• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

VN: bảo tồn gen 21 vật nuôi quý hiếm

TaiVenh

Active Member


Gà Đông Tảo - một trong những vật nuôi cần bảo tồn gen của Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng vừa ký QĐ 88/2005/QĐ-BNN ban hành Danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn. Trong đó, có nhiều vật nuôi quý như gà Hồ, gà Đông Tảo, lợn Ỉ, ngan Dé, ngỗng Sư Tử...

Cụ thể, đối với giống lợn là lợn Ỉ, lợn Ba Xuyên, lợn Cỏ, lợn Mán, lợn Táp Ná, lợn Vân Pa. Các loại gia cầm cần bảo tồn là: Các giống gà (gà Hồ, gà Mía, gà Đông Tảo, gà Tè (lùn), gà Tre); các giống vịt (vịt Bầu Bến, Bầu Quỳ, vịt Kỳ Lừa); các giống ngan (ngan Dé, ngan Trâu); và các giống ngỗng (ngỗng Cỏ, ngỗng Sư Tử).

Ngoài ra, giống bò Mèo (bò H'Mông), bò U đầu rìu và ngựa Bạch cũng nằm trong danh sách nguồn gen vật nuôi quý hiếm của Việt Nam cần bảo tồn.

Hiện nay, Việt Nam là một trong một số ít nước phong phú về giống vật nuôi nội địa: hơn 48 giống. Trong số đó, có 16 giống đang được nuôi rộng rãi. 2 giống đã mất, 1 giống lợn ỉ đen không rõ còn hay mất, 3 giống nguy cơ mất và 26 đang giảm nhanh về số lượng chưa nói đến chất lượng. Đặc điểm nổi bật của các giống này là khả năng chống bệnh tật cao, khả năng sử dụng thức ăn nghèo dinh dưỡng tốt, thịt thơm ngon, thích nghi với điều kiện môi trường sinh thái của từng vùng.

Theo Pháp lệnh giống vật nuôi, Nhà nước sẽ đầu tư và hỗ trợ cho việc thu thập, bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm; xây dựng cơ sở lưu giữ nguồn gen vật nuôi quý hiếm; bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm tại địa phương.

Vietnamnet

DANH MỤC NGUỒN GEN VẬT NUÔI QUÝ HIẾM CẦN BẢO TỒN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 88/2005/QĐ-BNN ngày 27 tháng 12 năm 2005

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1.Giống lợn:

Các giống lợn: lợn Ỉ, lợn Ba Xuyên, lợn Cỏ, lợn Mán, lợn Táp Ná, lợn Vân Pa;

2. Giống gia cầm:

Các giống gà: Gà Hồ, gà Mía, gà Đông Tảo, gà Tè (lùn), gà Tre;

Các giống vịt: Vịt Bầu Bến, Bầu Quỳ, vịt Kỳ Lừa;

Các giống ngan: Ngan Dé, ngan Trâu;

Các giống ngỗng: Ngỗng Cỏ, ngỗng Sư Tử;

3. Giống bò:

Các giống bò: Bò Mèo (bò H'Mông), bò U đầu rìu;

4. Giống ngựa:
Ngựa Bạch.
 

khanhtungbk

Member
Đây là đàn gà Mía nhà em ...
Gà Con

Gà trưởng thành


Còn đây là 2 bé ngỗng cỏ (nuôi để làm cảnh thôi :D)
 
Bạn ơi gà Mía có những đặc điểm gì vậy bạn. Ví dụ gà Đông Tảo thì to con, chân to, thịt ngon...... Gà tre thì nhỏ con, đẹp... Ở miền Nam hầu như không thấy gà Mía.
 
giống lợn địa phương của đồng bằng sông Hồng, nuôi ở hầu hết các tỉnh trong vùng. Hướng mỡ. Lông da đen tuyền, đầu nhỏ, chân thấp, mặt nhăn. Có 10 vú, sớm thành thục. Khả năng sinh sản 8 - 10 con/nái/lứa. Lúc cai sữa nặng 4 - 5 kg con. Nuôi béo 8 tháng đạt 50 - 60 kg. Chịu kham khổ: sức chống bệnh cao; nuôi con khéo. Nhược điểm: nhỏ con, chậm lớn, nhiều mỡ, lưng võng, bụng phệ. Đang được cải tạo: tham gia tạo lợn giống ĐBI - 81, BSI - 81; làm nền cho thụ tinh với lợn ngoại lấy con lai nuôi thịt.
Những con lợn ỉ mỡ (còn gọi là lợn ỉ nhăn) cuối cùng đang được nuôi trong các hộ nghèo nhất ở Thanh Hóa. Do ít nạc, chậm lớn nên rất khó thuyết phục người dân nuôi loài vật có thịt thơm ngon này


 
Top