Lễ hội Ok-Om-Bok (óc bom bóc)
Vào ngày 15/10 âl hàng năm - Lễ tạ ơn, cúng trăng của đồng bào dân tộc Khmer. Sở dĩ có tên gọi "Cúng trăng” là để tưởng nhớ công ơn Mặt Trăng, coi Mặt Trăng là vị thần điều tiết mùa màng, giúp con người làm ăn khá giả trong năm. Bên cạnh đó còn nhiều cách lý giải khác, nhưng chủ yếu dựa trên cơ sở hiện vật chính được cúng trong ngày lễ, cũng như đặc điểm về tập quán sản xuất và sinh hoạt của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung, Trà Vinh nói riêng mà giải thích. Trong các món đặc trưng trên mâm cổ được kể đến là "Cốm dẹp" , một loại thức ăn được làm từ lúa nếp, bởi vì đây là thời điểm lúa chín, gặt về lấy hạt còn nguyên vỏ rang lên, rồi giã bằng cối và chày gỗ cho dẹp lại. Đến ngày Lễ, sau khi cúng trăng xong, người lớn sẽ đút cốm dẹp cho trẻ em ăn, vừa đút vừa hỏi “Con muốn được gì", dĩ nhiên những đứa trẻ được dạy trước, nói: “Năm nay con muốn được nhiều gạo và tiền". Sở dĩ có tục lệ này là vì người ta tin rằng sẽ làm ăn phát đạt trong mùa tới. Phần quan trọng là nghi thức xung quanh cúng trăng có thể tổ chức tại chùa, tại nhà hoặc nơi có thể nhìn thấy mặt trăng rõ ràng. Đầu tiên người ta làm một cái cổng bằng tre, trúc rộng khoảng 3 m, trang trí thật đẹp, duới cổng đặt một cái bàn bày các vật cúng, ngoài cốm dẹp còn có các loại vật phẩm khác có nguồn gốc từ nông nghiệp như: chuối, các loại khoai, trái cây, bánh kẹo…khi Trăng lên đỉnh người ta thắp nhang đèn, rót trà làm lễ tạ ơn. Còn phần hội trong dịp Ok-Om-Bok là cách lôi cuốn ba dân tộc anh em (Khmer, Kinh, Hoa) sống trên địa bàn tham dự các trò chơi dân gian mà tâm điểm nhất là đua ghe Ngo. Một loại ghe được làm bằng cây cổ thụ, dài khoảng 10 m, một đội sẽ là đại diện cho cả khum, sóc… trên ghe có một người chỉ huy, một người cầm láy và một người đánh chiêng cồng ngồi giữa, tạo nên không khí trên sông thật hào hứng, náo nhiệt. Đội nào thắng trong cuộc thi không những chỉ đem về vinh dự, mà người khmer còn tin rằng năm đó sẽ làm ăn thuận lợi mùa màng bội thu.
Khoảng 20.000 người hò reo cổ vũ cho các đội đua đã tạo ra không khí vui tươi suốt dọc chiều dài sông Long Bình, thị xã Trà Vinh trong lễ hội Ok Om Bok truyền thống của đồng bào Khơme Nam Bộ. Sự kiện này nhằm hưởng ứng Năm du lịch quốc gia MêKông 2008.
Tham dự giải có 6 đội thuộc các huyện thị trong tỉnh Trà Vinh và 3 đội là của tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang và TP. Cần Thơ. Trên mỗi ghe đua đều sắp sẵn lễ vật cúng thần để cầu may mắn...
... và buộc tóc được ở đầu ghe với quan niệm để khắc chế thần cản mũi.
Các vận động viên khởi động làm nóng trước khi xuất phát. Năm nay, các đội thi đấu theo 2 cự ly 800m và 1.200m theo thể thức loại trực tiếp từng cặp.
Đen đủi nhất là đội Cần Thơ, mới vào lượt trận thứ 2 thì ghe đã bị va chạm, gãy mất phần đuôi nhưng vẫn đua tiếp. Kết quả là đội đạt được giải khuyến khích.
Đội Trà Vinh bứt phá về đích...
... và chiến thắng tuyệt đối khi đoạt 2 chức vô địch ở 2 cự ly.
Cùng với hội thi đua ghe Ngo, để hưởng ứng năm du lịch Mê Kông 2008, tỉnh Trà Vinh còn tổ chức hội thi thả đèn gió. Đèn gió có bộ khung hình ống bằng nan tre vót mỏng, xung quanh và trên đỉnh được dán kín bằng giấy mỏng. Đầu dưới người ta căng 4 sợi dây kẽm nhỏ sao cho điểm giao nhau phải thật đồng tâm thì đèn mới vững và bay cao được.
Vào ngày 15/10 âl hàng năm - Lễ tạ ơn, cúng trăng của đồng bào dân tộc Khmer. Sở dĩ có tên gọi "Cúng trăng” là để tưởng nhớ công ơn Mặt Trăng, coi Mặt Trăng là vị thần điều tiết mùa màng, giúp con người làm ăn khá giả trong năm. Bên cạnh đó còn nhiều cách lý giải khác, nhưng chủ yếu dựa trên cơ sở hiện vật chính được cúng trong ngày lễ, cũng như đặc điểm về tập quán sản xuất và sinh hoạt của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung, Trà Vinh nói riêng mà giải thích. Trong các món đặc trưng trên mâm cổ được kể đến là "Cốm dẹp" , một loại thức ăn được làm từ lúa nếp, bởi vì đây là thời điểm lúa chín, gặt về lấy hạt còn nguyên vỏ rang lên, rồi giã bằng cối và chày gỗ cho dẹp lại. Đến ngày Lễ, sau khi cúng trăng xong, người lớn sẽ đút cốm dẹp cho trẻ em ăn, vừa đút vừa hỏi “Con muốn được gì", dĩ nhiên những đứa trẻ được dạy trước, nói: “Năm nay con muốn được nhiều gạo và tiền". Sở dĩ có tục lệ này là vì người ta tin rằng sẽ làm ăn phát đạt trong mùa tới. Phần quan trọng là nghi thức xung quanh cúng trăng có thể tổ chức tại chùa, tại nhà hoặc nơi có thể nhìn thấy mặt trăng rõ ràng. Đầu tiên người ta làm một cái cổng bằng tre, trúc rộng khoảng 3 m, trang trí thật đẹp, duới cổng đặt một cái bàn bày các vật cúng, ngoài cốm dẹp còn có các loại vật phẩm khác có nguồn gốc từ nông nghiệp như: chuối, các loại khoai, trái cây, bánh kẹo…khi Trăng lên đỉnh người ta thắp nhang đèn, rót trà làm lễ tạ ơn. Còn phần hội trong dịp Ok-Om-Bok là cách lôi cuốn ba dân tộc anh em (Khmer, Kinh, Hoa) sống trên địa bàn tham dự các trò chơi dân gian mà tâm điểm nhất là đua ghe Ngo. Một loại ghe được làm bằng cây cổ thụ, dài khoảng 10 m, một đội sẽ là đại diện cho cả khum, sóc… trên ghe có một người chỉ huy, một người cầm láy và một người đánh chiêng cồng ngồi giữa, tạo nên không khí trên sông thật hào hứng, náo nhiệt. Đội nào thắng trong cuộc thi không những chỉ đem về vinh dự, mà người khmer còn tin rằng năm đó sẽ làm ăn thuận lợi mùa màng bội thu.
Khoảng 20.000 người hò reo cổ vũ cho các đội đua đã tạo ra không khí vui tươi suốt dọc chiều dài sông Long Bình, thị xã Trà Vinh trong lễ hội Ok Om Bok truyền thống của đồng bào Khơme Nam Bộ. Sự kiện này nhằm hưởng ứng Năm du lịch quốc gia MêKông 2008.


Tham dự giải có 6 đội thuộc các huyện thị trong tỉnh Trà Vinh và 3 đội là của tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang và TP. Cần Thơ. Trên mỗi ghe đua đều sắp sẵn lễ vật cúng thần để cầu may mắn...

... và buộc tóc được ở đầu ghe với quan niệm để khắc chế thần cản mũi.

Các vận động viên khởi động làm nóng trước khi xuất phát. Năm nay, các đội thi đấu theo 2 cự ly 800m và 1.200m theo thể thức loại trực tiếp từng cặp.

Đen đủi nhất là đội Cần Thơ, mới vào lượt trận thứ 2 thì ghe đã bị va chạm, gãy mất phần đuôi nhưng vẫn đua tiếp. Kết quả là đội đạt được giải khuyến khích.

Đội Trà Vinh bứt phá về đích...

... và chiến thắng tuyệt đối khi đoạt 2 chức vô địch ở 2 cự ly.

Cùng với hội thi đua ghe Ngo, để hưởng ứng năm du lịch Mê Kông 2008, tỉnh Trà Vinh còn tổ chức hội thi thả đèn gió. Đèn gió có bộ khung hình ống bằng nan tre vót mỏng, xung quanh và trên đỉnh được dán kín bằng giấy mỏng. Đầu dưới người ta căng 4 sợi dây kẽm nhỏ sao cho điểm giao nhau phải thật đồng tâm thì đèn mới vững và bay cao được.