KimCuong
Active Member
Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, hiện loài tê giác Java ở Việt Nam chỉ còn khoảng 4-5 con, phân bố ở khu vực Cát Lộc, thuộc Vườn Quốc Gia (VQG) Cát Tiên. Loài thú này được sách đỏ Việt Nam xếp vào bậc E (đang bị đe dọa tuyệt chủng) và sách đỏ thế giới xếp bậc CR - cực kỳ nguy cấp.
Cục Thủy sản và động vật hoang dã Hoa Kỳ đã hỗ trợ VQG Cát Tiên tổ chức giám sát tê giác bằng cách lắp đặt các bẫy ảnh tự động. Tuy nhiên, sinh cảnh và địa bàn sống của tê giác hiện đang bị xâm chiếm, đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của loài động vật cực kỳ quý hiếm này.
Tiến sĩ Nico Van Strien, Điều phối viên Tổ chức bảo tồn tê giác thế giới (IRF) cho biết, kết quả phân tích ADN từ mẫu phân tê giác và dấu chân của loài tê giác này để lại cho thấy khoảng từ 1998 đến nay, loài tê giác Java ở Việt Nam không có dấu hiệu sinh sản. Điều đó cũng đồng nghĩa với nguy cơ diệt vong của một loài thú quý hiếm nếu như sự can thiệp của con người không kịp thời.
Theo TTXVN.
Cục Thủy sản và động vật hoang dã Hoa Kỳ đã hỗ trợ VQG Cát Tiên tổ chức giám sát tê giác bằng cách lắp đặt các bẫy ảnh tự động. Tuy nhiên, sinh cảnh và địa bàn sống của tê giác hiện đang bị xâm chiếm, đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của loài động vật cực kỳ quý hiếm này.
Tiến sĩ Nico Van Strien, Điều phối viên Tổ chức bảo tồn tê giác thế giới (IRF) cho biết, kết quả phân tích ADN từ mẫu phân tê giác và dấu chân của loài tê giác này để lại cho thấy khoảng từ 1998 đến nay, loài tê giác Java ở Việt Nam không có dấu hiệu sinh sản. Điều đó cũng đồng nghĩa với nguy cơ diệt vong của một loài thú quý hiếm nếu như sự can thiệp của con người không kịp thời.
Theo TTXVN.