• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Lão "phóng điểu"

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
(KTNT,02/2009) - Người dân thôn Trác Bút, thị trấn Chờ (Yên Phong - Bắc Ninh) có thú chơi chim bay rất độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện khát vọng tự do và hòa bình. Về Trác Bút những ngày này, dù chưa vào đúng hội nhưng với những người tham gia hội thi chim bay, đây là thời gian bận bịu nhất. Năm nào cũng vậy, ứng viên số 1 của hội thi luôn được giành cho ông Mẫn Bá Duy bởi ông sở hữu độc chiêu trong huấn luyện chim bay.

Nét đẹp ngày hội

Chúng tôi lòng vòng qua mấy con ngõ nhỏ mới tìm được nhà ông Duy. Ngôi nhà năm gian với nét cổ kính và khoảng sân rộng trông thật bình yên và giản dị. Mái ngói rêu xanh được điểm xuyết những chú chim bồ câu thoắt đậu, thoắt bay. Sau khi nhâm nhi chén trà thơm, ông dẫn chúng tôi ra sân và mang theo nắm thóc để dụ đàn chim xuống. Chỉ ít phút sau, những chú chim thi nhau sà xuống sân mổ thóc. Yên lặng một lát, ông bất thình lình dẫm chân thật mạnh, cả đàn chim đang chăm chú ăn tung cánh bay vút lên. ông bảo: “Đó là kỹ nghệ đơn giản nhất trong huấn luyện chim bay”.

Tương truyền, từ thời Lý, làng Trác Bút đã được nhà vua giao nhiệm vụ huấn luyện chim bồ câu để đưa thư từ biên ải về kinh thành. Đất nước thái bình, những người từng làm nghề huấn luyện chim đã phát triển thành thú chơi trong ngày hội. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, thú chơi này bị gián đoạn do những người có kỹ thuật huấn luyện chim đều tham gia cách mạng. Gần 10 năm trở lại đây, người làng Trác Bút dần phục hồi việc luyện chim bồ câu. Hiện nay, thả chim đã trở thành ngày hội thường niên, thu hút rất nhiều người tham dự.

Hội thi chim bay thường tổ chức vào tháng 4 và tháng 8 hàng năm. “Ngày hội “phóng điểu” được tổ chức vào cuối xuân và đầu thu vì đây là mùa chim bay, các mùa khác khó thực hiện vì con cắt trên rừng về thường bắt chim bồ câu”, ông Duy lý giải. Mỗi lần tổ chức, ít nhất một hội cũng có vài ba trăm đàn đăng ký, có năm lên đến cả nghìn đàn. Những năm gần đây, hội thi không chỉ giới hạn người trong làng mà còn thu hút sự tham gia của đàn chim ở Hiệp Hoà (Bắc Giang), Sóc Sơn, Đông Anh (Hà Nội). Đặc biệt, những cách thức, luật lệ ngày xưa vẫn được giữ nguyên.

Trước khi thi, người ta xếp 200 - 300 lồng chim thành hàng, có ký hiệu riêng cho các đàn. Đội ngũ cầm cân, nảy mực khoảng 20 người, đều là những tay lão luyện trong nghề. Mặc dù chấm bằng mắt thường nhưng hội thi có tiêu chuẩn rất cao, đòi hỏi sau khi mở lồng, chim phải bay im, tròn, đứng sới (cắm sới), không bay ra khỏi khuôn viên làng. Nếu bay chệch choạc sẽ bỏ không tính điểm. Chim bay phải hoà vào nhịp trống phách.


Ông Duy đang huấn luyện đàn chim để chuẩn bị cho thi hội.​

Ông Ngô Xuân Sửu, Trưởng phòng Văn hoá - Thông tin huyện Yên Phong cho biết: “Hội thi chim bay là nét văn hoá độc đáo của người dân Kinh Bắc. Đây vừa là thú chơi, vừa mang tính ước lệ, thể hiện khát vọng tự do, niềm mơ ước cháy bỏng của con người. Đồng thời, nó còn cho thấy tính kỷ luật chặt chẽ, biểu trưng cho sự thuỷ chung, nhớ về cội nguồn”.

“Cũng bởi lẽ đó mà mỗi kỳ mở hội“, có tới hàng trăm đàn chim thi đấu nhưng chỉ có bốn giải được trao. Muốn đoạt giải thì chim phải được luyện thi như... người”c, ông Duy tâm sự.

Độc chiêu "luyện điểu"

Đã 17 năm qua, ông Duy đảm nhiệm chức Trưởng ban Câu lạc bộ Liên hiệp phóng điểu huyện Yên Phong. Từ lâu, ông vẫn được coi là người nuôi chim giỏi nhất làng. Năm nào tham gia thi ông cũng ẵm giải lớn. Trong nhà ông, bằng khen, giấy chứng nhận treo kín tường. Hiện, ở Trác Bút có hàng chục người nuôi chim bay nhưng chỉ ông Duy là người nắm giữ được độc chiêu trong huấn luyện chim.

Khi tôi ngỏ ý muốn tìm hiểu về bí quyết có được chim đoạt giải cao, ông vui vẻ chia sẻ: “Không phải con chim nào cũng bay được mà phải có giống chuẩn. Việc chọn giống chim đóng vai trò rất quan trọng, thường người sành chơi chim hay tìm chọn người có chim thi đoạt giải, mua lại một đôi trong đàn về gây giống. Giống đó phải có từ lâu đời, cánh chim dài mượt, ít thịt nhiều lông, mắt như hạt cau mới có thể bay cắm sới”.

Để chim dự thi tốt nhất, người nuôi cần nhổ hết lông cánh vào tháng Giêng để đến tháng 4 cho thi. Việc nhổ lông cánh cũ là để lông mới mọc, có như vậy cánh mới đều, có thể bay tốt hơn.

Việc huấn luyện chim mất khoảng 15 - 20 ngày. Thời gian đầu “luyện điểu” giúp chim đầu đàn định vị nơi cất cánh và nơi hạ cánh cùng một điểm, đòi hỏi người nuôi phải có tính kiên nhẫn cao. Cứ vào buổi sáng, mở cửa lồng tại sân nhà rồi xua chim bay lên. Khi chúng đã quen bay lên rồi hạ xuống tại sân nhà được khoảng một tuần thì tiếp tục mang lồng chim ra cánh đồng, đuổi cho chúng bay lên cao hơn. Khi chúng đã bay quen, người nuôi còn phải tiếp tục đưa ra cự ly xa hơn để mở lồng. Muốn đàn chim không bay mỗi con một hướng, người nuôi phải có cách mở cửa lồng thật nhanh, dứt khoát. Lồng chim để huấn luyện thường được thiết kế như kiểu lồng bàn úp mâm cơm. Cái khéo ở chỗ phải làm sao đôi chim đầu đàn vọt lên trước, các con chim khác nhất loạt vỗ cánh bay lên theo, mỗi lần mở lồng như thế chỉ trong vài giây.

Ông Duy cho biết thêm: “Trong quá trình huấn luyện chim rất dễ gặp sự cố như khi chim bay gặp gió lốc sẽ thất lạc, hoặc nếu chim nhập thành đám sẽ đánh nhau. Mặc dù vậy, nhờ có bí quyết giữ chim nên sau khi mở lồng, con nào con nấy đều tự tìm đường về”.

Tuy việc huấn luyện chim bay gặp nhiều khó khăn, vất vả nhưng bao năm qua, ông Duy vẫn đam mê theo đuổi, cốt để lưu giữ nét văn hoá độc đáo và tao nhã của người dân Kinh Bắc.
 

rhinky

Member
!!!

Vậy là chim này là chim bồ câu sẻ hay bồ câu thái vậy các anh, tại em thấy có nhiều anh em chê khả năng bay lượng của chim ta quá. Em thấy bồ câu hồi đó của mình bay thi cũng "máu lửa" lắm chứ bộ!
 

chuyachuya

New Member
Ðúng là cao nhân. phải chi cụ đó vào sài gòn nhỉ?xin bái sư học liền.keke
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Chim Nghĩa điểu

Vậy là chim này là chim bồ câu sẻ hay bồ câu thái vậy các anh, tại em thấy có nhiều anh em chê khả năng bay lượng của chim ta quá. Em thấy bồ câu hồi đó của mình bay thi cũng "máu lửa" lắm chứ bộ!
Chắc chắn không phải chim Thái rồi em à! Cách thức thi cũng khác nữa! Đó là chim Nghĩa điểu: loại chim câu tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh chọn để thi hội.

Mạn phép trích bài của anh HoangHung_HP (#140 -Yêu Chim Bồ Câu đưa thư):

Chim Hội Ở Bắc Ninh

Chim ở tỉnh HÀ BẮC cũ nay là tỉnh BẮC NINH & BẮC GIANG , thông thường hàng năm người ta có mở hội thi ( chim hội ) .
Như bài viết ở trên tôi đã viết rồi :
Không biết anh NOODLE lấy thông tin này đã qua kiểm nghiệm chưa... ?...? .
--- Tôi thường hay có điều kiện đi làm xa ở các tỉnh lân cận nhất là BẮC NINH nay , & HÀ BẮC cũ ( cái cảnh những người nuôi chim thường hay LA CÀ đến những nơi có chim ) thì được biết :
-- Cái chuyện chim hội là đưa thư của tỉnh BẮC NINH là chuyện …?..? . .
-- Tôi lấy ví dụ :
-- Năm 2003 tôi có vào nhà một cụ già năm đó đã 82 tuổi ( tôi không tiện kể tên ) kể lại :
-- Nghĩ mà buồn khi từ trước đến nay những người nuôi chim hội chúng tôi , luôn luôn nghĩ chim hội là chim đưa thư , ấy thế mà năn 990 năm THĂNG LONG , huy động cả tỉnh HÀ BẮC mới được khoảng hơn 700 con , lẽ ra là 990 con để mang đi thả ở HÀ NỘI ,ấy thế thôi cũng xí xoá là 990 con trong đó gia đình tôi cũng đóng góp trên bốn chục con mà tổng số những con về được đến nhà của cả tỉnh HÀ BẮC trong 3 tháng sau khi thả chỉ vẻn vẹn không quá 1 bàn tay .
Tôi hỏi lại cụ : Dạ ! có nghĩa là 5 con :
Cụ xua tay : Không ! Bàn tay có 14 đốt & thế là người HÀ BẤC chúng tôi từ bỏ ý định , coi chim hội là chim ĐƯA THƯ . Ông cụ nhìn vào lồng chim của tôi mà nói rằng :
-- Chim câu của chúng tôi nó không có mào như chim câu của anh :Tôi bèn nghé vào tai cụ nói to ( vì cụ nặng tai ) :
-- Chim này là chim đưa thư cụ ạ : Cụ bèn nói :
-- Tôi không tin : Cụ liền chỉ tay vào trong nhà nói :
-- Tôi nuôi chim từ nhỏ đến nay đã 82 tuổi rồi , tôi được từng kia cái cờ ( tôi đếm vội cũng khoảng gần 4 chục chiếc cờ treo ở trên tường nhà ) mà anh nói anh ở HẢI PHÒNG mà thả chim ở đây ( YÊN PHONG BẮC NINH ) mà về được HẢI PHÒNG vậy anh có nhầm không ( Tôi chỉ cười ) . Ông cụ bèn ra hiệu cho anh con trai cụ cũng ngoài 60 tuổi phóng xe đạp đi gọi thêm mấy cụ nữa sang đây nói chuyện về chim bồ câu .
Không đầy 10 phút sau có thêm 6 cụ nữa đến nói chuyện về chim bồ câu thật rôm rả .Có một số anh thanh niên lớp trẻ nhìn chim bồ câu của tôi bèn nói :
-- Chim bồ câu của chú ấy đúng là chim bồ câu đưa thư như chú ấy nói đấy các cụ ạ .
Sâu một hồi nói chuyện mới đi đến ngã ngũ , các cụ bèn cườ KHÀ KHÀ & bèn xé 1 tò hóa đơn thu phí thuỷ lợi ( sé ra từng mảnh để buộc vào chân mỗi con chim bồ câu một mảnh hoá đơn của tôi rồi thả chúng ra ) .
...Tối hôm đó tôi phải về nhà lầy thêm vật tư & sáng hôm sau lên mang đầu đủ các mảnh của tờ hoá đơn , các cụ mới tin SÁI CỔ , trầm trồ thán phục ( làm tôi phổng cả mũi ) .
Tôi đã biếu tặng các cụ 2 đôi chim non để các cụ lai tạo nhưng sau một thời gian lai tạo thì không ổn vì chim lai cứ thả ra là phóng ngay về nhà lên mất điểm . Như vậy các cụ đã thải laọi gống chim này .
tôi thấy các cụ đã nhận định chính sác vì :
-- Gống chim hội là gống chim sác định vị trí nơi ở của chúng rất kém lên chúng phải lượn & bay cao nhiều vòng để nhìn ( nhận dạng lối mòn ) nếu chưa thấy nhà & chưa mệt chúng còn lượn . Tôi cũng hân hạnh được các cụ tặng 1 đôi làm kỷ niêm . Tôi mang về nuôi được nửa tháng thì chúng đẻ , tôi tháo cánh cho chúng & chúng ở luôn , mgày mai tôi tôi đưa hình ảnh hậu duệ của chúng lên để mội người nhận xét .
--- Những nhận sét của tôi có gì chưa đúng mong các QUÝ VỊ cứ góp ý .


HOÀNG HÙNG tôi xin cảm ơn .
 
Top