• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Việt Nam chỉ còn khoảng 200 con hổ.

KimCuong

Active Member
Chỉ còn khoảng 200 cá thể hổ hoang dã ở Việt Nam; con số này là 1.500 ở Ấn Độ và khoảng 5.000 - 7.000 trên phạm vi toàn thế giới. Nạn săn bắt, buôn bán hổ khiến số lượng loài động vật quý hiếm này giảm 95% so với đầu thế kỷ trước.

[imgc="Tang vật 2 con hổ (tổng trọng lượng hơn 500kg) thu giữ tại nhà riêng của hai hộ dân ở Gia Viễn, Ninh Bình."]http://www.tin247.com/vietnamnet/080626165640-595-444.jpg[/imgc]


Thông tin trên được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) công bố ngày 26/6. ENV cho biết, loài hổ đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, khi mà nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ hổ gia tăng cùng với sự phát triển kinh tế và xu hướng tiêu dùng; nạn săn bắt, buôn bán hổ diễn ra khắp nơi.

Theo nhận định của Cục Cảnh sát Môi trường (Bộ Công an), các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã nói chung và hổ nói riêng ngày càng gia tăng, việc nuôi nhốt có hoặc không có giấy phép diễn ra tràn lan, khó kiểm soát, việc mua bán, vận chuyển qua nhiều địa phương, số lượng từ vài chục đến vài nghìn kilogam đã diễn ra khá phổ biến.

Mới đây, ngày 9/4/2008 Cục Cảnh sát Môi trường đã thu giữ 2 con hổ nặng hơn 500kg và nhiều xương động vật tại nhà riêng của hai hộ dân ở Gia Viễn, Ninh Bình. Tháng 1/2008, cơ quan pháp luật Việt Nam truy tố vụ xẻ thịt, nấu cao 4 con hổ, 5 con gấu tại nhà bà Nguyễn Thị Thanh (B5, Khu tập thể Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội).


Theo ENV, trên thế giới, điểm đến cuối cùng của phần lớn các vụ buôn bán hổ là Trung Quốc, nơi mà xương hổ và các bộ phận khác của hổ được chế thành thuốc cổ truyền. Các nhà bảo vệ môi trường ước đoán, có khoảng hơn 5.000 cá thể hổ bị nuôi nhốt ở Trung Quốc (con số này ở Việt Nam là khoảng 60-100). Người ta đang lo ngại, Việt Nam có thể trở thành nước tiêu thụ động vật hoang dã trái phép lớn thứ hai sau Trung Quốc.


Nguồn: VietNamNet
 
Top