• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Những cung đường "cẩu nhục"

phonghL

Ban liên lạc Quảng Ninh
Quốc tế 08:29 | 02/08/2010

TP - Trong khi các quan chức y tế Việt Nam vẫn còn đang tranh cãi về chuyện thịt chó có phải là nguyên nhân gây ra dịch tả hay không, thì đêm đêm, hàng ngàn con chó không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch vẫn ào ào đổ vào Việt Nam để được hóa kiếp trong các lò mổ.


Chó được đưa về Ta Rae nuôi nhốt, chờ ngày xuất khẩu . Ảnh: Từ internet


Ban ngày, làng quê ven con sông Mekong này chẳng có gì đáng chú ý. Cũng cảnh người bám đuôi trâu cày cấy, cũng thanh niên vè vè xe gắn máy lượn qua diễu lại. Bên kia sông, cảnh vật nước Lào hiện ra mờ mờ, bàng bạc của hơi nước hay sương mù.

Món bở triệu đô

Khi đêm xuống, mọi thứ bỗng trở nên chộn rộn. Những chiếc xe tải đường dài ầm ầm kéo đến đầu làng. Dù được phủ bạt, người làng không khó để nhận thấy mùi hôi đặc trưng của lông, nước tiểu mà những con vật đang hoảng sợ trên xe thi nhau thải ra: Mỗi chiếc xe tải chở theo hơn 700 con chó.

Dọc theo làng Baan Pehng (thuộc Nakhon Phanom, đông bắc Thái Lan, giáp tỉnh Khăm-muộn của Lào) không có trạm kiểm soát biên phòng nào. Nhưng hằng đêm, hai bên bờ sông Mekong trở nên sống động với xe tải đường dài, thuyền máy và những tay buôn lậu làm việc theo hội nhóm, vận chuyển trên dưới 1.000 con chó qua biên giới.

Không lệ phí, không hải quan, không kiểm tra, giám sát. Hết lồng này đến lồng khác, giam cầm những chú cẩu đi lạc, chó hoang… được “thu gom” từ khắp các ngóc ngách của mọi vùng nông thôn Thái Lan. Sau đó, chúng được bí mật chuyển qua Lào và rồi, đích đến “thiên thu” của chúng là các lò mổ xung quanh Hà Nội của Việt Nam.


Thịt chó được bày bán ở Hà Nội . Ảnh: X.T


Theo cảnh sát Thái Lan, mỗi tháng có tới 30.000 con chó được xuất từ Thái Lan qua Việt Nam. Vào mùa đông, số chó xuất đi còn cao hơn. Baan Pehng được dân buôn lậu chó chọn là địa điểm trung chuyển vì khoảng cách từ đây đến biên giới Việt Nam chỉ hơn 160km.

Mỗi con chó, đầu nậu phía Lào hay Việt Nam trả cho các chủ buôn Thái Lan khoảng 10 USD. Tính ra, hằng đêm, số tiền những tay buôn chó thu về cũng lên tới hàng chục ngàn USD. Theo ước tính, “kim ngạch” chó giữa hai bên đạt tới 3,6 triệu USD/tháng. Có người nói số lượng thực còn lớn hơn.

“Tôi đã từng chứng kiến 5.000 con chó được đưa qua biên giới trong một đêm. Chẳng đêm nào dưới 2.000”, Somchai, một cựu quan chức cấp xã ở Baan Pehng nói, dù không dám cho biết họ của mình.

Ông cũng cho hay ít thấy hoạt động buôn bán chó tạm ngưng, trừ hồi trong năm lúc xảy ra dịch cúm heo. “Cũng có kiểm tra tí chút”, Somchai nói. “Nhưng rồi mọi việc lại nhanh chóng tiếp tục. Nước này không bao giờ hết chó để bán”.

Giờ đây người làng Baan Pehng bắt đầu coi những ông chủ buôn chó như trùm buôn lậu Al Capone của nước Mỹ đầu thế kỷ 20: Không thể đụng vào, quan hệ rộng và cực kỳ giàu có. Có người nhờ vào chó mà có được tới hàng chục chiếc xe hơi. Người dân Baan Pehng còn kể một ông trùm buôn chó tỏ lòng biết ơn cái nghề đã mang lại sự giàu có cho mình bằng việc dựng tượng một chú chó đội mũ sắt trên bãi cỏ trước nhà.

Ta Rae- “vương quốc chó”

Ta Rae, một thị trấn nghèo nàn ở vùng đông bắc Thái Lan sẽ chẳng có gì đặc biệt ngoài một thứ: chó. Người ta nói rằng đây là trung tâm buôn bán chó hoang lớn nhất Đông Nam Á. Rất nhiều chó được đưa về đây, quây nhốt, phân loại, tống vào các lồng dây thép rồi mang đi xuất khẩu. Đích đến: Việt Nam, nơi giá thịt chó cao gấp 3 lần thịt heo.

“Cái thị trấn Ta Rae này sẽ khó mà sống được nếu không có việc buôn bán chó”, Somkiat Pholchangwang, người coi sóc nhà thờ Thiên chúa lớn nhất thị trấn nói.

Được lập nên bởi những người theo Thiên chúa giáo, chạy trốn sự đàn áp của chính quyền, từ những năm 1880, Ta Rae là vùng Thiên chúa giáo toàn tòng, rất hiếm có trong một xã hội theo Phật giáo sâu sắc như Thái Lan.

Somkiat là đức cha tinh thần của nhiều người buôn bán chó trong vùng. Ông nói hầu hết họ không thích ăn thịt chó. “Giống như ăn thịt người bạn của ta vậy”, ông nói, “nhưng chúng tôi vẫn khoan thứ cho những người ăn thịt chó, vì chúng tôi buôn bán chó”.

“Việc xuất khẩu chó, nó giống như hoạt động mafia vậy”, ông Phumpat Pachonsap, một nhà buôn xe máy, thành viên đảng Bhumjai Thai, đại diện tỉnh Nakhon Phanom tại quốc hội, nói. Ông từng lên tiếng tại nghị trường Thái Lan về chuyện buôn chó nhưng không nhận được ủng hộ, thậm chí thay vào đó là những lời đe dọa.

“Không ai lên tiếng, chẳng ai làm gì, vì quan chức, cảnh sát, tất cả họ đều nhận hối lộ”, ông nói.

Dù bị đa phần người Thái lên án, hành vi giết và ăn thịt chó không bị coi là phạm pháp ở nước này. Nhưng hoạt động vận chuyển động vật không được kiểm dịch, lại đưa qua biên giới không giấy phép thì chắc chắn phạm luật.

Tuy thế, theo lời những tay buôn lậu chó, chỉ cần chi 25 baht (chưa đến 15.000 đồng) trên mỗi đầu chó cho chính quyền thì “việc này lại xong”. Thậm chí, có người còn nói các quan chức coi “nguồn thu” này là ngân quỹ cho các hoạt động chính trị của họ. Và cảnh sát cũng cho rằng buôn lậu nhiều thứ khác đáng chú ý hơn.

“Không cần phải quan tâm đến mấy con chó”, người đứng đầu tỉnh Nakhon Phanom, Panamporn Eithiprasert nói. “Nếu là ma túy, chỉ một ít thôi cũng đủ hủy hoại cuộc sống. Với những người nhập cư bất hợp pháp, họ có thể chiếm việc làm của người Thái. Nhưng những con chó hoang có đáng kể gì với chúng ta đâu?”.

Người đứng đầu chính quyền Baan Pehng, trong một chương trình TV ở Thái Lan có so sánh những người thu gom chó với người nhặt rác. “Xã hội cứ cho rằng người buôn chó là hèn kém. Nhưng tôi cho đây là công việc kinh doanh nghiêm túc”, xã trưởng Narong Pansan nói với các phóng viên. “Nó giống như chúng ta bán rác cho nước ngoài mà thu về tiền thật”.

Nguyễn Xuân Thủy
Tổng hợp từ Global Post, Pattaya Daily News…
 
Giờ đây người làng Baan Pehng bắt đầu coi những ông chủ buôn chó như trùm buôn lậu Al Capone của nước Mỹ đầu thế kỷ 20: Không thể đụng vào, quan hệ rộng và cực kỳ giàu có. Có người nhờ vào chó mà có được tới hàng chục chiếc xe hơi. Người dân Baan Pehng còn kể một ông trùm buôn chó tỏ lòng biết ơn cái nghề đã mang lại sự giàu có cho mình bằng việc dựng tượng một chú chó đội mũ sắt trên bãi cỏ trước nhà.
..................

Đích đến: Việt Nam, nơi giá thịt chó cao gấp 3 lần thịt heo.

“Cái thị trấn Ta Rae này sẽ khó mà sống được nếu không có việc buôn bán chó”, Somkiat Pholchangwang, người coi sóc nhà thờ Thiên chúa lớn nhất thị trấn nói.


Somkiat là đức cha tinh thần của nhiều người buôn bán chó trong vùng. Ông nói hầu hết họ không thích ăn thịt chó. “Giống như ăn thịt người bạn của ta vậy”, ông nói, “nhưng chúng tôi vẫn khoan thứ cho những người ăn thịt chó, vì chúng tôi buôn bán chó”.

“Việc xuất khẩu chó, nó giống như hoạt động mafia vậy”, ông Phumpat Pachonsap, một nhà buôn xe máy, thành viên đảng Bhumjai Thai, đại diện tỉnh Nakhon Phanom tại quốc hội, nói. Ông từng lên tiếng tại nghị trường Thái Lan về chuyện buôn chó nhưng không nhận được ủng hộ, thậm chí thay vào đó là những lời đe dọa.

“Không ai lên tiếng, chẳng ai làm gì, vì quan chức, cảnh sát, tất cả họ đều nhận hối lộ”, ông nói.

Dù bị đa phần người Thái lên án, hành vi giết và ăn thịt chó không bị coi là phạm pháp ở nước này. Nhưng hoạt động vận chuyển động vật không được kiểm dịch, lại đưa qua biên giới không giấy phép thì chắc chắn phạm luật.

Tuy thế, theo lời những tay buôn lậu chó, chỉ cần chi 25 baht (chưa đến 15.000 đồng) trên mỗi đầu chó cho chính quyền thì “việc này lại xong”. Thậm chí, có người còn nói các quan chức coi “nguồn thu” này là ngân quỹ cho các hoạt động chính trị của họ. Và cảnh sát cũng cho rằng buôn lậu nhiều thứ khác đáng chú ý hơn.

“Không cần phải quan tâm đến mấy con chó”, người đứng đầu tỉnh Nakhon Phanom, Panamporn Eithiprasert nói. “Nếu là ma túy, chỉ một ít thôi cũng đủ hủy hoại cuộc sống. Với những người nhập cư bất hợp pháp, họ có thể chiếm việc làm của người Thái. Nhưng những con chó hoang có đáng kể gì với chúng ta đâu?”.

Người đứng đầu chính quyền Baan Pehng, trong một chương trình TV ở Thái Lan có so sánh những người thu gom chó với người nhặt rác. “Xã hội cứ cho rằng người buôn chó là hèn kém. Nhưng tôi cho đây là công việc kinh doanh nghiêm túc”, xã trưởng Narong Pansan nói với các phóng viên. “Nó giống như chúng ta bán rác cho nước ngoài mà thu về tiền thật”.
Một lũ người độc ác. Họ nói 1 đằng mà làm 1 nẻo: không thích ăn thịt chó. “Giống như ăn thịt người bạn của ta vậy”, “nhưng vẫn khoan thứ cho những người ăn thịt chó, vì chúng tôi buôn bán chó”.

"so sánh những người thu gom chó với người nhặt rác", vậy thì họ bảo những chú cún là rác rưởi à, thật không biết htế nào là tình thương. Vậy mà sao có những người cứ thích nhập "rác" thế nhỉ.

Đáng giận, đáng buồn!
 

entertainer

New Member
Sao có thể đối xử như thế đối với vật nuôi đáng yêu và trung thành như chó nhỉ?
 
Top