• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Khi rott lười đi bộ

tùng bin

Member
Các ae giúp e với
Nhà e có 1 e rott đc hơn 2 tháng tuổi, nhưng k hiểu sao e ý cứ ngồi bệt xuống k đi lại mấy, khi e xích để rắt đi bộ thì e ý ngồi lỳ xuống k chịu đứng dậy đi, cứ ngồi bệt xuống k làm sao được kể cả mình kéo đi cũng k đi

Mọi người giúp e xem phải làm thế nào với
Tks trc
 

Hung.tinhyeu

Active Member
Các ae giúp e với
Nhà e có 1 e rott đc hơn 2 tháng tuổi, nhưng k hiểu sao e ý cứ ngồi bệt xuống k đi lại mấy, khi e xích để rắt đi bộ thì e ý ngồi lỳ xuống k chịu đứng dậy đi, cứ ngồi bệt xuống k làm sao được kể cả mình kéo đi cũng k đi

Mọi người giúp e xem phải làm thế nào với
Tks trc
giống con nhà e quá mà e cũng chả biết làm thế nào hihi
Các bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết này.​


Nguồn Rottweiler.com.vn.

Tác giả Nguyễn Đức Tuyên.

Tìm hiểu về chó con. 01.

Thông thường cho đến lúc trưởng thành chó trải qua nhiều giai đoạn phát triển rất khác biệt nhau mà các bác nuôi chó, vì hàng ngày tiếp xúc với chúng, có khi không phát hiện kịp. Tại mỗi giai đoạn đó chó có những thay đổi đặc trưng rõ rệt. Nhìn chung trong thời kỳ đầu chúng phát triển về mọi mặt với tốc độ chóng mặt. Phần lớn các loài chó đầy năm đã là chó trưởng thành. Các loài chó to con phát triển chậm hơn một chút. Như vậy trong năm đầu tiên chó trải qua các giai đoạn phát triển tương tự như của con người trong khoảng 20 năm.

-Chó mẹ hoàn toàn có thể tự thân chăm lo cho cả đàn con từ khi sinh cho đến khi trưởng thành. Tuy nhiên đôi khi cũng cần đến sự can thiệp của con người nhằm tác động tích cực lên sự phát triển phù hợp hơn và có ý nghĩa hơn cùa đàn chó con. Trong thiên nhiên toàn bộ bầy chó lớn tham gia „dạy dỗ“ đàn chó con. Trong khi về cơ cấu hình thể, chó con phụ thuộc nhiều yếu tố di truyền thì cung cách ứng xử, hành vi của chúng lại phụ thuộc nhiều vào sự tác động qua lại với môi trường xung quanh.

-Hành vi chó con là sự tập hợp của của nhiều loại hành vi khác nhau, nhưng để chúng thể hiện loại hành vi nào thì còn phụ thuộc vào kinh nghiệm sống và hoàn cảnh chúng đang sống. Những trải nghiệm đầu đời có ảnh hưởng nhiều nhất lên hành vi của chúng khi trưởng thành. Chính vì thế mà ta cần chú ý sớm tạo cho chó con có những trải nghiệm hợp lý. Điều đặc biệt quan trọng cho sự chung sống giữa chó với người là hòa hợp xã hội mà dân tây thường gọi là xã hội hóa, tức là phải cho chúng học cách ứng xử đúng đắn với những con chó khác, với người cũng như với các con vật khác.

Chó mẹ lâm bồn và ngày đầu của chó con
Sau trung bình khoảng 63 ngày mang bầu chó mẹ sẽ sinh con, thường thì từ 5 – 8 con, nhưng cũng có khi tới 12 con. Chó con, từng con một lần lượt chui ra khỏi bụng mẹ. Chó mẹ liền xé bọc con, cắn đứt cuốn nhau, liếm khô cho từng con của nó và dọn sạch mọi thứ. Việc liếm khô cho con cũng là cách tác động lên hệ tuần hoàn của chó con và kích thích nói chung hoạt động của toàn bộ hệ thống cơ quan nội tạng của chó con. Tiếng kêu đầu tiên của chó con là tín hiệu cho thấy sự chào đời hoàn hảo của chúng. Chú chó tí hin vừa mù vừa điếc vẫn biết cách tìm ngay đến bầu vú mẹ và mút liên tục trong khi những đứa em của nó tiếp tục chào đời và mẹ nó tiếp tục công việc trợ giúp như từng làm cho nó. Trên thực tế, khi các chú chó con chào đời trước thúc vào vú mẹ để bú cũng là cách kích thích giúp cho mẹ chúng tiếp tục vượt cạn dễ hơn, nhanh hơn.

-Các chú chó con tìm được đến vú mẹ nhờ mùi và hơi ấm của mẹ chúng. Sau khi bú no chúng lăn ra ngủ say sưa trong khi mẹ chúng tiếp tục dọn dẹp sạch mọi thứ, từ nước ối đến nhau thai...

-Khi tất cả các con chào đời – một quá trình diễn ra có khi trong nhiều giờ liền - chó mẹ cũng lăn ra ngủ, như không hề hay biết là con của nó vẫn đang bú tiếp...

-Thông thường chó mẹ tự đảm nhận hoàn hảo mọi bước sinh nở trời phú. Người ta chỉ nên can thiệp khi thật sự thấy có vấn đề khác lạ, những trường hợp hết sức hãn hữu mà chủ yếu là gọi Bs thú y chứ không nên tự ý giải quyết khi không có kinh nghiệm đỡ đẻ cho chúng.

-Trong trường hợp chó mẹ sinh nhiều con, công việc hỗ trợ của ta chủ yếu là giúp lau khô cho chó con bằng một chiếc khăn bông thật mịn và mềm. Mà công việc này cũng chỉ nên làm khi thấy chó mẹ có biểu hiện kiệt sức, không thể đảm nhận chức năng thiên bẩm của nó. Ta chỉ cắt cuống nhau cho chó khi biết chắc chắn cắt như thế nào là đúng. Chó mẹ và Bs thú y biết rõ điều đó.

Hai tuần đầu tiên

Trong hai tuần đầu tiên trong đời, chó con hầu như chẳng biết làm gì ngoài bú và ngủ. Trong khi đó chó mẹ lại có quá nhiều công việc phải làm. Nào là phải liên tục sưởi ấm cho chó con vì chúng chưa có khả năng tự giữ ấm. Nào là phải liếm thật kỹ cho từng đứa con sau khi được bú no nê, một cách tác động để chó con có khả năng tiêu hóa lượng sữa được nhận từ nó và cuối cùng là dọn sạch chất thải do các con của nó loại ra.

Trong thời gian này, nếu mọi chuyện bình thường thì sự can thiệp của ta chủ yếu là cân và ghi lại trọng lượng chó con một cách đều đặn. Cho chó con ăn thêm chỉ cần thiết khi thấy chó mẹ không có khả năng cung cấp đủ sữa cho chúng và có những con nhỏ yếu sức bị hê ra ngoài lề. Ngoài ra ta nên thường xuyên làm vệ sinh chuồng trại cho đàn chó. Đến cuối tuần thứ hai ta tẩy giun lần đầu tiên cho đàn chó con. Điều này là vô cùng quan trọng cho thời kỳ phát triển khỏe mạnh về sau của chó con.

Các chú cho con khi sinh ra đã có sẵn một số khả năng. Thí dụ như qua lắc lư cái đầu chúng có thể tìm thấy cái núm vụ có sữa. Chúng có thể tiến tới phía trước bằng các động tác trườn, bò sát bụng. Cách trườn, bò của chó con luôn theo vòng tròn và qua đó chúng không bao giờ đi quá xa tổ. Thực ra chó con bò quanh là để vận động. Chúng chẳng cần quan tâm là bò đi đâu. Khi chúng cảm thấy không còn có dấu hiệu gắn kết với mẹ hay với anh chị em trong đàn chúng sẽ gào to y hệt như lúc bị đói hay bị mẹ bỏ rơi để mẹ chúng chạy đến lôi chúng về ổ.

Như đã nói, chó con tự tìm tới vú mẹ và để bú được nhiều chúng luôn dùng hai chân trước đạp lên bầu sữa, kích thích sữa chảy. Hai tuần đầu đời của chó con được coi là hai tuần „chay tịnh“. Thời gian này ta không thấy gì nhiều về các hành vi của chúng. Tuy nhiên, tốc độ phát triển về thể chất của chúng là đáng kể. Thông thường sau tuần đầu tiên trọng lượng chó con đã tăng gấp đôi và sau đó tiếp tục tăng với tốc độ cao hơn. Thời gian này chó mẹ hoàn toàn có thể tự nuôi con.

Ta chỉ cần can thiệp hay hỗ trợ khi thấy chó mẹ không đủ sức tự nuôi con được. Cái gì chó con tự làm được cũng cứ để cho chúng tự làm. Chúng tự tìm vú mẹ mà không cần ta hỗ trợ. Chúng có thể tự sưởi ấm bằng cách chen chúc vào nhau. Ta không cần phải xách chúng thả vào với mẹ chúng hay sưởi ấm thêm cho chúng (nếu chúng được sinh ở nhiệt độ bình thường). Chỉ có điều là ta nên luôn bảo đảm vệ sinh cho ổ và đặt ổ của chúng ở nơi được bảo vệ tốt. Ngoài ra thỉnh thoảng ta nên vuốt ve đàn chó con, làm cho chúng quen dần với hơi người.

Tuần thứ 3

Trong tuần thứ 3 có sự thay đổi đột biến trong cuộc đời chó con. Đây là thời kỳ cuộc sống thụ động trong hai tuần đầu chuyển sang các hoạt động tích cực, bước quyết định quan trọng đối với quảng đời sau này của chúng. Vào khoảng ngày thứ 11 đến ngày thứ 13 chó bắt đầu mở mắt, mở tai. Cuối tuần thứ 3 chúng có thể nhìn và nghe chuẩn xác và đó cũng là thời kỳ chúng bắt đầu mọc răng sữa. Chúng dần ngủ ít hơn, dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu về chính bản thân chúng, về anh chị em trong đàn và về thế giới xung quanh. Đáng chú ý là trong thời gian này chó con chưa bỏ ổ, kể cả khi mẹ chúng bỏ ổ chạy ra ngoài.

Hoạt động tìm hiểu ban đầu của chó con giống trẻ con là cho các thứ vào mồm nhấm nháp. Chúng bắt đầu đi những bước đầu tiên, dẫu luôn ngã lên, ngã xuống, xiêu vẹo. Việc làm quen giữa các chú chó con cùng đàn diễn ra nhiều hơn. Chúng cũng bắt đầu làm quen với những người tiếp xúc với chúng và môi trường sống của chúng và với những hành động của mẹ chúng. Chúng bắt đầu tự lo bài tiết mà không cần tới sự hỗ trợ của chó mẹ.

Tuần thứ ba thường được coi là giai đoạn quá độ trong cuộc đời của chúng. Đó là thời điểm kết thúc giai đoạn thụ động của chó con để chuyển sang giai đoạn chủ động tìm hiểu thế giới xung quanh. Từ đây các chú chó con phát triển khả năng nhạy bén của các giác quan để hiểu biết thế giới.

Tuần thứ 4 đến tuần thứ 8

Dẫu đến tuần thứ 3 chó con vẫn ngủ nhiều thì sang tuần thứ 4 trở đi chúng thức nhiều hơn ngủ và hoạt động nhiều hơn. Các bước chạy nhảy của chúng nhanh hơn, mạnh hơn, vững vàng hơn. Chúng hầu như luôn chơi đùa với nhau để làm chủ tốt hơn các động tác của mình. Bán kính hoạt động của chúng cũng lớn dần. Chúng rời ổ thường xuyên hơn. Do đây là giai đoạn mà những trải nghiệm đầu đời có ảnh hưởng mạnh mẽ lên các giai đoạn phát triển về sau của chúng nên người ta thường nói đây là giai đoạn khắc ghi nhận thức. Vào giai đoạn này, nếu vô cớ nhốt chó con liên tục trong chuồng, chắc chắn về sau chú chó sẽ phát triển kỹ năng và hành vi không bình thường.
Các chú cho con cần tiếp tục được tẩy giun theo chu kỳ. Trong khoảng từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 tiêm chủng cho chúng lần đầu và nên để Bs thú y kiểm tra xem chúng có phát triển bình thường hay không.

Răng sữa và cai sữa

Thời gian này răng sữa mọc nhanh. Đây là các chiếc răng nhỏ, sắc nhọn giúp đám chó con có thể nhâm nhi, gặm nhấm mọi thứ chúng vớ được để tìm hiểu và kiểm tra xem những thứ đó „ đang sống“ hay „ đã chết“. Vào tuần thứ 8 toàn bộ răng sữa đã mọc đầy đủ.

Chó con được cai sữa từng bước, bắt đầu từ tuần thư 4 hay thứ 5. Chó mẹ cho sữa ngày càng ít hơn và khả năng nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ vì thế giảm dần. Bên cạnh đó, chó mẹ càng ngày càng tỏ ra không thân thiện với con thông qua các tiếng gầm gừ và lấy mõm che bầu vú lại. Để bù lại, chó mẹ nôn thức ăn đã nhai từ trước cho đàn chó con ăn thêm. Đàn chó con cũng nhanh chóng học được cách dùng mũi thúc vào mõm mẹ để kích thích mẹ chúng nhả thức ăn cho chúng. Đến cuối tuần thứ 7 sang tuần thứ 8 đàn chó con được cai sữa hoàn toàn. Nếu chó con còn bú tiếp, mẹ chúng không nằm nữa mà ngồi hay đứng hẳn lên và chó con cũng thay đổi tư thế bú sữa.

Tất cả thay đổi nhanh chóng theo hướng chó con lớn lên rất nhanh và tự lập dần. Chúng bắt đầu làm quen với thức ăn của mẹ chúng và giaoi lưu với các chú chó trưởng thành khác. Ta có thể cho cho con ăn thêm cháo hay các loại thực phẩm bán sẵn chuyên dùng cho chúng, giúp loại bỏ gánh nặng cho chó mẹ. Để phát triển hành vi xã hội của chó con, tốt hơn hết nên để cho con tiếp tục ăn một phần thức ăn do mẹ chúng tạo ra.

Phần I.

Còn tiếp.
 

Hung.tinhyeu

Active Member
Phần II

Phần II.

Tìm hiểu về chó con 02.

Nhận thức và tìm hiểu thế giới xung quanh

Vào thời kỳ này chó có thể nghe, nhìn, ngửi hoàn hảo. Điều đó giúp chúng có khả năng phát hiện các diễn biến quanh chúng bằng tất cả giác quan. Chúng quan tâm đến mọi sự kiện, dùng mắt quan sát mọi loại cử động, tiếp nhận các mùi, hơi và tìm cách hiểu biết những tiếng động đâu đó vọng lại. Chúng thăm dò và kiểm định các đồ vật một cách kỹ lưỡng và nhanh chóng hiểu rằng vật gì bị chúng cắn mà phát ra tiếng kêu là còn sống. Phản ứng của thế giới quanh được ghi nhận và tác động lên hành vi của chúng và qua đó chúng nắm bắt được các quy luật đầu tiên về quan hệ ứng xử xã hội.

Điều quan trong là trong thời gian này chó con phải thu nhận được nhiều kinh nghiệm đa dạng để trang bị cho cuộc sống trong các hoàn cảnh khác nhau. Đó là những trải nghiệm khi tiếp xúc với các đồ vật trong nhà, trong vườn gia chủ, tiếng động của các loại dụng cụ gia đình, là quan hệ với người và với những sinh vật khác. Trong thời gian này ta cũng có thể tập cho chúng đi theo xe trên các đoạn đường ngắn.

Đây đồng thời cũng là thời gian mà bán kính hoạt động của chó con rộng hơn. Mỗi khi chó mẹ ra khỏi ổ chúng cũng chạy theo luôn, thích thú dí mũi vào mọi ngóc ngách, dẫu là chưa đầy tự tin và không đủ khéo léo. Chúng vận động nhiều hơn, chạy nhảy nhiều hơn để làm chủ dần những động tác cần có của một chú chó trưởng thành. Kinh nghiệm thu được trong thời gian này được khắc ghi lại trong cả cuộc đời của chúng. Những kinh nghiệm không thu được trong thời gian này không thể nào tái tạo được.

Điều đó có nghĩa là chủ của chúng phải hiểu rõ về chúng trong giai đoạn này để đáp ứng được các đòi hỏi tự nhiên của chúng; nên cho chúng tiếp xúc với nhiều người trong gia đình, với các vật nuôi khác để chúng làm quen.

Hành vi xã hội

Thời gian này cũng là thời kỳ chó con bắt đầu biểu hiện các hành vi xã hội của chúng, như vảy đuôi, xù lông, cụp tai, nhe rặng v.v. Chúng bắt chước các hành vi của mẹ chúng, của anh chị em trong đàn và cả của con người và các sinh vật khác. Chó bố của chúng cũng xuất hiện trở lại nhiều hơn và tham gia huấn luyện chúng bằng các trò chơi đùa cùng nhau. Đây là cách chó con học hỏi về thứ bậc, về sự phục tùng và các hình thái hành vi xã hội khác. Khi chó bố biến đi thì con người phải thay thế ngay vị trí độc tôn của nó, để chó con hiểu được rằng con người cũng là thành viên và là thành viên bề trên, có đẳng cấp cao nhất trong đàn.

Từ tuần thứ 8 trở đi
Phần lớn chó con được cho „đi ở“ với chủ mới vào tuần thứ 8 đến tuần thứ 10. Đây là thời điểm thuận lợi cho việc chuyển chủ vì nó rơi vào thời kỳ chó con bắt đầu giai đoạn xã hội hóa. Điều đó không có nghĩa là chó con đã kết thức sự phát triển của chúng. Mà ngược lại trong cái „bầy đàn“ mới chúng còn phải học thêm nhiều thứ cho đến khi thật sự trưởng thành. Nhất thiết nên tránh tách chó con khỏi mẹ trước 8 tuần tuổi.

Từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 12 chó mẹ không quan tâm đến việc nuôi con nữa. Tuy nhiên chó con chưa có khả năng tự nuôi sống mình. Chó bố và các thành viên khác trong bầy đàn càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình xã hội hóa chó con, trong đó con người có vai trò quan trọng nhất. Không một chú chó con nào muốn tự nguyện xa đàn của nó. Trong cái „bầy đàn“ mới chó con cần có người quan tâm đến nó, khuyến khích và dạy bảo nó. Đây là thời kỳ chúng làm quen và học rất nhanh.


Đùa nghịch và giao tiếp

Chơi đùa, quần thảo nhau của chó con trong thời gian này càng ngày càng có tính chất là các cuộc „tập trận“, tập săn mồi, các cuộc chiến đấu. Thông qua đó chúng học cách thể hiện tích cách, học biết giành giật thứ hạng, chinh phục hay bị khuất phục.

Khi hăng tiết trong cuộc chơi có khi có chúng cắn nhau đến mức kêu gào nghe chừng thảm thiết. Tuy nhiên ta không nên can thiệp bởi không mấy khi xảy ra thương tích nghiêm trọng. Các cuộc chơi và choảng nha như thế là cần thiết cho quá trình xã hội hóa, cho sự xác lập thứ hạng. Chỉ khi các chú chó con cùng đàn không đùa với nhau mà với các chú cho con khác đàn ta nên cho chọn cho chúng những con tương đối cùng độ tuổi. Nếu để chúng quần nhau với các chú chó to lớn hơn, nặng cân hơn có thể dẫn đễn thương tích.

Giao tiếp với „bề trên“

Trong thời gian này chó con theo đuổi một lớp học toàn diện với sự tham gia dạy bảo của các thành viên đã trưởng thành trong bầy đàn, nhất là qua chó bố. Trong thiên nhiên con chó bố thông thường cũng là con đầu đàn.
Đặc điểm quan trọng bậc nhất trong cuộc dạy dỗ này là tính kỷ luật, là chấp nhận vô điều kiện sự chỉ huy của các chú chó trưởng thành. Tất nhiên chó con luôn tìm cách tránh né sự nể phục „bề trên“ cho tới khi chúng thật sự bị thuyết phục phải chấp nhận đẳng cấp dưới và từ bỏ vô điều kiện sự chống đối.

Khi chú chó con tách khỏi bầy đàn, con người phải đảm nhận vai trò dạy dỗ cúa con chó bố, con đầu đàn, phải truyền đạt cho nó cách thức ứng xử thích hợp, làm cho nó nhận thức được tính nghiêm túc chập nhận sự phục tùng vai trò đầu đàn của chủ mới. Tính chất kiên định trong dạy chó con nhiều khi trở nên cuộc thử thách đối với người chủ, nếu như người đó không đủ tính kiên nhẫn và kiên quyết thực hiện yêu cầu chập hành các mệnh lệnh của mình. Trên thực tế, các chú cho con luôn có sẵn khả năng tuân lệnh bẩm sinh, chỉ có điều ta phải biết cách khai thác khả năng đó, mà cách tốt nhật là qua sự dạy bảo kiên định.

Khi chú chó đầu đàn thường tóm gáy cho con để trừng phạt thì ta có thể thay vào đó là giọng nói và cử chỉ nghiêm khắc. Trong khi các chú chó con thường bị các con chó trưởng thành cho ăn đòn thì ta không nên làm như thế. Chó con hoàn toàn có thể tuân lệnh và khép mình vào kỷ luật mà không cần bị đòn roi. Phạt và thưởng phải là biện pháp dạy bảo chính đối với chó. Thông thường chó con dễ tiếp thu thông qua các hình thức được thưởng hơn là các hình thức trừng phạt.

Lý do là trong phần lớn trường hợp bị phạt các chú chó sẽ không làm cái trò bị chủ cấm nhưng lại tìm cách làm những trò khác ngoài ý muốn của chủ. Chính vì vậy, khi được chủ khen thưởng chúng dễ nhớ và làm theo yêu cầu của chủ để được nhận thưởng mà không làm các trò khác.

Chó con luôn thích học hỏi. Do đó dạy chúng phải là quá trình thường xuyên, liên tục và kéo dài suốt đời. Biện pháp dạy dỗ càng mang tính chất của các cuộc chơi đùa, nghịch ngợm càng được chúng dễ tiếp thu hơn.

Đặc tính săn bắt

Săn bắt là đặc tính bản năng của chó. Ngay từ bé chúng đã thể hiện đặc thính này. Chó mẹ cũng thường mạng về chó chúng các con mồi sống để chúng học cách săn bắt và xử lý con mồi. Để thay thể các con mồi ta nên cho chó chơi bóng hay tiếp cận các loại đồ chơi thích hợp.

Thức ăn và đẳng cấp

Ta dạy chó con chắp nhận đẳng cấp ngay bằng bát / tô đựng thức ăn cho chúng. Trong đàn chó nhiều con ta thường thấy chúng gầm ghè nhau và nhiều khi choảng nhau trong khi ăn. Khi đầy đủ thức ăn, dẫu ta không can thiệp thì cuối cũng con nào cũng có phần của mình. Vần đề đặt ra ở đây là ta phải dạy cho các chú chó con biết khi nào mới được ăn, con nào ăn trước, ăn sau hay ăn ở đâu. Khi chỉ nuôi một con duy nhất phải dạy cho nó biết rằng nó không phải là kẻ được ăn trước. Ta phải quyết định và buộc nó chấp nhận là ăn gì và ăn bao nhiêu là đủ.

Hạn chế cắn

Chó con thường cắn rất mạnh vào mọi thứ để quan sát kết quả cắn của chúng. Khi cùng chơi trong đàn, chúng cắn nhau đau đến mức con bị cắn kêu thảm thiết và bỏ cuộc chơi hay cắn lại mạnh không kém. Kết quả là khó tránh thương tích và cuộc chơi bị dừng lại. Chính đám chó con cũng không muốn điều đó nên qua các cuộc chơi đùa với nhau chúng đã tự điều chỉnh lực cắn của chúng thành các cú ngoạm nhẹ nhàng lẫn nhau.

Khi vể với chủ mới, hành vi này cũng phải được duy trì, bởi thông thường khi chơi với chủ chúng cũng cắn vào tay, vào chân, vào quần áo... Khi bị cắn đau chủ cũng nên kêu lên và từ bỏ cuộc chơi một thời gian rồi mới chơi với nó, i như một chú chó con trong cùng bầy đàn vậy. Như thế nó sẽ hiểu khá nhanh cách hạn chế cắn khi chơi cùng chủ và các đối tác khác.

Nguyễn Đức Tuyên - (1975-2075)
E-mail: nguyenductuyen.vncc@gmail.com
mobile : 0942 073 076
TK: 321-10-00-068741-1
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh TP Hải Phòng.

 
có thể do cún ăn no quá. hoặc quá béo gây yếu chân dẫn đến lười vận động. bạn thử giảm khẩu phần ăn các bữa hoặc nhịn hẳn 18 tiếng, xem cún có chịu khó đi lại để tìm ăn không.

khi cún không chịu đi cùng bạn , có thể do cún đang sợ hãi . Bạn hãy chơi cùng cún để thu hút nó, thể hiện rằng bạn luôn bảo vệ và yêu thương nó.

Có vẻ như bạn mới đón cún về phải không, có vấn đề gì hãy gọi cho mình trao đổi trực tiếp sẽ dễ hơn
 

baby_boom

Member
trc cún nhà mình y như cún nhà bạn
bạn cứ cho nó mỗi hôm đùa vs chó ta 1 núc rồi là dần dần thành quen rồi cún sẽ vận động nhiều
cún nhà mình bh chạy nhảy như giặc ý bạn ah chúc bạn thành công
 

hyonzone

New Member
trái hẳn với chó nhà e! thả ra hay xích lại là cứ xồ xồ nhảy nhảy thích giỡn
 
Top