nay, việc đánh bẫy chim cu gáy dưới mọi hình thức ở Việt Nam gần như chưa được kiểm soát.
 

AQ101

Member
Hôm qua đọc thấy hay quá, gọi cho chú Khương thế là chú ấy bảo có bắt cu không? Mình cũng lại thật thà bảo anh xin một con cu câm về nấu cháo xem cúp C1. Thế là chú ấy lại không cho nữa, biết thế làm con bổ tứ về nấu cháo cho nó tao nhã:)):)):)) Ai mời mình nồi cháo cu gáy, chén xong bảo bổ mấy mình cũng bổ được ;)
 
Cái đó đơn giản thôi mà anh AQ 30/4 và 1/5 này đằng nào em cũng rảnh thích thú thì mấy bác đi gác cu với em nhưng em nói trước em chỉ quen gác trong lồng thôi chứ ngoài thiên nhiên thì thôi cho em xin bị 1 lần đi gác đứng nắng 1 ngày chừa đến gìa rồi. Gọi mấy bác sang Bắc Ninh gác nồi cháo cu lên cũng hay đó anh ạ.
Hay bữa đó rủ mấy anh em về hà nam cho anh ảnh chơi rồi kiếm cháo cu luôn nhỉ em cũng đang máu xuống đó bắt khuyên đây anh ảnh tìm hộ em chú khuyên nào líu ác ác tý nhé.
To KNOKD sorry bạn nhé mình nhầm tên bạn. Cứ khi nào có cu đi rồi alo mình lồng trại không thành vấn đề.
 
Mạn đàm thêm về chim cu gáy.
1- Về mầu lông:
- Thường ban đầu quan sát mầu lông của cu gáy để chọn người ta kết hợp quan sát cả mầu lông mình chim và mầu lông phao chim. Mầu lông phao chim đã được bạn Lộc abc đề cập khá kỹ. Còn mầu lông mình chim người ta phân làm 03 loại:
+ Mã kẻ mực: Mầu lông xám tối, chim dở nhát giong không hay, không nên chọn
+ Mã phấn hồng: Lông có sắc phớt hồng như có phấn, chim mau nổi, giong thường được nên chơi.
+ Mã sậm tía: là mầu ở giữa 2 mầu trên, lông chim có sắc sẫm tía, chim nuôi lâu nổi nhưng đã nổi rất bền, chim gan, thường làm chim mồi bẫy, chim gáy bất kỳ lúc nào.
2- Cách phân biệt chim đực- cái:
- Chim đực:
+ Đầu nhỏ, tròn, lông đầu xanh.
+ Mỏ to, gồ.
+ Dáng đứng: khi đứng trên cầu đuôi hay cụp xuống (lưng gù, đuôi cụp).
+ Xương bụng phía dưới gần hậu môn chụm.
+ Khi gáy: Chim đực có khả năng đảo giọng.
3- Mầu chân chim:
- Thường người chơi cho rằng chim non là chân đỏ son. Điều này đúng nhưng không đủ, vì theo vùng có chim rất già nhưng chân vẫn đỏ son. Người chơi kỹ lại lấy tiêu chí chim già mà chân vẫn đỏ son để chọn.
- Chim có móng trắng, được cho là chim hay.
4- Hình dạng lông cách chim:
- Có hai loại chính:
+ Loại hình tròn (quy me?): chim nuôi mau nổi, không bền chim
+Loại hình nhọn đầu (quy tràng rên?): chim nuôi lâu nổi, những lại bền chim.
5- Đặc điểm của chim theo vùng:
- Thường người chơi (phía Bắc) chọn chim vùng: Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Nam Ninh (cũ). Chim ở miền Trung thường có mép cánh trắng, không phải không có chim có giọng gáy hay nhưng thật xuất sắc thường rất hiếm và chim thường không đẹp,lại nhỏ con hơn chim các vùng phía Bắc.


Trong sách "Nghệ thuật nuôi chim hót - chim cảnh" xuất bản năm 1993 tác giả việt chương có viết:
"... một chim Cu thuộc vào loại tốt nhất ... phải có những điểm đặc biệt sau:
- Nhứt Huỳnh kiên: Tức là chim có cườm màu vàng. Cườm này phải xuống tận vai, nhưng không đóng ở trên lưng.Loại này hiếm khi gặp được.
- Nhì Liên giáp: Tức là hình dáng của chim giống như một cái bắp chuối, hai đầu nhỏ, giữa phình ra, trông rắn chắc, gọn chặt.
- Tam Quá khoé: Có cái chỉ màu đen chạy dưới khoé mắt, dài quá khoé mắt một chút mới tốt.
- Tứ Chân khô: Có nghĩa là chân chim phải vuông cạnh, và khô. Vảy đóng hai hàng trơn, đóng chặt, nổi mốc lên.
- Ngủ Liên hoàn: Cườm phải đóng giáp vòng hết cổ mới thật tốt. Thường thì chim chỉ có cườm đóng ở phần trên cổ mà thôi, phần ức không có cườm.
- Lục Cườm rựng: tức là có cườm lót. Chim mà có cườm rựng là chim có gù hậu, tức là gáy dai dẳng.

Ngoài ra, cũng còn có những chi tiết quan trọng sau đây cũng phải lưu ý tới:
- Chim Cu mà đuôi vót, tức là ở bắp đuôi thì lớn, chót đuôi thì nhỏ lại, mới là con chim tốt và khôn.
- Chim có gián cánh, tức là có lông trắng ở trên một cánh hay cả hai cánh. Đó là chim tốt nên chọn nuôi.
- Chim có móng trắng gọi là bạch đề: chị cần có một móng trắng hay nhiều móng trắng, là chim quí hiếm.
- Chim có mỏ đỏ, là chim sát thủ, tức là chim rất dữ, cọn làm mồi thì chỉ toàn gặp may.

Ngoài ra, ta phải chọn chim có đầu nhỏ, có mỏ cong, có hình bầu, có cổ lãi(cổ cao), có chân thấp, đuôi nhọn, có cánh phủ mình hay cánh chéo, lông phủ đầu gối..."


Còn về giọng gáy của chim Cu thì tác giả VIỆT CHƯƠNG viết:
"...chim Cu có cả thảy 5 giọng là giọng Trơn, giọng Một, giọng Hai, giọng Ba, và giọng Cà lăm.
- Giọng Trơn: Cúc cu cu ( mỗi lần gáy chỉ thốt ra ba tiếng đơn giản, cụt ngủn).
- Giọng Một: Cúc cu cu...cu ( có thêm một tiếng cu hậu ở dằng sau, nghe hay hơn).
- Giọng Hai: Cúc cu cu... cu cu ( có thêm hai tiếng cu hậu ở đằng sau, nghe càng hay hơn).
- Giọng Ba: Cúc cu cu... cu cu cu ( có ba tiếng cu hậu ở đằng sau, nghe càng hay hơn nữa. Ở đâu mà có con cu rừng nào hót hay như thế này thì dù có xa xôi cách mấy, người gác Cu cũng mò đến bắt cho bằng được, vì đây là chim quí khó tìm).
- Giọng Cà lăm: Con chim này gáy giọng khi thế này lúc lại thế khác, tiếng nọ xọ tiếng kia, nghe không ra làm sao cả...chỉ có đem thịt mà thôi.
Nghe giọng chim Cu gáy xong, ta còn phải xem cái âm của nó hay dở ra sao nữa. Đây là một việc cực kỳ khó khăn mà chỉ những người lão luyện trong nghề mới phân tích được kỹ càng, dù là tai họ chỉ mới nghe phớt qua.Còn người mới vào nghề thì chắc chắn không tài nào hiểu nổi.
Giọng chim Cu gáy có bốn loại âm chính: Âm thổ, âm đồng, âm son và âm kim.
- Âm Thổ: Chim gáy có âm thổ thì giọng trầm. Loại chim này được đánh giá là loại chm khôn nhất. Trong âm thổ còn có bốn âm sau đây:
1/Thổ đồng: âm trầm ngân vang như tiếng chiêng cồng.
2/Thổ bầu: âm trầm mà ồm to lên.
3/Thổ sấm: âm trầm mà rền như tiếng sấm.
4/Thổ dế: âm trầm mà rỉ rả nỉ non như tiếng dế gáy.
- Âm Đồng: Chim gáy có âm đồng thì tiếng ngân vang. Ân đồng cũng có nhiều loại như sau:
1/Đồng pha thổ(âm ngân vang nhưng lại trầm trầm).
2/Đồng pha son(âm càng lúc càng ngân vang)
3/Đồng pha kim(âm càng lúc càng nhỏ, nhưng vẫn vang xa).
-Âm Son: Chim gáy có âm son, có người gọi là âm chuông, vì giọng chim ngân vang như tiếng chuông rền, nghe có vẻ hùng tráng, oai vệ. Âm son cũng có nhiều loại như:
1/Son pha đồng(âm to mà rền vang như tiếng sấm).
2/Son pha kimâm khởi đầu rền vang như tiếng chuông ngân, nhưng sau cứ nhỏ dần...).
- Âm Kim: Chim gáy có âm kim thì tiếng nhỏ và vang xa. Trong âm kim cũng có nhiều loại như:
1/Kim pha son
2/Kim pha thổ
3/Kim pha đồng
...muốn phân tích một giọng chim Cu thật chính xác không phải là chuyện dễ dàng. Ai hiểu thấu đáo được điều này chắc chắn người đó sẽ gặp nhiều điều thú vị khi lắng tai nghe chim đang gáy.Đến đây, thì chắc chúng ta không còn ngạc nhiên nhiều khi biết tại sao người ta lại có thể say mê nuôi một con chim có bề ngoài không sắc sảo này đến thế!....Vì rằng, chọn được con chim mồi vừa ý, những đặc điểm ưu việt kể trên đâu phải là chuyện dễ. Đôi khi trăm con, hoặc ngàn con mới có một ! Chắc gì trong một đời người có thể chọn được cho mình một hoặc hai con mà nuôi? Do đó, giá trị con Cu mồi tốt nhất cũng độ nửa lượng vàng, nhưng người ta vì quá quí nó đến nổi có người dù nghèo, nhưng ai mua với giá nào cũng không bán, thề"sống nuôi chết chôn"; đôi khi họ còn dám đem thân mình bảo vệ cho chim."
 

anh_hanam

Member
Tiếc quá, 30/4 - 1/5 em lại về Nam Định mất rùi. Đành hẹn các bác dịp khác vậy.
Cái món cu gáy này nói thật với các bác nó ảo diệu lắm, em nuôi cu từ hồi tóc còn để chỏm; lân la theo các cụ đi bẫy cu cũng từ rất lâu rồi nhưng hiểu biết thì vẫn chỉ dừng lại ở mức cúc cù cu cu thôi. Có ngồi với mấy cụ "tóc trắng như cước, da cụ đỏ như bồ quân" mới thấy rằng: không thể lý giải nổi cái con cu gáy lông bàng bạc, nhìn xâu xấu kia sao mà lại có cái sức quyến rũ đến như vậy. Em đã ngồi với 1 cụ năm nay 93 tuổi, khi nghe con thổ đồng của 1 ông bạn em mang đến gáy tự nhiên oà lên khóc nức nở như chưa bao giờ được khóc, khóc chán cụ bảo nghe nó gáy mà tôi nhớ quê quá...Cũng không thể lý giải nổi một cụ ông năm nay 68 tuổi rồi: rượu không, chè không và nhiều cái không nhưng có thể ngồi rình mò sau bụi cây hàng ngày giời quên ăn, quên uống chỉ để nghe chim gáy trời đấu với gáy mồi và dặn rằng ông còn sống ngày nào chúng mày thỉnh thoảng cho ông đi bẫy gáy với là ông vui rồi. Mộc mạc, chân chất quê mùa nhưng làm mê đắm lòng người nhất là những ai hay hoài niệm, vọng cố hương... thì đích thị là cái anh cu gáy này đấy các bác ạ. Hoàng hôn, khói lam chiều...nghe con thổ đồng gáy mà lòng không rưng rức mới là điều lạ. Ban mai, người mệt mỏi như sau cơn say rượu mà bất chợt đâu đây tiếng kim, còi như xa như gần, như thúc, như giục, khoan nhặt, nhặt khoan...không thấy người khoan khoái lâng lâng cũng là một điều lạ nữa đấy các bác ạ.
@ soidonghoang: Mai 30/4 - 1/5 em lại có việc về quê ở Nam Đinh, cuối tuần lên em sẽ đi hỏi cho bác mấy con khuyên. Em cúng nghe mấy ông nói rất nhiều về khuyên rồi, luyến, láy gì gì đó nhưng em không thích khuyên lên không quan tâm lắm. Một lần em không biết bảo mấy ông rằng: nuôi mấy con khuyên này làm gì cho nó mệt, nghe nó cứ chích..chích..như chim sâu ấy thế là mấy ông bạn tự ái không thèm giảng giải cho nữa
 

AQ101

Member
Sau mấy ngày nghỉ, anh dẫn đường cho chú Sói xuống Hà nam nhé! Anh thì đi câu, chú đi bẫy chim sâu(quên mất khuyên). Hỏi trước chú Ánh là bẫy chim có phải đi sát vào vùng chân núi không nhỉ? Còn cái vụ chim gáy thì chú Ánh tặng con nào thì anh xin con đấy bổ mấy cũng được, càng bổ ít càng béo thì phải:)
 

anh_hanam

Member
Có cái câu này là câu truyền đời của các cụ chơi cu:
Ở đời có 4 cái ngu: Làm mai (mối, lái), lãnh nợ (bảo lãnh cho vay nợ), gác cu (bẫy chim gáy), cầm chầu
Các bác đọc cùng suy ngẫm trước khi quyết định nuôi chim gáy, nghe chim gáy rồi mê chim gáy nhé. Hì...hì...
 

Phu Dung

Moderator
Các bác kính mến, cả đời em chỉ thạo món mèo thôi. Mấy hôm nay con em của em không biết trúng phải gió độc gì mà đòi nuôi chim cu gáy, bắt em kiếm cho nó một đôi. Em biết đủ thứ chuyện thượng vàng hạ cám nhưng riêng chuyện cu kiếc, em mà biết thì em chết ngay. Vậy các bác làm ơn giúp em một chút: Ở TP.HCM muốn mua chim cu gáy cho tử tế thì mua ở đâu, và giá hợp lý là khoảng bao nhiêu. Em không cần loại quá xịn đâu, chỉ cần nó kêu thường xuyên và nghe êm tai một chút là được.

Cảm ơn các bác nhiều.
 

anh_hanam

Member
Các bác kính mến, cả đời em chỉ thạo món mèo thôi. Mấy hôm nay con em của em không biết trúng phải gió độc gì mà đòi nuôi chim cu gáy, bắt em kiếm cho nó một đôi. Em biết đủ thứ chuyện thượng vàng hạ cám nhưng riêng chuyện cu kiếc, em mà biết thì em chết ngay. Vậy các bác làm ơn giúp em một chút: Ở TP.HCM muốn mua chim cu gáy cho tử tế thì mua ở đâu, và giá hợp lý là khoảng bao nhiêu. Em không cần loại quá xịn đâu, chỉ cần nó kêu thường xuyên và nghe êm tai một chút là được.

Cảm ơn các bác nhiều.
:D Mod cứ bảo em Mod liên hệ với em, em sẽ gửi cu vào cho. Chứ trong đó thì em không rành rồi mặc dù trong đó em biết rất nhiều cao thủ về cu nhưng lại không biết cụ thể, chi tiết để có thể giúp em Mod được. Em cũng chưa đọc hết quy định của Viet Pet nên cũng không biết có được copy link của diễn đàn khác vào đây không. Mời Mod qua ABV, mục chim gáy có thể Mod sẽ giải quyết được vấn đề mà em Mod đang cần đấy:D
@: locabc: Cao nhân bất lộ tướng - ông vào thank tôi mà không ý kiến ý cò gì làm tôi ngại quá đấy (báo cáo các bác cái ông locabc thanhk em ở cuối bài là một cao nhân về gáy đấy ạ)
 

TaiVenh

Active Member
Các bác kính mến, cả đời em chỉ thạo món mèo thôi. Mấy hôm nay con em của em không biết trúng phải gió độc gì mà đòi nuôi chim cu gáy, bắt em kiếm cho nó một đôi. Em biết đủ thứ chuyện thượng vàng hạ cám nhưng riêng chuyện cu kiếc, em mà biết thì em chết ngay. Vậy các bác làm ơn giúp em một chút: Ở TP.HCM muốn mua chim cu gáy cho tử tế thì mua ở đâu, và giá hợp lý là khoảng bao nhiêu. Em không cần loại quá xịn đâu, chỉ cần nó kêu thường xuyên và nghe êm tai một chút là được.

Cảm ơn các bác nhiều.
Theo như em biết thì trên VP nhà mình có ông SMOD tên gọi nôm là Cướp, hiện cũng hành nghề MOD bên ABV, chuyên phụ trách mục Chim cảnh đấy ạ. Nếu có ông này tư vấn thì bác cứ gọi là yên tâm vững chí rung đùi ngồi nghe chim hót thôi. Bảo hành 100% đấy bác ơi :D
 

Phu Dung

Moderator
Hôm qua có người quen ở Tiền Giang hứa tặng em một đôi chim gáy vì dưới đó đang mùa chim gáy. Khổ cái là người hứa tuy rất có thiện chí nhưng không biết mô tê gì ngoài chuyện nó ăn thóc chứ không ăn sâu bọ. Hy vọng em sẽ được một đôi sạch nước cản tí. Khi nào em nhận được sẽ thỉnh giáo các bác tiếp, các bác không chạy khỏi đâu! Hehehe!
 

anh_hanam

Member
Hai con gáy con lớn nhanh như thổi các bác ạ, nhìn nó lớn lên từng ngày. Hôm nay em thò tay vào cu cậu xù lông há mỏ đớp dữ dằn lắm, còn 1 em hiền hơn cứ nằm im có lẽ là em cái. 5 - 7 hôm nữa thôi khi nó biết bay và tự mổ ăn được là tách lồng
P/s: Chị Kỳ Nhông: Em nuôi cho chị 1 thời gian, khi nó bắt đầu tập gáy thì bác bắt về nhé hoặc lúc nào có lồng thì pm cho em để em bố trí mang lên cho bác hoặc bác đi qua thì ghé vào bắt nhé
 

locabc

New Member
Cái nhà bác Ánh này cũng lắm đam mê, chó, chim, cây cảnh, phong lan đủ thứ cả. Mà bác có đôi gáy giống thiếu gì chim nữa mà cứ đòi kiếm chim mồi. Nói vậy thôi, bác cứ yên tâm thế nào tôi cũng kiếm cho bác mấy con thật ưng ý, chỉ sợ bác không luyện được thành chim mồi thôi. Đã dặn mấy sư phụ mùa này đi bẫy sẽ để dành cho bác mấy con bổi hay roài, chắc khoảng tháng nữa là có, lúc ấy chỉ việc bắt về nuôi thoai:D Còn nó có nổi hay không là do bác chăm sóc và có duyên nuôi chim mồi hay không nữa.
 

anh_hanam

Member
Cái nhà bác Ánh này cũng lắm đam mê, chó, chim, cây cảnh, phong lan đủ thứ cả. Mà bác có đôi gáy giống thiếu gì chim nữa mà cứ đòi kiếm chim mồi. Nói vậy thôi, bác cứ yên tâm thế nào tôi cũng kiếm cho bác mấy con thật ưng ý, chỉ sợ bác không luyện được thành chim mồi thôi. Đã dặn mấy sư phụ mùa này đi bẫy sẽ để dành cho bác mấy con bổi hay roài, chắc khoảng tháng nữa là có, lúc ấy chỉ việc bắt về nuôi thoai:D Còn nó có nổi hay không là do bác chăm sóc và có duyên nuôi chim mồi hay không nữa.
Cảm ơn bạn tốt, hy vọng có duyên nuôi được gáy mồi như ông là ổn rồi. Cứ nghĩ đến cái cảnh thỉnh thoảng thứ 7 - chủ nhật xách vài con mồi, mấy cây sào rồi thì đài catssetes.... đi lang thang đây đó và ngồi rình cu nó đấu nhau, rồi thì nó dính bẫy và ta mang về nuôi cho ta, cho bạn....đã thấy sướng và vui rồi. Thật tiếc chuyến vừa rồi đã không đi được cùng ông vào Thanh Hoá. Hẹn nhau chuyến sau vậy locabc nhé. Chúc vui và giữ mãi nỗi đam mê>:D<
 

anh_hanam

Member
Đây là hình ảnh của đôi cu non và bố, mẹ chúng sau khi con đã bắt đầu lớn khôn:
Đôi chim non (một con đậu lên thành của cái ổ, một con nằm ở dưới)






Chim bố ngắm nhìn sự trưởng thành của 2 con mình:



Một phút nghỉ ngơi của chim mẹ sau khi cho 2 con ăn



Phải thừa nhận khi theo dõi chúng từ lúc đẻ trứng, ấp và nở chim con mới thấy chúng nuôi con có trách nhiệm và rất có kỷ luật; chim non thì lớn nhanh trông thấy. Đôi bố mẹ có giọng còi vắt, nếu con có giọng còi vắt thì có nghĩa là di truyền và nếu như thế em sẽ kiếm tiếp 1 đôi thổ đồng để ghép đôi hòng cung cấp đủ cho anh em máu chơi cu chỉ để nghe gáy (không dùng làm chim mồi) bới vì các bác đừng lo là chim non giọng không tốt: chúng rất nhanh dạn, nhanh lũa (bác nào thích có chim chào khách nuôi loại này là phù hợp) và em đã từng nghe bên ABV các bác ấy kể là có con chim mồi rất sát bổi được nuôi từ chim non lên đấy
 

bonchan

Member
Chào anh Ánh!
Em là người rất mê không chỉ chó PQ mà cả chim cu gáy nữa,tuy e chưa có nhiều kinh nghiệm về cu gáy lắm nhưng em trước kia cũng nuôi 1 con gáy cũng gáy nhều lắm do 1 lần ko cẩn thận bị bay mất.Nhưng lúc đi làm về nghỉ ngơi mà đc nghe tiếng cu gáy thật thú vị làm cho mình có cảm giác như đang ở cánh đồng thật là thú vị và khó tả lắm,nhân đấy thấy anh Anh nuôi nhiều cu gáy đẻ a có thể đẻ cho em 1 đôi gáy non đc ko anh,thực sự em cũng đam mê tiếng chim cu gáy lắm.
 
Top