• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Nối vòng tay lớn những mãnh đời bất hạnh

xin mod cho vài ngày




Nghẹn lòng trước cảnh con 5 tuổi chăm mẹ ung thư
(Dân trí) - Đôi bàn tay bé xíu, vừa xúc cơm vừa đỡ đầu mẹ, bé Trường nhẹ nhàng đút từng thìa cho mẹ rất thuần thục. Một năm nay, mọi việc chăm sóc người mẹ bị bệnh nan y đang lay lắt những ngày cuối đời đều do cậu bé chưa tròn 5 tuổi này lo hết.
Chối bỏ con thơ vì vợ mang căn bệnh tử thần
Dưới cái nắng chói chang của miền đất Tây Ninh, chúng tôi tìm đến nơi ở của mẹ con cô giáo Võ Thị Mến ở ấp Ninh Lộc, xã Ninh Sơn, Thị xã Tây Ninh. Trong nhà căn nhà mục nát và chắp vá, đập vào mắt chúng tôi một hình ảnh nát lòng - một đứa trẻ chưa tròn 5 tuổi đang đút từng thìa cơm cho người mẹ nằm thoi thóp trên chiếc võng cũ. Thấy khách đến, đứa bé mặc bộ đồ lấm lem vội khoanh tay lễ phép cúi chào rồi quay lại tiếp tục đút cơm cho mẹ.

Bé Trường đút cơm cho mẹ một cách thuần thục khi em chỉ mới gần 5 tuổi
Không khí tĩnh lặng buổi trưa bị phá tan bởi tiếng khóc nghẹn ngào của cô Mến khi vô tình chúng tôi hỏi đến cha bé Trường.
Do hoàn cảnh nghèo khó nên mãi đến năm 40 tuổi cô giáo Mến mới tìm cho mình được hạnh phúc với một người đàn ông góa vợ. Một năm sau (năm 2004), bé Mai Xuân Trường chào đời. Thằng bé kháu khỉnh và giống cha như đúc. Lúc ấy cô cứ tưởng số phận đã mỉm cười với mình.
Nhưng thật éo le, niềm hạnh phúc đó không kéo dài được lâu. Khi bé Trường được hơn 2 tuổi cũng là lúc cô Mến phát hiện mình mang căn bệnh hiểm nghèo.
Năm 2006, cô Mến thấy ngực mình đau buốt, chạy chữa khắp nơi nhưng cũng không tìm ra bệnh. Đến khi xuống bệnh viện ở TPHCM mới rụng rời, cô bị ung thư ngực đã di căn. Cũng lúc ấy, cô chịu thêm một niềm đau còn lớn hơn, người chồng lẳng lặng bỏ đi không một lời từ biệt.

Khi chăm mẹ xong, chú bé háo hức moi trong tủ ra khoe với chúng tôi những tấm hình được chụp hồi đầu năm.
Mân mê những tấm hình, bé Trường chỉ vào bộ quần áo mới nguyên trong tủ, khoe: "Mẹ nhờ dì mua mất tận 30.000 đồng đấy. Nhưng cũng từ đó đến nay con chưa mặc, còn để dành".
Mẹ ốm. Cha bỏ đi. Bé Trường thua thiệt đủ đường. Một năm nay, khi căn bệnh của mẹ trở nên trầm trọng, không thể đi lại, thì tất cả công việc trong nhà đều đến tay bé. Ngày qua ngày, Trường dần quen với công việc nhà và trở thành trụ cột của gia đình khi chưa tròn 5 tuổi.
Chúng tôi hỏi Trường thường làm gì giúp mẹ, bé nhanh nhảu trả lời: “Con biết vo gạo, nấu cơm, nhiều thứ lắm”. Người nhỏ xíu, mỗi lần bắc cơm chú bé phải trèo lên chiếc ghế rồi mới với tay tới chỗ cắm điện. “Thấy con nhỏ tiếp xúc với điện nguy hiểm nhưng cũng đành nhìn con làm vì người không thể ngồi dậy được”, cô Mến thở dài.
Cậu bé 5 tuổi này mấy năm nay đều tự chăm lo cho bản thân mình: tự tắm rửa, tự ăn, tự chơi, tự học. Nhìn chúng bạn được ba mẹ đón đưa, được chơi đủ trò trong trưa nắng, thèm lắm nhưng cu cậu không dám đi chơi xa, chỉ quẩn quanh bên mẹ, “ở nhà còn xoa dầu, bóp tay cho mẹ đỡ đau”.

Vừa cho mẹ ăn, bé Trường vừa bóp tay cho mẹ
“Thầy thuốc nhỏ” này còn thuộc nằm lòng những bài thuốc dân gian sắc cho mẹ. Chưa ý thức được mức độ hiểm nghèo của căn bệnh mà mẹ đang mang, Trường chỉ nghĩ “có thuốc cho mẹ uống là khỏi bệnh” nên hằng ngày, khi dì rảnh, Trường lại nhờ dì dắt đi tìm lá thuốc.
“Tội cháu nhất là những khi Tết hoặc Trung thu, nhìn những đứa trẻ khác được bố mẹ chở đi chơi, mua quà. Con mình chỉ biết nhìn theo các bạn...”, cô Mến nghẹn lời. Những lúc như vậy, Trường chỉ ôm mẹ mà nói: “Con không cần quà đâu. Mẹ dành tiền trị hết bệnh, mẹ đừng chết nghe mẹ!”.
Dấu chấm hết cho một cô giáo có tâm với nghề

Cô Võ Thị Mến, năm nay 45 tuổi, nguyên là giáo viên dạy địa trường THCS Nguyễn Tri Phương (TX Tây Ninh). Đầu năm 2007, cô Mến bị đau ở vùng ngực và tay trái, khám mới phát hiện mình bị ung thư đang di căn không thể phẫu thuật được. Các bác sĩ điều trị cũng chỉ cho thuốc uống để ngăn chặn sự phát triển của khối u, nhưng vẫn không giảm.
Hiện cô và con trai, bé Mai Xuân Trường, 5 tuổi đang tá túc tại nhà người chị thứ hai ở 271/3 ấp Ninh Lộc, Ninh Sơn, TX Tây Ninh (Điện thoại: 01264902397).
Mười tám năm đứng trên bục giảng, biết bao thế hệ học trò qua lớp của cô.
Suốt 18 năm đi dạy, cô Mến luôn được xếp loại lao động giỏi. Nếu cô dạy thêm 2 năm nữa thì có lẽ nay đã nhận được giấy chứng nhận Nhà giáo ưu tú với 20 năm cống hiến rồi. Ấy vậy mà từ khi nghỉ dạy đến nay đã một năm, cô Mến vẫn chưa nhận được giải quyết chế độ nghỉ hưu sớm.
Khẽ nén tiếng rên trong những cơn đau giằng xé trong xương trong thịt, cô Mến nghẹn ngào kể lại: Bệnh phát càng nặng, cơn đau dồn dập, chi phí thuốc men tốn kém vô cùng. Cả tháng lương giáo viên không đủ chi cho một lần xuống thành phố trị bệnh. Khối u di căn gây lở loét nên cô đành phải nghỉ dạy.

Bữa cơm của mẹ con bé Trường chỉ có canh và nước tương
Chúng tôi ra về trong nỗi day dứt “chết không đặng” của cô giáo Mến và bước chân lon ton gọi với theo của cu Trường “Lần sau xuống, cô chú… cho con… một hình siêu nhân nghen!”.
Chút vòi vĩnh rụt rè của “người đàn ông trụ cột” 5 tuổi như lưỡi dao cứa vào lòng chúng tôi. Đằng sau sự can đảm của “người đàn ông trụ cột” kia, vẫn là tâm hồn của một đứa trẻ…
 
Mỗi người một ít thì Bé Trường sẽ đỡ hơn trong hoàn cảnh khốn cùng nay. Các bạn cứ nghĩ coi một đứa con hay một đứa cháu của mình 5 tuổi liệu có làm được một phần việc của Bé Trường không? Tương lai của Bé Trường sẽ thế nào? hãy mở rộng tấm lòng của mình.

Nếu chúng ta có một cuộc ofline nào ở thị xã tây ninh thì chúng ta sẽ thăm và tặng quà cho Bé Trường. Có lẽ mình nghĩ cái mục này tuy không có liên quan gì đến bồ câu nhưng hãy cứ để nó tồn tại và phát triển thêm lên. Hãy đem lòng tốt của mình ban phát đúng nơi thì mình sẽ cảm thấy hạnh phúc.
 
Trong 1 ngày ngần đây các anh em có tổ chức đi off ở tây ninh mình nên làm 1 chuyến off có ý nghĩa để đời , anh bifg tổ chức đi anh em ủng hộ cả 2 tay thương cho đứa bé thật tôi nghiệp
 

vuanh

Member
Đại đội trưởng lên lịch luôn đi, còn chờ gì nữa. Làm một chuyến Tây Ninh cho hoành tráng luôn.
 
Đại đội trưởng lên lịch luôn đi, còn chờ gì nữa. Làm một chuyến Tây Ninh cho hoành tráng luôn.

Nên lên lịch dài hơi một tí để anh em còn chuẩn bị tiền và quà để tặng Bé Trường nữa chứ. Nhìn cảnh bé 5 tuổi chăm sóc mẹ và tự chăm sóc mình sao tui thấy thương nó quá chừng. Cái tuổi đó đáng lẽ ra phải là tuổi ăn tuổi chơi, suốt ngày vòi vĩnh bố mẹ cái này cái kia, nhưng Bé Trường thì khác, Tuổi thơ của em sẽ không còn, mai mốt đây khi mẹ em không còn nằm trên võng để em đút cháo nữa thì em sẽ như thế nào nhỉ? Những ngày này tuy rất cực đối với Trường, nhưng có lẽ nó vẫn còn có ý nghĩa hơn nếu sau này người mẹ của Bé chỉ còn là một hình ảnh trong tiềm thức.
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Vấn đề này mình nghĩ tuỳ lòng hảo tâm và cũng không nhất thiết phải chờ tổ chức offline Tây Ninh mới giúp được em nó ( Tiền xe đó để chuyển cho em nó coi bộ hiệu quả hơn :D ) !

:party: :party: :party: Ai có lòng hảo tâm thì cứ ủng hộ trực tiếp hoặc nếu tin tưởng thì thu gom lại, mình sẽ mang thẳng ra toà soạn nhờ chuyển dùm luôn.

Đừng quên PM mình nhé các nhà hảo tâm có tấm lòng vàng >:D< :love struck:! Trễ lắm là thứ 2 đầu tuần sau nhé!
 
Tin Vui Cho 2 Mẹ Con Cô Mến

xin mod vài ngày

Gần 1 tỷ đồng đến với mẹ con cô Mến
Đã 8 ngày trôi qua kể từ khi bài viết về hoàn cảnh thương tâm của mẹ con cô Mến được đăng, chiếc điện thoại của cô không lúc nào ngưng những cuộc gọi đến.
Theo những người dân địa phương cho biết: “Ngày thứ 7 và ngày chủ nhật vừa qua, lương khách đến thăm cô Mến đông nghẹt, dòng xe ô tô, xe máy xếp hàng nối đuôi nhau chật kín cả con đường đi vào. Lực lượng công an viên cũng đã phải có mặt để đảm bảo an ninh trật tự cho khách đến thăm. Chúng tôi thấy rất mừng cho mẹ con cô Mến, cô ấy ốm đau thiếu thốn đã lâu nhưng chúng tôi cũng chẳng giúp được gì. Có sự quan tâm chia sẻ của cộng đồng xã hội, chắc chắn mẹ con cô ấy sẽ có cuộc sống tốt hơn”.



Giờ việc chăm sóc cô Mến đã có người lớn lo vì thế bé Trường
yên tâm đi học mà không lo mẹ ở nhà một mình.
Đời sống khó khăn về mặt vật chất của mẹ con cô Mến trước kia, nhờ có sự giúp đỡ của bạn đọc đến nay vấn đề trên đã được giải quyết. Với gần 1 tỷ đồng hiện có, cô Mến đã đủ kinh phí để lo chữa trị và lo cho tương lai của bé Trường về sau này.
Hiện nay, với bệnh ung thư của cô Mến, việc chữa trị bằng thuốc tây đã không còn nhiều tác dụng, gần 3 tháng nay, cô Mến chủ yếu điều trị bằng thuốc nam. Từ khi có kinh phí, mỗi ngày gia đình cô đều cử người đi mời thầy thuốc đến để điều trị tại nhà. Thầy thuốc đến nhà, sau khi bắt mạch kiểm tra tình trạng sức khỏe sẽ tiến hành đắp lá thuốc lên vết thương rồi cho uống nước đã được sắc từ những loại cây có khả năng trị bệnh.

Đã có quyết định cho cô Mến nghỉ việc hưởng BHXH và trợ cấp một lần
Ngày 28/8/2009 Chủ tịch UBND thị xã Tây Ninh ông Nguyễn Hồng Quang, đã ký quyết định cho cô Mến nghỉ việc hưởng BHXH và trợ cấp một lần theo nghị định số 54/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Quyết định ghi rõ cô Mến được nghỉ việc và hưởng trợ cấp 1 lần kể từ ngày 01/9/2009.
Theo thầy Phan Viết Dũng, Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Tri Phương, trong thời gian cô Mến nghỉ việc, nhà trường và các ban ngành cũng đã tổ chức nhiều lần đến thăm hỏi, tặng quà cô Mến.
Cách đây 4 ngày đã có 2 người từ Phú Thọ lặn lội vào tận nơi chăm sóc cho cô Mến, sau khi xem vết thương của cô, họ đã cho thuốc để sắc uống và ở lại 2 ngày đắp thuốc lên vết thương.
Nhờ có sự chữa trị trên, đến nay tình trạng sức khỏe của cô Mến đã có nhiều tiến triển tốt, vết thương đã ráo mủ và đang dần kéo da non. “Hai ngày nay tôi thấy thèm ăn, khi ăn vào cảm thấy ngon miệng. Giấc ngủ cũng đều đặn hơn, nhiều khi chỉ cần yên tĩnh một chút là đã ngủ thiếp đi rồi. Một tuần trước muốn ngồi dậy cũng không nổi, nhưng nay đã có thể tự ngồi dậy, tự đi vệ sinh được… Nó vẫn còn đau lắm, nhưng so với trước đã đỡ nhiều rồi”, cô Mến phấn khởi tâm sự.
Mẹ con cô Mến chia sẻ cho những người đồng cảnh ngộ
Mọi người đến thăm cô Mến, ngoài những khoản giúp đỡ về vật chất đều mang theo cho bé Trường tập sách và những món đồ chơi như siêu nhân, ô tô, xe máy, đèn lồng… Đồ chơi dành cho Trường nhiều đến mức chất đầy cả một gian nhà ngoài. Có đồ chơi trong tay và nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người, ngay lập tức bản chất trẻ con của cậu bé đã bộc lộ. Trường trở nên tinh nghịch, hiếu động và cũng rất “cứng đầu”. Việc chăm sóc mẹ đã có người lớn lo, nên mấy ngày gần đây cậu bé thỏa sức nô giỡn cùng đám bạn hàng xóm. Cô Mến do quá bận với việc tiếp khách nên cũng không thể kiểm soát được Trường, do đó thay vì chỉ học một buổi, đến nay cô Mến đã gửi con ở lại trường nhờ các cô chăm sóc cả ngày.

Tâm lý thoải mái và nhận được sự quan tâm săn sóc của cộng đồng,
vết thương của cô Mến đã ráo mủ và đang lên da non.
Một thời gian dài sống trong cảnh bệnh tật và thiếu thốn, cô Mến thấu hiểu nỗi khó khăn của những người cùng cảnh ngộ, vì thế sau khi có được nhiều sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm cô Mến chung tay chia sẻ với những người đau bệnh khác. Hôm thứ 7 tuần trước, có tổ chức mang xuống tặng cô 36 triệu đồng. Cô đã trích lại 10 triệu nhờ mang về giúp lại cho những người bệnh ung thư khác. Ở trong xã cũng có nhiều người đang bị bệnh nên cô cũng trích thêm 7 triệu đồng chia sẻ với 7 hoàn cảnh khác và nhờ gia đình mua về giúp cho mỗi người 50kg gạo.
Cô Mến cũng cho biết, thời gian tới cô sẽ mở một tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng, xem đó là khoản để lo cho Trường về sau này. Một số khác cô sẽ gửi cho chị gái để lo chữa trị cho mình và sinh hoạt hàng ngày của hai mẹ con. Đồ chơi và sách vở bạn đọc mang đến cho bé Trường quá nhiều nên cô Mến đã cùng với gia đình chia sẻ, phân phát cho những trẻ em trong ấp và bạn bè của cháu ở trường. Tấm lòng của mẹ con cô Mến đã được bà con lối xóm đón nhận rất trân trọng.
Thông qua Dân trí, cô Mến gửi lời tri ân của mình đến tất cả những nhà hảo tâm gần xa đã giúp đỡ cho mẹ con cô trong lúc khó khăn. Đồng thời cô Mến cũng rất mong mọi người thông cảm vì trong lúc đau bệnh cô không thể tiếp đón một cách chu đáo được. Thậm chí đôi khi do quá mệt và đau đớn, cô có gắt gỏng cũng mong được mọi người thứ lỗi.
Cô xúc động nói: “Nhờ có được sự quan tâm của báo Dân trí và sự giúp đỡ của hàng ngàn nhà hảo tâm, mẹ con tôi mới có được cuộc sống như ngày hôm nay. Tôi không biết lấy gì để đáp tạ lại ân sâu nghĩa nặng này. Bệnh tình của tôi không biết rồi sẽ đi đến đâu, nhưng còn sống được ngày nào tôi sẽ cố gắng dạy bảo bé Trường để cháu trở thành một người có ích cho xã hội, không phụ lòng tốt của mọi người đã dành cho cháu”.
 
Chàng Trai Bất Hạnh

Chàng trai 20 năm đi… bằng tay
(Dân trí) - Hơn 20 năm đôi tay phải thay thế đôi chân tật nguyền nhưng chưa bao giờ Phương buông xuôi số phận. Suốt buổi ghé thăm, chúng tôi luôn nhìn thấy ở cậu nụ cười và sự cố gắng đầy nghị lực.
Khi đến thăm Phương ở thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc), hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là dáng vẻ khốn khổ của chàng trai tật nguyền đã hơn 20 năm đi bằng tay. Thấy có người gọi, Phương “nhảy” từng bước ra cổng mở cửa và mời chúng tôi vào nhà bằng nụ cười thân thiện.


20 năm qua, đôi tay của Phương phải thay thế cho đôi chân tật nguyền nhưng Phương không buông xuôi số phận
“Lúc sinh ra Phương nó lành lặn, bình thường như nhiều đứa trẻ khác. Nhưng khi vừa tròn 1 tuổi cháu bị một trận sốt khủng khiếp. Gia đình vội mang xuống Bệnh viện Nhi Thụy Điển chạy chữa nhưng biến chứng của cơn sốt làm 2 chân của cháu bị liệt hoàn toàn” - bà Phạm Thị Mai, dì ruột của Phương nghẹn ngào kể lại.
Gia đình khó khăn. Để lo trang trải cuộc sống, bố Phương phải đi phụ hồ trên Lai Châu, mẹ lên Tuyên Quang buôn đồng nát, em trai học nghề ở Phú Thọ, còn lại Phương phải sớm tối một mình.

Hàng ngày, tất cả mọi việc như: nấu cơm, rửa bát, quét dọn nhà cửa...

Độc giả muốn chia sẻ cùng Phương có thể liên hệ: Lưu Văn Phương, thôn Hồng Hồ, thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. SĐT: 0982847834.
Căn nhà cấp 4 Phương đang ở không rộng rãi, nhưng sạch sẽ. Trong nhà, tài sản quý giá nhất của gia đình là chiếc ti vi cũ, còn với riêng Phương là những tờ giấy khen suốt từ hồi học lớp 1 đến lớp 12 và những thành tích, danh hiệu đã được Đoàn thanh niên, địa phương trao tặng.
Năm 2001, Phương đạt giải nhất cuộc thi xe lăn dành cho người khuyết tật tỉnh Vĩnh Phúc. Với những đóng góp trong phong trào thanh niên, văn hóa văn nghệ trong nhiều năm qua, mới đây Phương còn được tỉnh Đoàn Vĩnh Phúc và huyện Đoàn Bình Xuyên ghi danh là “Đại biểu thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác”.
Phương tâm sự: “Tuổi thơ của em không có nhiều kỷ niệm vui đùa hồn nhiên như các bạn mà chỉ có sự quặt quẹo của đôi chân tật nguyền. Những năm học mẫu giáo, em trai em đã còng lưng cõng em đi đến trường, còn khi học lên cấp, cũng chính em trai đã chở em đi học bằng chiếc xe đạp cọc cạch. Em vừa tủi thân, vừa hạnh phúc vì có một người em trai thương anh hơn bản thân mình”.



đến chăn gà vịt, Phương đều làm tốt ngay cả khi bố mẹ vắng nhà
Đã hơn 20 tuổi, cái tuổi mà trai làng cùng trang lứa đang sung sức kiếm tiền bằng nhiều công việc thì Phương lại bị liệt nửa người và không còn khả năng lao động. Vì thế cậu luôn đau đáu nỗi trăn trở không thể giúp đỡ bố mẹ nhiều hơn ngoài việc nấu cơm, rửa bát, quét nhà, giặt quần áo đến băm bèo, trộn cám, chăn gà vịt…
Tuy nhiên, đã hơn 20 năm đôi tay phải thay thế đôi chân tật nguyền nhưng chưa bao giờ Phương buông xuôi số phận. Suốt buổi ghé thăm Phương, chúng tôi luôn nhìn thấy ở Phương nụ cười và sự cố gắng đầy nghị lực. Phương cho biết bây giờ cậu chỉ muốn được đến trường, được theo học ngành Công nghệ thông tin mà từ lâu cậu ấp ủ mơ ước.

Năm 2009, Phương được tỉnh Đoàn Vĩnh Phúc ghi nhận là đại biểu thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác
Chào Phương ra về nhưng chúng tôi không khỏi ám ảnh bởi ánh mắt đau đáu nỗi khát khao của chàng trai trẻ tật nguyền: “Em muốn được đi học!”

Hi..Vọng ...một ngày nào đó những trung tâm dạy nghề chấp nhận dạy nghề và hổ trợ cho chàng trai này rất chân thành cám ơn những bạn đã xem qua bài này
 
Cô bé 14 tuổi gồng mình gánh bất hạnh

Cô bé 14 tuổi gồng mình gánh bất hạnh
(Dân trí) - “Nỗi bất hạnh cả đời người gộp lại” như đặt trọn trên đôi vai Nghĩa dẫu em mới 14 tuổi. Bản thân bệnh tật, bố phũ phàng bỏ rơi, mẹ lại mắc bệnh suy tim giai đoạn cuối… ngày ngày, Nghĩa gồng mình gánh những nỗi đau đang thành hình.

Nghĩa túc trực bên giường bệnh săn sóc mẹ.
Khoa cấp cứu bệnh viện Đông Hà. 12 giờ đêm. Hành lang la liệt thân nhân người bệnh. Trong đám đông dáng hình gắn chữ khổ, có một cô bé độ 13, 14 tuổi đang thút thít khóc. Em bỏ học, vào viện chăm sóc mẹ mắc bệnh suy tim giai đoạn cuối gần một tháng nay. Cô bé ấy là Dương Thị Hồng Nghĩa (1995), vốn là học sinh trường Trung học cơ sở Gio Thành.
Những ngày xông pha chiến trận, chất độc màu da cam ngấm vào thân thể mẹ Nghĩa - chị Nguyễn Thị Lành. Nghĩa trở thành nạn nhân thứ hai. Hễ trở trời, tấm thân em lại co giật từng cơn, đau nhức đến cùng cực. Đó chưa phải là tất cả nỗi bất hạnh. Khi em lên năm, bố em - ông Dương Tiên cam tâm ruồng rẫy mẹ con em. Ông ra đi, bỏ người vợ và đứa con gái đau bật tật. Tuổi thơ Nghĩa ám ảnh những câu hỏi cũng là cơn đau: “Mẹ ơi! Bố đi đâu?”, “Mẹ ơi! Sao các bạn luôn có bố bên cạnh mà con lại không?”… Mỗi lần Nghĩa cất câu hỏi ấy, mẹ em lại òa khóc. Hình bóng bố quen mà lạ dần phai nhạt theo từng ngày Nghĩa lớn.
Dưới mái nhà tạm bợ vắng bóng người đàn ông, mẹ con Nghĩa rau cháo nuôi nhau qua ngày. Thương con, chị Nguyễn Thị Lành quyết tâm lo cho con ăn học như bạn bè đồng trang lứa. Vẫn rau, cháo, vẫn bữa đói, bữa no… nhưng hạnh phúc được đến trường của Nghĩa dường như làm vơi bớt nỗi vất vả. Mỗi lần Nghĩa đạt điểm mười là một lần ngôi nhà nhỏ ríu rít tiếng cười. Nghĩa dần hiểu: “Bao hy vọng mẹ đều đặt trọn ở em”. Thế nên, em luôn hăng say học tập. Năm nào Nghĩa cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến.
Niềm vui nhỏ bé chẳng trọn vẹn. Năm 2005, chị Nguyễn Thị Lành phát hiện mình mắc bệnh tim nặng. Đám mây u ám lại vần vũ trên mái nhà mẹ con Nghĩa. Không có tiền chữa trị, mẹ Nghĩa nén cơn đau, cắn răng chịu đựng ròng rã bốn năm trời. “Mẹ không sao, mẹ chỉ đau một lúc là khỏi”, “Con cứ yên tâm. Mẹ chỉ bị đau nhức trong người thôi. Con cứ cố gắng học, rồi mẹ sẽ khoẻ”… Bao giờ mẹ cũng lấy lời giải thích ấy khoả lấp nỗi lo lắng của Nghĩa.
Khi bệnh tình chuyển sang giai đoạn cuối, mẹ Nghĩa chẳng thể giấu em. Ngày đưa mẹ vào viện cũng là ngày Nghĩa choáng váng biết tin: mẹ mắc bệnh suy tim giai đoạn cuối. Nhìn mẹ nằm dán mình trên giường bệnh, bụng trương phình vì tim chèn gan…, Nghĩa không sao kìm nước mắt. Bao câu hỏi rợn ngợp tâm trí em: “Làm sao để mẹ sống?”, “Mẹ đi rồi, con sẽ ở với ai?”…
Ngày ngày túc trực bên giường bệnh, Nghĩa lo cho mẹ từng viên thuốc, thay từng chiếc bỉm… Giấc ngủ của cô học sinh lớp 8 giờ chẳng tròn, bởi nỗi lo: “Em sợ nhỡ lúc em ngủ thì mẹ mất”.
Biết rõ bệnh tình của mẹ, niềm tin vẫn mãnh liệt trong Nghĩa. “Suốt đời mẹ em chịu cực khổ. Mẹ nói: Chỉ cần em học tập nên người là mẹ sung sướng rồi. Thế mà… Không! Em tin mẹ không sao hết. Mẹ sẽ sống mãi với em. Đáng ra, mẹ phải có ngày sung sướng chứ” - Mỗi lời câu, mỗi từ Nghĩa thốt ra như nghèn nghẹn, vón cục trong cổ họng.
Từ ngày mẹ nhập viện, con đường học tập của Nghĩa đứt đoạn. Một mình bên giường bệnh chăm sóc mẹ thay vì đến lớp “thực hiện ước mơ của hai mẹ con”. Nhớ bạn, nhớ trường quay quắt nhưng Nghĩa biết: lúc này, mẹ cần em hơn bất cứ lúc nào. Nghĩa tâm sự: “Cách đây hai năm, mẹ bị ốm. Em đã bỏ học một năm để chăm sóc mẹ. Có khi năm nay em lại phải nghỉ học. Em chỉ mong mẹ sớm lành bệnh”. Tận đáy lòng, Nghĩa chẳng dám đối diện sự thật: các bác sĩ đã lắc đầu trước căn bệnh hiểm nghèo của mẹ.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Dương Thị Hồng Nghĩa (Con mẹ Nguyễn Thị Lành): xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)
Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
* Tài khoản VNĐ:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản USD:
Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK : 10 202 0000 004346
SWIFT Code: ICBVVNVX106
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269


Cám ơn các bạn đã đọc bài này ...
 
Ông 74 tuổi vớt ve chai nuôi 2 cháu mồ côi

Ông 74 tuổi vớt ve chai nuôi 2 cháu mồ côi
(Dân trí) - Sông An Cựu - TP Huế, mỗi buổi sáng sớm hay xế chiều, trên chiếc ghe bé nhỏ, một ông già tóc đã bạc trắng, cùng đứa cháu nhỏ lặng lẽ khua mái chèo rẽ nước nhặt chai, lọ, phế thải trôi nổi bán kiếm tiền đong gạo đắp đổi qua ngày.


Ảnh chụp chiều ngày 22- 10-2009, hai ông cháu vớt ve chai trên khúc sông An Cựu đoạn chảy qua đường Hải Triều.
Lênh Đênh cùng rác
Tay run lật bật, cụ với xuống nước cố lấy cho được cái vỏ chai mắc kẹt trong cỏ rác, tay còn lại cố bám vào thành ghe cho thật chặt. Loay hoay mãi cuối cùng thì ông Mai Văn Tâm cũng lấy được. Xóc qua nước cho sạch bùn rồi cụ bỏ vào ghe. Từ phía sau thằng cháu hét lên: “Sát bờ có vỏ lon bia ông ơi!” - nghe cháu nói ông chèo tới phía trước nhìn hồi lâu mới thấy rồi ông lại nhặt bỏ vào ghe. Ngẩng mặt lên nhìn tôi ông nói: “Cháu nội tôi đó, tên Mai Văn Hòa, 12 tuổi mà chưa đi học. Cha mẹ chết khi hắn chưa đầy 5 tuổi. Mấy năm nay hắn đi giúp tôi một tay chứ bây giờ yếu quá rồi chú ơi, mắt kém, chân tay, mình mẩy rệu rã hết, một mình không thể điều khiển nổi chiếc ghe khi gặp gió to”. Hắn còn có chị tên Mai Thị Chuyền 14 tuổi, học lớp 8.
Ở cái tuổi 74 người ta gọi “thất thập cổ lai hi” mà mỗi ngày ông Tâm cùng đứa cháu ngược xuôi hơn 5km sông nước để tìm vớt ve chai. Ở đâu có dòng chảy là hai ông cháu có mặt. Hành trình kiếm ăn của ông già từ sông An Cựu, An Hòa, Cầu ngói Thanh Toàn, sông Hương. Sáng đi xế chiều mới về, hai ông cháu mang theo cơm ăn ngay trên ghe luôn, cũng có bữa đến trưa nếu kiếm được kha khá thì ghé chợ bán luôn rồi mua tạm suất cơm rẻ tiền ăn vội sau đó lại tiếp tục. Lênh đênh suốt cả ngày trên sông nước, cứ ở đâu có rác nổi thì hai ông cháu chèo đến, khơi từng mảng rác lên tìm, cần mẫn liền tay không nghỉ, vậy mà ngày nhiều thì được 20.000 - 25.000đ, ít thì 12.000-13.000đ, đủ đong vài cân gạo, thêm bó rau sống trong ngày. Mờ sáng hôm sau ông cháu lại phải tiếp tục nhổ neo xuôi ngược trên các con sông. Nghỉ một ngày là hết cái ăn cho ngày sau.
Nhắm mắt chưa yên
Cuộc đời của cụ Tâm thật nhiều gian truân. Sinh ra từ vùng sông nước, tuổi thơ gắn với ngày hai bữa mò tôm, bắt ốc. Rồi cũng như bao người khác lớn lên ông cũng may mắn có vợ có con, cuộc sống vẫn gắn liền với con đò, bến nước. Chiều chiều chồng giăng lưới, thả đăng, sáng sớm đã có mớ tôm, cá mang về cho vợ đi bán, đong gạo nuôi con. Dù vất vả nhưng cụ thấy thật hạnh phúc. Nhưng ông trời thật bất công khi hạnh phúc giản dị đó cũng chẳng được bao lâu. Cách đây 26 năm, vợ ông - bà Nguyễn Thị Lự không may đổ bệnh rồi qua đời. Ông buồn lắm nhưng rồi cũng phải nén đau thương để tiếp tục sống. Oan nghiệt thay năm 2002, con trai ông cùng vợ không may tai nạn, cả hai ra đi vĩnh viễn để lại cho ông hai đứa cháu dại, đứa lớn 7 tuổi , đứa nhỏ 5 tuổi. Từ đây thân già cô độc phải nuôi thêm hai đứa cháu, một gánh nặng quá sức cho một người đàn ông khi đó đã ở tuổi 67.
Hơn 7 năm nay ông Tâm xuôi ngược trên nhiều con sông của TP Huế vớt ve chai, mò tôm, bắt ốc nuôi cháu mồ côi. Giờ đây ở cái tuổi 74 cụ không còn khỏe nữa. Già yếu, run rẩy, mắt mờ nhưng cụ vẫn phải gắng gượng để không quản nắng mưa, cố gắng cùng đứa cháu kiếm ngày vài cân gạo sống qua ngày.
“Lênh đênh trên sông nước cả ngày nhiều lúc về đến nhà chẳng thiết gì đến ăn uống. Rửa vội tay chân xong là lao lên giường làm một giấc đến gần nữa đêm mới dậy ăn cơm rồi lại ngủ tiếp, sáng mai người rã rời cũng phải cố mà gượng dậy. Những lúc ốm đau nằm một chỗ không đi làm được, gạo trong nhà không còn, nằm mà hai hàng nước mắt chảy ra. Tôi chết cũng được rồi nhưng tội cho hai đứa nhỏ quá, chúng nó còn dại lắm”. Nói đến đó, cụ không giấu nổi nước mắt, vén áo chấm chấm vào khóe mắt rồi hai ông cháu lẳng lặng khua chèo rời xa tôi dần trong bóng chiều đã nhá nhem.


Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Ông Mai Văn Tâm: xã Thủy An- TP Huế.
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)
Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
* Tài khoản VNĐ:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản USD:
Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK : 10 202 0000 004346
SWIFT Code: ICBVVNVX106
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269

Đúng là ở đời còn rất nhiều rất nhiều người khổ , mình cũng cầu mong sau cho những người khổ có cuộc sống khá hơn nhờ vào những tấm lòng nhân ái...
 
nổi lòng của người mẹ

Thương lắm cậu bé có khuôn mặt dị dạng
(Dân trí) - Khi nhìn thấy gương mặt của cháu bé, cảm giác sợ hãi lan tỏa khắp cơ thể tôi. Nhưng nghĩ đến cảnh người mẹ ngày đêm tìm mọi cách chạy chữa để cứu mạng sống cho con mình, tôi bỗng thấy sự sợ hãi của mình quá nhỏ nhoi.
Trong căn nhà cấp 4 xập xệ, mục nát vì mối ăn, chị Gái ngồi ôm con dỗ dành cháu trước những cơn đau hành hạ thân thể. Khuôn mặt của cháu dị dạng khác thường, mắt phải lồi ra toàn bộ bên ngoài, mắt trái lộ lồi phía bên trong khóe mắt, miệng của cháu cũng loét lở không ra hình thù…
Nói về mình, chị Gái dường như không còn đủ nước mắt để khóc. Bởi cuộc đời của chị đã gặp quá nhiều đắng cay. “Tôi sinh ra đã không có cha, chỉ ở với mẹ và bà ngoại. Được 8 tuổi thì mẹ tôi bệnh nặng qua đời, tôi sống nhờ tình thương của bà ngoại, dù chỉ là rau cháo qua ngày”, chị Gái bắt đầu kể về số phận hẩm hiu của mình.

Khuôn mặt cháu Hồ Văn Tới dị dạng với 2 mắt lồi to, miệng lở loét
Chị là Võ Thị Gái sinh năm 1982, ở thôn Trí Tường, xã Ân Tường Đông, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Đã quen với cuộc sống khổ cực, vất vả nên chị rất hạnh phúc khi lấy được người chồng chịu khó, hay lam hay làm là anh Hồ Tánh, hơn chị một tuổi. Nhưng, hạnh phúc ngắn tày gang, đứa con đầu lòng của 2 vợ chồng chị Gái là cháu Hồ Ngọc Tới (sinh ngày 16/8/2009) khi sinh ra đã mang những dị tật khủng khiếp.
“Các bác sĩ động viên 2 vợ chồng lấy khăn quấn kín bé lại, đưa về nhà chờ chết. Họ tiên lượng cháu tỷ lệ chết 99%. Tôi nghe tin mà nấc nghẹn, thắt cả tim lại. Lần đầu tiên làm mẹ mà phải nhìn con chết thì xót xa quá”, giọng chị Gái trầm trầm kể.
Chị Gái lúc đó đưa cháu Tới về quê nội ở Tam Quan để lo mai táng. Nhưng khi ôm con trong lòng vẫn thấy cháu còn hơi ấm, chị lại lóe lên hy vọng. Sau 4 giờ, cháu cất tiếng khóc đầu đời. Chị cùng người chồng chạy xin khắp nơi để kiếm tiền mua sữa cho cháu uống, vì môi mồm cháu không ngậm được vú của mẹ.

Bằng tình thương yêu, chị Gái đã giành lại sự sống cho con trai mình khi bác sĩ bảo đem về nhà chôn cất.
Khi được hỏi về tài sản của gia đình, chị Gái thở dài. Hai sào ruộng và căn nhà của vợ chồng chị Gái thực chất là đang ở nhờ của người cậu tốt bụng. Thế nên ngay việc có tiền mua sữa cho con chống chọi với bệnh tật đã là quá sức. “Tôi chỉ mong có chút tiền bồi dưỡng cho cháu vì cháu đang quá yếu, còn việc chữa trị dị tật chắc chỉ cầu nguyện số trời”, chị Gái nhìn xuống đứa con bé nhỏ rơm rớm khóc.

Hoàn cảnh quá nghèo, chị Gái đang rất cần các tấm lòng hảo tâm giúp đỡ chị chạy chữa cho con trai
Ngày 4/10, chị Gái quyết định đưa con vào Bệnh viện Nhi đồng 1, quận 10, TPHCM để chữa trị dị tật cho cháu. Hiện cháu Tới đang được các bác sĩ theo dõi để phẫu thuật phần miệng, riêng 2 mắt thì cần phải chẩn đoán, xét nghiệm nhiều khâu mới biết có thể mổ được hay không. Tuy nhiên, tư trang của chị Gái chẳng có gì ngoài dăm chục nghìn vay mượn bà con để ăn uống, cầm cự qua ngày. “Tôi khổ quen rồi, khổ thế nào cũng chịu được, chỉ mong cho con được lành lặn trở lại như người bình thường”, chị Gái ước mong.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Chị Võ Thị Gái: thôn Trí Tường, xã Ân Tường, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định
ĐT: 01682.013.255
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)
Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
* Tài khoản VNĐ:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản USD:
Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK : 10 202 0000 004346
SWIFT Code: ICBVVNVX106
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269

Mới nhìn thì mình cũng hết hồn thiệt nhưng quá tội nghiệp , cả 2 mẹ con điều quá tội nghiệp mình đưa lên đây hi vọng sẽ nhiều người và nhiều người đọc và sẽ có người giúp đỡ ... Cám ơn các bạn đã xem qua..
 
thằng bé tội nghiệp

Em bé đánh giày chờ… chết trên hè phố
(Dân trí) - Đôi môi thâm đen, mắt luôn nhìn xoáy một cách khó hiểu, nhiều vị khách ngồi uống cà phê nghĩ em nghiện không ai dám đánh giày. Vì thế cơ hội em kiếm tiền chữa bệnh tim bẩm sinh cho mình là điều xa vời. Sự sống của em đang gấp gáp trên hè phố…

Nguyễn Văn Sao, những ngày chống chọi với bệnh tim trên hè phố (ảnh: H. Ngân).

Em Nguyễn Văn Sao - cậu bé đánh giày tâm sự đó là tên bố mẹ em đặt cho còn ở đây mọi người hay gọi em là “thằng Tim” vì từ nhỏ em đã bị mắc bệnh tim bẩm sinh. Ngày đó bố mẹ đưa đi khám các bác sĩ nói em bị hẹp van tim, em chỉ biết vậy, rất khó thở đòi bố mẹ đưa đi viện chữa trị nhưng bố mẹ nói em còn nhỏ, nhà không có tiền con ạ! Lúc đó ngực em rất đau, em òa khóc nhưng bố mẹ vẫn mặc kệ.

Câu chuyện của tôi và Sao trong quán cà phê vỉa hè đầu ngã tư Quang Trung - Lí Thường Kiệt vào buổi sáng cuối thu, trời Hà Nội se lạnh có lẽ chỉ đủ để 2 người nghe thấy. Sao rất yếu em thở hổn hển, gấp gáp nhưng lại khiến nhiều người nhìn em dò xét bởi đôi môi thâm đen, tay, chân xù xì của em.

Sao tâm sự, suốt ngày bố mẹ em cãi nhau, đánh nhau, cuối cùng bố mẹ bỏ nhau, 2 anh em bơ vơ, em được bà ngoại đón về ở cùng và cho ăn học, còn anh em bỏ đi kiếm sống. Bà thương em lắm, nhiều hôm đi học về bị các bạn trong trường trêu, thấy em khóc bà vội ôm em vào lòng động viên. Có những đêm nằm em mong được rúc vào lòng bố mẹ, bố mẹ vuốt ve để cho em bớt đi nỗi đau mà nước mắt cứ trào ra, bà lại ôm em vuốt ve động viên em lớn mau để kiếm tiền chữa bệnh.

Cuộc sống của bố mẹ không hạnh phúc đã đẩy "thằng tim" ra vỉa hè chờ... chết! (ảnh: H. Ngân).
Bà em năm nay cũng 80 tuổi rồi, bà làm gì có tiền chữa bệnh cho em. Vì vậy học hết lớp 9 em quyết chia tay bà xuống Hà Nội đánh giày kiếm tiền tự chữa bệnh cho mình.

Nhưng ở đây nhiều người không biết nghĩ em nghiện nên họ không dám đưa giày cho em đánh. Còn nhiều người biết chuyện thì họ thương em lắm, ngoài việc thường xuyên đưa giày cho em đánh, thỉnh thoảng họ cho em thêm tiền, cho em ăn cơm… Số tiền ít ỏi kiếm được hàng ngày phần em chi tiêu vào cuộc sống, phần em tích cóp để chờ có dịp được về thăm bà còn chuyện chữa bệnh tim cho mình thì có lẽ… nói đến đây Sao òa khóc, người em như lịm đi, những hơi thở rất yếu ớt.

Xã hội sẽ không để Sao "tắt" trên hè phố. (ảnh:H.Ngân)
Em nhớ, hôm bà đưa em ra cổng để bắt ô tô về Hà Nội, hai bà cháu đã ôm nhau khóc, bà gạt đi những giọt nước mắt hiếm hoi của tuổi già dặn cháu giữ gìn sức khỏe, nếu bị bắt nạt thì chạy vào nhờ người lớn giúp đỡ con nhé!
Sao kể, mùa thu trên quê em (thôn Giao Bình, xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) đẹp lắm, những ruộng lúa vàng óng hình bậc thang xếp tầng tầng lớp lớp trải dài mê mải quanh co trên các sườn núi như đường lên trời.
Sao kể tiếp, em đang sống ở xóm trọ bên kia cầu Long Biên, cùng xóm trọ với em có anh lái xe ôm rất tốt bụng, anh ấy mua cho em cả quần áo, chăn màn, thỉnh thoảng lại cho em đi ăn sáng rồi chở em vào phố đánh giày vừa kể Sao vừa đưa tay gạt đi những giọt nước mắt, mắt Sao đỏ hoe.
Câu chuyện của tôi và Sao bỗng dưng bị ngắt quãng bởi một ai đó nói chen vào: “Sáng nay nó sang bên kia phố đánh giày bị chúng nó đánh cho, khóc chạy về mọi người dỗ mãi đấy”. Lúc này đã có hàng chục người dân trên phố vây quanh tôi và Sao.

Bà Nguyễn Thị Bích Lộc - Nhân viên trông giữ xe công cộng: "Tôi sẵn sàng xin nghỉ việc để chăm sóc cháu trong viện": (ảnh: H.Ngân)
Bà Hải Đường (số nhà 14, đường Quang Trung) cho biết, “Thằng bé này nó bị bệnh tim chú ạ, mấy ngày nay trời Hà Nội trở rét, môi nó đen lại, các đầu ngón tay ngón chân cũng tím đen. Hôm nay nó còn đỡ đấy, mấy hôm rồi nó còn ngã vật ra vỉa hè vì không thở được. Chúng tôi hàng xóm quanh đây ai cũng thương nó, thỉnh thoảng lại cho nó một hai chục nghìn, có người thì cho nó ăn cơm cùng. Có cả những vị khách nước ngoài đến đây uống cà phê thấy nó tội nghiệp cũng rút ra tờ 100 nghìn cho nó…!”.
Bà Nguyễn Thị Bích Lộc, nhân viên trông giữ xe công cộng khu vực (48 Lí Thường Kiệt), nói thỉnh thoảng bà và Sao vẫn ăn cơm bụi, uống nước cùng nhau, nhưng mấy hôm nay Sao yếu quá, bà rất sợ cảnh “hôm nay ngồi ăn cơm với Sao nhưng ngày mai bà và Sao sẽ không gặp lại được nhau”.
Bà Lộc cho biết, kinh tế gia đình nhà mình rất hoàn cảnh nhưng bà sẵn sàng xin nghỉ việc để chăm sóc Sao trong bệnh viện nếu ai đó tài trợ cho Sao mổ tim.
Chia tay tôi, Sao nói em dự định mùa đông năm nay sẽ về thăm bà, món quà mà em nghĩ đến đó là những chiếc áo ấm để bà chống chọi với cái lạnh miền sơn cước. Sao nghĩ vậy nhưng không biết bệnh tim của em có cho em thực hiện điều đó.
Tôi lên xe phóng đi đem câu chuyện này kể cho anh bạn tôi - Nguyễn Tiến Bình (nhà 1406 tòa nhà Licogi 13, đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội), anh trăn trở hứa sẽ giúp đỡ em khi sự việc còn chưa muộn và qua báo Điện tự Dân trí anh hỗ trợ bé Sao 3 triệu đồng và sẽ tìm cách giúp đỡ để em được điều trị bệnh tim sớm nhất.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)
Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
* Tài khoản VNĐ:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản USD:
Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK : 10 202 0000 004346
SWIFT Code: ICBVVNVX106
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269
 
ngàn cân treo trên sợi tóc

Sự sống mong manh của cậu bé 22 tháng tuổi
(Dân trí) - Những lúc mẹ ra ngoài, bé Tiến được đặt nằm một mình góc giường, hai hàm răng bé cắn chặt, nghiến ken két vì đau đớn nhưng ánh mắt vẫn hướng nhìn mọi người xung quanh cầu cứu. Khi được bất cứ ai xung quanh bế lên tay, bé mới lại thiêm thiếp, chập chờn.



Tuy phải chịu đau đớn vì bệnh tật, nhưng Tiến rất ngoan, không hay khóc nhè.
Thương lắm bé con!
Lần đầu thấy bé khi vào viện thăm người nhà, tôi đã không thể rời mắt khỏi cậu bé con đang nằm ở một góc giường với dây rợ quấn xung quanh đầu, miệng như muốn méo sệch khóc tìm mẹ nhưng không thể khóc lên lời, chỉ đưa ánh mắt xung quanh như cầu cứu. Ánh mắt bé thôi thúc tôi đứng lên, ra nựng bé. Sự quan tâm, cưng nựng của một người lạ dường như giúp bé bớt đau hơn, thôi không còn mếu máo.
Tôi bị ám ảnh bởi khuôn mặt, cái miệng bé xinh méo sệch, ánh mắt cầu cứu ấy… nên tôi đã lại vào viện, để được gặp bé thêm một lần nữa.
Căn bệnh hiểm nghèo bạch cầu cấp được phát hiện đúng thời điểm bé Nguyễn Quang Tiến (khi đó mới 16 tháng tuổi) đang chập chững bước đi và bi bô những tiếng gọi mẹ, đầu tiên trong đời. Ngày đầu tiên nhập khoa ung bướu (BV Nhi T.Ư) để truyền hoá chất điều trị, bé Tiến nặng 13kg, bụ bẫm, lém lỉnh, nhanh nhẹn, trắng trẻo. Vừa vào phòng bệnh, bé đã toe toét cười làm quen với các anh chị, chú bác cùng phòng... Nhưng kể từ khi bước vào điều trị, những tác dụng phụ của hoá chất khiến bé liên tục bị viêm phổi, rồi nước đọng trong não phải mổ hút nước. Đã 6 tháng rồi, Tiến không còn tự đứng được trên đôi chân của mình, bé gầy sọp đi 3kg, yếu ớt.
Mong con một giấc ngủ tròn
Suốt ngày, bé được mẹ bế trên tay. Càng ngày, những cơn đau đớn càng dữ dội. Những lúc mẹ phải đi mua cơm, giặt giũ quần áo… phải để một mình Tiến nằm ở giường, bé cũng không khóc mà chỉ rên ư ử vì đau đớn. Những lúc ấy, ánh mắt bé nhìn mọi người xung quanh như cầu cứu, cô chú giường bệnh xung quanh thương tình, đón bé lên tay, bé mới lại thiêm thiếp, chập chờn. Bé cũng chưa được một giờ ngon giấc vì những cơn đau hành hạ, chỉ ngủ gà ngủ vịt, chợp chờn kể cả những lúc được mẹ ôm trong lòng.

Hai mẹ con bé Tiến tại BV Nhi T.Ư
Chị Nguyễn Thị Thoại, mẹ bé Tiến ôm chặt con trong lòng, xót xa cúi xuống hôn lên trán con. Cậu bé vẫn thiêm thiếp mơ màng trong vòng tay mẹ. Lắm đêm đang thiêm thiếp trong vòng tay mẹ, vì mỏi tay cần đổi tư thế, chị vẫn cố cắn răng chịu thêm một chút, để bé được ngủ thêm dù chỉ một giây. Vì mỗi khi đổi tay, bé lại giật mình thức dậy, rồi cơn đau lại ập đến. Tiếng rên nho nhỏ của bé trong đêm khiến mọi người cùng phòng ai cũng thương bé đứt ruột. Nỗi đau là quá lớn đối với bé.
Cũng kể từ hôm bước vào điều trị, bé Tiến cũng không tự ăn được mà phải ăn bằng một ống xông qua đường mũi. Mỗi ngày, chị Thoại mua cho con suất cháo và sữa hết 30.000 của viện để cho con ăn. Nhưng ăn xong, bé lại trớ do viêm phổi triền miên. Nghe bác sĩ nói, bé phải ăn nhiều chất mới lại người, người có khoẻ lên mới đỡ bị tác dụng phụ, chị Thoại bấm bụng nhịn ăn, mỗi bữa chỉ dám ăn xuất ít tiền nhất tại căng tin bệnh viện, dành dụm thỉnh thoảng mua cho con một ít thịt, tôm… nhờ nhà bếp say ra, đổ cho Tiến.
“Những lúc phải chạy đi mua đồ ăn, phải tắm rửa, biết là các cô, các chú cùng phòng đang trông, nựng cháu hộ nhưng vẫn thương con đứt ruột. Lúc mới vào viện, còn có bà nội, bố thay nhau đỡ đần, chăm bé. Nhưng bé bị ốm lâu quá, bà, bố cũng phải về làm việc, rồi còn vay mượn tiền gửi ra cho con chữa bệnh. Bốn tháng nay, một mẹ, một con quay vòng vòng trên giường bệnh. Nhất là những đợt bé bị viêm phổi, đặt con nằm xuống thì con không thở được, phải bế con trên tay cả đêm. Cũng may, mọi người thương tình, trông giúp mỗi khi phảy chạy ra ngoài”, chị Thoại tâm sự.
Mọi người cùng phòng ai cũng thương cảm cho hoàn cảnh hai mẹ con bé Tiến. Nhà thì neo người, ở mãi tận Nghệ An xa xôi. Bố Tiến hoạ hoằn lắm mới ra thăm vợ, thăm con được vì vẫn vừa phải đi làm, vừa phải trông nom cô con gái 12 tuổi. Dù vất vả là thế, nhưng mỗi khi chồng gọi ra, lúc nào chị Thoại cũng rất mạnh mẽ, bảo chồng không phải ngó nghê gì tới hai mẹ con mà hãy lo làm ăn kiếm tiền chữa bệnh cho con.
“Hơn 6 tháng rồi, hai mẹ con mới về nhà được 7 ngày đợt 2/9. Các bé khác ở đây, sau một đợt truyền hoá chất là được về nhà, nghỉ ngơi vài tháng mới phải vào lại. Còn con mình, bé yếu quá nên phải ở viện triền miên. Bác sĩ nói, bé được phát hiện bệnh sớm, cơ hội khỏi bệnh là 70%. Nhưng vì thể trạng quá yếu, nên giờ, không biết sẽ như thế nào. Thấy con quá đau đớn, rồi chi phí chữa bệnh thì nhiều, lắm lúc không xoay xở được, định tặc lưỡi cho bé về, nhưng rứt ruột đẻ con ra, ai nỡ lòng để vậy… Nhiều khi nghe phòng bên, bác sĩ cho cháu này, cháu kia về vì không còn khả năng chữa trị, tim mình lại như vỡ ra, vừa thương cho các bé, vừa thấp thỏm lo cho con mình, nó bé bỏng, đáng thương quá. Hàng đêm, mình không dám ngủ, vừa ôm con vừa cầu khấn ông trời, mong một phép màu sẽ đến với con”, chị Thoại nức nở nói.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Chị Nguyễn Thị Thoại - mẹ bé Nguyễn Quang Tiến: Phòng 6, khoa Ung bướu BV Nhi T.Ư. Điện thoại: 01693716348
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)
Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
* Tài khoản VNĐ:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản USD:
Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK : 10 202 0000 004346
SWIFT Code: ICBVVNVX106
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269
 
những linh hồn tội nghiệp

“Nơi ở” cuối của những thai nhi bị chối bỏ
Mang thai vì “ăn cơm trước kẻng”, ngoài ý muốn, gia đình quá nghèo khó, thích con trai lại ra con gái... Có rất nhiều lý do để những phụ nữ phá bỏ giọt máu của mình. Cám cảnh, nhiều người đã không quản công sức gom nhặt các em về lo chôn cất, hương khói.


Trong nhà nguyện, bên cạnh những tấm bảng ghi thông tin về thai nhi bị phá bỏ là hình ảnh những em bé dễ thương để gợi mở tình mẫu tử của các bà mẹ có ý định bỏ con.
Nhờ những tình nguyện viên trong nhóm “Bảo vệ sự sống” giúp đỡ, chúng tôi tìm đến Tu viện Dòng Chúa Cứu thế ở quận 3 - TPHCM, nơi nhiều thai nhi bị chối bỏ được những nhà hảo tâm đưa về lo nơi an nghỉ và hương khói.
Âm thầm đến, lặng lẽ đi
Chúng tôi được hướng dẫn đến nhà nguyện trong tu viện, nơi dành cho những thai nhi xấu số. Nhà nguyện rất nhỏ, nằm trong khuôn viên tu viện và được bài trí gọn gàng. Trên các bức tường dán đầy những tấm bảng nhỏ, trên đó ghi ngày, tháng, năm sinh - mất, giới tính của từng thai nhi.
Những em nào nhà nguyện tiếp nhận cùng ngày sẽ được xếp chung một bảng. Có bảng chúng tôi đếm gần 5 cái tên. Hầu hết những tên này đều do những người tình nguyện đi gom nhặt các em mang đến đây tự đặt. Có em không rõ trai hay gái.
Khi chúng tôi đến, nhà nguyện khá vắng vẻ. Vài nén nhang đang cháy dở trong lư hương. Bên cạnh lư hương là những bao xốp đen đựng các hũ sành. Trong đó là những thi thể, có cái chưa thành hình hài, của các thai nhi xấu số mới được đưa đến đây.
Một tình nguyện viên trong nhóm “Bảo vệ sự sống” giở một hũ sành ra. Chúng tôi cay mắt khi thấy một thai nhi bé bỏng, đỏ hỏn như mới vừa lọt lòng mẹ. Cái bao xốp bọc bên ngoài hũ sành vẫn còn ấm hơi người, chứng tỏ nó vừa được ai đó đem đến nhà nguyện. Một phụ nữ đang thắp hương trong nhà nguyện cho biết: “Cách đây vài phút, có một phụ nữ âm thầm đến đặt hũ sành ở đó và lặng lẽ bỏ đi”.
Bác Nguyễn Văn Bảy, người trông coi tu viện, thở dài khi nghe chúng tôi hỏi thăm về những thai nhi bị chối bỏ được đưa đến nhà nguyện này: “Nhiều lắm! Có đêm, các tình nguyện viên mang về đây rất nhiều bọc đựng thai nhi mà họ thu gom từ các bệnh viện, phòng khám phụ sản có nạo phá thai”.
Bác Bảy cho biết ngày càng nhiều người biết nhà nguyện này có chỗ hương khói cho thai nhi bị phá bỏ nên đã tìm đến. Giọng bác Bảy chùng xuống khi kể lại câu chuyện ông chứng kiến mới đây: “Hôm đó, một cô gái chừng hơn 20 tuổi tới đây âm thầm bỏ lại cái bọc đen đựng giọt máu mà cô ta vừa phá bỏ rồi sụt sùi gởi gắm: “Xin hãy lo cho con con”. Chưa kịp nghe tôi nói gì, cô đã vội vã đón xe ôm bỏ đi”.
Một đi không trở lại
Trung bình một tuần, nhóm “Bảo vệ sự sống” tiếp nhận hơn 10 thai nhi bị phá bỏ. Trong đó, có cả thai nhi chưa rõ hình hài và có em đã lớn như một trẻ sơ sinh. Không ít trường hợp là sinh viên, công nhân từ các tỉnh đến đây bỏ con.
Sau khi trút bỏ núm ruột của mình, các bà mẹ đem đến gửi ở phòng bảo vệ tu viện hoặc đưa thẳng vào nhà nguyện. Chị Nguyễn Thị Liễu, người phụ trách trực tiếp nhóm tình nguyện viên “Bảo vệ sự sống”, cho biết đa số một đi không trở lại, song cũng có vài bà mẹ quay về thăm viếng giọt máu của mình nhưng chỉ được một lần hiếm hoi.
Một lần ở Tu viện Dòng Chúa Cứu thế vào giữa tháng 10/2009, chúng tôi gặp N.T.T.H và bạn trai từ Đà Nẵng đến đây xin được tư vấn bỏ hay giữ giọt máu của họ. Khi người tư vấn hỏi lý do phải bỏ con, T.H ngại ngùng: “Tụi con yêu nhau, bị gia đình phản đối. Giờ lỡ có thai, gia đình con không cho sinh và bắt phải bỏ”.
Người tư vấn thắc mắc: “Vậy con có thương con mình không?”. T.H lí nhí: “Dạ thương”. “Thế sao không cố giữ?”. “Tụi con bị phản đối và gia cảnh lại khó khăn”. Người tư vấn khuyên cô gái đến một nhà lưu trú dành cho những phụ nữ đồng cảnh ngộ để tĩnh tâm suy nghĩ cho chín chắn. Tại đây, T.H sẽ được tình nguyện viên chăm sóc với hy vọng cô sẽ giữ lại giọt máu của mình.
Một lần khác, chúng tôi gặp L.P, quê Tiền Giang, lên TPHCM làm công nhân chừng nửa năm nay. L.P cho biết khi mới lên TP, cô đã yêu một chàng trai quê Thanh Hóa tên N.V.H và đồng ý cho anh ta dọn về ở cùng nhà trọ.
Chỉ 2 tháng sau, L.P có thai. Khi nghe tin này, V.H thẳng thừng yêu cầu L.P: “Nếu muốn cưới hỏi đàng hoàng thì phải phá bỏ cái thai đi!”. Không biết nên giữ hay phá, L.P đã tìm đến tu viện xin tư vấn lúc mang thai đã hơn 3 tháng. Khi L.H ra về, chúng tôi thấy V.H đứng bên đường chờ cô và luôn miệng la mắng

Bác Nguyễn Văn Bảy cho biết sau đó không bao lâu, anh ta đã đến phòng bảo vệ tu viện và gửi lại một bao xốp đen...
Theo Thu Hồng - Thu Hương
Báo Người lao động
 
ông cụ 74 tuổi vớt ve chai nuôi 2 cháu mồ côi nhận quà nhân ái

Quà nhân ái đến với ông già 74 tuổi và 2 cháu mồ côi
(Dân trí) - Chúng tôi đến thăm gia đình của ông Mai Văn Tâm, nhân vật trong bài viết “Ông già 74 vớt ve chai nuôi 2 cháu mồ côi”. Trong nhà chỉ có đứa cháu 12 tuổi nghịch đất, chạy loăng quăng khắp xóm.
>> Ông 74 tuổi vớt ve chai nuôi 2 cháu mồ côi
Căn nhà trống không, chẳng có một tài sản gì đáng giá. Một cô bé tầm 15 tuổi ra đón, bảo ông nội không có nhà.
Cô bé là Mai Thị Chuyền - cháu gái của ông Mai Văn Tâm và là chị gái của cậu bé Mai Văn Hòa. Hiện em đang học lớp 8 ở Trường THCS Đặng Văn Ngữ, TP Huế. Nghe tiếng chúng tôi, thằng bé Hòa liền chạy về. Đầu tóc bùi xùi, da đen nhẻm, áo quần dính đầy đất cát, Hòa nhe răng ra cười. “Nó 12 tuổi rồi mà không biết chữ. Bố mẹ mất sớm nên không ai nuôi nấng, đến cái ăn còn phải lo chạy từng ngày nên chẳng học được”, chị Võ Thị Bích Thủy, cán bộ văn hóa phường An Đông đi cùng chúng tôi cho biết.

3 chị em mồ côi nhận quà nhân ái do bạn đọc ủng hộ.
Chị Thủy cũng cho hay, nhiều lần phường mở các lớp xóa mù chữ cho trẻ em vạn đò, mồ côi trên địa bàn nhưng thằng Hòa không chịu đi học. “Nó lúc thì thích lên ở trại trẻ mồ côi, lúc lại thích theo ông nội xuôi chèo buông chài lưới. Trời lạnh mà mấy chị em chỉ đầu trần, chân đất, tội lắm”, chị Nguyễn Thị Tý, ở cạnh nhà chêm vào câu chuyện.
Khác với bé Hòa, bé Mai Thị Chuyền rất chịu khó học. Em được một cha xứ giúp đỡ học phí, đồ dùng học tập nên việc học tập của em cũng khá thuận lợi. “Nhiều lần em cũng lôi sách vở ra dạy cho em Hòa, mà nó học trước quên sau, vẫn mải ham chơi. Nó còn bảo lớn thêm chút nữa nó sẽ đi làm, chứ học không kiếm ra được cơm”, Chuyền hồn nhiên kể.
Chuyền cũng cho biết rằng sau khi báo Dân trí đăng bài, bọn em được một số nhà hảo tâm giúp đỡ hơn 5 triệu đồng, mừng lắm. Khi chúng tôi trao thêm 1.000.000 đồng do các bạn đọc báo điện tử Dân trí ủng hộ, em Mai Thị Chuyền mừng khôn xiết. “Bọn em định đi mua ít chăn màn, áo ấm cho mùa đông. Trời lạnh quá, mấy chị em mấy hôm nay ôm nhau ngủ không hết rét”.
 
số phận thiệt đau lòng của 1 em bé

Nỗi đau đớn của bé 4 tuổi bị nát chân vì tàu hỏa
(Dân trí) - Sau vụ tai nạn thảm khốc tàu hỏa năm 2006 khiến bé Danh khi đó mới 18 tháng tuổi đã mất chân trái, không còn cơ quan sinh dục và hậu môn. Sau 3 năm, cậu bé nhà nghèo này đã lớn lên cùng trăm thứ khốn khó của cơ thể khuyết tật.



Danh nằm yên để mẹ lau rửa đoạn ruột dẫn chất thải. Xót lắm nhưng bé chỉ xuýt xoa khe khẽ.
Năm 2006, bé Danh mới 18 tháng tuổi, thường ở nhà với mẹ vì bố là bác sĩ thú y, hễ ở đâu gọi là đi ngay. Một lần, chị Oanh mải chăm đàn heo sau nhà mà không để ý đến con. Chị lại bị nặng tai, không nghe thấy tiếng đoàn tàu đến (bây giờ chị phải nhìn miệng người đối diện để biết chính xác họ nói gì). Nhìn trước ngó sau không thấy cha mẹ đâu, Danh chập chững đi ra con đường vắt ngang đường ray mà chị Oanh thường đi tắt qua đó để mua vài thứ mắm muối, hành tỏi.
Đoàn tàu lao đến, thắng gấp nhưng không kịp. Bé Danh bị hất văng ra, bê bết máu, thân dưới chỉ còn chân phải. Hàng xóm đổ xô đi tìm chân trái, hi vọng có thể nối lại cho bé nhưng nó đã nát bấy dưới bánh tàu. Hay tin con bị nạn, chị Oanh ngất lịm. Anh Thi hộc tốc trở về, đến nơi thì vợ con đã được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện Cam Ranh.
Bé nhanh chóng được chuyển sang bệnh viện Khánh Hoà, rồi bệnh viện Nhi Đồng 1. Do tổn thương quá nghiêm trọng, bệnh viện tiến hành phẫu thuật lấy da mông để đắp vào phần thân dưới bị tàu nghiến nát và dùng một đoạn ruột làm ống dẫn chất thải ra ngoài trên thành bụng. Khả năng làm cha sau này của Danh thì coi như tắt ngúm vì tinh hoàn không còn.
Khi vết mổ lành lặn, Danh bắt đầu bò quanh nhà, rồi dần dần vịn ghế đứng lên, nhảy lò cò như một chú kangaroo đáng yêu. Gần nhà không có bạn đồng trang lứa, ban ngày khi anh hai đi học mẫu giáo rồi, cậu bé chỉ quẩn quanh bên mẹ. Mẹ đi làm vườn trên miếng đất ông ngoại thuê gần nhà cũng đem Danh đi theo vì thường xuyên phải thay túi chất thải đeo bên bụng cho Danh. Có lần đang đi trên đường thì túi đầy. Không còn cách nào khác, chị Oanh đặt con nằm ngửa trên yên xe, hai chân kẹp giữ con rồi lấy đồ ra thay.

Mỗi lần lau rửa, Danh đau lắm nhưng cậu bé chỉ xuýt xoa khe khẽ. Nhìn những vết sẹo chằng chịt trên cơ thể bé, chị Oanh quay đi để giấu những giọt nước mắt chực tuôn trào. Lòng người mẹ day dứt khôn nguôi. Tương lai tươi đẹp của con mình sụp đổ chỉ vì chút sơ sẩy.


Chăm chú nhìn cô để nặn cho giống
Những lần theo cha đi đón anh hai ở lớp học mẫu giáo, cậu bé thích thú với lớp học đông vui, đồ chơi nhiều màu. Ở nhà hai anh em Danh chỉ có vài con siêu nhân bị gãy đầu, gãy chân thôi. (Vì thế, Danh thường hái đọt ổi, giả làm các chiến binh rồi cho giao đấu với nhau). Thế là, Danh một hai đòi đi học. Để các bé hòa đồng, cô giáo Lan phải dặn dò: “Các con à, bạn Danh bị xe lửa tông, các con thương bạn, cho bạn vịn vai nghe”. Danh thích hợp với các trò chơi tĩnh (ngồi thành vòng tròn rồi cử động tay). Còn các trò chơi động thì hạn chế tham gia, bởi khi vận động nhiều, chất thải trong túi vọt ra tung tóe. Nhưng điều đó không thể kìm hãm cậu bé vui đùa cùng các bạn.
Cô Lan thương Danh lắm. Và dường như bất cứ ai đã gặp là yêu mến ngay cậu bé có đôi mắt đen láy và nụ cười răng sún này. Tuy phải thường xuyên lau dọn, thậm chí mỗi lần thay túi cho Danh xong cô thường bị nôn vì mùi tanh của chất thải, nhưng cô biết: “Bây giờ mình cực lúc này thôi, còn cháu nó sẽ cực cả đời”.
Đó cũng là nỗi trăn trở của cha mẹ bé Danh và cô Đặng Thị Mỹ Dung hiệu trưởng trường mầm non Suối Tân. Cô Dung cho biết: “Chúng tôi đang liên hệ để cháu được học ở trường dành cho trẻ khuyết tật. Ở đó cháu sẽ có điều kiện tốt hơn để phát triển. Nhưng học phí ở đó quá cao so với thu nhập của anh Thi, chị Oanh”.
Anh Thi làm bác sĩ thú y, thu nhập không ổn định, một tháng nhiều nhất được một triệu đồng. Chị Oanh ở nhà vừa chăm con vừa nuôi heo, nuôi gà trên phần đất còn lại của ngôi nhà. Miếng đất ấy anh chị được ông nội bé Danh cho hồi mới cưới, hai vợ chồng dành dụm mãi mới cất được ngôi nhà. Nhà vừa xây xong thì bé Danh bị tai nạn. Từ đó, anh chị dốc sức chạy chữa cho con. Thương đôi trẻ sớm chịu nhiều tai ương, họ hàng nội ngoại đem cho mấy món đồ cũ như nồi cơm, đầu đĩa để cuộc sống gia đình bớt nhọc nhằn.


Dù khiếm khuyết, nhưng bé Danh luôn tỏ ra là cậu bé sớm tự lập


Bé Danh tập vẽ cùng anh trai
Nhìn con cười đùa, nhảy nhót, cha mẹ nào không vui mừng? Song khi nghĩ đến tương lai của Danh thì lòng anh chị quặn thắt. Rồi đây, khi Danh lớn lên, bé sẽ phải đối mặt với sự thiệt thòi nghiệt ngã của mình. Chị Oanh ao ước: “Giá mà nó có thể chuyển được hậu môn về vị trí bình thường để tiểu tiện dễ dàng. Bây giờ nó còn nhỏ chưa biết gì, nhưng lớn lên chắc sẽ buồn khổ lắm”.
Việc tái khám tại bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) sau 2 năm cũng đã dừng lại vì y học trong nước chưa thể phẫu thuật tái tạo các bộ phận cho Danh. Tuy nhiên, hễ nghe ở đâu có bác sĩ giỏi, bệnh viện tốt là tia hi vọng lại bùng lên trong lòng đôi vợ chồng. Nhịn ăn nhịn tiêu, cực khổ mấy anh chị cũng cắn răng chịu, chỉ mong tìm được hy vọng le lói cho con mình.
Sức người có hạn, hoàn cảnh của Danh cần lắm những bàn tay chung sức giúp đỡ cho tương lai của cháu bé.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Anh Nguyễn Văn Thi, chị Nguyễn Thị Hồng Oanh
Thôn Vĩnh Phú, xã Suối Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. ĐT: 0936 159 388.
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)
Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
* Tài khoản VNĐ:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản USD:
Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK : 10 202 0000 004346
SWIFT Code: ICBVVNVX106
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269
Một phút lơ đểnh ân hận cã đời của 1 người mẹ , không có nổi đau nào hơn nổi đau này :(:)((
 
Xem “chú lính chì” một chân đi xe đạp, leo cây
(Dân trí) - Tuy đã mất một chân, nhưng cậu bé Văn Danh vẫn rất hiếu động, đặc biệt là có khả năng đi xe đạp, leo cây như diễn xiếc. Nhìn những vết sẹo loang lổ trên người em, rồi nhìn nụ cười như thiên thần nhỏ, ai trong chúng tôi cũng cảm thấy xót xa.
>> Nỗi đau đớn của bé 4 tuổi bị nát chân vì tàu hỏa
Đầu tháng 12, chúng tôi trở lại thăm nhà của Nguyễn Văn Danh, cậu bé bị mất chân trái do tàu hỏa cán phải khi ngang qua đường ray xe lửa ở gần nhà, nhân vật trong bài “Nỗi đau đớn của cậu bé 4 tuổi bị tàu hỏa cán đứt chân”. Mẹ của Danh lúc này cũng vừa đi chợ về, trong giỏ chỉ có một bó rau, một vài con cá bống cho bữa trưa. Phòng khách của mẹ con chị Danh tuy nhỏ nhưng lại rất rộng, bởi không có một đồ đạc gì ngoài chiếc bàn học của Danh.

Phòng khách chỉ có cái bàn học, Danh ngồi chễm chệ trên bàn, khách và chủ nhà ngồi bệt dưới sàn
Cũng vì thế mà khách đến thăm nhà, cả chủ và khách đều ngồi bệt xuống sàn, riêng Danh thì tót lên ghế ngồi chễm chệ. Nét bỡ ngỡ, lạ lẫm ban đầu của Danh khi gặp chúng tôi cũng đã nhanh chóng qua đi. Cậu bé hiếu động đã sà vào lòng một người, như thể là thân thiết từ lâu lắm rồi.
Mọi người trong đoàn không khỏi xúc động khi nhìn những vết sẹo trên cơ thể của em. Xương chậu của Danh không còn, nhìn mảng sẹo dưới lưng và phần đùi của cái chân còn lại, chúng tôi đều cảm thấy xót xa. Mảng da đùi đã bị lột, một mảng da lưng và mông lại được bóc ra để bọc phần thân dập nát. Không ai bảo ai, trong chúng tôi đều gợn lên một cảm giác không còn gì, ngoài một sự sống phi thường đang nhảy nhót

Chân của "chú lính chì" loang lổ những sẹo
“Nếu đang đi hoặc đang đứng mà con muốn ngồi xuống thì làm thế nào nhỉ ?”, chị Hương, một thành viên trong đoàn bất giác thắc mắc với Danh khi thấy em vẫn “chạy tung tăng” khắp nhà. Đang nhảy lò cò, nghe câu hỏi của chị Hương, Danh liền đáp ứng ngay. Chỉ nghe một tiếng “cộc” khô khốc vang lên. Đó là tiếng cái đầu gối va xuống nền nhà khi Danh thả mình rơi tự do mỗi khi ngồi xuống. Với người bình thường chắc sẽ đau lắm, mẻ gối như chơi. Vậy mà với Danh đó là một động tác bình thường như bình thường nó phải thế.


Nghịch nhiều nên Danh phải nhờ mẹ lấy chất thải thoát ra từ phía phần bụng, do cậu không còn hậu môn
Ngồi chán một lúc, Danh lại kêu mọi người ra sân để xem em… đạp xe đạp. Một chiếc xe đạp nhỏ xíu được một người hảo tâm tặng khi em thổ lộ mơ ước của mình sau hồi bị tai nạn. “Cháu thích xe đạp vì chiếc xe có thể giúp cháu đỡ phải nhảy lò cò khi muốn đi xa một chút”, chị Oanh, mẹ cháu Danh nói.

Nhìn Danh, chúng tôi lại liên tưởng đến “chú lính chì” Thiện Nhân. Cả 2 đều bị mất một chân, cùng một thời điểm năm 2006. Nhưng chú lính chì Thiện Nhân mất chân bên phải thì “chú lính chì” Văn Danh mất chân bên trái.
Danh biểu diễn kiểu đi xe đạp hiếm thấy của mình. Hai tay em vịn xe, cái chân còn lại vừa làm trụ vừa xoay, gót và mũi thay nhau như mấy diễn viên hát bội di chuyển trên đôi hài cong, đi ngang mà không nhấc chân. Không chỉ thích đạp xe đạp, Danh còn có sở thích… leo cây. Trong nhà của em có khá nhiều cây ăn quả, thi thoảng Danh lại thể hiện tài năng leo trèo bằng một chân của mình khiến bố mẹ đều hoảng hồn. “Nó ngã hoài ấy chứ, nhưng được cái là đau mấy nó cũng mím môi chịu, hiếm khi khóc lắm. Tôi thương con nên mỗi lần ngã lại không dám mắng, chỉ suýt xoa cho cháu đỡ đau”, chị Oanh tâm sự.


Mất chân trái, lại thuận chân phải, nên Danh điều khiển xe đạp khá khó khăn. Tuy nhiên, "chú lính chì" nhanh chóng thuần hóa "ngựa sắt" của mình

Ngoài tài nghệ đi xe đạp một chân, Danh còn sở thích... leo cây
Anh Nguyễn Hữu Thi, bố của Danh cho biết, sau khi Dân trí đăng thông tin về trường hợp của con anh, rất nhiều tấm lòng hảo tâm đã liên hệ để tìm cách giúp đỡ cháu hòa nhập với cuộc sống một cách tốt hơn. “Chủ nhật này (13/12) chúng tôi sẽ đưa Danh lên Bệnh viện Nhi đồng ở quận 10, TPHCM tái khám để xác định các phương án giúp cháu, nhất là việc lắp chân giả cho cháu đi lại dễ dàng hơn. Nhưng tôi nghe bảo các bệnh viện trong nước chưa đủ điều kiện để chữa, cũng lo lắm. Nhà thì lại nghèo, nên cố được đến đâu sẽ cố thôi”, anh Thi khẳng định, mắt long lanh nhìn về đứa con trai xinh xắn sớm gặp phải bất hạnh của mình.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Anh Nguyễn Hữu Thi, chị Nguyễn Thị Hồng Oanh
Thôn Vĩnh Phú, xã Suối Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. ĐT: 0936 159 388.
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)
Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
* Tài khoản VNĐ:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản USD:
Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK : 10 202 0000 004346
SWIFT Code: ICBVVNVX106
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269
 
Vài hình ảnh sau cùng của cô giáo MẾN

Đám tang cô giáo Mến
(Dân trí) - Sau nhiều tháng chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác, cô Võ Thị Mến đã vĩnh viễn ra đi. Chiều 31/12, PV Dân trí đã đến thăm và chia buồn cùng gia đình cô Mến. Bé Mai Xuân Trường từ nay sẽ ở cùng cha ruột Mai Xuân Thanh.
>> Cô giáo Võ Thị Mến qua đời

Di ảnh cô Võ Thị Mến

Cô giáo Mến đã trút hơi thở cuối cùng lúc 16 giờ 30 ngày 30/12 tại nhà chị gái. Một tuần trước khi mất, cô đã đi TPHCM để tiếp tục điều trị bằng nỗ lực cuối cùng. Khi trở về, hai mẹ con cô chuyển sang nhà chị gái để thuận tiện cho việc thuốc thang. Nhưng chỉ hai ngày sau, cô đã vĩnh viễn ra đi.


Khi biết không thể gắng gượng thêm nữa, cô nắm tay họ hàng, người thân để dặn dò. Theo tâm nguyện của cô, bé Trường sẽ do cha ruột - anh Mai Xuân Thanh nuôi dưỡng. Hai cha con sẽ ở căn nhà mặt tiền đường Bời Lời, gần trụ sở Ủy ban xã Ninh Sơn. Hiện căn nhà đang trong quá trình xây cất.
Bé Trường ngồi trong lòng cha, cậu bé còn quá nhỏ để cảm nhận nỗi đau mất mẹ


Anh Thanh cho biết, sau đám tang, anh sẽ tiếp tục công việc tại phân xưởng sửa chữa ô tô của nhà máy đường Biên Hòa với mức lương 1.500.000đ/tháng. Ngoài ra, cô Mến có gửi chị gái một số tiền để hàng tháng chu cấp thêm cho hai cha con, đảm bảo cho Trường có cuộc sống vật chất đầy đủ.



Trước sự ra đi của người mẹ, bé Trường còn quá nhỏ để có thể cảm nhận nỗi đau. Khi được hỏi: “Mẹ con đâu rồi?”, Trường trả lời: “Mẹ con vô nằm trong hàng (cái áo quan - PV)”. “Con có nhớ mẹ không?”, cậu bé gật gật đầu.

Sau khi nhà xây xong, hai cha con bé Trường sẽ ở tại đây.


Đại diện chính quyền địa phương, hội phụ nữ và các đồng nghiệp đã đến chia buồn cùng thân quyến. Dự kiến 8 giờ sáng mai 1/1/2009 gia đình sẽ làm lễ di quan, đưa cô Mến đến nơi an nghỉ cuối cùng.
 
Cảnh tượng khủng khiếp ở Haiti

(Dân trí) - Cơ sở hạ tầng bị phá hủy, đường sá bị chia cắt hiện vẫn gây cản trở cho nỗ lực cứu trợ ở Haiti. Những người sống sót tiếp tục phải ngủ vật vạ đêm thứ ba ngoài đường. Hoang tàn, đổ nát, tang thương vẫn bao trùm đất nước nghèo ở vùng Caribê này.

Cảnh hoang tàn, đổ nát "ngự trị".




Một tòa nhà 5 tầng bị san phẳng trong trận động đất.

Những người sống sót cố tìm kiếm chút của cải còn lại để sống sót trong những ngày khó khăn sắp tới.

Nhưng cũng có người mất tất cả.



Xác người la liệt khắp nơi, trên đường phố...


...dưới đống đổ nát,

...trong cốp xe,

...và cảnh tượng này không phải là hiếm.

Ước tính có tới 50.000, thậm chí là 500.000 người, thiệt mạng trong trận động đất. Chính phủ Haiti, gia đình các nạn nhân hiện vẫn chưa biết chôn cất các xác chết như thế nào.


Còn những người còn sống thì chưa hết kinh hoàng...


Sự kinh hoàng ấy in dấu rõ nhất trên những khuôn mặt trẻ thơ.


Sau động đất những người sống sót còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ nữa, mà rõ nhất là sự thiếu thốn. (Ảnh 3 người bị thương nằm trên một chiếc giường tạm).


Ngoài ra những người sống sót còn đối mặt với nỗi đau thể xác...


...nỗi đau tinh thần khi mất mát người thân...


...mất nhà cửa (Quan chức LHQ ước tính 300.000 người sống vô gia cư).

Họ đã phải sống 3 đêm ngoài trời kể từ khi xảy ra động đất...


... cầu cứu sự giúp đỡ.


Nhưng nhiều người vẫn phải đợi để được cung cấp lương thực,

...được cứu chữa...


...phải tự trợ giúp lẫn nhau.

(Ảnh một người cha kéo xe đưa con đi tìm sự trợ giúp y tế)

Công tác cứu trợ hiện vẫn đang bị cản trở bởi đường sá bị chia cắt, các cơ sở hạ tầng bị phá hủy, mặc dù cho đến nay, theo LHQ, Haiti được cam kết viện trợ 268,5 triệu USD. Máy bay cứu trợ của một số nước đã phải quay trở về do sân bay không còn chỗ hạ cánh.
Qúa tội nghiệp
 
Em bé cần sự giúp đỡ

Mẹ chỉ biết nhìn con trong đau đớn, tuyệt vọng
(Dân trí) - Căn nhà nằm lọt thỏm giữa xóm làng đông đúc, nhưng vẫn vắng tanh, lạnh lẽo. Người mẹ hàng ngày chỉ biết ngồi bế con trong đau đớn và tuyệt vọng, xót xa. Bởi căn bệnh "đầu to" của con mà chẳng biết cách nào để cứu chữa.
Đó là trường hợp của cháu Nguyễn Văn Duy (SN 2008), xóm 15, xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, Nghệ An con của vợ chồng anh Nguyễn Văn Chiến và chị Nguyễn Thị Thiên.

Mỗi khi cho con bú, chị Thiên phải kê trên đầu gối vì cái đầu của con đã nặng gần 8kg

Những đêm trắng vì con, giờ đôi mắt chị như hoẵm sâu, phờ phạc chị bảo: "Cháu Duy nhà tôi khi mới sinh ra cũng bình thường như bao đứa trẻ khác, cháu khôi ngô, đẹp lắm. Thế nhưng, bước sang tháng thứ hai bỗng dưng cái đầu của cháu lớn dần, đau đớn vật vã mỗi lúc trái trời trở gió... Bà con làng xóm, anh em ai cũng bảo là đưa cháu đi khám bác sỹ xem thế nào. Nhưng ngặt nỗi, gia đình chẳng có lấy một xu dính túi, bán cả nhà cũng chẳng được mấy đồng để mà khám cho cháu. Gia đình cũng biết, nhưng vì không tiền, vay cũng không được nên đành ngậmh ngùi nhìn con đau đớn trong tuyệt vọng... Nhà nông chúng tôi như thế này thì trăm lần khổ vạn lần đau cũng chỉ chờ chết thôi”.

Khối đầu quá lớn và ngày càng phát triển mạnh nên đã chèn và hút cho khuôn mặt, thân mình cháu nhỏ xíu, gầy mỏng và dôi chân không thể cử động được nữa.
Cả hai vợ chồng tháng này qua tháng nọ nhìn con trong đâu đớn của bệnh tật dày vò. Người chồng thì cố gắng bươn chải đi phụ hồ mong kiếm tiền để đưa con đi bệnh viện. Tích cóp mãi, cộng với anh em, vay mượn của bà con làng xóm cũng chỉ được 6 triệu đồng.

Cuối năm 2009, vợ chồng anh Chiến cho con lên bệnh viên Nhi TW với 6 triệu đồng. Sau gần một tuần nằm chờ đến lượt, 6 triệu đồng mang đi cũng đã tiêu tốn hơn nửa thì mới đến lượt khám. Tại đây bác sĩ cho biết, cháu Duy bị bệnh não úng thủy và khuyên gia đình nên mổ cho cháu càng sớm càng tốt mới có hy vọng cứu được mạng sống.

Để thực hiện được ca phẫu thuật cho Duy, các bác sỹ cho biết phải có ít nhất trên 10 triệu đồng. Tuy nhiên, khi nghe nói đến khoản ấy tiền cả hai vợ chồng như đứng chết lặng. Tiền không có, hai vợ chồng ngậm ngùi trong nước mắt xin rút hồ sơ bệnh án và đưa con về nhà nằm chờ ...
Chị Thiên bảo: "Hôm bế cháu ra bắt xe về quê. Khi lên xe tôi bị say nằm như chết, còn cháu Duy cứ húc miệng vào vú mẹ bú, trên xe lúc đó có hàng chục sinh viên về quê gặp cảnh tôi bế con ai cũng rơi nước mắt, có sinh viên đã bật khóc vì thương cho gia cảnh của vợ chồng tôi... nên cũng cho vài chục ngàn. Tôi cảm động quá mấy cô sinh viên động viên tôi trong lúc tuyệt vọng...".

Hiện tại, cháu Nguyễn Văn Duy có khối đầu nặng khoảng 8kg, đầu to hơn người, mềm nhụn, chảy máu phía sau gáy, đôi chân tong teo không thể cử động được, toàn thân nhỏ lại, mắt bị chèn ép, cháu luôn khóc ngặt vì đau đớn.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Anh Nguyễn Văn Chiến - chị Nguyễn Thị Thiên: xóm 15, xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, Nghệ An. ĐT: 01669.916.193.
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)
Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
* Tài khoản VNĐ:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản USD:
Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK : 10 202 0000 004346
SWIFT Code: ICBVVNVX106
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269
 
Top