Miffy_style
Member
"Đây là hiện tượng thiên nhiên lý thú nhưng để quan sát, cần đúng phương pháp. Nếu không, sẽ gây tổn thương đến mắt, thậm chí mù lòa vĩnh viễn", ông Nguyễn Đức Phường, Hội viên Hội thiên văn vũ trụ Việt Nam khuyến cáo.
Ông Nguyễn Đức Phường. Ảnh: N.H.
Với thời gian xảy ra nhật thực toàn phần cực đại là 6 phút 39 giây, bắt đầu lúc 9h35 ngày 22/7 (giờ Hà Nội), đây là nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21.Tới năm 2132 mới có lần nhật thực toàn phần có thời gian tương đương.
- Trên lãnh thổ Việt Nam, ở đâu có thể quan sát hiện tượng này?
- Lần này, trên toàn lãnh thổ Việt Nam chỉ quan sát được nhật thực một phần. Thời điểm bắt đầu diễn ra nhật thực là lúc 7h sáng, đạt cực đại lúc hơn 8h và kết thúc sau 9h.
Địa điểm quan sát được tỷ lệ nhật thực lớn nhất là Hà Giang với tỷ lệ che khuất cực đại 75,8% vào lúc 8h11. Càng về phía Nam, tỷ lệ che khuất càng nhỏ. Ví dụ: Hà Nội 67,5%, Đà Nẵng là 46%, TP HCM 27,4%...
Nên quan sát nhật thực như thế nào để không ảnh hưởng mắt?
- Cường độ ánh sáng mặt trời rất lớn với nhiều bức xạ tử ngoại có hại nên chỉ cần nhìn thẳng vào mặt trời bằng mắt thường trong giây lát cũng có thể làm tổn thương đến võng mạc, thậm chí gây mù lòa. Kinh râm dù là loại tốt nhất cũng không được thiết kế để quan sát nhật thực. Tốt nhất nên quan sát bằng kính chuyên dụng, kính thợ hàn.
Còn cách phổ thông nhất là đặt một chiếc gương dưới chậu nước pha mực để hình ảnh mặt trời nhìn qua đó trở nên dịu hơn. Ngoài ra, cũng có thể dùng một tấm bìa, khoét một lỗ tròn nhỏ rồi hướng tấm bìa về phía mặt trời để ánh sáng mặt trời đi xuyên qua lỗ. Đặt một tờ giấy trắng phía dưới sao cho hình ảnh mặt trời hiện thành một khoanh tròn trên tờ giấy. Khi nhật thực diễn ra chúng ta sẽ thấy đĩa mặt trời bị che khuất dần trên tấm giấy trắng.
Nhật thực toàn phần với vành nhật hoa. Ảnh: National Geographic.
- Hiện, vẫn còn quan niệm nhật thực ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ý kiến của ông thế nào?
- Tôi khẳng định, đây hoàn toàn là hiện tượng xảy ra theo quy luật tự nhiên, không có gì thần bí. Hiện tượng này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người, cây trồng và vật nuôi. Một số nơi, do mê tín di đoan và quan niệm sai lệch về hiện tượng tự nhiên này nên có quan niệm rằng mặt trời đang bị "ăn" mất. Bởi vậy, họ dùng các vật dụng hằng ngày gõ vào nhau để xua đuổi "con vật" dám "ăn" mất mặt trời.
- Dưới góc độ khoa học, hiện tượng nhật thực toàn phần có ý nghĩa thế nào với công tác nghiên cứu?
- Nhật thực toàn phần có nhiều ý nghĩa khoa học hơn nguyệt thực toàn phần. Qua hiện tượng này, các nhà khoa học có cơ hội nghiên cứu lớp khí quyển (sắc cầu) của mặt trời mà bình thường rất khó quan sát và nghiên cứu.
Ngoài ra, đối với các nhà vật lý lý thuyết, nhật thực toàn phần, nhất là nhật thực toàn phần kéo dài hiếm có như lần này, đây là cơ hội để kiểm tra những tính chất của lý thuyết tương đối rộng của Albert Einstein.
Từ 7h sáng 22/7, CLB Thiên văn nghiệp dư TP HCM sẽ tổ chức quan sát nhật thực tại Nhà thiếu nhi TP HCM (Quận 3), trong khi đó diễn đàn CLB Thiên văn Bách khoa tổ chức theo dõi tại bãi biển Phạm Văn Đồng (Đà Nẵng). Bất kỳ ai có nhu cầu sẽ được hướng dẫn cách quan sát nhật thực an toàn.
Tại Hà Nội, hoạt động quan sát cũng được tổ chức tại Phòng thiên văn (Khoa Vật lý - ĐH Sư phạm).
VnExpress
Với thời gian xảy ra nhật thực toàn phần cực đại là 6 phút 39 giây, bắt đầu lúc 9h35 ngày 22/7 (giờ Hà Nội), đây là nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21.Tới năm 2132 mới có lần nhật thực toàn phần có thời gian tương đương.
- Trên lãnh thổ Việt Nam, ở đâu có thể quan sát hiện tượng này?
- Lần này, trên toàn lãnh thổ Việt Nam chỉ quan sát được nhật thực một phần. Thời điểm bắt đầu diễn ra nhật thực là lúc 7h sáng, đạt cực đại lúc hơn 8h và kết thúc sau 9h.
Địa điểm quan sát được tỷ lệ nhật thực lớn nhất là Hà Giang với tỷ lệ che khuất cực đại 75,8% vào lúc 8h11. Càng về phía Nam, tỷ lệ che khuất càng nhỏ. Ví dụ: Hà Nội 67,5%, Đà Nẵng là 46%, TP HCM 27,4%...
Nên quan sát nhật thực như thế nào để không ảnh hưởng mắt?
- Cường độ ánh sáng mặt trời rất lớn với nhiều bức xạ tử ngoại có hại nên chỉ cần nhìn thẳng vào mặt trời bằng mắt thường trong giây lát cũng có thể làm tổn thương đến võng mạc, thậm chí gây mù lòa. Kinh râm dù là loại tốt nhất cũng không được thiết kế để quan sát nhật thực. Tốt nhất nên quan sát bằng kính chuyên dụng, kính thợ hàn.
Còn cách phổ thông nhất là đặt một chiếc gương dưới chậu nước pha mực để hình ảnh mặt trời nhìn qua đó trở nên dịu hơn. Ngoài ra, cũng có thể dùng một tấm bìa, khoét một lỗ tròn nhỏ rồi hướng tấm bìa về phía mặt trời để ánh sáng mặt trời đi xuyên qua lỗ. Đặt một tờ giấy trắng phía dưới sao cho hình ảnh mặt trời hiện thành một khoanh tròn trên tờ giấy. Khi nhật thực diễn ra chúng ta sẽ thấy đĩa mặt trời bị che khuất dần trên tấm giấy trắng.
Nhật thực toàn phần với vành nhật hoa. Ảnh: National Geographic.
- Hiện, vẫn còn quan niệm nhật thực ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ý kiến của ông thế nào?
- Tôi khẳng định, đây hoàn toàn là hiện tượng xảy ra theo quy luật tự nhiên, không có gì thần bí. Hiện tượng này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người, cây trồng và vật nuôi. Một số nơi, do mê tín di đoan và quan niệm sai lệch về hiện tượng tự nhiên này nên có quan niệm rằng mặt trời đang bị "ăn" mất. Bởi vậy, họ dùng các vật dụng hằng ngày gõ vào nhau để xua đuổi "con vật" dám "ăn" mất mặt trời.
- Dưới góc độ khoa học, hiện tượng nhật thực toàn phần có ý nghĩa thế nào với công tác nghiên cứu?
- Nhật thực toàn phần có nhiều ý nghĩa khoa học hơn nguyệt thực toàn phần. Qua hiện tượng này, các nhà khoa học có cơ hội nghiên cứu lớp khí quyển (sắc cầu) của mặt trời mà bình thường rất khó quan sát và nghiên cứu.
Ngoài ra, đối với các nhà vật lý lý thuyết, nhật thực toàn phần, nhất là nhật thực toàn phần kéo dài hiếm có như lần này, đây là cơ hội để kiểm tra những tính chất của lý thuyết tương đối rộng của Albert Einstein.
Từ 7h sáng 22/7, CLB Thiên văn nghiệp dư TP HCM sẽ tổ chức quan sát nhật thực tại Nhà thiếu nhi TP HCM (Quận 3), trong khi đó diễn đàn CLB Thiên văn Bách khoa tổ chức theo dõi tại bãi biển Phạm Văn Đồng (Đà Nẵng). Bất kỳ ai có nhu cầu sẽ được hướng dẫn cách quan sát nhật thực an toàn.
Tại Hà Nội, hoạt động quan sát cũng được tổ chức tại Phòng thiên văn (Khoa Vật lý - ĐH Sư phạm).
VnExpress