• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Một Số Bệnh Chó Mắc Phải, Nguyên Nhân, Cách điều Trị.

khangvcb

Member
Trong thời kỳ đông tàn - xuân đến, khí hậu ẩm ướt, khô và giá lạnh. Thú cưng gia đình đôi khi mắc phải một số bệnh về đường hô hấp, nhất là cún. Xin giới thiệu các bạn bệnh phế quản phế viêm, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị để cùng các bạn phòng chống, chăm sóc thú cưng của chúng ta nhé!


BỆNH PHẾ QUẢN PHẾ VIÊM (Broncho pneumonia catarrhalis)

Nguyên nhân

Do gia súc chăm sóc và nuôi dưỡng kém làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm nên khi bị cảm lạnh gia súc dễ mắc bệnh (vì vi trùng cư trú sẵn ở vùng phổi trỗi dậy).

Do phổi kích thích bởi hơi nóng, hơi độc, bụi (khí H2S, khí Ozon, Amoniac …) làm tổn thương niêm mạc phế quản, vi trùng dễ xâm nhập vào gây bệnh. Có trường hợp do tổn thương niêm mạc phế quản do cho gia súc uống thuốc, thuốc sặc vào khí quản … Ngoài ra, còn do sự viêm lan từ viêm tử cung hoá mủ, viêm vú, viêm dạ dày và ruột, viêm hạch từ đó vi trùng theo máu vào phổi gây bệnh.

Triệu chứng

Con vật ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn hoặc không ăn. Sốt cao (nhiệt độ tăng hơn bình thường từ 1 đến 2 độ C) và sốt lên xuống theo hình Sine.

Gia súc ho, mới đầu ho khan và ngắn, có cảm giác đau. Sau đó tiếng ho ướt và kéo dài, giảm đau. Nước mũi ít và đặc có màu xanh, thường dính vào hai bên lỗ mũi. Nếu viêm phổi hoặc hoại thư thì nước mũi như mủ và có mùi thối.

Khó thở, tần số hô hấp tăng (có khi 40 - 100 lần/phút). Niêm mạc mắt tím bầm. Lúc đầu tim đập nhanh, sau đó yếu dần.

Khi gõ vùng phổi, gia súc có cảm giác đau có phản xạ ho. Khi nghe vùng phổi, âm ran ướt (ở thời kỳ đầu). Âm ran khô, âm vò tóc (ở thời kỳ cuối). Nếu vùng phổi bị gan hoá thậm chí không nghe được âm phế nang, nhưng xung quanh vùng gan hoá ta lại nghe thấy âm phế nang tăng. Nước tiểu thấy xuất hiện Protein.

Tùy theo tính chất của bệnh nguyên và sức đề kháng của gia súc, bệnh có thể kéo dài trong một hoặc hai tuần, nếu bệnh nặng thì chỉ khoảng 8 đến 10 ngày gia súc chết, còn nếu bệnh kéo dài sẽ chuyển sang thể mãn tính.

Điều trị

Cho gia súc nghỉ ngơi, giữ ấm cho gia súc, chuồng trại sạch sẽ, thoáng khí, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, bổ sung thêm Vitamin A, P và Gluxit vào khẩu phần thức ăn.

Đối với gia súc yếu và nằm thì nên làm giá đỡ, hoặc thường xuyên trở mình cho gia súc. Dùng dầu nóng xoa bóp vùng ngực. Nếu có điều kiện dùng đèn Soluxe hay hồng ngoại chiếu vào vùng ngực.

Dùng Protein liệu pháp để nâng cao sức đề kháng của cơ thể (hoặc dùng huyết liệu pháp).

Dùng thuốc điều trị.
Dùng kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn, ta có thể dùng một trong các loại sau: Penicillin + streptomycin, Gentamycin, Lincosin, Genta-tylo, Chlotetrasol, Ampicillin, Kanamycin, Cephacilin, Thiophenicol, Sunfathiazol.

Dùng thuốc trợ sức, trợ lực, nâng cao sức đề kháng, giảm dịch thẩm xuất và tăng cường giải độc. Với chó thì dùng dung dịch Glucoza 20 - 40% (50ml), Spactein (từ 1-2 ml), Urotropin (từ 0.5-1 g), Vitamin C (1g), Canxichlorua 10% (5 ml).

Dùng thuốc giảm ho và long đờm: Codein photphat hay tecpin. Ngoài ra dùng Vintamin B để kích thích ăn uống và tiêu hoá.

Một tiêu chí cuối cùng khi thú cưng mắc bệnh, bạn là người hết lòng vì cún, không quản ngại gian nan và là chỗ dựa tinh thần thì cún của bạn rất nhanh chóng khỏi bệnh.

Ghi chú:
Tôi sử dụng tài liệu này được sự đồng ý của bác sỹ thú y Trần Văn Nên, công tác tại Bệnh viện thú y, trường Đại học nông nghiệp Hà nội, điện thoại: 04.39944206.
 

VPR237

Member
Xin có đôi điều về bài viết trên,mong được mọi người cho thêm ý kiến:

1. Bài viết dường như là soạn cho các loài gia súc như: trâu bò, lợn... được "biến hoá" đôi chỗ thành"cún" ! Vì vậy các mô tả triệu chứng bệnh, phương pháp điều trị không phù hợp với ...chó. ( Có tới hơn 10 chỗ dùng từ "gia súc" hoặc vật nuôi một cách chung chung ) lại với tiêu đề "một số bệnh chó mắc phải..." rất chuyên biệt!

2. Hình như chép từ một giáo trình nào đó đã quá cũ ( cách đây 40 năm). Bệnh gì cũng cứ tiêm Penicilline + Streptomycine là ỌK! Các BSTY đã khuyến cáo dùng streptomycine cho chó phải rất thận trọng vì rất độc, đặc biệt chó non.

3. Các thuốc điều trị không có kèm theo liều lượng cho chó. Đặc biệt không nói rõ đường cho thuốc là : tiêm bắp, hay tĩnh mạch ? Vì có cả thuốc Can-xi clorua 10% nếu tiêm trệch tĩnh mạch sẽ rất nguy hiểm.

Rất hoan nghênh người post bài, nhưng thiết nghĩ các nhà chuyên môn cần xác minh tính khoa học, thực tiễn ứng dụng cho chó ở bài viết trên. Mong được BS Trần Văn Nên cùng trao đổi trên Diễn đàn.

Trên đây là một vài ý kiến phản biện mang tính khoa học, không có ý gây mâu thuẫn cá nhân, mong các mod hiểu và chấp nhận.
 

pacific1

Member
mình rất đồng ý với ý kiến của bạn.tài liệu này củ lắm rồi
-theo mình thì giải độc thì dùng glucose 5% chứ???
-bây giờ có nhiều kháng sinh lắm mà,đâu phải dùng pen+strep .bạn nên dùng cephalixin,hoặc cobactan vì viêm phổi là do virus nên dùng kháng sinh mạnh ngoài chống phụ nhiễm mà cũng có thể kiềm khuẩn
-bây giờ long đờm nên dùng Bromhexen hay thyopheline thì tốt hơn
-trợ sức trợ lực nên dùng B-complex ADE +aminovital
vài ý kiến mong được chỉ dẫn thêm
 

dingoo

<color="Orange">Chuyên gia</color>
Xin có đôi điều về bài viết trên,mong được mọi người cho thêm ý kiến:

1. Bài viết dường như là soạn cho các loài gia súc như: trâu bò, lợn... được "biến hoá" đôi chỗ thành"cún" ! Vì vậy các mô tả triệu chứng bệnh, phương pháp điều trị không phù hợp với ...chó. ( Có tới hơn 10 chỗ dùng từ "gia súc" hoặc vật nuôi một cách chung chung ) lại với tiêu đề "một số bệnh chó mắc phải..." rất chuyên biệt!

2. Hình như chép từ một giáo trình nào đó đã quá cũ ( cách đây 40 năm). Bệnh gì cũng cứ tiêm Penicilline + Streptomycine là ỌK! Các BSTY đã khuyến cáo dùng streptomycine cho chó phải rất thận trọng vì rất độc, đặc biệt chó non.

3. Các thuốc điều trị không có kèm theo liều lượng cho chó. Đặc biệt không nói rõ đường cho thuốc là : tiêm bắp, hay tĩnh mạch ? Vì có cả thuốc Can-xi clorua 10% nếu tiêm trệch tĩnh mạch sẽ rất nguy hiểm.

Rất hoan nghênh người post bài, nhưng thiết nghĩ các nhà chuyên môn cần xác minh tính khoa học, thực tiễn ứng dụng cho chó ở bài viết trên. Mong được BS Trần Văn Nên cùng trao đổi trên Diễn đàn.

Trên đây là một vài ý kiến phản biện mang tính khoa học, không có ý gây mâu thuẫn cá nhân, mong các mod hiểu và chấp nhận.
Ý kiến của bác nêu là rất hay và đúng .
Việc sử dụng kháng sinh cho chó mèo khác với gia súc , chúng ta cần lưu ý .
Căn cứ vào chẩn đóan -thực tế bệnh của thú cưng bạn BSTY sẽ đưa ra giài pháp điều trị cho chúng.
 

boywinterhp

New Member
chó của mình bị ho cũng đã đi tiêm,nhưng bs tiêm quá nhiều rùi mà k giảm, bs bảo dừng tiêm mấy ngày nhưng nhìn cún con cứ ho mà thấy khổ thân quá ai có thuốc j để cho nó đỡ ho k vậy???
 
Top