hoangtkv
Active Member
Thế nào là con giống thế nào là nhân giống?
Tình cờ mình đọc được bài này trong blog của một chủ trại nuôi rottweiler nên post lên cho mọi người suy ngẫm. Vấn đề này không mới, đã được thành viên tích cực của diễn đàn Neapolitan nói đến rất nhiều nhưng có lẽ hiểu một cách thấm thía thì chưa phải ai cũng làm được. Xin được dịch nguyên văn:
Con Giống: Rất nhiều người đã hỏi tôi khái niệm thế nào là con giống, hoặc con giống này có tốt không, con giống kia như thế nào. Đây thực sự là một câu hỏi rất nhạy cảm. Chính bản thân tôi cũng luôn vấp phải câu hỏi này, mỗi con giống của tôi đều khiến tôi tự hỏi con giống nào là con giống tốt và thế nào là con giống. Có người nói với tôi, con giống của trại này đầu rất to, con giống của người kia rất xung mãn. Vậy thì như thế nào mới được gọi là con giống, đầu to, xung mãn, thành tích show tốt? Tôi nghĩ nếu phiến diện theo một hướng thì đều thấy đó là sai. Con giống tốt phải là toàn diện, phải có tính di truyền cao, tính cách thần kinh đặc sắc. Lấy một ví dụ, có một con chó vô địch Showdog Đức, nó rất nổi tiếng, kể cả những giải KS,BS,ES đều dành được vậy thì nó có phải là con giống tốt không? Bắt đầu từ năm 2008 cho nó phối giống, trong khoảng thời gian 2 năm, các con của nó không hề được biết đến, đem đi thi không đạt giải. Vậy có gọi là con giống tốt. Nhưng có con giống tuy chỉ dành được giải VDH CH hay SCHH1 nhưng hâu duệ (con) của nó sau này lại có hơn 50 con đoạt giải CH, hơn 80 con đạt giải SCHH3 được cả thế giới biết đến. Con giống đó khi về già, năm 9 tuổi đã được công nhận là một trong 3 con giống tốt nhất thế giới. Do vậy tôi đã rút ra được tiêu chuẩn, thước đo để đánh giá con giống tốt chính là hậu duệ của chúng chứ không phải bảng thành tích cá nhân con chó.
Nhân Giống: Nói đến nhân giống rất nhiều người hình dung đến việc 2 con chó phối với nhau, con cái mang thai, đẻ ra đàn con, nhưng thực sự thế nào mới là nhân giống. Sau nhiều năm đúc rút, đối với tôi nhân giống gồm 2 yếu tố, thứ nhất là đạt được mục đích, thứ hai là đột biến siêu việt. Mỗi khi cho phối giống, trước tiên tôi thường nghĩ xem tôi cần gì, một chú chó để huấn luyện làm nghiệp vụ, một chú chó đi Show hay chỉ là chú chó nuôi làm pet. Có được mục đích, tôi mới có thể mang con cái của mình đi phối với con đực phù hợp. Tiêu chuẩn quan trọng khi phối giống là huyết thống, tính di truyền của con chó giống, tính cách khi huấn luyện. Có người nói, một con chó tốt phối với một con chó tốt chưa chắc đã ra đàn con tốt, nhưng chắc chắn rằng, một con chó tồi phối với một con chó tồi chắc chắn không ra được con chó tốt. Vì vậy khi bạn đã chọn được mục đích, chọn được con giống phù hợp, cho phối thành công, chó mang thai thì phải chờ 2 năm sau, khi mà những con chó con đi thi đạt giải, hoặc hoàn thành khóa huấn luyện nghiệp vụ, như vậy là mới kết thúc quá trình nhân giống. Khi đó bạn đã có thể nói to lên với mọi người rằng: Tôi là một nhà nhân giống.
Tôi muốn chia sẻ với các bạn khái niệm thế nào là con giống thực thụ, nhà nhân giống thực thụ. Do vậy mỗi nghĩ dùng từ con giống, nhà nhân giống mong các bạn hay cẩn trọng. Nếu chỉ là phối cho chó đẻ, ra đàn con bán kiếm lời thì chỉ nên gọi là ... (đoạn này em chưa tìm được từ thích hợp, gọi là lái chó thì hơi quá đáng, mong bạn nào tìm giúp).
Qua bài viết này, thiết nghĩ ở Việt Nam đã có ai phù hợp là nhà nhân giống chưa, mong mọi người nhận xét?
Tình cờ mình đọc được bài này trong blog của một chủ trại nuôi rottweiler nên post lên cho mọi người suy ngẫm. Vấn đề này không mới, đã được thành viên tích cực của diễn đàn Neapolitan nói đến rất nhiều nhưng có lẽ hiểu một cách thấm thía thì chưa phải ai cũng làm được. Xin được dịch nguyên văn:
Con Giống: Rất nhiều người đã hỏi tôi khái niệm thế nào là con giống, hoặc con giống này có tốt không, con giống kia như thế nào. Đây thực sự là một câu hỏi rất nhạy cảm. Chính bản thân tôi cũng luôn vấp phải câu hỏi này, mỗi con giống của tôi đều khiến tôi tự hỏi con giống nào là con giống tốt và thế nào là con giống. Có người nói với tôi, con giống của trại này đầu rất to, con giống của người kia rất xung mãn. Vậy thì như thế nào mới được gọi là con giống, đầu to, xung mãn, thành tích show tốt? Tôi nghĩ nếu phiến diện theo một hướng thì đều thấy đó là sai. Con giống tốt phải là toàn diện, phải có tính di truyền cao, tính cách thần kinh đặc sắc. Lấy một ví dụ, có một con chó vô địch Showdog Đức, nó rất nổi tiếng, kể cả những giải KS,BS,ES đều dành được vậy thì nó có phải là con giống tốt không? Bắt đầu từ năm 2008 cho nó phối giống, trong khoảng thời gian 2 năm, các con của nó không hề được biết đến, đem đi thi không đạt giải. Vậy có gọi là con giống tốt. Nhưng có con giống tuy chỉ dành được giải VDH CH hay SCHH1 nhưng hâu duệ (con) của nó sau này lại có hơn 50 con đoạt giải CH, hơn 80 con đạt giải SCHH3 được cả thế giới biết đến. Con giống đó khi về già, năm 9 tuổi đã được công nhận là một trong 3 con giống tốt nhất thế giới. Do vậy tôi đã rút ra được tiêu chuẩn, thước đo để đánh giá con giống tốt chính là hậu duệ của chúng chứ không phải bảng thành tích cá nhân con chó.
Nhân Giống: Nói đến nhân giống rất nhiều người hình dung đến việc 2 con chó phối với nhau, con cái mang thai, đẻ ra đàn con, nhưng thực sự thế nào mới là nhân giống. Sau nhiều năm đúc rút, đối với tôi nhân giống gồm 2 yếu tố, thứ nhất là đạt được mục đích, thứ hai là đột biến siêu việt. Mỗi khi cho phối giống, trước tiên tôi thường nghĩ xem tôi cần gì, một chú chó để huấn luyện làm nghiệp vụ, một chú chó đi Show hay chỉ là chú chó nuôi làm pet. Có được mục đích, tôi mới có thể mang con cái của mình đi phối với con đực phù hợp. Tiêu chuẩn quan trọng khi phối giống là huyết thống, tính di truyền của con chó giống, tính cách khi huấn luyện. Có người nói, một con chó tốt phối với một con chó tốt chưa chắc đã ra đàn con tốt, nhưng chắc chắn rằng, một con chó tồi phối với một con chó tồi chắc chắn không ra được con chó tốt. Vì vậy khi bạn đã chọn được mục đích, chọn được con giống phù hợp, cho phối thành công, chó mang thai thì phải chờ 2 năm sau, khi mà những con chó con đi thi đạt giải, hoặc hoàn thành khóa huấn luyện nghiệp vụ, như vậy là mới kết thúc quá trình nhân giống. Khi đó bạn đã có thể nói to lên với mọi người rằng: Tôi là một nhà nhân giống.
Tôi muốn chia sẻ với các bạn khái niệm thế nào là con giống thực thụ, nhà nhân giống thực thụ. Do vậy mỗi nghĩ dùng từ con giống, nhà nhân giống mong các bạn hay cẩn trọng. Nếu chỉ là phối cho chó đẻ, ra đàn con bán kiếm lời thì chỉ nên gọi là ... (đoạn này em chưa tìm được từ thích hợp, gọi là lái chó thì hơi quá đáng, mong bạn nào tìm giúp).
Qua bài viết này, thiết nghĩ ở Việt Nam đã có ai phù hợp là nhà nhân giống chưa, mong mọi người nhận xét?