• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Một số vấn đề cần quan tâm khi nuôi rùa tai đỏ

catsamac

Member
Rùa tai đỏ khá đẹp song có một số cảnh báo khi nuôi loại rùa này các bạn nên tham khảo:





http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Co-nen-nuoi-rua-tai-do/40170701/188/
Gần đây tôi thấy rùa tai đỏ được bày bán với giá 20.000 - 35.000 đồng/con. Xin hỏi nuôi rùa tai đỏ với số lượng lớn có ảnh hưởng đến môi trường? (Hoangtulan_111@)

PGS.TS HOÀNG ĐỨC ĐẠT (Viện Sinh học nhiệt đới TP.HCM):

Rùa tai đỏ (Trachemys scripta elegans) là loài động vật thuộc bộ rùa (Testudinata), lớp bò sát (Reptilia), phân bố tự nhiên ở các vùng nước nội địa Bắc Mỹ. Đây là loài rùa cỡ nhỏ (chiều dài của mai rùa chỉ đạt khoảng 20-25cm), ở vùng lưng, cổ của loài rùa này thường hay có mảng đỏ, trên mai rùa có những sọc vàng cam.

Do có vẻ đẹp hình thái và khả năng thích ứng cao (rất dễ nuôi) nên rùa tai đỏ được bán để nuôi làm vật cảnh. Ở nước ta, loài rùa tai đỏ đã có mặt hơn 10 năm nay và được bán làm vật nuôi cảnh, nhiều nhất là ở Hà Nội và TP.HCM. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn chưa thấy có văn bản chính thức của cơ quan chức năng cho phép nhập và nuôi loài rùa này.

Khả năng thích nghi cao, đặc biệt là với điều kiện khí hậu ấm áp, nhiều ao hồ, đầm lầy, sông suối như ở nước ta, nếu để rùa tai đỏ thoát vào thiên nhiên thì chúng sẽ nhanh chóng phát triển và hình thành quần thể theo hướng tự nhiên hóa. Khi đó chúng sẽ đe dọa các loài bản địa. Chưa kể một số nghiên cứu còn cho thấy loài này có thể mang vi khuẩn Salmonella, khi nhiễm vào thức ăn sẽ gây độc hại cho con người.

Lo ngại về khả năng xâm hại của loài rùa tai đỏ này đối với loài bản địa, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã liệt kê loài này trong danh sách 206 loài xâm hại toàn cầu và 100 loài xâm hại nguy hiểm nhất thế giới. Do vậy nên hết sức cẩn trọng với rùa tai đỏ. Không nên nuôi thương phẩm để tránh xảy ra những tai họa như với ốc bươu vàng.

http://www.vnn.vn/khoahoc/hoso/2004/02/52414/

Đôi điều về rùa tai đỏ - động vật xâm hại
19:39' 24/02/2004 (GMT+7)

Rùa tai đỏ (Trachemys scripta elegans) có lẽ là loài rùa nổi tiếng và dễ nhận dạng nhất. Mai của nó mượt và hơi cong với những sọc vàng ở lưng, một mảng đỏ hoặc thỉnh thoảng là vàng ở ngay đằng sau mắt.

Thức ăn và thói quen
Mai rùa tai đỏ thường được bao phủ bởi một lớp tảo dày.

Rùa tai đỏ là động vật ăn tạp, chủ yếu sống ở dưới nước. Do lưỡi bất động nên chúng không thể nuốt thức ăn trên đất liền, phải kiếm ăn dưới nước. Rùa hiếm khi ra khỏi nước, ngoại trừ để đẻ trứng hoặc di cư tới một vùng nước mới. Rùa con chủ yếu ăn thịt, dành phần lớn thời gian săn đuổi cá, côn trùng, nòng nọc, ếch, tôm, ốc sên... Chúng dần dần chuyển sang ăn thực vật khi lớn tuổi hơn. Rùa tai đỏ cũng ăn xác thối động vật.

Rùa trưởng thành sống qua mùa đông trong bùn ở đáy sông hoặc ao nước ngọt. Trong thời kỳ hoạt động, chúng dành thời gian tắm nắng xen kẽ với việc tìm thức ăn dưới nước. Ban đêm, chúng chui xuống đáy hồ. Mọi người thường nhìn thấy rùa tắm nắng trên các khúc gỗ, trên bờ, đá hoặc thảm thực vật bởi chúng là loài máu lạnh. Chúng rất nhút nhát và ngay lập tức bò uống nước từ điểm tắm nắng khi bị kích thích.

Rùa tai đỏ thích các vùng nước lặng với nhiều bùn ở đáy và thảm thực vật phong phú. Chúng hiếm khi xuất hiện ở vùng nước động. Mặc dù tỷ lệ chết của các con non rất cao song rùa trưởng thành sống tới 50-70 năm. Rùa tai đỏ sống ở cả vùng nước ngọt và nước lợ. Tuy nhiên, chúng nhạy cảm với nhiệt độ lạnh.

Sinh sản
Tỏ tình.

Trong mùa sinh sản kéo dài từ tháng 3 tới tháng 7, rùa cái có thể bị một "kẻ theo đuổi" dụ dỗ. Con đực cố giành tình cảm của rùa cái bằng cách tham gia vào các hoạt động tán tỉnh, như... bơi lùi trước mặt rùa cái với chân trước duỗi ra. Khi rùa cái sẵn sàng giao phối, nó sẽ dùng móng để vuốt chân trước của rùa đực. Rùa đực leo lên lưng rùa cái từ phía sau và bám chặt bằng vuốt...

Rùa cái tai đỏ có thể đẻ tới 3 ổ trứng trong một năm, mỗi ổ có từ 4-23 trứng. Chúng thường lên bờ, đào một hố nông, hình hũ rượu, rộng chừng 8-25cm, sâu 120-140cm rồi đẻ trứng vào đó. Cuối cùng, chúng lấp hố bằng đất và các vật liệu khác để bảo vệ trứng khỏi kẻ săn mồi cũng như các yếu tố thiên nhiên bất lợi khác. Rùa con nở sau đó 60-75 ngày.

Tác động tới môi trường

Một bể nuôi rùa tai đỏ làm cảnh. Một loài động vật cảnh "dễ thương" sẽ hóa thành loài động vật xâm hại nguy hiểm khi "thoát" ra ngoài bể nuôi!

Rùa cái thường lớn hơn rùa đực. Con đực trưởng thành có thể đạt tới chiều dài 90-100mm khi được 2-5 tuổi và kích cỡ tối đa là 28,9mm. Rùa con mới nở dài 2-3,5cm. Quê hương của rùa tai đỏ là Bắc Mỹ, tập trung ở thung lũng sông Mississippi từ miền Bắc IIIinois và Indiana tới phía bắc Vịnh Mexico, Texas và Alabama, và còn có thể rộng hơn nữa. Tuy vậy, rùa cái tai đỏ vẫn được gọi là "rùa Florida".

Mặc dù rùa tai đỏ được du nhập tới nhiều nơi trên thế giới làm vật cảnh song chúng lại bị Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) liệt vào danh sách 206 loài xâm hại toàn cầu.
 
Top