Dân làng Anemogi ở sâu trong thung lũng Baliem-trung tâm đảo Irian -Jaya (Indonesia)
Ảnh: Lam Phong (SGTT)
Mình rất thích tấm ảnh này trong loạt phóng sự về "Nơi tận cùng thế giới" của báo SGTT vì tại nơi ấy cũng có bóng dáng của người bạn 4 chân của con người. Xin được chia sẻ với mọi người và xin trích một đoạn trong phóng sự ấy để các bạn thấy là sự hiện diện của chú chó ấy tại "nơi tận cùng thế giới" ấy, theo mình, thật thú vị.
" Vùng đất bị lãng quên…
Sau chuyến đi năm 2008, trở về Việt Nam, nỗi ám ảnh này luôn đeo đuổi những người làm báo chúng tôi. Khát khao tìm hiểu cuộc sống của các bộ tộc trên đảo Irian Jaya không ngừng thôi thúc chúng tôi tìm mọi cách để đến với vùng đất này và sống với những con người này…
Đảo Irian Jaya – còn có tên là Papua – Indonesia vốn là vùng đất bị chôn vùi trong bản đồ sinh tồn của loài người, chỉ đến khi những người Âu châu đầu tiên đặt chân đến đây khoảng thế kỷ 16, người ta mới bàng hoàng nhận ra, vẫn còn những con người sống tựa thuở hồng hoang. Ngay cả thung lũng Baliem trung tâm đảo Irian Jaya cũng chỉ mới thật sự được khai phá vào cuối năm 1938 bởi người Hà Lan. Nó như một vùng đất bị lãng quên với sự phát triển không ngừng của thế giới hiện đại. Đảo Irian Jaya do chính quyền Indonesia đặt vào năm 2002, nhưng trong cả chặng hành trình dài, chúng tôi vẫn thích gọi Papua dưới cái tên Irian Jaya hơn, đơn giản, Irian Jaya là danh từ mang đậm hơi thở của những thổ dân hoang dã Dani, Yali, Lani hay Korowai, Citak Mitak…
Sau gần một năm tìm kiếm và liên lạc với những người bạn trong “Nhóm khám phá – phiêu lưu Indonesia”, chúng tôi cũng vạch ra được lộ trình đến Irian Jaya, nhưng cả đoàn phải gửi tất cả hồ sơ giấy tờ từ một tháng trước ngày lên đường để làm giấy phép, Irian Jaya vẫn là vùng đất khép kín với thế giới.
Vị trí địa lý xa xôi, khó tiếp cận của đảo Irian Jaya đã làm cho các bộ tộc vẫn giữ được những thói quen và tập tục rất riêng của mình. Hầu hết đàn ông của các bộ tộc sử dụng Koteka – một dạng quả bầu phơi khô để che phần dương vật của mình, còn người phụ nữ thường ở trần, mặc loại váy đan từ những cây cỏ rất mềm nhưng dẻo dai. Họ cư trú trong những căn nhà tròn gọi là honai hay nhà trên cây và sống chủ yếu bằng nghề săn bắt và hái lượm...."
" Vùng đất bị lãng quên…
Sau chuyến đi năm 2008, trở về Việt Nam, nỗi ám ảnh này luôn đeo đuổi những người làm báo chúng tôi. Khát khao tìm hiểu cuộc sống của các bộ tộc trên đảo Irian Jaya không ngừng thôi thúc chúng tôi tìm mọi cách để đến với vùng đất này và sống với những con người này…
Đảo Irian Jaya – còn có tên là Papua – Indonesia vốn là vùng đất bị chôn vùi trong bản đồ sinh tồn của loài người, chỉ đến khi những người Âu châu đầu tiên đặt chân đến đây khoảng thế kỷ 16, người ta mới bàng hoàng nhận ra, vẫn còn những con người sống tựa thuở hồng hoang. Ngay cả thung lũng Baliem trung tâm đảo Irian Jaya cũng chỉ mới thật sự được khai phá vào cuối năm 1938 bởi người Hà Lan. Nó như một vùng đất bị lãng quên với sự phát triển không ngừng của thế giới hiện đại. Đảo Irian Jaya do chính quyền Indonesia đặt vào năm 2002, nhưng trong cả chặng hành trình dài, chúng tôi vẫn thích gọi Papua dưới cái tên Irian Jaya hơn, đơn giản, Irian Jaya là danh từ mang đậm hơi thở của những thổ dân hoang dã Dani, Yali, Lani hay Korowai, Citak Mitak…
Sau gần một năm tìm kiếm và liên lạc với những người bạn trong “Nhóm khám phá – phiêu lưu Indonesia”, chúng tôi cũng vạch ra được lộ trình đến Irian Jaya, nhưng cả đoàn phải gửi tất cả hồ sơ giấy tờ từ một tháng trước ngày lên đường để làm giấy phép, Irian Jaya vẫn là vùng đất khép kín với thế giới.
Vị trí địa lý xa xôi, khó tiếp cận của đảo Irian Jaya đã làm cho các bộ tộc vẫn giữ được những thói quen và tập tục rất riêng của mình. Hầu hết đàn ông của các bộ tộc sử dụng Koteka – một dạng quả bầu phơi khô để che phần dương vật của mình, còn người phụ nữ thường ở trần, mặc loại váy đan từ những cây cỏ rất mềm nhưng dẻo dai. Họ cư trú trong những căn nhà tròn gọi là honai hay nhà trên cây và sống chủ yếu bằng nghề săn bắt và hái lượm...."