hchungkt80
Dịch giả Vietpet
(HNM) - Hình ảnh người huấn luyện chim ưng tưởng chừng chỉ có ở vùng đất Ả rập Xê út hay Trung Á. Thế nhưng chim ưng hiện đang được một số người huấn luyện ngay ở Hà Nội...
Làm chủ một chú chim săn đang là ao ước của nhiều dân chơi.
Loài chim dữ
Chim ưng ở các nước có truyền thống huấn luyện nó sử dụng trong việc đi săn đã có từ lâu đời. Những quốc gia phát triển còn huấn luyện chim ưng trong các công tác bảo tồn, cho chim ưng xua đuổi tất cả các loài chim khác, không cho chúng đậu lên các công trình kiến trúc để đề phòng chất thải sẽ làm hỏng mái nhà, như nhà thờ có mái "củ hành" dát vàng của nước Nga... Các quốc gia Ả rập lại nuôi chim ưng với đẳng cấp cao của các ông hoàng. Chi phí cho một chú chim ưng của các ông hoàng Ả rập lên đến cả triệu đô la với mũ đội đầu chim ưng có gắn gia huy bằng vàng, găng tay, bộ định vị điện tử GPS và người chăm sóc chim được trả lương rất cao.
Những người nuôi chim ưng ở các quốc gia đó thường bắt chim non ngay trong tổ. Điều này mới nghe có vẻ như sẽ làm suy giảm số lượng chim ưng. Nhưng trên thực tế không phải như vậy. Trong họ chim cắt, có những loài ưng mỗi lần đẻ chỉ sinh 2 trứng không cùng một ngày. Do vậy, trứng sẽ nở quả trước quả sau nên chim non cũng có con lớn con nhỏ. Chim non lớn hơn thường mổ con nhỏ hơn vì bản năng của loài chim dữ. Con nhỏ hơn nếu không chết vì bị thương thì cũng ngã khỏi tổ mà chết. Chim non còn lại sẽ có cơ hội được chim bố mẹ chăm sóc tốt hơn. Vì thế, khi bắt đi 1 chim non đã làm tăng gấp đôi số lượng chim non sống sót mỗi mùa sinh.
Thú chơi chim ở Hà Nội đã có từ lâu đời nhưng chủ yếu là chơi họa mi, khướu, vành khuyên hay yến tứ quý… Những loài chim này đa số nhốt trong lồng với tiếng hót hoặc màu lông. Chơi chim thả chỉ có bồ câu. Nhưng rất hiếm người có đủ khả năng nuôi được chim cắt, ưng hay diều hâu. Ở Hà Nội, hiện có không quá mười người đang sở hữu những chú chim cắt, chim ưng thứ thiệt và đang "bơi" trong cách huấn luyện chúng.
Cách những người chủ sở hữu một chú cắt hay ưng khá giống nhau. Đều bắt gặp trên đường một tay lái chim nào đó đang nhốt một chú cắt hay ưng. Tò mò hỏi xem rồi móc ví trả tiền. Thế là sở hữu nhất điểu một cách tình cờ. Sở hữu rồi lại không biết cách huấn luyện thế nào. Chỉ có kiếm cái lồng to nhốt chim vào hay xích chân lên một cành cây khô. Được vài ngày, hoặc là chủ nản chí đem thả hoặc là tìm cách đem cho đi vì loài chim này phân có mùi hôi không chịu nổi do chuyên ăn thịt sống.
Và huấn luyện
Một số rất ít những người đang chơi chim cắt ở Hà Nội hầu hết sở hữu chim cắt một cách khá tình cờ. Sau khi có chim rồi mới tìm hiểu cách nuôi dưỡng và huấn luyện chúng. Để sở hữu một chú chim cắt hay ưng không khó lắm, giá cả có thể từ vài chục nghìn đến hai, ba trăm nghìn tùy theo "biển" của người mua. Hầu hết các chủ sở hữu chim đều thất bại, sau chưa đầy một tháng phải thả đi vì nuôi nó quá hôi, hoặc để sổng mất ngay trong lần thả huấn luyện đầu tiên.
Chim cắt ở Việt Nam đa số bị bẫy nên chủ yếu là chim bổi (chim đã trưởng thành). Sẽ khó huấn luyện hơn khi nuôi mộc từ chim non nhưng bù lại chim sẽ khỏe hơn. Ở Việt Nam cũng có nhiều loại đại bàng, ưng, diều, cắt với kích thước, màu lông, màu mắt. Thường được ưa thích nhất vẫn là cắt và ưng hoa, xám có mắt vàng hay mắt ngọc. Những chú chim bị bắt trong tự nhiên này rất sợ người và không quen cảm giác nuôi nhốt. Muốn huấn luyện thành công cần hết sức kiên trì và phải biết cách tiếp cận với chim. Đa số người nuôi thất bại trong tuần đầu tiên, đành phải thả chim đi.
Huấn luyện thành công một chú chim ưng hay chim cắt là cả một nghệ thuật. Người chủ cần tố chất tự nhiên đủ để "át vía" được chú chim hoang dã của mình. Giống chim ưng được coi là loài chim thần, chúng có sự giao cảm với con người. Những ngày đầu khi đưa thức ăn lại gần, chú chim vẫn sử dụng những thế "võ" hoang dã như dùng chân tấn công vào tay chủ để giành lấy thức ăn hay nó vẫn xiết chặt móng khi đậu trên tay chủ. Anh Q, người đang nuôi 1 chú chim cắt nhỏ mắt vàng đã thành công ngay trong ngày thứ 3 theo cách riêng của mình. Anh có được chú cắt nhỏ do mua lại được của một lái chim với giá khá rẻ vì ít người dám nuôi loài chim này. Đây cũng là chú chim cắt thứ 3 anh nuôi. Găng tay để chim đậu và mũ đội đầu cho chim tự chế lấy. Ngày đầu tiên đưa chim về nhà, anh đã dành thời gian phục sức lại cho chim và tập cho chim có cảm giác quen với người.
Những người phản đối anh nuôi loài chim này nhiều nhất lại là người thân trong gia đình bởi nhiều lý do như mùi quá hôi, sợ nguy hiểm đến con trẻ. Nhưng anh đã thuyết phục được gia đình khi chú chim ưng của anh tung lên bay đi và đã biết bay về đậu trên tay chủ. Cô con gái nhỏ của anh cũng đã dám xúc từng thìa thịt băm cho chim ăn như cho em bé. Anh vẫn mong ước một ngày không xa, anh sẽ huấn luyện được loài chim được coi là "thần điêu" này như một bộ môn nghệ thuật.
Ghi chú: Dù có nói gì đi nữa thì đây cũng là một thú chơi xa xỉ, tốn kém; góp phần làm tuyệt chủng các lòai chim quý hiếm, không nên khuyến khích nuôi.
Làm chủ một chú chim săn đang là ao ước của nhiều dân chơi.
Loài chim dữ
Chim ưng ở các nước có truyền thống huấn luyện nó sử dụng trong việc đi săn đã có từ lâu đời. Những quốc gia phát triển còn huấn luyện chim ưng trong các công tác bảo tồn, cho chim ưng xua đuổi tất cả các loài chim khác, không cho chúng đậu lên các công trình kiến trúc để đề phòng chất thải sẽ làm hỏng mái nhà, như nhà thờ có mái "củ hành" dát vàng của nước Nga... Các quốc gia Ả rập lại nuôi chim ưng với đẳng cấp cao của các ông hoàng. Chi phí cho một chú chim ưng của các ông hoàng Ả rập lên đến cả triệu đô la với mũ đội đầu chim ưng có gắn gia huy bằng vàng, găng tay, bộ định vị điện tử GPS và người chăm sóc chim được trả lương rất cao.
Những người nuôi chim ưng ở các quốc gia đó thường bắt chim non ngay trong tổ. Điều này mới nghe có vẻ như sẽ làm suy giảm số lượng chim ưng. Nhưng trên thực tế không phải như vậy. Trong họ chim cắt, có những loài ưng mỗi lần đẻ chỉ sinh 2 trứng không cùng một ngày. Do vậy, trứng sẽ nở quả trước quả sau nên chim non cũng có con lớn con nhỏ. Chim non lớn hơn thường mổ con nhỏ hơn vì bản năng của loài chim dữ. Con nhỏ hơn nếu không chết vì bị thương thì cũng ngã khỏi tổ mà chết. Chim non còn lại sẽ có cơ hội được chim bố mẹ chăm sóc tốt hơn. Vì thế, khi bắt đi 1 chim non đã làm tăng gấp đôi số lượng chim non sống sót mỗi mùa sinh.
Thú chơi chim ở Hà Nội đã có từ lâu đời nhưng chủ yếu là chơi họa mi, khướu, vành khuyên hay yến tứ quý… Những loài chim này đa số nhốt trong lồng với tiếng hót hoặc màu lông. Chơi chim thả chỉ có bồ câu. Nhưng rất hiếm người có đủ khả năng nuôi được chim cắt, ưng hay diều hâu. Ở Hà Nội, hiện có không quá mười người đang sở hữu những chú chim cắt, chim ưng thứ thiệt và đang "bơi" trong cách huấn luyện chúng.
Cách những người chủ sở hữu một chú cắt hay ưng khá giống nhau. Đều bắt gặp trên đường một tay lái chim nào đó đang nhốt một chú cắt hay ưng. Tò mò hỏi xem rồi móc ví trả tiền. Thế là sở hữu nhất điểu một cách tình cờ. Sở hữu rồi lại không biết cách huấn luyện thế nào. Chỉ có kiếm cái lồng to nhốt chim vào hay xích chân lên một cành cây khô. Được vài ngày, hoặc là chủ nản chí đem thả hoặc là tìm cách đem cho đi vì loài chim này phân có mùi hôi không chịu nổi do chuyên ăn thịt sống.
Và huấn luyện
Một số rất ít những người đang chơi chim cắt ở Hà Nội hầu hết sở hữu chim cắt một cách khá tình cờ. Sau khi có chim rồi mới tìm hiểu cách nuôi dưỡng và huấn luyện chúng. Để sở hữu một chú chim cắt hay ưng không khó lắm, giá cả có thể từ vài chục nghìn đến hai, ba trăm nghìn tùy theo "biển" của người mua. Hầu hết các chủ sở hữu chim đều thất bại, sau chưa đầy một tháng phải thả đi vì nuôi nó quá hôi, hoặc để sổng mất ngay trong lần thả huấn luyện đầu tiên.
Chim cắt ở Việt Nam đa số bị bẫy nên chủ yếu là chim bổi (chim đã trưởng thành). Sẽ khó huấn luyện hơn khi nuôi mộc từ chim non nhưng bù lại chim sẽ khỏe hơn. Ở Việt Nam cũng có nhiều loại đại bàng, ưng, diều, cắt với kích thước, màu lông, màu mắt. Thường được ưa thích nhất vẫn là cắt và ưng hoa, xám có mắt vàng hay mắt ngọc. Những chú chim bị bắt trong tự nhiên này rất sợ người và không quen cảm giác nuôi nhốt. Muốn huấn luyện thành công cần hết sức kiên trì và phải biết cách tiếp cận với chim. Đa số người nuôi thất bại trong tuần đầu tiên, đành phải thả chim đi.
Huấn luyện thành công một chú chim ưng hay chim cắt là cả một nghệ thuật. Người chủ cần tố chất tự nhiên đủ để "át vía" được chú chim hoang dã của mình. Giống chim ưng được coi là loài chim thần, chúng có sự giao cảm với con người. Những ngày đầu khi đưa thức ăn lại gần, chú chim vẫn sử dụng những thế "võ" hoang dã như dùng chân tấn công vào tay chủ để giành lấy thức ăn hay nó vẫn xiết chặt móng khi đậu trên tay chủ. Anh Q, người đang nuôi 1 chú chim cắt nhỏ mắt vàng đã thành công ngay trong ngày thứ 3 theo cách riêng của mình. Anh có được chú cắt nhỏ do mua lại được của một lái chim với giá khá rẻ vì ít người dám nuôi loài chim này. Đây cũng là chú chim cắt thứ 3 anh nuôi. Găng tay để chim đậu và mũ đội đầu cho chim tự chế lấy. Ngày đầu tiên đưa chim về nhà, anh đã dành thời gian phục sức lại cho chim và tập cho chim có cảm giác quen với người.
Những người phản đối anh nuôi loài chim này nhiều nhất lại là người thân trong gia đình bởi nhiều lý do như mùi quá hôi, sợ nguy hiểm đến con trẻ. Nhưng anh đã thuyết phục được gia đình khi chú chim ưng của anh tung lên bay đi và đã biết bay về đậu trên tay chủ. Cô con gái nhỏ của anh cũng đã dám xúc từng thìa thịt băm cho chim ăn như cho em bé. Anh vẫn mong ước một ngày không xa, anh sẽ huấn luyện được loài chim được coi là "thần điêu" này như một bộ môn nghệ thuật.
Ghi chú: Dù có nói gì đi nữa thì đây cũng là một thú chơi xa xỉ, tốn kém; góp phần làm tuyệt chủng các lòai chim quý hiếm, không nên khuyến khích nuôi.