• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Ngư dân lần đầu bắt được hải cẩu trên phá Tam Giang

Hoangminh

Member
Ngư dân lần đầu bắt được hải cẩu trên phá Tam Giang
Khi đang đánh cá trên phá Tam Giang, đoạn gần cửa biển Hải Dương, Thừa Thiên - Huế, một cặp vợ chồng ngư dân đã bắt được con hải cẩu nặng khoảng 30 kg. Đây là lần đầu tiên hải cẩu xuất hiện ở vùng nước lợ này.
Con hải cẩu này có da bóng, nhiều lông tơ, dưới bụng màu trắng, phần lưng màu sọc xám, râu mũi dài và rất hung dữ.
Sau khi bắt được con vật, vợ chồng anh Hoàng Lưỡng ở thông xóm Cồn Đâu, thôn Dương Hạ Nam, xã Hải Dương, đã đưa con vật này vào bờ rồi nhốt lại bằng cũi lưới B40 và đang chờ khách đến mua.
Hàng nghìn người dân hiếu kỳ trong xã và các địa phương lân cận đã đổ xô về xem con hải cẩu này nhưng vẫn chưa có người ngã giá.
Con hải cẩu còn sống nặng khoảng 30kg vừa được bắt giữ trên phá Tam Giang. Ảnh: Trần An
Theo lời kể của anh Lưỡng, 20 ngày gần đây, anh phát hiện một con vật lạ cứ vùng vẫy dưới các chân cột nhà chồ trên phá. Sau nhiều ngày theo dõi, đến chiều 14/9 vợ chồng anh buông lưới và vớ thì bất ngờ bắt được con hải cẩu trên.
Ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thừa Thiên - Huế cho biết, sau khi nghe thông tin về việc ngư dân bắt được hải cẩu, chiều 15/9 chi cục đã cử cán bộ về tìm hiểu, và sử dụng các biện pháp để ngăn không cho vợ chồng anh Lưỡng bán con hải cẩu.
Theo ông Bình, do hạn chế về nhân lực, vật lực và vì là lần đầu tiên bắt được hải cẩu nên chi cục đang lúng túng không biết chăm sóc con vật như thế nào để nó không chết. Chi cục đang chờ ý kiến của các cơ quan chuyên môn cấp trung ương. Có thể có hai biện biện pháp xử lý là thả con hải cẩu về biển hoặc giữ lại để phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Ông Bình cũng cho biết, đây là lần đầu tiên hải cẩu xuất hiện trên địa bàn Thừa Thiên - Huế và lạ lùng là nó xuất hiện trên phá Tam Giang, nơi nước lợ, chứ không phải trên biển.
Theo Công ước CITES, hải cẩu là động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ. Việt Nam là một trong những nước đã ký công ước này.
Hồi tháng 5, một ngư dân cũng bắt được hải cẩu tại vùng biển giáp ranh Quảng Bình và Quảng Trị. Ngư dân này đã bị phạt do nhốt giữ hải cẩu, còn con vật sau đó được Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Trị thả về biển.
Trần An
 

Hoangminh

Member
Thứ Năm, 16/09/2010 - 07:50

Thứ Năm, 16/09/2010 - 07:50

Hải cẩu “lưu lạc” vào vùng biển Thừa Thiên - Huế
(Dân trí) - Vào lúc 19h tối 14/9, ngư dân tại vùng đầm phá Tam Giang giao với biển Hải Dương, huyện Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) đã bắt được một con hải cẩu biển khi nó đang vào kiếm ăn trong các đầm nuôi tôm, cá ở đây.
>> Clip: Hải cẩu "lưu lạc" vào vùng biển Thừa Thiên - Huế
Theo anh Hoàng Văn Lưỡng (38 tuổi, trú tại thôn Quy Lai, xã Phú Thanh, huyện Phú Vang), vào thời điểm trên khi anh đang đánh bắt cá tại vùng nước lợ cách bờ biển thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương chừng hơn 200m thì có một con hải cẩu lớn đã lọt vào lưới.

Vội kêu thêm 7 ngư dân ở xung quanh, anh Lưỡng cùng mọi người phải mất gần nửa tiếng mới bắt được con hải cẩu này vì nó vùng vẫy quá mạnh và luôn gừ miệng chực cắn để tự vệ. Phải dùng một lưới nhỏ và mang găng tay, các ngư dân này mới bắt được hải cẩu.

Theo ước tính, con hải cẩu này nặng trên 25kg, rất khỏe mạnh và hay sủa (tiếng như tiếng chó). “Tuy nhiên, là hải cẩu đực hay hải cẩu cái thì chưa ai xác định được vì thò tay vào chuồng là nó cắn”, một người vui miệng nói.

Hiện, chú hải cẩu đã được nuôi ở một lồng nước chừng 2m2 sát bờ phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam.

Thông tin con hải cầu “lưu lạc” vào vùng biển Thừa Thiên - Huế khiến cho hàng trăm người dân hiếu kỳ đã đến xem.

Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, mắt trái của hải cẩu hay nhắm lại (có thể do tổn thương), đuôi bị xước nhẹ và nó có vẻ hơi yếu và sợ hãi vì trong lồng có nhiều cá, tôm do người dân bỏ vào nhưng đã hơn 1 ngày, chú hải cẩu vẫn không ăn.

Anh Nguyễn Tất Thành (59 tuổi, trú tại thôn Thai Dương Hạ Trung, xã Hải Dương) cho biết cách đây 20 ngày, nhiều ngư dân đã thấy chú hải cẩu này xuất hiện quanh khu vực này.

Theo một ngư dân ở đây, cách 15 năm trước cũng có 1 con hải cẩu được người dân bắt được ở ngoài khơi biển Hải Dương. Sau đó, hải cẩu đã được thả về biển.

Đã có một vài lái buôn ra giá cho chú hải cẩu từ 1 - 3 triệu nhưng anh Lưỡng không bán.

Chiều 15/9, khi PV Dân trí điện thoại báo tin cho ông Phan Ngọc Việt, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế thì ông này cho hay hiện sở vẫn chưa biết thông tin này.

Theo ông Việt, hải cẩu xuất hiện tại bờ biển Việt Nam nói chung và Thừa Thiên - Huế nói riêng là một hiện tượng hiếm thấy từ trước đến nay. Nguyên nhân có thể do biến đổi khí hậu. Theo luật pháp đối với động vật quý hiếm, cá nhân đã phát hiện và bắt giữ hải cẩu không được phép mua, bán.

“Chúng tôi sẽ chỉ đạo đoàn cán bộ của Chi cục Quản lý và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản về ngay tại hiện trường để bảo vệ hải cẩu trước sự chọc phá của dân. Đồng thời, liên lạc với các viện nghiên cứu để xác định mẫu của chú hải cẩu này và tìm ra nguyên nhân vì sao hải cẩu lại “lưu lạc” đến đây”, ông Việt cho biết.

Dưới đây là chùm ảnh về chú hải cẩu hiếm hoi bị lạc trong biển Hải Dương được PV ghi lại vào trưa 15/9.








Đại Dương
 

Hoangminh

Member
Hải cẩu bắt được trên phá Tam Giang đang yếu dần

Hải cẩu bắt được trên phá Tam Giang đang yếu dần
Đến chiều 16/9, mặc dù ngành chức năng đã thuyết phục nhưng vợ chồng anh Hoàng Lưỡng vẫn chưa bàn giao con hải cẩu mà họ đã bắt được trên phá Tam Giang. Trong khi đó, con vật này đang bỏ ăn.
> Ngư dân lần đầu bắt được hải cẩu trên phá Tam Giang
Chiều nay, anh Hoàng Lưỡng (thôn Dương Hạ Nam, xã Hải Dương, huyện Hương Trà) cho biết, con hải cẩu mà vợ chồng anh bắt được trên phá Tam Giang đang yếu dần và bỏ ăn.
“Vợ chồng tôi đang rất lo lắng vì sợ con vật sẽ bị chết. Ngành chức năng về vận động bàn giao con vật nhưng chúng tôi không đồng ý vì họ không chịu hỗ trợ 15 triệu đồng tiền đánh bắt như tôi đã đề xuất”, anh Lưỡng nói.
Con hải cẩu vợ chồng anh Hoàng Lưỡng bắt được trên phá Tam Giang đang yếu dần và bỏ ăn. Ảnh: Trần An.
Ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thừa Thiên Huế cũng xác nhận như trên. Các cán bộ của chi cục vẫn đang nỗ lựcvận động vợ chồng anh Lưỡng nhưng đến cuối giờ chiều vẫn chưa có kết quả.
Cũng theo ông Bình, trước đó, qua liên hệ với Viện Hải dương học Nha Trang, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh đã được viện này hướng dẫn cách chăm sóc con hải cẩu nhưng do đến nay vẫn chưa tiếp cận được con vật nên việc chăm sóc chưa thể thực hiện. “Trong trường hợp vận động mãi mà không được bàn giao thì chúng tôi buộc phải cưỡng chế”, ông Bình nói.
Ông Hoàng Ngọc Việt, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh cho biết thêm, Viện Nghiên cứu hải sản ở Nha Trang và Hải Phòng đang cử cán bộ đến Thừa Thiên Huế để chăm sóc, bảo vệ con hải cẩu. “Sau khi được bàn giao, nếu con hải cẩu còn khỏe thì ngành chức năng sẽ thả về biển, còn nếu chết sẽ giữ lại làm tiêu bản để phục vụ cho công tác nghiên cứu”, ông Việt nói.
Đây là lần đầu tiên hải cẩu xuất hiện trên địa bàn Thừa Thiên - Huế và đặc biệt là nó xuất hiện trên phá Tam Giang, nơi nước lợ, chứ không phải trên biển.
Trần An
 

Hoangminh

Member
Xe Phó giám đốc Sở bị ném vỡ kính khi tịch thu hải cẩu

Xe Phó giám đốc Sở bị ném vỡ kính khi tịch thu hải cẩu
Dù đã ký vào biên bản bàn giao nhưng vợ chồng ngư dân bắt được hải cẩu trên phá Tam Giang lại không chịu để ngành chức năng đưa con vật đi. Một số người còn dùng gạch đá tấn công xe của các cán bộ chuyên ngành.
Sáng 17/9, ông Hoàng Ngọc Việt, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp Thừa Thiên Huế cho biết, lực lượng chức năng của tỉnh vẫn chưa thể tịch thu hải cẩu đưa về Đồn Biên phòng cửa khẩu Thuận An.
Trước đó, tối 16/9, sau khi vận động không thành công, đoàn cán bộ của sở đã lập biên bản tịch thu con hải cẩu do vợ chồng anh Hoàng Lưỡng bắt giữ được trên phá Tam Giang. Vợ chồng ngư dân này đã ký vào biên bản tịch thu nhưng sau đó lại không chịu bàn giao con vật. Lực lượng chức năng buộc phải tiến hành cưỡng chế để đưa hải cẩu đi thì vợ anh Lưỡng đã chống trả quyết liệt rồi ngất xỉu ngay sau đó. Nguyên nhân là vì chị nghe thông tin một số con buôn đang về ngã giá mua con hải cẩu này.
Con hải cẩu ngư dân bắt được trên phá Tam Giang vẫn chưa được bàn giao cho ngành chức năng. Ảnh: Trần An.
Mặc dù chưa chịu bàn giao hải cẩu nhưng sau đó, do sợ con vật chết nên vợ chồng anh Lưỡng đã để lực lượng chức năng đưa hải cẩu ra xa bờ khoảng vài trăm mét. Hiện các cán bộ chuyên môn đang tìm cách cho con vật này ăn.
Cũng trong tối 16/9, khi đoàn xe chở lực lượng cảnh sát môi trường và cán bộ Sở Nông nghiệp về khu vực con hải cẩu đang bị giữ thì một số người đã dùng gạch đá tấn công. Một số chiếc xe đã bị ném vỡ kính, trong đó có xe chở ông Việt.
Cũng theo ông Việt, hiện ngành chức năng của tỉnh đang chờ cán bộ của Viện Hải dương học ở Nha Trang đến Thừa Thiên Huế để cùng bàn giải pháp. Tỉnh hy vọng hai viện này hỗ trợ cho vợ chồng anh Lưỡng để bàn giao con hải cẩu.
Ông Lê Trường Lưu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết thêm, tỉnh đang nghiên cứu để có cơ chế hỗ trợ cho vợ chồng ngư dân đã đánh bắt được hải cẩu trên phá Tam Giang.
Trần An
 

Hoangminh

Member
Chú hải cẩu đã được đặt tên

Thừa Thiên - Huế:
Chú hải cẩu đã được đặt tên
(Dân trí) - Chiều 17/9, các ngư dân và cơ quan chức năng đã cùng thống nhất đặt tên cho chú hải cẩu “sa chân” là Hải Dương - kỷ niệm vùng biển chú đã lưu lạc vào trong những ngày xa “quê hương”.
>> Ném vỡ kính xe Sở Nông nghiệp, không cho bắt hải cẩu
>> Lúng túng tìm cách “định đoạt” số phận chú hải cẩu
>> Hải cẩu “lưu lạc” vào vùng biển Thừa Thiên - Huế

Hải Dương giờ ăn rất nhiều cá, trong lồng còn có ván gỗ để chú nhảy lên chơi đùa

Có nhiều ý kiến nên lấy tên “Huế” làm tên cho hải cẩu nhưng không được đa số đồng tình. Lại có ý tưởng đặt tên là “con anh Lưỡng” (vì anh Lưỡng là người bắt đầu tiên) cũng không được chấp thuận. Ý kiến đặt tên trùng tên thôn Thai Dương Hạ Nam cũng bị chê vì quá dài.

Cuối cùng, ông Hoàng Ngọc Việt, PGĐ Sở NN & PTNT đã đề xuất nên lấy tên “Hải Dương” là hay nhất, kỷ niệm vùng biển mà hải cẩu đã bơi vào. Ý kiến trên đã được 100% người dân, công an, cán bộ thông qua.

Hiện tại, Hải Dương đã ăn được rất nhiều cá nhưng toàn cá “hạng sang” như cá đối, cá trích. Những món cá ít tiền như cá nục, cá cơm đều bị chú chê - chỉ ngửi qua rồi lấy đuôi đập đập vào đống cá, tỏ ý không bằng lòng.

Trong ngày 17/9, chú hải cẩu đã ăn được 3kg cá. Toàn bộ số cá này đều được Sở Nông nghiệp trích tiền từ quỹ để mua cho Hải Dương. Các cán bộ canh Hải Dương nói đùa: “chúng tôi ngồi đây giữ “ông chó biển” này cả ngày, chỉ có mì tôm, cơm bụi ăn. Còn nó ăn cá thuộc dạng hảo hạng, đôi lúc thấy mà thèm”.

Lồng nuôi Hải Dương đã được mắc một ván gỗ chính giữa và một vài thanh tre xung quanh. Lúc nào thích chơi thì chú nhảy lên bám vào và đu qua đu lại, hay nằm phơi mình lăn lộn. Lúc thích tắm, Hải Dương chỉ việc nhảy xuống dưới vùng vẫy với nước lợ.

Có điều đáng lo ngại là mắt trái của Hải Dương bị đỏ và hay nhắm. Dự báo trong những ngày tới sẽ có mưa, dẫn tới giảm độ mặn của nước lợ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc điều tiết muối trong cơ thể hải cẩu.

Theo nhiều chuyên gia của Viện Hải dương học Nha Trang, nếu mưa lớn quá và chú hải cẩu vẫn chưa di chuyển sang vùng biển thì nguy cơ tử vong của chú sẽ rất cao.

Đại Dương
 

Mintha

Member
Lần cuối cùng mình đến viện Hải Dương Học Nha Trang, con hải cẩu ở đó còn sống, sức khỏe tốt, có phòng máy lạnh và khi thích có thể chui xuống bể chơi chung với rùa.

Mong là Hải Dương cũng sẽ nhanh chóng nđược một môi trường tạm đủ sống như vậy, chứ nuôi giữ với nhiệt độ thế này e là nó chẳng sống nổi như những con trước đây.
 
Xe Phó giám đốc Sở bị ném vỡ kính khi tịch thu hải cẩu
Dù đã ký vào biên bản bàn giao nhưng vợ chồng ngư dân bắt được hải cẩu trên phá Tam Giang lại không chịu để ngành chức năng đưa con vật đi. Một số người còn dùng gạch đá tấn công xe của các cán bộ chuyên ngành.
Sáng 17/9, ông Hoàng Ngọc Việt, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp Thừa Thiên Huế cho biết, lực lượng chức năng của tỉnh vẫn chưa thể tịch thu hải cẩu đưa về Đồn Biên phòng cửa khẩu Thuận An.
Trước đó, tối 16/9, sau khi vận động không thành công, đoàn cán bộ của sở đã lập biên bản tịch thu con hải cẩu do vợ chồng anh Hoàng Lưỡng bắt giữ được trên phá Tam Giang. Vợ chồng ngư dân này đã ký vào biên bản tịch thu nhưng sau đó lại không chịu bàn giao con vật. Lực lượng chức năng buộc phải tiến hành cưỡng chế để đưa hải cẩu đi thì vợ anh Lưỡng đã chống trả quyết liệt rồi ngất xỉu ngay sau đó. Nguyên nhân là vì chị nghe thông tin một số con buôn đang về ngã giá mua con hải cẩu này.
Con hải cẩu ngư dân bắt được trên phá Tam Giang vẫn chưa được bàn giao cho ngành chức năng. Ảnh: Trần An.
Mặc dù chưa chịu bàn giao hải cẩu nhưng sau đó, do sợ con vật chết nên vợ chồng anh Lưỡng đã để lực lượng chức năng đưa hải cẩu ra xa bờ khoảng vài trăm mét. Hiện các cán bộ chuyên môn đang tìm cách cho con vật này ăn.
Cũng trong tối 16/9, khi đoàn xe chở lực lượng cảnh sát môi trường và cán bộ Sở Nông nghiệp về khu vực con hải cẩu đang bị giữ thì một số người đã dùng gạch đá tấn công. Một số chiếc xe đã bị ném vỡ kính, trong đó có xe chở ông Việt.
Cũng theo ông Việt, hiện ngành chức năng của tỉnh đang chờ cán bộ của Viện Hải dương học ở Nha Trang đến Thừa Thiên Huế để cùng bàn giải pháp. Tỉnh hy vọng hai viện này hỗ trợ cho vợ chồng anh Lưỡng để bàn giao con hải cẩu.
Ông Lê Trường Lưu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết thêm, tỉnh đang nghiên cứu để có cơ chế hỗ trợ cho vợ chồng ngư dân đã đánh bắt được hải cẩu trên phá Tam Giang.
Trần An
Lẽ ra cần phải dùng biện pháp mạnh ngay từ đầu để tránh phiền phức, công an cũng cần phải xử lí nghiêm khắc những kẻ ném đá !
 

Hoangminh

Member
Quên” hỗ trợ cho ngư dân bắt được hải cẩu Hải Dương?

“Quên” hỗ trợ cho ngư dân bắt được hải cẩu Hải Dương?
(Dân trí) - Ngày 30/10, anh Hoàng Văn Lưỡng đã có đơn gửi các cơ quan chức năng địa phương và báo chí đề nghị can thiệp về việc gia đình anh không được nhận tiền hỗ trợ chi phí hư hỏng ngư lưới cụ, nuôi nhốt chú hải cẩu đã lưu lạc vào vùng biển TT-Huế.
>> Chú hải cẩu được đưa về “nhà mới”
>> Ném vỡ kính xe Sở Nông nghiệp, không cho bắt hải cẩu
>> Lúng túng tìm cách “định đoạt” số phận chú hải cẩu

Tờ trình đề nghị hỗ trợ tài sản cho ngư dân Hoàng Văn Lưỡng.

Như Dân trí đã đưa tin, vào chiều 14/9/2010, anh Lưỡng ở thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương, huyện Hương Trà cùng vợ đánh cá trên phá Tam Giang, khu vực gần cửa biển thì tình cờ bắt được con hải cẩu còn sống nặng khoảng 30kg.

Trong quá trình tự nuôi, chăm sóc hải cẩu từ lúc đó cho đến ngày bàn giao cho Viện Hải Dương học Nha Trang (ngày 18/9), gia đình anh Lưỡng đã tốn nhiều khoản như: 3 lồng bị hư hỏng trong lúc bắt hải cẩu, dầu chạy máy 4 chiếc thuyền, 1 điện thoại di động bị rơi xuống nước, 1 rớ sản xuất… với tổng số tiền thiệt hại là 15,4 triệu đồng.

Số tài sản thiệt hại này đã được thông qua ý kiến của UBND xã Hải Dương, Phòng NN&PTNT huyện Hương Trà, xác nhận ở tờ trình số 171/TTr.UBND ngày 17/9 gửi lên Sở NN&PTNT tỉnh, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh UBND, Phòng NN&PTNT huyện Hương Trà.

Mục đích là đề nghị các cấp liên quan hỗ trợ cho ngư dân Hoàng Văn Lưỡng số tài sản đã thiệt hại nhằm giúp gia đình ổn định lại cuộc sống.

Theo anh Lưỡng, nhiều cán bộ khi về thuyết phục anh giao hải cẩu cho cấp trên cũng đã hứa hẹn sẽ đền bù theo các khoản đã đề ra.

Tuy nhiên cho đến nay đã hơn 1 tháng trôi qua, anh Lưỡng vẫn chưa nhận được số tiền trên, cũng chưa thấy cơ quan chức năng nào lên tiếng về khoản hỗ trợ này.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tối 29/10, lý giải: “Hành động của ngư dân khi bắt được hải cẩu là phải bàn giao cho cơ quan chức năng, nếu không sẽ bị xử phạt theo luật. Tuy nhiên, chúng tôi phải chọn cách thuyết phục chứ không làm căng vấn đề. Hơn nữa ngư dân đã ném đá vào xe cán bộ Sở NN&PTNT làm vỡ kính, phải thay lại gần 6 triệu đồng. Chúng tôi không xử phạt là may!”.

Hiện câu chuyện về việc hỗ trợ cho ngư dân bắt được chú hải cẩu Hải Dương vẫn chưa thể đi tới sự thống nhất giữa hai bên.

Đại Dươ
 
Top