Con chó luôn gần gũi với các thành viên trong gia đình, nhất là các em nhỏ, vì thế bệnh tật của chó rất được mọi người đặc biệt quan tâm. Cũng như những loài vật khác, trên chó cũng bị nhiều bệnh. Trong quá trình chăm sóc điều trị bệnh chó, mèo chúng ta ghi nhận một số bệnh rất thường xảy ra trên chó mèo với một tỉ lệ khá cao.
Để giúp cho người chăn nuôi có một số cơ sở về bệnh lý nhằm theo dõi tình trạng sức khỏe con thú cưng của mình thông qua các triệu chứng lâm sàng để phát hiện bệnh sớm. Chúng tôi xin giới thiệu một số bệnh thường gặp ở chó và cách điều trị có hiệu quả cao với những thuốc hiện có trên thị trường.
1/ Phân biệt chó khỏe và chó bệnh:
- Để phân biệt chó khỏe và chó bệnh, chúng ta phải quan sát và ghi nhận một số biểu hiện bất thường liên quan đến mũi, mắt, miệng, bộ lông, tình trạng đùa giỡn, ăn uống, tình trạng phân, nước tiểu, thân nhiệt…
- Với những chó khỏe mạnh, mũi không khô, không có mũi đặc dính quanh khóe mũi, không sổ mũi, không ho, không hắt hơi. Gương mũi hơi ẩm ướt, không bị sừng hoá. Ngược lại là biểu hiện của một tình trạng sức khỏe không bình thường.
- Chó khỏe mạnh có mắt sáng long lanh, không chảy nước mắt, không đỏ mắt, không bị rụng lông chung quanh mắt, mắt không bị kéo màng. Đôi khi chó bị đau mắt là do lông mi đâm vào mắt.
- Niêm mạc miệng chó bình thường hồng hào, không lở loét, không bị đau răng, không chảy nhiều nước dãi. Hơi thở của chó bình thường, không hôi.
- Tình trạng của bộ lông cũng nói lên tình trạng sức khỏe của chó. Chó khỏe mạnh có bộ lông bóng mượt, lông không khô cứng, không xù lông, không bị rụng lông từng vùng quanh cơ thể. Chó hay đùa giỡn và rất hiếu động. Chó ăn uống bình thường, không táo bón, không tiêu chảy, không có máu trong phân. Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt, không bị bí tiểu, không đi tiểu gắt, trong nước tiểu không có máu. Nếu có những biểu hiện bất thường vừa nêu thì nên kiểm tra nhiệt độ trực tràng.
2/ Nôn mửa:
- Ở chó và mèo thường xảy ra tình trạng nôn mửa, phần lớn liên quan đến đường tiêu hóa (bệnh Carré, bệnh do Parvovirus, bệnh do Leptospira), bị ngộ độc, do nội ký sinh trùng hoặc do tắc nghẽn ruột. Người nuôi cần phân biệt nôn mửa và khạc nhổ do mắc xương. Trong nôn mửa chó bồn chồn và có sự co thắt mạnh ở vùng bụng, còn mắc xương thì chó hay dùng chân cào cấu vào vùng cổ và khạc nhổ.
- Sự nôn mửa đôi khi là biểu hiện của một bệnh lý cấp tính, nếu chó nôn mửa liên tục, cho uống nước cũng nôn mửa kết hợp với vùng bụng căng cứng, sờ vào có cảm giác đau đớn là phải nghi ngờ đến trường hợp tắc ruột. Tắc ruột có thể do xoắn ruột (xảy ra khi thú vận động quá sức), lồng ruột (là một đoạn ruột này chui vào một đoạn ruột khác), do sán lãi hoặc do búi lông. Trong trường hợp này phải đưa chó đến các phòng điều trị để được chẩn đoán kịp thời và có biện pháp điều trị thích hợp nhất là phẩu thuật sớm để tránh bị hoại tử ruột.
- Nôn mửa luôn làm cho chó mất nước trong cơ thể, vì thế phải cấp nước cho thú, tốt nhất là truyền dịch Lactate Ringer’s với liều 50ml/kg thể trọng/24giờ.
3/ Các vị trí tiêm thuốc ở chó:
- Để đưa thuốc vào cơ thể chó bằng đường tiêm, người ta dùng ống tiêm và kim vô trùng để tiêm. Dùng ống tiêm có phân chia dung lượng, có thể dùng ống tiêm nhựa hoặc ống tiêm bằng thuỷ tinh. Truờng hợp cần tiêm một lượng lớn thuốc thì phải dùng bộ dây truyền dịch. Độ lớn của kim tiêm phải phù hợp với cỡ chó và tùy vào đường tiêm (tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp). Mũi kim phải bén, không rỉ. Trước khi dùng phải thử kim để đảm bảo kim không bị nghẹt. Nếu tiêm một lượng thuốc nhiều vào cơ thể, nếu chai thuốc được để trong tủ lạnh thì trước khi sử dụng nên nâng nhiệt độ của thuốc lên ngang bằng với nhiệt độ của cơ thể chó.
- Trước mỗi lần tiêm thuốc, da ở chổ tiêm phải được sát trùng. Trường hợp tiêm vào bắp thịt, nếu số lượng thuốc cần tiêm nhiều thì phải phân ra tiêm nhiều chổ, mỗi chổ không nên vượt quá 2,5ml hoặc 5ml tùy loại thuốc. Điều lưu ý này đôi khi sẽ được ghi chú cụ thể trên toa thuốc.
* Tiêm dưới da (Subcutaneous, viết tắt là SC)
Ở trên chó rất thường dùng đường tiêm này. Dùng tay kéo da lên rồi đâm kim thẳng góc vào mô dưới da, lưu ý đừng để mũi kim đâm vào trong da ở mép đối diện. Mũi kim vẩn còn tự do chuyển động, nếu mũi kim không chuyển động được là kim đã vào sâu tới màng bao cơ, phải rút kim lùi lại một ít để kim nằm đúng vào khoảng mô dưới da.
Vị trí tiêm: dưới da vùng da hai bên thân chó, vùng da cổ.
* Tiêm bắp (Intramuscular, viết tắt là IM)
Để đưa kim vào sâu bắp thịt, kim phải được đâm thẳng góc với da cho sâu tới lớp cơ. Những vùng cơ thường được áp dụng là vùng cơ thăng hông, cơ vai. Mặc dù ở đùi sau cũng có những lớp cơ khá dày, nhưng không nên tiêm ở đùi sau vì có dây thần kinh tọa nằm ngay dưới cơ nhị đầu đùi. Nếu lỡ bị abcesses hoặc bị viêm khi tiêm rất dễ bị liệt chân sau.
* Tiêm vào xoang bụng (Intraperitoneal, viết tắt là IP)
Tiêm vào xoang bụng thường thường được áp dụng trong trường hợp cần cung cấp một số lượng lớn thuốc, thời gian hấp thu thuốc tương đối nhanh hoặc sử dụng trong trường hợp để thoát dịch trong xoang bụng khi bị trướng nước.
Vị trí tiêm: đâm kim thẳng góc xuyên qua da bụng ở giữa hàng vú chót và áp chót ở hai bên đường giữa bụng (đường trắng). Kim phải vô trùng để tránh gây viêm phúc mạc. Dùng kim số 7 phù hợp với chó.
* Tiêm vào tĩnh mạch (Intravenous, viết tắt là IV)
Tiêm thuốc vào tĩnh mạch được dùng trong trường hợp để tiêm những loại thuốc gây xót mô, ví dụ Calcium gluconate hoặc để truyền máu hay truyền dịch. Cũng có thể cấp những thuốc khác vào đường tĩnh mạch khi muốn thuốc tác dụng nhanh, nhưng phải bơm thuốc thật chậm và loại bỏ hết bọt khí trong ống tiêm ra để đừng gây xốc (shock) cho thú.
Vị trí tiêm: tiêm ở tĩnh mạch tay (cephalic vein) hoặc tĩnh mạch ở mặt ngoài của chân sau chạy ngang qua khớp mắt cá (saphenous vein). Nếu truyền dịch thì nên truyền vào tĩnh mạch tay, vì tĩnh mạch này khá lớn và thẳng nên dễ dàng cố định kim truyền dịch vào trong tĩnh mạch. Đối với chó nhỏ nên sử dụng loại kim bướm sẽ gặp rất nhiều thuận lợi và cho kết quả tốt.
Để giúp cho người chăn nuôi có một số cơ sở về bệnh lý nhằm theo dõi tình trạng sức khỏe con thú cưng của mình thông qua các triệu chứng lâm sàng để phát hiện bệnh sớm. Chúng tôi xin giới thiệu một số bệnh thường gặp ở chó và cách điều trị có hiệu quả cao với những thuốc hiện có trên thị trường.
1/ Phân biệt chó khỏe và chó bệnh:
- Để phân biệt chó khỏe và chó bệnh, chúng ta phải quan sát và ghi nhận một số biểu hiện bất thường liên quan đến mũi, mắt, miệng, bộ lông, tình trạng đùa giỡn, ăn uống, tình trạng phân, nước tiểu, thân nhiệt…
- Với những chó khỏe mạnh, mũi không khô, không có mũi đặc dính quanh khóe mũi, không sổ mũi, không ho, không hắt hơi. Gương mũi hơi ẩm ướt, không bị sừng hoá. Ngược lại là biểu hiện của một tình trạng sức khỏe không bình thường.
- Chó khỏe mạnh có mắt sáng long lanh, không chảy nước mắt, không đỏ mắt, không bị rụng lông chung quanh mắt, mắt không bị kéo màng. Đôi khi chó bị đau mắt là do lông mi đâm vào mắt.
- Niêm mạc miệng chó bình thường hồng hào, không lở loét, không bị đau răng, không chảy nhiều nước dãi. Hơi thở của chó bình thường, không hôi.
- Tình trạng của bộ lông cũng nói lên tình trạng sức khỏe của chó. Chó khỏe mạnh có bộ lông bóng mượt, lông không khô cứng, không xù lông, không bị rụng lông từng vùng quanh cơ thể. Chó hay đùa giỡn và rất hiếu động. Chó ăn uống bình thường, không táo bón, không tiêu chảy, không có máu trong phân. Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt, không bị bí tiểu, không đi tiểu gắt, trong nước tiểu không có máu. Nếu có những biểu hiện bất thường vừa nêu thì nên kiểm tra nhiệt độ trực tràng.
2/ Nôn mửa:
- Ở chó và mèo thường xảy ra tình trạng nôn mửa, phần lớn liên quan đến đường tiêu hóa (bệnh Carré, bệnh do Parvovirus, bệnh do Leptospira), bị ngộ độc, do nội ký sinh trùng hoặc do tắc nghẽn ruột. Người nuôi cần phân biệt nôn mửa và khạc nhổ do mắc xương. Trong nôn mửa chó bồn chồn và có sự co thắt mạnh ở vùng bụng, còn mắc xương thì chó hay dùng chân cào cấu vào vùng cổ và khạc nhổ.
- Sự nôn mửa đôi khi là biểu hiện của một bệnh lý cấp tính, nếu chó nôn mửa liên tục, cho uống nước cũng nôn mửa kết hợp với vùng bụng căng cứng, sờ vào có cảm giác đau đớn là phải nghi ngờ đến trường hợp tắc ruột. Tắc ruột có thể do xoắn ruột (xảy ra khi thú vận động quá sức), lồng ruột (là một đoạn ruột này chui vào một đoạn ruột khác), do sán lãi hoặc do búi lông. Trong trường hợp này phải đưa chó đến các phòng điều trị để được chẩn đoán kịp thời và có biện pháp điều trị thích hợp nhất là phẩu thuật sớm để tránh bị hoại tử ruột.
- Nôn mửa luôn làm cho chó mất nước trong cơ thể, vì thế phải cấp nước cho thú, tốt nhất là truyền dịch Lactate Ringer’s với liều 50ml/kg thể trọng/24giờ.
3/ Các vị trí tiêm thuốc ở chó:
- Để đưa thuốc vào cơ thể chó bằng đường tiêm, người ta dùng ống tiêm và kim vô trùng để tiêm. Dùng ống tiêm có phân chia dung lượng, có thể dùng ống tiêm nhựa hoặc ống tiêm bằng thuỷ tinh. Truờng hợp cần tiêm một lượng lớn thuốc thì phải dùng bộ dây truyền dịch. Độ lớn của kim tiêm phải phù hợp với cỡ chó và tùy vào đường tiêm (tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp). Mũi kim phải bén, không rỉ. Trước khi dùng phải thử kim để đảm bảo kim không bị nghẹt. Nếu tiêm một lượng thuốc nhiều vào cơ thể, nếu chai thuốc được để trong tủ lạnh thì trước khi sử dụng nên nâng nhiệt độ của thuốc lên ngang bằng với nhiệt độ của cơ thể chó.
- Trước mỗi lần tiêm thuốc, da ở chổ tiêm phải được sát trùng. Trường hợp tiêm vào bắp thịt, nếu số lượng thuốc cần tiêm nhiều thì phải phân ra tiêm nhiều chổ, mỗi chổ không nên vượt quá 2,5ml hoặc 5ml tùy loại thuốc. Điều lưu ý này đôi khi sẽ được ghi chú cụ thể trên toa thuốc.
* Tiêm dưới da (Subcutaneous, viết tắt là SC)
Ở trên chó rất thường dùng đường tiêm này. Dùng tay kéo da lên rồi đâm kim thẳng góc vào mô dưới da, lưu ý đừng để mũi kim đâm vào trong da ở mép đối diện. Mũi kim vẩn còn tự do chuyển động, nếu mũi kim không chuyển động được là kim đã vào sâu tới màng bao cơ, phải rút kim lùi lại một ít để kim nằm đúng vào khoảng mô dưới da.
Vị trí tiêm: dưới da vùng da hai bên thân chó, vùng da cổ.
* Tiêm bắp (Intramuscular, viết tắt là IM)
Để đưa kim vào sâu bắp thịt, kim phải được đâm thẳng góc với da cho sâu tới lớp cơ. Những vùng cơ thường được áp dụng là vùng cơ thăng hông, cơ vai. Mặc dù ở đùi sau cũng có những lớp cơ khá dày, nhưng không nên tiêm ở đùi sau vì có dây thần kinh tọa nằm ngay dưới cơ nhị đầu đùi. Nếu lỡ bị abcesses hoặc bị viêm khi tiêm rất dễ bị liệt chân sau.
* Tiêm vào xoang bụng (Intraperitoneal, viết tắt là IP)
Tiêm vào xoang bụng thường thường được áp dụng trong trường hợp cần cung cấp một số lượng lớn thuốc, thời gian hấp thu thuốc tương đối nhanh hoặc sử dụng trong trường hợp để thoát dịch trong xoang bụng khi bị trướng nước.
Vị trí tiêm: đâm kim thẳng góc xuyên qua da bụng ở giữa hàng vú chót và áp chót ở hai bên đường giữa bụng (đường trắng). Kim phải vô trùng để tránh gây viêm phúc mạc. Dùng kim số 7 phù hợp với chó.
* Tiêm vào tĩnh mạch (Intravenous, viết tắt là IV)
Tiêm thuốc vào tĩnh mạch được dùng trong trường hợp để tiêm những loại thuốc gây xót mô, ví dụ Calcium gluconate hoặc để truyền máu hay truyền dịch. Cũng có thể cấp những thuốc khác vào đường tĩnh mạch khi muốn thuốc tác dụng nhanh, nhưng phải bơm thuốc thật chậm và loại bỏ hết bọt khí trong ống tiêm ra để đừng gây xốc (shock) cho thú.
Vị trí tiêm: tiêm ở tĩnh mạch tay (cephalic vein) hoặc tĩnh mạch ở mặt ngoài của chân sau chạy ngang qua khớp mắt cá (saphenous vein). Nếu truyền dịch thì nên truyền vào tĩnh mạch tay, vì tĩnh mạch này khá lớn và thẳng nên dễ dàng cố định kim truyền dịch vào trong tĩnh mạch. Đối với chó nhỏ nên sử dụng loại kim bướm sẽ gặp rất nhiều thuận lợi và cho kết quả tốt.
Bài viết được sưu tầm bởi TS.Lê Văn Thọ