Nếu yêu mèo thì bạn nên thả nó về rừng hoặc gửi đến trung tâm cứu hộ động vật và kiếm một em mèo ta nuôi. Vì bản năng hoang dã của loài mèo rừng rất khó thuần hoá. Đến mèo nhà đã sống với con người mấy ngàn năm rồi mà còn chưa huấn luyện được.
Bạn không nên vì thú chơi hàng độc để "sành điệu" hơn những người khác rồi lại lãnh hoạ vào thân khi nó trưởng thành và trở nên hung dữ. Có thể bị công an bắt khi mua bán, vận chuyển và nuôi giữ trái phép loại động vật hoang dã có tên trong sách đỏ này.
Đây là loại mèo cá:
Tên Việt Nam: Mèo cá
Mèo cá
Felis viverrina Bennett, 1833
Felis himalayanus Gray, 1867
Họ: Mèo Felidae
Bộ: Ăn thịt Carnivora
Mô tả:
Cỡ nhỏ trong họ mèo. Dài thân 725 - 780mm, dài đuôi 250 - 290mm, dài bàn chân sau: 151 - 171mm, trọng lượng 7 - 11kg. Mõm, má màu phớt trắng. Tai ngắn. Có 2 vệt sáng từ mắt đến tai. Bộ lông ngắn, hơi thô màu cơ bản xám hoặc lông sỉ, có nhiều đốm nhỏ thẫm mờ dọc sườn. Đuôi ngắn, xám sẫm, có đốm đen từ gốc đến mút đuôi.
Sinh học:
Thức ăn của mèo cá gồm cá, tôm, cua ốc, ếch, và các loại chim thú nhỏ. Kiếm ăn gần bờ nước. Thời gian có chửa 90 - 95 ngày, mỗi lứa đẻ 2 - 3 con.
Nơi sống và sinh thái:
Sống ở vùng thấp, bụi cây ven rừng, dọc sống suối, ao đầm, sống đơn độc.
Phân bố:
Việt Nam:Cao Bằng, Phú Yên, Long An, TP Hồ Chí Minh. Có thể mèo cá có phân bố rộng ở Việt Nam nhưng số lượng ít.
Thế giới: Nêpan, Nam Ấn Độ, Srilank, Lào, Campuchia, Xumatơra, Giava
Giá trị:
Loài thú hiếm ở Việt Nam
Tình trạng:
Ở Việt Nam. Số lượng rất ít nhưng chúng vẫn bị săn bắn với các loài cầy, chồn, mèo rừng. Mức độ đe dọa: bậc R.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Tuyệt đối cấm săn, bẫy bắt, kết hợp với bảo vệ rừng và xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 74.
theo
http://vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=1&ID=5564