• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Lễ hội Ok Bom Bok - Ao Bà Om - chùa Âng văn hóa Khmer ở Trà Vinh

catsamac

Member
Lễ hội Ok-Om-Bok (óc bom bóc)
Vào ngày 15/10 âl hàng năm - Lễ tạ ơn, cúng trăng của đồng bào dân tộc Khmer. Sở dĩ có tên gọi "Cúng trăng” là để tưởng nhớ công ơn Mặt Trăng, coi Mặt Trăng là vị thần điều tiết mùa màng, giúp con người làm ăn khá giả trong năm. Bên cạnh đó còn nhiều cách lý giải khác, nhưng chủ yếu dựa trên cơ sở hiện vật chính được cúng trong ngày lễ, cũng như đặc điểm về tập quán sản xuất và sinh hoạt của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung, Trà Vinh nói riêng mà giải thích. Trong các món đặc trưng trên mâm cổ được kể đến là "Cốm dẹp" , một loại thức ăn được làm từ lúa nếp, bởi vì đây là thời điểm lúa chín, gặt về lấy hạt còn nguyên vỏ rang lên, rồi giã bằng cối và chày gỗ cho dẹp lại. Đến ngày Lễ, sau khi cúng trăng xong, người lớn sẽ đút cốm dẹp cho trẻ em ăn, vừa đút vừa hỏi “Con muốn được gì", dĩ nhiên những đứa trẻ được dạy trước, nói: “Năm nay con muốn được nhiều gạo và tiền". Sở dĩ có tục lệ này là vì người ta tin rằng sẽ làm ăn phát đạt trong mùa tới. Phần quan trọng là nghi thức xung quanh cúng trăng có thể tổ chức tại chùa, tại nhà hoặc nơi có thể nhìn thấy mặt trăng rõ ràng. Đầu tiên người ta làm một cái cổng bằng tre, trúc rộng khoảng 3 m, trang trí thật đẹp, duới cổng đặt một cái bàn bày các vật cúng, ngoài cốm dẹp còn có các loại vật phẩm khác có nguồn gốc từ nông nghiệp như: chuối, các loại khoai, trái cây, bánh kẹo…khi Trăng lên đỉnh người ta thắp nhang đèn, rót trà làm lễ tạ ơn. Còn phần hội trong dịp Ok-Om-Bok là cách lôi cuốn ba dân tộc anh em (Khmer, Kinh, Hoa) sống trên địa bàn tham dự các trò chơi dân gian mà tâm điểm nhất là đua ghe Ngo. Một loại ghe được làm bằng cây cổ thụ, dài khoảng 10 m, một đội sẽ là đại diện cho cả khum, sóc… trên ghe có một người chỉ huy, một người cầm láy và một người đánh chiêng cồng ngồi giữa, tạo nên không khí trên sông thật hào hứng, náo nhiệt. Đội nào thắng trong cuộc thi không những chỉ đem về vinh dự, mà người khmer còn tin rằng năm đó sẽ làm ăn thuận lợi mùa màng bội thu.

Khoảng 20.000 người hò reo cổ vũ cho các đội đua đã tạo ra không khí vui tươi suốt dọc chiều dài sông Long Bình, thị xã Trà Vinh trong lễ hội Ok Om Bok truyền thống của đồng bào Khơme Nam Bộ. Sự kiện này nhằm hưởng ứng Năm du lịch quốc gia MêKông 2008.


Tham dự giải có 6 đội thuộc các huyện thị trong tỉnh Trà Vinh và 3 đội là của tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang và TP. Cần Thơ. Trên mỗi ghe đua đều sắp sẵn lễ vật cúng thần để cầu may mắn...

... và buộc tóc được ở đầu ghe với quan niệm để khắc chế thần cản mũi.

Các vận động viên khởi động làm nóng trước khi xuất phát. Năm nay, các đội thi đấu theo 2 cự ly 800m và 1.200m theo thể thức loại trực tiếp từng cặp.

Đen đủi nhất là đội Cần Thơ, mới vào lượt trận thứ 2 thì ghe đã bị va chạm, gãy mất phần đuôi nhưng vẫn đua tiếp. Kết quả là đội đạt được giải khuyến khích.

Đội Trà Vinh bứt phá về đích...

... và chiến thắng tuyệt đối khi đoạt 2 chức vô địch ở 2 cự ly.

Cùng với hội thi đua ghe Ngo, để hưởng ứng năm du lịch Mê Kông 2008, tỉnh Trà Vinh còn tổ chức hội thi thả đèn gió. Đèn gió có bộ khung hình ống bằng nan tre vót mỏng, xung quanh và trên đỉnh được dán kín bằng giấy mỏng. Đầu dưới người ta căng 4 sợi dây kẽm nhỏ sao cho điểm giao nhau phải thật đồng tâm thì đèn mới vững và bay cao được.
 

catsamac

Member
THẢ ĐÈN GIÓ

Tại điểm trung tâm người ta bện một miếng gòn làm bấc và tẩm thật nhiều dầu hôi.

Khi bấc được đốt lên, đèn bay lên cao và sẽ được gió mang đi nên gọi là "đèn gió".

Giữ cân bằng cho đèn trước khi thả. Lễ thả đèn gió có ý nghĩa tượng trưng cho hình ảnh của Đức Phật sau khi hóa thân bay lên Trời. Người ta quan niệm năm nào đèn gió bay cao thì hạnh phúc sẽ đến với bà con.

Với những chiếc đèn được làm nhanh, đẹp tốc độ bay vút lên nhanh và ổn định, chùa Sóc Cụt đã đoạt giải nhất của hội thi này.

Nguồn tin247.com
 

catsamac

Member
Khi ngồi bên sông Trà Vinh cụng ly với mấy anh ở STNMT Trà Vinh, cms có chụp được vài ảnh ghe chở đoàn cổ động viên đi cổ vũ:



Đoàn thuyền xung chuẩn bị xung trận!





Lễ hội được truyền hình trực tiếp
 

catsamac

Member
Khu du lịch Ao Bà Om - Di tích lịch sử văn hóa.
Là một thắng cảnh nổi tiếng của Trà Vinh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thuộc khóm 4, phường 8, thị xã Trà Vinh, nằm dọc theo Quốc lộ 53, cách trung tâm thị xã khoảng 5 km. Ao có hình chữ nhật dài khoảng 500 m, rộng khoảng 300 m với mặt nước ao phẳng lặng, xung quanh có gò cát cao với những rễ cây cổ thụ nhô lên tạo nên những hình dáng độc đáo và những hàng cây xanh tạo không khí mát mẽ trong lành. Khi đến đây du khách sẽ được nghe, được cảm nhận nét độc đáo về sự tích truyền thuyết hình thành Ao Bà Om.

Theo truyển thuyết kể lại rằng trong xã hội Khmer họ đòi quyền bình đẳng giới giữa phái nam và phái nữ, tranh chấp với nhau trong việc cưới hỏi, phụ nữ đòi nam giới phải hỏi cưới mình, phài làm rễ một thời gian trước ngày cưới và sau khi cưới xong phải ở bên nhà vợ luôn. Bởi ngày xưa theo chế độ mẫu hệ phái nữ nắm tất cả các quyền trong nhà từ việc tên con theo họ mẹ, việc hỏi cưới chồng… Từ mâu thuẩn đó mới thi thố với nhau bằng cách phái nam đào bờ lũy địa điểm gần chùa Pras Tropeăng ngày nay, phái nữ chọn địa điểm đào ao gần chùa Âng ngày nay. Với mưu kế của thủ lĩnh phái nữ tên là Om, họ đã dùng mẹo qua mặt phái nam, họ cho phái nam rượu chè, khen đủ thứ, nào là phái nữ chân yếu tay mềm thế nào cũng thua… Các bà còn thả lồng đèn theo hướng Đông, phe bên phái nam cứ tưởng là sao đã mọc nên nghỉ sớm và cuối cùng đã thua bên phái nữ. Từ đó với mưu trí của Bà, người ta đặt cho cái ao đó với cái tên Ao Bà Om và tục lệ thả lòng đèn gió. Còn bờ lũy do nhóm đàn ông đào chưa xong, lâu ngày bị lấp dần, cách chùa Âng khoảng 1.5 km. Cũng từ đó, phong tục tập quán nam đi hỏi cưới vợ cũng hình thành. Ngày nay Ao Bà Om vẫn giữ cái vẻ đẹp duyên dáng, thơ mộng và còn là kỳ tích gắn liền với phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Khmer từ xưa đến nay. Hàng năm, cứ đến ngày lễ hội Ok-Om-Bok cúng mừng lúa chín đầu mùa, cúng trăng bà con Khmer gần xa kéo về tổ chức các hoạt động vui chơi như múa Room voong, thả đèn gió, thi thời trang, đua ghe Ngo… làm cho khu văn hoá du lịch Ao Bà Om càng thêm náo nhiệt, sinh động.



Mỗi góc ao đều có một cái am nhỏ làm bằng móp (xốp) thả nổi trên mặt nước


Nhạc cụ dân tộc: trống, đàn bằng gỗ, ...




Mời các bạn thưởng thức một đoạn video nhạc để hòa mình vào không khí lễ hội ở đây:


(kích vào ảnh)
 

catsamac

Member

Những gốc cây khổng lồ xung quanh bờ ao với bộ rễ cực đẹp


Một nhà sư trẻ vui vẻ chụp ảnh giùm các cô gái bên gốc cây


Phong tục người Khmer cũng có việc rút xăm
 

catsamac

Member
Chùa Âng - Kiến trúc cổ văn hóa Khmer.
Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Trà Vinh, cách trung tâm thị xã Trà Vinh khoảng 5 km, nằm ẩn mình trong hàng cây cổ thụ của khu văn hoá du lịch Ao Bà Om, tọa lạc tại khóm 4, phường 8, thị xã Trà Vinh. Chùa Âng có lối kiến trúc cổ kính, độc đáo hài hòa trong cảnh sắc thiên nhiên. Khi bước vào chùa chúng ta sẽ thấy những màu sắc sặc sỡ của các tượng hình rồng rắn, hoa lá, tiên nữ, trên mỗi thân cột bằng gỗ sơn mài đen cùng với những tượng Phật bằng đồng, bằng đá trắng với các tư thế ngồi, đứng khác nhau… đó là sự đóng góp và lưu giữ của đồng bào dân tộc khmer qua bao đời còn lưu lại.







 

catsamac

Member






Sắp tới CMS tiếp tục đi thêm 5 tỉnh nữa hi vọng sẽ chụp được nhiều ảnh để giới thiệu cùng mọi người vẻ đẹp của các miền quê đất nước!
 
Top