hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Người dân tộc Mường ở vùng Thanh Sơn - Phú Thọ gần đây rộ lên câu chuyện về một ngôi mộ lạ của đại gia tộc Đinh Công.
Ông Đinh Công Dự bên ngôi "cẩu mộ" - Ảnh: Hằng Hoa - Hải Dương
Phải sau rất nhiều lời hỏi thăm, và phải lướt qua vô số ngã rẽ trên những con đường đất mù mịt bụi, chúng tôi mới tìm được đến nơi mà qua lời mách bảo thì đang tồn tại một "ngôi mộ thiêng ly kỳ". Cư dân của mảnh đất rừng núi heo hút xóm Gằn, xã Tân Minh, Thanh Sơn, Phú Thọ này đa số là người Mường. Hễ hỏi thì người dân ở đây đều biết và đều chỉ đến nhà ông Đinh Công Dự, trưởng họ của đại gia tộc Đinh Công danh giá trong vùng. Ông Dự cũng là người được toàn gia tộc giao cho chức trách trông nom, bảo vệ ngôi mộ.
Ngôi mộ nằm giữa màu xanh bạt ngàn của cánh đồng. Ông Dự giới thiệu: "Đây là ngôi mộ Mẫu Khuyển của tộc họ chúng tôi".
Truyền thuyết về "Mẫu Khuyển"
Vào tới nhà ông Dự, chúng tôi thấy ngay chính giữa bàn thờ lại là ảnh ngôi mộ mà chúng tôi vừa đi xem. Thấy chúng tôi có vẻ lạ lẫm khi nhìn lên bàn thờ gia tiên, ông Dự lấy ngay một tập tài liệu viết tay trong tủ ra và thuyết minh. Ông bắt đầu bằng truyền thuyết xưa kể rằng: "Thời Sơn Tinh, Thủy Tinh đấu phép với nhau. Thủy thần đã dâng nước ngập hết làng. Có một gia đình nọ bị nước cuốn trôi. May thay còn sót lại đứa trẻ trên một mô đất. Sau đó mô đất ấy lại được Sơn thần bốc lên cao, nên đứa bé thoát được nước lũ. Rồi chẳng biết từ đâu lại xuất hiện một con chó đến cứu và nuôi lớn đứa trẻ. Sau này người ta đồn đại rằng con chó ấy là "Mẫu Khuyển" trời phái xuống để cứu giúp dân làng".
GS Tô Ngọc Thanh "Ở Việt Nam, đạo vật tổ vẫn còn tồn tại trong cộng đồng một số dân tộc vùng miền núi".
Ông Dự còn kể một truyền thuyết khác: "Xưa kia có một gia đình chạy loạn giặc Cờ đen (*) đã vô tình bỏ sót lại đứa trẻ mới được 3 tháng tuổi. Nghe tiếng trẻ con khóc thảm thiết, một con chó trong nhà chạy ra tha đứa trẻ vào ổ của mình và cho bú. Hơn một tuần sau, gia đình mất con ấy quay lại tìm thì thấy một cảnh tượng rất kỳ lạ: đứa bé đang được con chó ủ trong lòng cho bú sữa. Từ đó, gia đình này đã coi con chó ấy như ân nhân của mình, chăm nuôi rất chu đáo. Đến khi chó chết, họ đã tổ chức đám ma và cho vào nồi đồng chôn cất cẩn thận như một con người. Còn đứa trẻ ấy chính là tổ tiên của dòng họ Đinh Công".
Cứ lưu truyền trong dân như vậy, nên 7 đời nay người của dòng họ Đinh Công vẫn ngày ngày hương hoa cho ngôi "cẩu mộ". Và toàn thể dòng họ còn nhắc nhau: "Đừng có ai động đến mồ Mẫu Khuyển vì sẽ không thể sống lành, kiểu gì cũng ốm đau tàn tệ, cuộc sống không bao giờ khá lên được". Thậm chí người ta còn cho rằng, trong dòng họ Đinh Công, ai mà ăn thịt chó sẽ bị rụng răng, mù mắt. Chính từ những lời đồn đại từ trong dòng họ Đinh Công rồi lan ra ngoài, mà đến tận hôm nay, những người dân ở đây đều nể sợ, không ai dám có lời lẽ và hành động xâm hại đến phần mộ của Mẫu Khuyển.
Trước đây, ngôi mộ này chỉ là một mô đất nhô cao lên. Đến năm 2001, dòng họ Đinh Công đã họp và phân công mỗi hộ phải góp 100.000 đồng để xây ngôi mộ to đẹp cho Mẫu Khuyển. Trong quá trình xây, thanh niên trai tráng trong các hộ còn phải bỏ thêm sức lao động, đồng thời nhà nào có sẵn gạch thì chuyển tới. Dòng họ Đinh Công đã xây tiếp, ốp vào mô đất nhô cao, chứ không ai dám động cuốc, xẻng để xem bên dưới có thực sự tồn tại cái nồi đồng chôn Mẫu Khuyển hay không. Chi phí xây mộ cũng hết cả chục triệu đồng. Sau hơn 10 ngày, ngôi mộ Mẫu Khuyển đã được hoàn thành với chiều dài 3,9m, rộng 3,8m và cao 3,5m.
Đi tìm lời giải
Theo các nhà nghiên cứu, hầu hết các dân tộc ở VN không có tục thờ chó, trừ đền Cẩu Nhi ở Hà Nội gắn với một sự tích từng gây tranh cãi về nguồn gốc xác thực. Bởi chó là biểu tượng của thế giới bên dưới, của ban đêm, bóng tối; chó cũng tượng trưng cho điều không may mắn. Việc xây mộ thờ Mẫu Khuyển của dòng họ Đinh Công ở Thanh Sơn là trường hợp rất hiếm gặp.
GS Tô Ngọc Thanh, một người am hiểu sâu sắc về văn hóa, tín ngưỡng dân gian, cho biết từ thời nguyên thủy trên thế giới đã xuất hiện tôn giáo gọi là "đạo vật tổ". Khi đó, con người chưa đủ hiểu biết để lý giải về nguồn gốc của mình nên đã lấy những con vật thân thuộc trong cuộc sống để làm vật tổ. Ở VN, đạo vật tổ vẫn còn tồn tại trong cộng đồng một số dân tộc vùng miền núi.
Một số dòng tộc ở Tây Nguyên thờ con dê với hình tượng đầu dê ở trước nhà rông, nhà sàn của mình; họ Quàng của người Thái miền núi phía Bắc không ăn thịt hổ, vì họ cho hổ chính là vật tổ của mình...
Như vậy việc xây mộ thờ chó và đưa ảnh thờ trên bàn thờ của họ Đinh Công ở Thanh Sơn chính là một biểu hiện của đạo vật tổ. Tuy nhiên, việc dòng họ Đinh Công dựa vào truyền thuyết để thêu dệt thêm những chuyện thần bí cho ngôi mộ đó là không đúng. Và cũng không có chuyện Nhà nước đã công nhận đây là một di tích lịch sử văn hóa như ông Dự nói.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước khi xây ngôi mộ này, dòng họ Đinh Công đã xin phép UBND xã Tân Minh, nhưng không được đồng ý. Ông Đặng Đình Thuận, Trưởng phòng Di tích danh thắng của Sở VH-TT-DL Phú Thọ cũng khẳng định chưa có bất cứ một văn bản nào của các cơ quan chức năng nói về ngôi cẩu mộ của dòng họ Đinh Công ở Thanh Sơn.
Hằng Hoa - Hải Dương
(*) Giặc Cờ đen do Lưu Vĩnh Phúc cầm đầu

Ông Đinh Công Dự bên ngôi "cẩu mộ" - Ảnh: Hằng Hoa - Hải Dương
Phải sau rất nhiều lời hỏi thăm, và phải lướt qua vô số ngã rẽ trên những con đường đất mù mịt bụi, chúng tôi mới tìm được đến nơi mà qua lời mách bảo thì đang tồn tại một "ngôi mộ thiêng ly kỳ". Cư dân của mảnh đất rừng núi heo hút xóm Gằn, xã Tân Minh, Thanh Sơn, Phú Thọ này đa số là người Mường. Hễ hỏi thì người dân ở đây đều biết và đều chỉ đến nhà ông Đinh Công Dự, trưởng họ của đại gia tộc Đinh Công danh giá trong vùng. Ông Dự cũng là người được toàn gia tộc giao cho chức trách trông nom, bảo vệ ngôi mộ.
Ngôi mộ nằm giữa màu xanh bạt ngàn của cánh đồng. Ông Dự giới thiệu: "Đây là ngôi mộ Mẫu Khuyển của tộc họ chúng tôi".
Truyền thuyết về "Mẫu Khuyển"
Vào tới nhà ông Dự, chúng tôi thấy ngay chính giữa bàn thờ lại là ảnh ngôi mộ mà chúng tôi vừa đi xem. Thấy chúng tôi có vẻ lạ lẫm khi nhìn lên bàn thờ gia tiên, ông Dự lấy ngay một tập tài liệu viết tay trong tủ ra và thuyết minh. Ông bắt đầu bằng truyền thuyết xưa kể rằng: "Thời Sơn Tinh, Thủy Tinh đấu phép với nhau. Thủy thần đã dâng nước ngập hết làng. Có một gia đình nọ bị nước cuốn trôi. May thay còn sót lại đứa trẻ trên một mô đất. Sau đó mô đất ấy lại được Sơn thần bốc lên cao, nên đứa bé thoát được nước lũ. Rồi chẳng biết từ đâu lại xuất hiện một con chó đến cứu và nuôi lớn đứa trẻ. Sau này người ta đồn đại rằng con chó ấy là "Mẫu Khuyển" trời phái xuống để cứu giúp dân làng".

GS Tô Ngọc Thanh
Ông Dự còn kể một truyền thuyết khác: "Xưa kia có một gia đình chạy loạn giặc Cờ đen (*) đã vô tình bỏ sót lại đứa trẻ mới được 3 tháng tuổi. Nghe tiếng trẻ con khóc thảm thiết, một con chó trong nhà chạy ra tha đứa trẻ vào ổ của mình và cho bú. Hơn một tuần sau, gia đình mất con ấy quay lại tìm thì thấy một cảnh tượng rất kỳ lạ: đứa bé đang được con chó ủ trong lòng cho bú sữa. Từ đó, gia đình này đã coi con chó ấy như ân nhân của mình, chăm nuôi rất chu đáo. Đến khi chó chết, họ đã tổ chức đám ma và cho vào nồi đồng chôn cất cẩn thận như một con người. Còn đứa trẻ ấy chính là tổ tiên của dòng họ Đinh Công".
Cứ lưu truyền trong dân như vậy, nên 7 đời nay người của dòng họ Đinh Công vẫn ngày ngày hương hoa cho ngôi "cẩu mộ". Và toàn thể dòng họ còn nhắc nhau: "Đừng có ai động đến mồ Mẫu Khuyển vì sẽ không thể sống lành, kiểu gì cũng ốm đau tàn tệ, cuộc sống không bao giờ khá lên được". Thậm chí người ta còn cho rằng, trong dòng họ Đinh Công, ai mà ăn thịt chó sẽ bị rụng răng, mù mắt. Chính từ những lời đồn đại từ trong dòng họ Đinh Công rồi lan ra ngoài, mà đến tận hôm nay, những người dân ở đây đều nể sợ, không ai dám có lời lẽ và hành động xâm hại đến phần mộ của Mẫu Khuyển.
Trước đây, ngôi mộ này chỉ là một mô đất nhô cao lên. Đến năm 2001, dòng họ Đinh Công đã họp và phân công mỗi hộ phải góp 100.000 đồng để xây ngôi mộ to đẹp cho Mẫu Khuyển. Trong quá trình xây, thanh niên trai tráng trong các hộ còn phải bỏ thêm sức lao động, đồng thời nhà nào có sẵn gạch thì chuyển tới. Dòng họ Đinh Công đã xây tiếp, ốp vào mô đất nhô cao, chứ không ai dám động cuốc, xẻng để xem bên dưới có thực sự tồn tại cái nồi đồng chôn Mẫu Khuyển hay không. Chi phí xây mộ cũng hết cả chục triệu đồng. Sau hơn 10 ngày, ngôi mộ Mẫu Khuyển đã được hoàn thành với chiều dài 3,9m, rộng 3,8m và cao 3,5m.
Đi tìm lời giải
Theo các nhà nghiên cứu, hầu hết các dân tộc ở VN không có tục thờ chó, trừ đền Cẩu Nhi ở Hà Nội gắn với một sự tích từng gây tranh cãi về nguồn gốc xác thực. Bởi chó là biểu tượng của thế giới bên dưới, của ban đêm, bóng tối; chó cũng tượng trưng cho điều không may mắn. Việc xây mộ thờ Mẫu Khuyển của dòng họ Đinh Công ở Thanh Sơn là trường hợp rất hiếm gặp.
GS Tô Ngọc Thanh, một người am hiểu sâu sắc về văn hóa, tín ngưỡng dân gian, cho biết từ thời nguyên thủy trên thế giới đã xuất hiện tôn giáo gọi là "đạo vật tổ". Khi đó, con người chưa đủ hiểu biết để lý giải về nguồn gốc của mình nên đã lấy những con vật thân thuộc trong cuộc sống để làm vật tổ. Ở VN, đạo vật tổ vẫn còn tồn tại trong cộng đồng một số dân tộc vùng miền núi.
Một số dòng tộc ở Tây Nguyên thờ con dê với hình tượng đầu dê ở trước nhà rông, nhà sàn của mình; họ Quàng của người Thái miền núi phía Bắc không ăn thịt hổ, vì họ cho hổ chính là vật tổ của mình...
Như vậy việc xây mộ thờ chó và đưa ảnh thờ trên bàn thờ của họ Đinh Công ở Thanh Sơn chính là một biểu hiện của đạo vật tổ. Tuy nhiên, việc dòng họ Đinh Công dựa vào truyền thuyết để thêu dệt thêm những chuyện thần bí cho ngôi mộ đó là không đúng. Và cũng không có chuyện Nhà nước đã công nhận đây là một di tích lịch sử văn hóa như ông Dự nói.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước khi xây ngôi mộ này, dòng họ Đinh Công đã xin phép UBND xã Tân Minh, nhưng không được đồng ý. Ông Đặng Đình Thuận, Trưởng phòng Di tích danh thắng của Sở VH-TT-DL Phú Thọ cũng khẳng định chưa có bất cứ một văn bản nào của các cơ quan chức năng nói về ngôi cẩu mộ của dòng họ Đinh Công ở Thanh Sơn.
Hằng Hoa - Hải Dương
(*) Giặc Cờ đen do Lưu Vĩnh Phúc cầm đầu