• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Làm sao có thể giao tiếp với mèo của bạn ?

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Làm sao có thể giao tiếp với mèo của bạn ?

Có thể giao tiếp với mèo ?

Các nhà khoa học đã phát hiện khả năng dùng các thông tin giao tiếp phức tạp của mèo để "nói" cho chúng ta biết nó muốn gì và ngược lại có khả năng hiểu ý muốn, tình cảm của chủ qua động tác, cử chỉ và giọng nói. Mặc dù phải tốn nhiều thời gian và kiên trì lặp lại các động tác hoặc âm điệu, khả năng hiểu nhau giữa chủ và miu cưng của mình là hoàn toàn có thể.

Giao tiếp với mèo cần biết:

1. Ngôn ngữ nói không phải là "cách giao tiếp" mèo ưa thích:

Cử chỉ âu yếm, vuốt ve... là "ngôn ngữ thích hợp nhất" với mèo, ngôn ngữ nói chỉ nên đồng thời với động tác. Mèo cũng "thông tin" với đồng loại bằng thứ ngôn ngữ" động tác, ám hiệu".

2. Hãy lắng nghe tiếng " meo " để bạn hiểu ý muốn của mèo:

Bạn có thể đoán " yêu cầu", " từ chối", của mèo qua tiếng "meo, meo".

- Tiếng " meo" ngắn" : Chào hỏi khi trông thấy chủ.
- "Meo" thành chuỗi dài, liên tục, nhỏ nhẹ : Rất sung sướng, hài lòng với chủ.
- Với cường độ âm thanh vừa phải : Cầu khẩn, cầu xin : đòi ăn, muốn bế ẵm, gần chủ...
- Tiếng gru..gru kéo dài : Ra lệnh, yêu cầu được làm gì đó như không thích bế nữa, muốn chạy nhẩy... hoặc phàn nàn không ưng ý điều gì.
- Nhe răng, nghiến răng cùng điệu bộ khác thường: Rất bực tức, hoảng sợ, muốn chạy trốn thoát hiểm...
- "Meo" cùng với âm êm dịu"nhiu..nhiu.." : Cử chỉ âu yếm, thường để gọi con của mèo mẹ, chuẩn bị cho bú hoặc liếm láp bộ lông cho con.
- "Phờ..rù" : không muốn tiếp xúc hoặc bị chú ý.

3. Quan sát cử chỉ của mèo:

Vì thân thể mèo rất linh hoạt, uyển chuyển nên có thể nhận biết các thông tin bằng cách quan sát chúng.

- Đuôi dựng thẳng đứng : Vui vẻ, phấn khích.
- Đuôi giật giật, rung rung : xúc động, lo âu, băn khoăn.
- Mí mắt nhấp nháy từ từ : không hài lòng lắm.
- Tai cúp ngược về phía sau: Báo động có điều gì bất thường.
- Liếm láp chủ nhẹ nhàng: Yên tâm, âu yếm coi chủ như mẹ, anh chị em đồng loại.

4. Nói với mèo:

- Cần lặp đi lặp lại rất thường xuyên những từ, âm thanh âu yếm với mèo để tỏ ý yêu mến hoặc gọi thân thiện " miu miu..." thậm chí gọi tên " Bông.. bông". Hoặc yêu cầu: " ngủ đi !", "ăn đi !"," Lại đây!"... Mèo sẽ quen dần và hiểu ý với các âm thanh này.
- Cường độ âm thanh " nói chuyện" với mèo cần êm dịu, nhẹ nhàng.
- Âm thanh từ các dụng cụ : máy sấy, tiếng vòi nước chảy, vòi tắm sen... cũng làm "phản cảm" mèo. Cần luyện thường xuyên để quen và dễ dàng tắm, sấy cho mèo.
- Ngăn cản mèo không được làm điều gì, cần dùng âm thanh ngắn gọn : "Không !" và ra hiệu kèm theo của chủ.

5. Lưu ý :

- Giống mèo khác nhau có đặc thù riêng về phản xạ, độ nhạy cảm với " ngôn ngữ giao tiếp" giữa chúng và với chủ.
- Mèo ốm bệnh, dị tật, điếc bẩm sinh... không phù hợp các mô tả trên.


Pumpkin ngủ



Mèo Mun của cala_ring88



Đôi mèo xinh của Rose 1402
 

Phu Dung

Moderator
Theo mình nghĩ vẫn còn một "kênh" giao tiếp với mèo, đó là Telepathy (thần giao cách cảm). Đó là cách giao tiếp trực tiếp bằng sóng não nên hoàn toàn không phụ thuộc vào ngôn ngữ. Súc vật có bản năng rất mạnh nên khả năng giao tiếp này của nó mạnh hơn chúng ta. Nếu chúng ta sống gần nó lâu ngày, nó có tình cảm với chúng ta thì có thể phát triển sự giao tiếp này.

Bạn có suy nghĩ tại sao dân gian hay cho rằng những kẻ không có gì đáng chú ý nhưng đi đến đâu cũng bị chó sủa hay rượt cắn là người hay ăn thịt chó không? Vì người hay ăn thịt chó hễ nhìn thấy con chó nào trong đầu cũng sinh ra ý nghĩ "Chà cái con cầy tơ này mà thui rơm rồi xáo măng thì phải biết! ..." Nó bắt được ý nghĩ đó nên không muốn cắn mới là lạ. Khi mình giả vờ yêu thương một con vật (theo kiểu khẩu Phật tâm xà) thì chỉ lừa được chủ nó chứ không lừa được nó đâu.

Theo kinh nghiệm của mình, khi chơi đùa, tắm, cho ăn ... bạn không chỉ nói ra miệng mà còn tập trung suy nghĩ trong đầu "mẹ/ bố thương con lắm, con thật đáng yêu ..." nó sẽ cảm nhận thấy được đấy. Tương tự, khi bạn mắng yêu chúng nó thì nó không sợ (vì nó không cảm nhận được cơn giận của bạn) còn khi bạn đang nổi khùng thì có thuê tiền nó cũng không đến gần bạn đâu.

Có bạn nào có kinh nghiệm gì về vấn đề này không?
 

Guitar

New Member
Tương tự, khi bạn mắng yêu chúng nó thì nó không sợ (vì nó không cảm nhận được cơn giận của bạn) còn khi bạn đang nổi khùng thì có thuê tiền nó cũng không đến gần bạn đâu.
Ẹc ... chó mèo mà thuê tiền???!!:at wits end: nó có bít dùng tiền đâu.

Thật ra về thần giao cách cảm này, thì chỉ số ít thôi, đó chỉ là khả năng quan sát và phân tích của động vật :straight face:mình nghĩ thế. Không biết khả năng này cách xa chừng 100m có nhận được sóng không nhỉ?
 
Mình thì chả biết mình giao tiếp với mèo thuộc kiểu ngôn ngữ gì nhưng nhiều lúc dường như mình và nó đang nói chuyện với nhau, mình meo 1 câu nó chạy ra rồi meo lại, âm điệu cứ khác nhau nhưng mắt nó nhìn mình trìu mến, mà không hiểu làm sao nuôi con gì thì con đấy cứ đợi mình về rồi gọi, đòi ăn... đủ kiểu. Con mèo của mình đáng yêu lắm, nó dường như coi mình là tất cả thế giới của nó, tất cả mọi thứ, từ ăn uống,vệ sinh và cả sinh con nữa nó đều gọi mình.Có 1 lần nó bị sảy thai nhưng nó đợi mình về có mặt ở đó rồi mới cho đứa con cuối ra khỏi bụng. Nói chung nó là 1 em tuyệt vời, rất hiểu mình, chỉ cần 1 cái chẹp miệng nó đã biết mình không thích và không làm việc sai nữa, yêu lắm cơ. Còn về vấn đề giao tiếp thì có lẽ có cả 2 kiểu như mọi người đã nêu nhưng thật ra mình nghĩ nuôi mèo và dành cho nó tình yêu thì sau 1 năm nó sẽ hiểu bạn muốn gì, bạn cần gì và chỉ cần nghe tiếng kêu của nó thôi bạn cũgn có thể hiểu cả tâm trạng của nó, lúc đó mèo sẽ là 1 người bạn tinh thần chứ không chỉ là 1 con vật yêu mà bạn thích nó chỉ vì bộ lông mềm hay khuôn mặt đáng yêu.
 
Top