• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Thông tin căn bản về Bồ Câu Đưa Thư.

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Chuyến đi Huế,

- Hi Ban Vo, chuyến đi Huế tạm thời chưa thực hiện được vì chưa có thời gian đi! Chắc chắn sẽ có chuyến đi Huế thôi vì mục đích nuôi của mình là thử xem khả năng đi xa của chúng mà :)! Con nào hay, bay giỏi thì mình mới nuôi tiếp vì chi phí cũng như công sức bỏ ra cho chúng thật sự không nhỏ chưa kể còn bị người nhà phàn nàn :D! Khi nào có kết quả mình sẽ cho bạn biết yên tâm!

- Mắt bồ câu thì chắc chắn là quan trọng rồi nên luôn được chụp kèm bồ câu hay!

- Còn chụp với tư thế đang bay, mình nghĩ là chụp cho đẹp thôi, chẳng có ý nghĩa gì hết!

- Hi bạn K790i, nuôi kiểu như bạn đọc có ngày bị công an bắt quá vì phải đi mua thuốc phiện! Thật ra cách của bạn cũng nhiều người áp dụng nhưng không phải thuốc phiện và cũng không nghiền nát đậu xanh mà là pha 1 ít xác trà hay cafe hay 1 ít thuốc lá vào trong nước cho bồ câu mình uống hằng ngày để tạo nên mùi nước riêng biệt gây nghiện cho bồ câu luôn nhớ mà tìm đường về đó cũng là điều: Cái gì thúc giục chúng về nhà mà anh Hoang_Hung HP đề cập.
- Còn chuyện dụ bồ câu khác về nhà thì bạn quên đi với bồ câu đua trừ phi con bồ câu của người ta mới biết bay hay bị bỏ đói!

- Nếu bạn K790i có tài liệu về bồ câu tiếng Trung quốc trên mạng thì cho mình đường link nha!
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Một số hình ảnh thả bồ câu đua Nam Phi

Mời mọi người xem một số hình ảnh chuyên chở và thả bồ câu đua ở Mũi đất phía tây quốc gia Nam Phi. http://www.westerncapepigeonracing.co.za/2008season_full_swing.htm
Họ vận chuyển bồ câu trông thật là chuyên nghiệp: lồng chứa, xe vận chuyển...:-bd Hàng ngàn chú bồ câu tung bay ngộp bầu trời trông thật ngoạm mục! Nếu được xem trực tiếp chắc là thích thú lắm nhỉ :)!
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Dành cho những người mới "Vô nghề"

Xin giới thiệu với các bạn trang web: speedpigeon.com khá hữu ít cho những người mới nuôi chim bồ câu:

1. Quá trình phát triển của bồ câu con:
Bồ câu thường đẻ 2 trứng, sau đó cả 2 chim bố mẹ thay phiên nhau ấp trứng với nhiệt độ khoảng 38 độ C. Sau 18 ngày thì trứng bắt đầu nở thành bồ câu con, chúng sẽ được chim bố mẹ thay nhau mớm thức ăn ( lúc còn bé , bố mẹ chúng sẽ nuôi chúng bằng “sữa dưỡng chất” tiết ra từ bầu diều qua đường miệng kề miệng. Khi chúng lớn hơn thì bố mẹ chúng mớm thức ăn cho chúng ngay sau khi bố mẹ chúng ăn xong thức ăn) và chúng rất chóng lớn.

Xem hình minh họa qua link: http://www.speedpigeon.com/baby_racing_pigeon.htm

2. Cách đeo khoen nhận dạng:

Xem hình minh họa cách đeo khoen qua link: http://www.speedpigeon.com/banding_racing_pigeon.htm

Khoen nhận dạng thường có rất nhiều màu sắc, trên đấy có ghi số nhận dạng, năm sinh, tên câu lạc bộ, mã nước… Ở Sài gòn, bạn chỉ thấy bán khoen có số nhận dạng và năm sinh thôi, nghe nói nhập từ Trung quốc. Bên trong khoen bằng nhôm bên ngoài khoen bọc nhựa. Bạn có thể tìm mua ở tiệm chị Sáu –bán thức ăn gia súc trên đường Nguyễn Thị Nhỏ Quận 6 gần Bến xe Chợ Lớn với giá khoảng 12.000VND/cặp.
Đeo khoen cho chim con từ 7 đến 10 ngày tuổi là tốt nhất vì nếu đeo sớm quá thì dễ rơi ra còn trễ quá thì không đeo được. Nhớ lưu ý đừng mua về nhiều quá nhất là cuối năm vì trên khoen có in năm, coi chừng đeo khoen sớm 1 tuổi cho chim :)! Khoen này sau khi đeo sẽ gắn liền với chú chim suốt đời và người ta sẽ nhận dạng chúng qua thông số ghi trên đó. Ở nước ngoài người ta còn gắn thêm loại khoen nhận dạng bằng chip điện tử rất thuận tiện cho việc kiểm soát chim một cách tự động.

Khoen nhận dạng:


Khoen điện tử:


 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Huấn luyện chim bồ câu -bài 1

Giới thiệu với các bạn một bài tham khảo về cách huấn luyện thả bồ câu đua:

Huấn Luyện chim bồ câu đua (chim một mùa lông)

1. Bắt đầu trước ngày đua 01 tháng và từ khoảng cách 3km

2. Chuẩn bị: cho chim ăn uống đầy đủ vào chiều hôm trước

3. Số lượng: tập thể tùy theo số lượng bồ câu của mình, chọn các chú chim cùng lứa

4. Thời gian thả: 07h sáng

5. Cách thực hiện:

- Ngày thứ 01 mang chim đi thả cách 03km
- Ngày thứ 02 mang chim đi thả cách 03km

- Ngày thứ 03 mang chim đi thả cách 06km
- Ngày thứ 04 mang chim đi thả cách 06km

- Ngày thứ 05 mang chim đi thả cách 12km
- Ngày thứ 06 mang chim đi thả cách 12km

- Ngày thứ 07 mang chim đi thả cách 18km
- Ngày thứ 08 mang chim đi thả cách 18km

- Ngày thứ 09 mang chim đi thả cách 30km
- Ngày thứ 10 mang chim đi thả cách 30km
- Ngày thứ 11 mang chim đi thả cách 30km
- Ngày thứ 12 mang chim đi thả cách 30km
- Ngày thứ 13 mang chim đi thả cách 30km
- Ngày thứ 14 mang chim đi thả cách 30km
- Ngày thứ 15 mang chim đi thả cách 30km
- Ngày thứ 16 mang chim đi thả cách 30km

- Ngày thứ 17 mang chim đi thả cách 60km
- Ngày thứ 18 cho chim nghỉ dưỡng
- Ngày thứ 19 mang chim đi thả cách 60km
- Ngày thứ 20 cho chim nghỉ dưỡng
- Ngày thứ 21 mang chim đi thả cách 60km (Thả nhóm 3 con 1 lần)
- Ngày thứ 22 cho chim nghỉ dưỡng
- Ngày thứ 23 mang chim đi thả cách 60km
- Ngày thứ 24 cho chim nghỉ dưỡng
- Ngày thứ 25 mang chim đi thả cách 60km
- Ngày thứ 26 cho chim nghỉ dưỡng
- Ngày thứ 27 mang chim đi thả cách 30km
- Ngày thứ 28 cho chim nghỉ dưỡng
- Ngày thứ 29 mang chim đi thi với khoảng cách 60km.
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Huấn luyện chim bồ câu -bài 2 (từ 30km)

Huấn Luyện chim bồ câu đua (chim một mùa lông)

1. Bắt đầu trước ngày đua khoảng 01 tháng và từ khoảng cách 30km

2. Chuẩn bị: cho chim ăn uống đầy đủ vào chiều hôm trước

3. Thời gian: 7h sáng

4. Số lượng: tập thể cùng lứa

5. Cách thực hiện:

- Ngày thứ 01 mang chim đi thả cách 30km
- Ngày thứ 02 cho chim nghỉ dưỡng
- Ngày thứ 03 mang chim đi thả cách 30km
- Ngày thứ 04 cho chim nghỉ dưỡng
- Ngày thứ 05 mang chim đi thả cách 30km
- Ngày thứ 06 mang chim đi thả cách 30km
- Ngày thứ 07 mang chim đi thả cách 30km
- Ngày thứ 08 mang chim đi thả cách 30km
- Ngày thứ 09 mang chim đi thả cách 30km
- Ngày thứ 10 mang chim đi thả cách 30km
- Ngày thứ 11 mang chim đi thả cách 30km
- Ngày thứ 12 mang chim đi thả cách 30km
- Ngày thứ 13 mang chim đi thả cách 30km
- Ngày thứ 14 mang chim đi thả cách 30km
- Ngày thứ 15 mang chim đi thả cách 30km

- Ngày thứ 16 mang chim đi thả cách 60km
- Ngày thứ 17 cho chim nghỉ dưỡng
- Ngày thứ 18 mang chim đi thả cách 60km
- Ngày thứ 19 cho chim nghỉ dưỡng
- Ngày thứ 20 mang chim đi thả cách 60km (Thả nhóm 3 con 1 lần)
- Ngày thứ 21 cho chim nghỉ dưỡng

- Ngày thứ 22 mang chim đi thả cách 90km
- Ngày thứ 23 cho chim nghỉ dưỡng

- Ngày thứ 24 mang chim đi thả cách 60km
- Ngày thứ 25 cho chim nghỉ dưỡng
- Ngày thứ 26 mang chim đi thả cách 30km
- Ngày thứ 27 cho chim nghỉ dưỡng
- Ngày thứ 28 mang chim đi thi với khoảng cách 60km.
 

HOANG HUNG_HP

Chuyên gia
Lịch sử CHIM BỒ CÂU ĐUA ở HẢI PHÒNG

LỊCH SỬ NUÔI CHIM & PHÁT TRIỂN CHIM BỒ CÂU ĐUA Ở _HP
[ Một thời để nhớ ]


Những nhười yêu thích chim bồ câu đưa thư ở HẢI PHÒNG có thời gian nuôi chim BẮC HỔI [chim dưa thư ] đã nâu . Vào thời nửa cuối cuối thập niên 60 của thế kỷ trước . Ngày mà chiến tranh ĐÉ QUỐC MỸ bắn phá MIỀN BẮC lần thứ nhất lên mọi người dân phải đi sơ tán . Trong đó những người dân HOA KIỀU nhân cơ hội này họ về quê hương bản quán của họ để sơ tán & thăm lại họ hàng . Sau khi hoà bình lập lại [ lần thứ nhất ] họ trở lại HP_ VN họ mang theo dòng chim BÁC HỔI về để nuôi ,danh từ BẮ HỔI là người VIỆT ở HP nói bồi ,sau này phiên âm nói lái dần trở thành BẮC HẢI nó chính là chim đưa thư ngày nay .
Khi người HOA mang chim về nuôi , bản thân những người HOA nuôi chim BẮC HỔI ở HP họ chơi thân với nhau nhưng họ cưong quyết ko giao lưu với nhau về chăn nuôi chim & giao lưu với nhau về con giống vì người nào cũng cho rằng chim của mình là hơn cả ,chính vì lẽ đó dòng chim BẮC HỔI chỉ gói gọn vẻn vẹn có 6 người HOA họ nuôi ..
Thời kỳ đó những người HOA nuôi chim này chỉ lầm lũi nén nút đi thả chim một mình & tôi cũng may mắn ở chung với khu người HOA , mỗi lần sang nhà họ chơi khi nhìn đàn chim tôi & nhiều người VIỆT NAM yêu thích chim BẮC HỔI thầm mơ ước sau này mình có 1 đôi như của họ để nuôi .Tôi có may mắn hơn những người VIỆT khác nữa là hàng tuần được họ dủ đi thả chim cùng , lúc bấy giờ cũng chỉ thả vẻn vẹn 20 km trở lại nghiã là đạp xe đạp đi đến ĐỒ SƠN ,DỤ NGHĨA ,VĨNG BẢO để thả vào buổi sáng , có con khôn thì chiều tối về ,ko thì chiều tối ngày hôm sau mới về , thôi như thế cũng là điều mà những người VIỆT yêu chim BẮC HỔI mơ ước lắm rồi .
Ngày đó có nhiều người VIỆT rất mê chim BẮC HỔI , [dĩ nhiên họ là người lớn & lại là công nhân ] lên họ có tiền gạ mua đắt mấy cũng mua nhưng người HOA họ ko bán nếu có bán trứng thì trứng cũng ko nở nếu họ bán con khi mang vê nuôi thì 3…đến 5 ngày chim non cũng chết . Những ngưòi VIỆT tìm mọi cách để sở hữu bằng được 1 đôi họ bèn nghĩ ra cách ĐÁNH DẬM tráo trứng về để cho chim ta ấp ,trứng chim ta đưa vào phải hơ nhẹ qua lửa để ko bao giờ nở ,mặc dù người HOA rất cảnh giác với người VIỆT nhưng họ chỉ nghĩ ĐÁNH DẬM mất trứng hoặc mất chim chứ họ ko nghĩ tráo trứng ,những người HOA còn lại cũng ko thoát khỏi cảnh ĐÁNH DẬM trứng . Cuối cùng người VIỆT thích nuôi chim ở HP cũng đã có chim BẮC HỔI để nuôi , còn tôi lại phải mua lại của người VIỆT mình những đôi trứng chim BẮC HỔI với giá là 20 đồng / 1 đôi [ lương công nhân bậc 3 / 6 là 41 dồng 5 hào ] còn tôi hoàn cảnh gia đình công nhân con nhà nghèo đông con , phải lao động phụ giúp gia đình là nhận quét vôi gốc cây & đá tà – ly vỉa hè vào dịp những ngày lễ lớn để dành dụm có tiền mua trứng chim & ÔNG TRỜI ko phụ lòng yêu mến chim bồ câu của tôi .
Cũng chính từ đó người nuôi chim ở HP cũng đã có chim BĂC HỔI để nuôi & phát triển rộng ra .
Nửa cuối năm 78 đến đầu năm 80 của thế kỷ trước khi người HOA về nước họ cũng ko bán lại cho ai mà họ thịt hết & lịch sử nuôi chim ở HP bước sang trang mới .
Những con chim đua của ĐÀI LOAN ,NHẬT BẢN cánh in chữ tàu [đó là dấu triện của ban tổ chức ] họ thả thi trên đường về chúng mỏi cánh ,một phần vì đói khát lên đã xà vào ăn uống nghỉ ngơi & dính bẫy của những người nuôi chim HP . Để nuôi được chúng phải cùm cũi hoặc gọt cánh sau 3 đến 5 năm sau khi đã lấy được hậu duệ chúng tạm đủ thì bỏ cánh cho chúng mọc trở lại chỉ có một số rất ít ở lại còn phần lớn chúng lại trở về quê hương chúng , có những người muốn sở hữu mãi mãi phải cùm cũi , gọt cánh hết đời chúng
Có một số người may mắn thì bắt được chim của CHÂU ÂU họ thi thả ở phía nam bán đảo ẤN ĐỘ thuộc vùng biển ẤN ĐỘ DƯƠNG , 2 cánh của chúng in hình tháp EP PEN ,1 chân chúng đeo vòng có mã năm ,quốc gia ,CLB ,số hiệu , 1chân đeo chip điện tử ……
Chân có vòng in mã quốc gia nếu tra số hiệu ghi trên vòng thì cũng ko loại trừ bắt được chim của HOÀNG GIA ANH vòng có chữ GB Joyal , KING DOM_LON DON số hiệu ,năm sản xuất , còn có cả AUSTRALIA , ITALY , GERMANỈ ,SPAIN ….
Như vậy là những người nuôi chim ở HP đã sở hữu được hậu duệ của những con chim có dòng giống đua trên thế giới .
 

HOANG HUNG_HP

Chuyên gia
Tân tù binh & cựu tù binh

Đây là hình của cựu tù trung thân khối EU



Của hồi môn của ông bà để lại
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Hàng hiệu trời cho

Anh Hoang Hung_HP ở Hải Phòng sướng thiệt, lúc nào cũng có bồ câu ngoại để lấy giống nha! Trong Saigon thì bó tay, tìm đỏ con mắt, nếu có cũng khá đắt tiền không mua nổi. Còn liên hệ mua ở nước ngoài thì càng xa vời :D!


Con bồ câu này mang khoen Tây ban Nha 2005 hay 2006.


Con này thì mang khoen Cao hùng -Đài loan 2008 hay khoen của Hàn Quốc 2008?


Còn con bồ câu già này mang khoen màu đỏ nhưng không nhìn rõ được số hiệu gì?
 

Mario Vo

Member
Tù binh

- Vậy hiện nay anh có khoảng bao nhiêu "tù binh vậy" ? Của bao nhiêu quốc gia ?
- Anh đang sở hưu những "tù binh" mà những người yêu thích bồ câu đua đều "thèm" muốn .
- Anh có thể gủi thêm nhiều hình ảnh về những "tù binh" để anh em thưởng thức nha !
- Cảm ơn anh trước nha .:-bd
 

HOANG HUNG_HP

Chuyên gia
Đường truyền intenet ở chỗ tôi kém lắm

Mong Quý vị & Quý bạn thông cảm cho tôi nhé ;
-----Vì đường truyền intenet ở chỗ tôi quá yếu , tôi vào diễn đàn VP của mình khó quá ít khi vào nổi , gửi bài ko , cũng hay bị mất tiêu rồi ,đến khi gửi ảnh [ kích vào mục gửi ảnh ] toàn hiện lên chữ ....Serrver not found ...
Hoạ lắm mới lấy được ảnh đến khi chấp nhận gửi lên nhấn .....GỬI TRẢ LỜI .....Thì đứt luôn cả đường truyền VP , lại trở về MO ,hoặc là khi vào mạng VP xem các bài viết ít khi thấy hình ảnh của anh em gửi lên hầu như chỉ thấy khung ảnh có dấu chéo đỏ . Trong khi đó kể cả bài viết & ảnh của mình vừa gửi lên cũng chỉ đọc được chữ , chứ Ô VUÔNG CÓ GẠCH CHÉO ĐỎ của ảnh cũng ko có luôn ,chính vì lẽ đó tôi rất mong các Quý vị & Quý bạn thật thông cảm . Nếu có điều kiện mạng ko bị nghẽn tôi sẽ gửi ảnh tới DĐ đê mong các Quý vị & Quý bạn tham khảo
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Anh Hoang Hung_HP ở Hải Phòng sướng thiệt, lúc nào cũng có bồ câu ngoại để lấy giống nha! Trong Saigon thì bó tay, tìm đỏ con mắt, nếu có cũng khá đắt tiền không mua nổi. Còn liên hệ mua ở nước ngoài thì càng xa vời :D!


Con bồ câu này mang khoen Tây ban Nha 2005 hay 2006.


Con này thì mang khoen Cao hùng -Đài loan 2008 hay khoen của Hàn Quốc 2008?


Còn con bồ câu già này mang khoen màu đỏ nhưng không nhìn rõ được số hiệu gì?
Làm ơn kể cho anh em nghe về các "tù binh", làm sao có được? Các khoang kim loại đánh dấu liệu có thể tìm chủ được không? Ngheđâu có một số tổ chức nghiên cứu chim di cư cũng có đánh dấu như vậy.
Mong tin. BSGV
 

HOANG HUNG_HP

Chuyên gia
Chân dung những nhà cựu vô địch đua đường dài

--- Đây là hinh ảnh của con CHÂN ĐỒNG nhà cựu vô địch đua đường dài nhiều năm liên tục từ năm 2000 đến 2005


Đây là hình ảnh của con 11 nhà cựu vô địch đường dài nhiều năm liên tục từ năm 2002 đến 2006


Đây là hình ảnh con RAND đương kim vô địch đường dài từ năm 2005 đến 2007 …
 

HOANG HUNG_HP

Chuyên gia
Chuyện về những tù binh

Những người dân nuôi chim ở HẢI PHÒNG rất ít người biết được dòng chim đưa thư Quý biết chừng nào chỉ trừ những người đã & đang say mê chim BÁC HẢI mới biết được giá trị đích thực của nó .
-- Hàng năm Những tổ chức , Hiệp Hội , Liên Đoàn ,đua bồ câu của các Quốc Gia , Châu Lục mang bồ câu đi thi thả [ ở đây tôi muốn nói những nước Châu Á , khối ASEAN , Châu ÚC , Khối EU ] họ thả ngoài biển mà người dân HP được thừa hưởng của Quý mà ÔNG TRỜI ban cho những người nuôi chim BẮC HẢI được hưởng thụ trong đó có tôi . Tại sao dân HP được thừa hưởng giống chim quý mà mọi nơi khác lại ko ? theo cá nhân tôi nghĩ có 2 lý do chính :
-- 1 / HẢI PHÒNG là thành phố ven biển ,khối các nước Châu Á như ĐÀI LOAN ,HÀN QUỐC ,NHẬT BẢN họ thi thả ở phía đông nam bán đảo ĐÔNG DƯƠNG trên dọc đường bay về ,thông thường cứ vào cuối tháng 9 & cả tháng 10 hàng năm những người sành chim BẮC HẢI ở HP hay nhìn thấy từng tốp , từng tốp nhóm 3 nhóm 5 con bay từ phía nam lên phía bắc , đó là những con chim đi thi thả chúng đang bay về nhà chúng vỗ cánh nhịp nhàng & đường bay thẳng tắp , đối với những con chim có thể lực trung bình thì đến HP là kiệt sức , liền xà xuống nghỉ nghơi ăn uống lấy lại sức để tiếp tục lên đường về nhà thì bị dính bẫy .
-- 2 / HẢI PHÒNG là thành phố Cảng các tàu viễn dương ra vào nhiều . Tàu viễn dương là phao cứu sinh cho các tay đua đuối sức , khi bắt được chúng chân & cánh chúng có rất nhiều dầu mỡ ở cần cẩu & tời neo trên tàu bám vào , thông thường là của khối Châu Âu & Châu ÚC lý do này có nhiều khả quan hơn .-- Cách bẫy :
----Làm 2 cũi thông nhau bằng cửa ra vào cho chim .
---- Cũi nhỏ chừng 10 m2 có mái & chuồng cố định để rễ quản lý chim khi ốm đau bệnh tật & rễ dàng bắt chim khi mang đi thả .
---- Cũi to chừng 20 m2 có mái lưới thoáng di động , mục đích là để nuôi chim gọt cánh [ chim tù ]ra tắm nắng [ cũi hoàn toàn trên mái nhà ] .
---- Khi có chim lạ đến ăn hoặc uống nước chim nhà GỤ ran lên ta ở dưới nhà chỉ việc từ từ kéo mái lưới di động đóng lại & thế là chim lạ trở thành tù binh .



++++ NHỮNG CON CHIM ĐEO CHÍP ĐIỆN TỬ :

-- Những con chim đeo vòng đơn thuần ra [ vòng có mã Quốc gia , tên hiệp hội hoặc CLB ,số thứ tự năm sản xuất ] chân còn lại có đeo chíp điện tử , bọc phía ngoài chíp có băng giấy chống thấm nước có in chữ tên Quốc gia , tên Hiệp Hội , tên CLB & số điện thoại của ban tổ chức hoặc nếu ko có chíp thì có vòng nhựa, bọc ngoài vòng nhựa có vòng cao su in số mã hiệu của ban tổ chức .
-- 2 bên âu cánh trong của chúng đều có dấu TRIỆN nhiều màu của ban tổ chức hoặc in hinh tháp EPEN hoặc hình chiếc ĐỒNG HỒ của ANH . Theo sự nhận biết của cá nhân tôi chim có những hình dạng như vậy là chim ĐI THI THẢ ĐƯỜNG DÀI chứ ko thuộc loại NGHIÊN CỨU KHOA HỌC.
---- Theo tôi được biết ở nước ngoài những con chim đeo vòng là những con chim Quý nó thuộc tổ chức hoặc hiệp hội nào đó CẤM MỌI NGƯỜI SÁT HẠI .
--- Những tay đua tù binh ở nhà tôi theo tôi nghĩ khi trả lại tự do cho chúng khả năng chúng về được quê hương chúng để đoàn tụ gia đình thì chỉ được phần rất nhỏ so với số được tự do

+++++ LÝ DO :
---- Thời gian cùm cũi quá lâu thể lực kém ko được rèn luyện , dọc đường gặp TOMAHOK ko đủ sức mà tránh , cũng chính vì thế một số con phải chấp nhận cùm cũi suốt đời nó chính là thương nó.
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Đua bồ câu ở Hải Phòng,

Hi Anh Hoang_Hung HP,
Anh có thể cho anh em trong diễn đàn biết:
- Ở Hải phòng có câu lạc bộ bồ câu đua? Có khoảng bao nhiêu nhà chơi bồ câu đua? Có nơi nào mua bán bồ câu đua không anh?

- Đua đường dài ở Hải phòng với khoảng cách tối đa là bao nhiêu? Mang đến tỉnh nào thả vậy anh? Có bao giờ mang vào đến Saigon chưa anh?

- Thông thường đua với số lượng là bao nhiêu con?

- Đua vào thời gian nào trong năm?

Cám ơn anh.
 

HOANG HUNG_HP

Chuyên gia
Nội Quy Thả Chim .

+ + + + + NỘI QUY ĐUA CHIM BỒ CÂU + + + + +

LỜI NÓI ĐẦU :


Hội những người nuôi chim bồ câu thả thành lập ra mang tính tự phát , không dưới quyền điều khiển của bất cứ tổ chức hay cá nhân nào .
Quỹ của hội chủ yếu là từ các thành viên trong hội tự đóng góp , ngoài ra còn có thành phố , một số tổ chức , cá nhân , tài trợ , nguồn kinh phí đó phải được xung vào quỹ của hội , nhằm phát triển hội ngày càng vững mạnh , mang tính thể thao đặc thù riêng của THÀNH PHỐ CẢNG , Chỉ có những người tham gia trong hội mới có quyền sở hữu quỹ của hội .


Điều 1 :
Tất cả mọi người có chim BẮC HỔI ở HẢI PHÒNG đều có quyền tham dự thi thả chim ở trong hội [ kể cả những người ở không ở trong hội ] khi tham gia thả chim phải tuân thủ các điều lệ quy định của hội :
Điều 2 :
Mọi kinh phí đóng góp chung như tàu xe , ăn đường ,xăng dầu đều đóng góp như nhau . Kinh phí giải đua nếu tham gia thì đóng không tham gia giải thì ko bắt buộc đóng .
Điều 3 :
Mỗi người đều có quyền mang số chim đi thả tuỳ ý .
Điều 4 :
Người nào ko có điều kiện mang chim đi thả . được phép uỷ quyền gửi người khác đáng tin cậy mang chim đi theo xuất của mình thả hộ ,[ phải thực hiện theo điều 2 ]
Điều 5 :
Người nào không có điều kiện mang chim đi thả . được phép uỷ quyền cho người người cũng có chim mang đi thả nhưng phải đóng 50 % kinh phí mà mọi người đóng góp [ không kể số chim mang nhiều hay ít ].
Điều 6 :
Chim của người nào người đó tự quản lý , tự dán tem . tự thả [ phải dưới sự dám sát của ban trọng tài , phải ký vào biên bản có ghi NGÀY , GIỜ , PHÚT , GIÂY rồi mới được thả ] . Kinh phí tem chủ chim phải tự túc , tem bắt buộc phải bằng T có 2 số sêry , 1 số buộc vào chân chim , số còn lại cho vào phong bì dán LIÊM PHONG phải có tất cả chữ ký của các thành viên có mặt ở đó ký vào mép phong bì dán liêm phong rồi đưa cho trọng tài quản lý , mỗi chủ chim chỉ có 1 phong bì niêm phong tổng số tem của mình
Điều 7 :
Trước khi thả , chủ chim phải bốc thăm thả theo số thứ tự , người thả sau cách người thả trước là 20 phút [ tránh trường hợp chim dìu dắt ] , người thả trước có quyền cho phép người thả sau thả trước hạn 20 phút nếu người thả sau chấp thuận . Thời gian được tính từ lúc bắt đầu thả . Loại trừ : [ chim của những chủ chim không đi , mà gửi những người đi ]
Dồn tất cả những người gửi chim thả đầu tiên [ làm 1 đợt ] :
Chim của trọng tài bắt buộc phải thả sau cùng .
Số còn lại phải bốc thăm để thả trước hoặc thả sau ..
Điều 8 :
Tất cả những người có chim đi thả phải lấy mốc nhà trọng tài làm điểm khoảng cách trung bình , sau khi trừ số thời gian mang tem từ nhà chủ chim đến nhà trọng tài thì tem của người nào có thời gian nộp nắn nhất đồng nghĩa với tốc độ nhanh nhất [ m / s ] .
[ Bất cứ người nào cũng có quyền nộp tem , không nhất thiết phải chính chủ ]
Sau khi chủ chim nộp tem cho trọng tài ,trọng tài có trách nhiệm ghi NGÀY , GIỜ , PHÚT , GIÂY ,của người nộp tem . Điều đầu tiên chủ chim có trách nhiệm thông báo cho tất cả số thành viên có mặt khi thả biết là chim của mình đã nộp tem , những thành viên nhận được tin phải nhanh chóng có mặt đầy đủ , hoặc UỶ QUYỀN cho người khác đến để cùng trọng tài xác minh tem rồi cho vào phong bì liêm phong , ít nhất phải có 4 thành viên ký vào phong bì liêm phong . Người nộp tem phải ngồi ở nhà trọng tài với thời gian ít nhất bằng tổng số thời gian của những người thả sau + 15 phút , trước khi ra về người nộp tem phải ký vào biên bản của những thành viên làm chứng .
Điều 9 :
Sau khi trọng tài thấy đủ số tem nằm trong giải thưởng , liền thông báo khoá sổ & thông báo với toàn thể thành viên thời gian họp để trao gải thưởng .
Điều 10 ;
Trọng tài & các thành viên chỉ chấp nhận tem bằng số sêry mà đã buộc vào chân chim , ngoài ra không chấp nhận mọi hình thức nào khác .
Các thành viên tham gia thả chim phải nghiêm túc tuân thủ đúng nội quy của hội đề ra.



+++++ MỌI THÀNH VIÊN THAM DỰ THẢ CHIM CẦN BIẾT +++++





Hội đồng trọng tài & các thành viên họp bàn thả đường ngắn hay đường dài , hướng nào , nếu đường hướng không thống nhất thì đi đến bốc thăm .
ĐƯỜNG NGẮN :
--Từ 200 km đến 300 km .
ĐƯỜNG TRUNG :
--Từ 301 km đến 450 km .
ĐƯỜNG DÀI :
-- Từ 451 km trở lên . [ trong phiếu bốc thăm các thành viên được phép ghi các tỉnh thành trong cả nước hoặc ghi số km ] .
-- Từ họp bàn đến lúc thả là 20 ngày , để các chủ chim có sự chuẩn bị thời gian , chăm sóc cho chim được tốt hơn & sẽ đi đến thống nhất .
Quy định thả chim đợt này mỗi chủ chim được dán bao nhiêu tem : MỘT , HAI , BA , BÔN , hay TẤT CẢ , gải & cờ đi cùng nhau hay cờ & gải đi khác nhau.
Gồm có bao nhiêu cờ thưởng , cơ cấu của giải thưởng là bao nhiêu & khuyến khích thưởng cho những con chim về sau 3 ngày đối với con nhận được giải khuyến khích .Hoặc :
Trong số những người mang chim đi dự thả nếu có 30 % của tổng số người tham dự giải mà mang 1 con trở xuống & 70 % mang 2 con trở lên thì hội đồng trọng tài nghiên cứu & ra quyết định cho phép :
---- Dán tem 2 con hoặc tất cả số chim tham dự giải .
++ Ví dụ : Cờ & giải đi khác nhau
---- Mỗi chủ chim chỉ được phép nhận 01 cờ có giải cao nhất & được hưởng tất cả giải thưởng của các giải kế tiếp . ( trường hợp không có giải NĂM ) .
-- Ông NGUYỄN VĂN A có chim về NHẤT , NHÌ , BA , TƯ , ông NGUYỄN VĂN A chỉ được hưởng duy nhất 01 chiếc cờ giải nhất & được hưởng tiền thưởng NHẤT , NHÌ , BA , TƯ .
-- Ông TRẦN VĂN B có chim về thứ NĂM , SÁU , BẢY ,chỉ được giải thưởng là cờ GIẢI NHÌ không có giải thưởng là kinh tế .
-- Ông LÊ VĂN C có chim về thứ TÁM , CHÍN ……thì cũng chỉ hưởng cờ GIẢI BA & cũng không có giải thưởng bằng kinh tế ….v..v….
Tất cả những người có chim tham dự giải phải đọc kỹ những điều luật trên của hội đề ra , để cùng nhau góp ý xây dựng hội có một sân chơi BÌNH ĐẲNG , LÀNH MẠNH , VUI VẺ . Những người không chấp hành điều luật của hội đề ra hội sẽ bãi miễn ngay lúc đó & các đợt hội tổ chức những lần tiếp theo .
Đây là bức ảnh những thành viên đi thả đường dài
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Câu Lạc Bộ Bồ Câu Đua

Hi anh HoangHung_HP,
Thật ngưỡng mộ Tp Hải Phòng :-bd! Cám ơn anh đã cho mọi người biết thông tin về Câu lạc Bộ Bồ câu đua ở Hải Phòng! Nếu trong Nam cũng có Câu lạc bộ như thế thì hay nhỉ! Hiện nay trong Saigon không có câu lạc bộ, chỉ gặp nhau ở quán cafe hẹn nhau đua chơi thôi, không cờ, không bướm gì cả :)!

Sẵn đây anh có thể cho mọi người hỏi thăm:
1. Câu Lạc Bộ ở Hải Phòng được bao nhiêu thành viên? Sắp tới có kế hoạch chuẩn bị tổ chức đua không anh?

2. Con Megi của anh đã đoạt giải thả đường dài ở tỉnh nào vậy anh?

3. Anh có bao giờ dự định mang chim vào Saigon thả không anh?

Cám ơn anh nhé! Mọi người mong chờ tin anh!
 

nguyenhaidai_hp

Cấm truy cập vì vi phạm nội quy
gui chu hung

chu hung oi chau dang o Bach long Vi cach dat lien khoang 100ly troi bien mot mau khong biet bac hai co dinh huong duoc khong
 
Top