• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Nỗi ám ảnh bồ câu!

bokinhvinh

Cấm truy cập vì vi phạm nội quy
(...) Người nhân giống thành thạo nhất, ngài John Sebright, thường nói rằng, đối với chim bồ câu “ông có thể tạo ra bất kì bộ lông được đặt nào trong ba năm, nhưng ông sẽ phải mất một khoảng thời gian là sáu năm để có được đầu và mỏ.”


Cụ thể là, từ những lí do này, không chắc là con người đã lấy bảy hay tám loài bồ câu về gây giống trong trạng thái nuôi nhốt tự do; những loài mà hoàn toàn không được biết đến trong thế giới hoang dã, những loài này có một vài đặc điểm rất khác thường, khi được so sánh với những loài chim Columbia, tuy vậy lại rất giống chim bồ câu đá ở nhiều điểm, màu lông xanh dương và những vết lằn khác nhau thỉnh thoảng xuất hiện trên tất cả mọi giống, cả khi đem gây giống thuần chủng hay lai chéo, con con F2 hoàn toàn là giống tốt, từ những lý do trên, được gộp lại, tôi có cảm giác chắc chắn rằng mọi giống thuần hóa có nguồn gốc từ loài bồ câu Culumbia với những loài phụ địa lý của nó.


Để củng cố ý kiến này, tôi có thể bổ sung rằng, thứ nhất, chim bồ câu Culumbia, hay chim bồ câu núi, được nhận thấy là có khả năng khai hóa được ở châu Âu và ở Ấn Độ, và nó phù hợp về tập quán và nhiều điểm về cấu trúc với mọi giống thuần hóa; thứ hai, dù chim bồ câu đưa thư Anh và giống chim bồ câu nhào lộn mặt ngắn hết sức khác ở một vài đặc điểm nào đó với giống chim bồ câu núi, ngay cả khi so sánh các giống phụ với những giống này. Thứ ba, những đặc điểm đó chủ yếu để phân biệt mỗi giống, ví dụ yếm thịt và độ dài mỏ chim bồ câu đưa thư, độ ngắn mỏ chim bồ câu nhào lộn, và số lông đuôi của mỗi giống là khác nhau, và lời giải thích cho hiện tượng này có thể sẽ rõ ràng nếu ta tiến hành nghiên cứu sự chọn lọc.

Thứ tư, chim bồ câu đã được bảo vệ, được chăm sóc cực kì kĩ lưỡng và được nhiều người yêu quí. Chúng đã được thuần hóa từ hàng nghìn năm trước ở mỗi lục địa trên thế giới; tư liệu được biết đến đầu tiên về chim bồ câu là triều đại thứ năm vua Hy Lạp, khoảng 3000 năm trước công nguyên, khi giáo sư Lesius chỉ cho tôi biết, nhưng ngài Brich cho biết chim bồ câu đã được đề cập đến trong một hóa đơn ở triều đại vua trước.

Trong thời đại Roma, khi tôi nghe từ Pliny, những cái giá cao đã được đưa ra cho chim bồ câu “không những như dự định, họ có thể tính đến cả huyết thống và dòng dõi của chúng”. Akber Khan ở Ấn Độ đánh giá rất cao chim bồ câu, khoảng 1600, chưa bao giờ ít hơn 20000 chim bồ câu bị cung điện bắt. Vương quốc I ran và Tu ran đã gửi cho ông vài loài chim rất hiếm, và nhà lịch sử phong nhã tiếp tục “tâu bệ hạ bằng việc lai chéo các giống, phương pháp chưa từng được thực hiện trước đây, đã cải tiến chúng một cách đáng ngạc nhiên”. Khoảng cùng thời đại này, Hà Lan ao ước các giống chim bồ câu như Rô ma cũ.


Tầm quan trọng tối cao của việc xét đến nguyên nhân lượng biến đổi lớn đã xảy ra ở chim bồ câu, sẽ rõ ràng nếu ta xét đến chọn lọc. Và ta cũng sẽ thấy các giống rất hay có những đặc điểm phần nào quái dị là thế nào. Đó cũng là một chi tiết rất có ích cho việc tạo những giống riêng biệt, mà bồ câu cái và đực có thể dễ dàng giao phối với nhau; và do đó những giống khác nhau có thể nhốt được trong cùng một cũi. Tôi vừa bàn đến nguồn gốc có thể có của bồ câu thuần hóa một vài chi tiết, có khi còn chưa đầy đủ, vì nếu lúc đầu tôi nhốt chim bồ câu và quan sát vài loại, biết được một cách chính xác chúng đã sinh sản thế nào, tôi cảm thấy rất khó tin rằng chúng có thể đã bắt nguồn từ một bố mẹ chung, như nhiều nhà tự nhiên đã đề cập đến một kết luận tương tự với các loài chim sẻ, hoặc các nhóm chim lớn khác trong tự nhiên. Một chi tiết đã gây ấn tượng mạnh với tôi, đó là mọi con được giữ lại làm giống của các giống thuần hóa khác nhau, và những người trồng trọt mà tôi đã từng nói chuyện, hoặc chủ nhân của những chuyên luận mà tôi đã đọc, tin chắc rằng nhiều giống mà mỗi người chăm sóc, được bắt nguồn từ rất nhiều loài nguyên sơ khác nhau riêng biệt.

Thử hỏi, như tôi đã hỏi, những người nuôi bò Hereford nổi tiếng rằng phải chăng bò của anh ta không thể có nguồn gốc từ bò sừng dài, và anh ta sẽ cười nhạo bạn. Tôi chưa bao giờ gặp người sành chim bồ câu, gia cầm, hoặc vịt, hoặc thỏ mà không tin rằng mỗi giống chính bắt nguồn từ những loài riêng biệt. Van Mons, những luận thuyết của ông về lê và táo đã cho thấy ông đã hoài nghi gay gắt thế nào về một số loài, ví dụ như táo pipin Ribston hay táo Codlin, có thể đã bắt nguồn từ hạt của một giống cây. Vô số ví dụ khác có thể được đưa ra. Lời giải thích, tôi cho rằng, rất đơn giản: nhờ sự nghiên cứu lâu dài liên tục họ đã được sáng tỏ thêm với những điểm khác nhau giữa nhiều dòng giống và dù họ biết rõ rằng mỗi dòng biến đổi nhẹ, với mục đích họ đạt được điều mình muốn nhờ việc chọn lọc những sự khác nhau nhỏ như thế, ngay cả khi họ phớt lờ mọi luận cứ thông thường, và chủ ý không tổng kết những khác biệt nhỏ được gom lại trong nhiều thế hệ kế tiếp. Những nhà tự nhiên đó không thể là những người thiếu hiểu biết về định luật di truyền hơn những người gây giống, và không thể biết nhiều hơn về những mắt xích trung gian trong vòng thế hệ dài, thậm chí thừa nhận rằng nhiều thế hệ các dòng dõi thuần hóa của ta bắt nguồn từ những cặp bố mẹ giống nhau. Có phải họ không thể học bài học thận trọng, khi họ cười nhạo quan điểm về các loài trong tự nhiên là con cháu trực hệ của những loài khác?

Chọn lọc tự nhiên- giờ ta hãy xét đến bằng vài từ ngắn gọn những giai đoạn mà nhờ đó những dòng thuần hóa đã được tạo ra, từ một hay nhiều loài có liên quan. Nhiều kết quả có lẽ được quy cho tác động trực tiếp của điều kiện sống bên ngoài, và vài kết quả là do tập quán; nhưng sẽ là cả gan nếu cho rằng những tác dụng như thế là nguyên nhân gây ra những sự khác nhau của giống bò chở hàng và dòng giống ngựa, một con chó săn thỏ và một con chó săn, một con chim bồ câu đưa thư và chim bồ câu nhào lộn. Một trong những nét đặc trưng đáng chú ý nhất trong các dòng giống thuần chủng của ta là ta thấy ở chúng sự thích nghi, không chỉ điểm có lợi cho riêng các loài vật hay loài cây, mà còn cho con người. Nhiều biến thể hữu ích với con người có thể tăng lên bất ngờ, hoặc nhờ một giai đoạn; nhiều nhà thực vật học, ví dụ, cho rằng cây tục đoạn của người thợ hồ vải, với cái móc gai của nó không thể có bất kì dụng cụ cơ khí nào sánh được, là loại cây duy nhất của rừng Dipsacus, và lượng thay đổi này có thể bất ngờ xuất hiện ở một cây giống con.





Vì thế có thể xảy ra với loài chó và điều này được biết là đã đúng với cừu Ancon. Nhưng nếu ta so sánh ngựa kéo xe không lá chắn với ngựa đua, lạc đà một bướu và lạc đà, những giống cừu khác nhau được làm cho thích nghi với cả đất trồng trọt và đồng cỏ, với lớp len của một giống tốt cho một mục đích, và của một giống khác cho một mục đích khác; khi ta so sánh nhiều giống chó, mỗi giống có ích cho con người trong nhiều cách rất khác nhau; khi ta so sánh gà chọi, rất ngoan cố trong trận đấu với các giống khác rất ít gây gổ, với gà đẻ trứng liên tục không bao giờ muốn ấp, và với gà ban tam rất nhỏ và tao nhã, nếu ta so sánh những cây trồng bị kí sinh, cây thực vật ăn được, vườn cây ăn quả, và những giống hoa vườn, rất có ích với con người ở nhiều mùa và cho những mục đích khác nhau, hoặc nhìn rất đẹp, tôi cho rằng ta phải xem xét nhiều hơn là chỉ tính hay thay đổi. Ta không thể cho rằng mọi giống đều được ngẫu nhiên tạo ra hoàn hảo và hữu ích như giờ ta thấy, thực vậy, nhiều trường hợp, ta biết rằng đây không phải là lịch sử của chúng. Điều then chốt là sức mạnh của con người trong sự chọn lọc: tự nhiên mang lại những biến thể kế tiếp; con người gom chúng lại trong những phương diện nào đó hữu ích với mình.

Trong chiều hướng này người ta đã tạo ra cho mình những giống có lợi. Sức mạnh lớn lao của nguyên tắc chọn lọc này không có tính chất giả thuyết. Chắc chắn rằng nhiều người gây giống xuất sắc của ta, chỉ trong vòng một khoảng đời riêng biệt, đã làm thay đổi tới một quy mô lớn vài giống bò và cừu. Để nhận thức đầy đủ những gì chúng ta đã thực hiện, cần đọc nhiều luận thuyết củng cố cho đề tài này, và xem xét kĩ các loài động vật. Những người gây giống thường nói về cấu tạo của một động vật là những thứ khá mềm dẻo, mà chúng có thể uốn nắn gần như là đến mức chúng cảm thấy phù hợp. Nếu có thời gian, tôi có thể trích dẫn nhiều đoạn về kết quả này nhờ những chuyên gia rẩt thành thạo. Youatt, người có thể biết đến những công việc của các nhà nông học sành sỏi hơn là những người khác, và chính ông là một người rất am hiểu về động vật, nói về nguyên tắc chọn lọc là “cái mà cho phép những nhà nông học, không những để biến đổi đặc tính bầy đàn của mình mà còn thay đổi hoàn toàn đặc tính đó, ấy là đũa thần của thầy phù thủy, nhờ phương tiện này mà ông ta có thể nhập vào cuộc sống bất kể mọi hình dáng và tính tình mà anh ta lấy làm vừa ý”.

Lord Somerville, nói về cái mà các nhà gây giống đã làm đối với cừu, nói “như thể là dựa trên một rặng cây họ đã vạch ra một đặc tính hoàn hảo, và sau đó tạo ra nó.” Người nhân giống thành thạo nhất, ngài John Sebright, thường nói rằng, đối với chim bồ câu “ông có thể tạo ra bất kì bộ lông được đặt nào trong ba năm, nhưng ông sẽ phải mất một khoảng thời gian là sáu năm để có được đầu và mỏ.” Ở Saxony ý nghĩa của nguyên tắc chọn lọc đối với cừu mê ri nô được công nhận hoàn toàn, rằng con người kế thừa nó như một nghề: cừu được đặt trên một chiếc bàn và được nghiên cứu, giống như một bức vẽ bởi những người thành thạo; việc này được làm ba lần trong khoảng giữa nhiều tháng, và mỗi lần con cừu được đánh dấu và phân loại, để con tốt nhất có thể được chọn lọc một cách cơ bản dùng cho việc tạo giống.

(Còn nữa)

Ngọc Hân (Vietimes) dịch​
 
Top