• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Hoa và Thơ !

Phu Dung

Moderator

(Hoa Thạch thảo)
L'Adieu
( Guillaume Apollinaire)

J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souvients-toi que je t'attends.
Hoa thạch thảo "Made in Vietnam" là hoa này:





Còn hoa "bruyère" trong bài thơ của Guillaume Apollinaire lại là hoa này:





Hình như loài hoa này chưa có ở Việt Nam nên không có tên tiếng Việt tương đương, vì thế Bùi thi sĩ mới dùng từ "hoa thạch thảo", một loài hoa tím mong manh quen thuộc ở Việt Nam để thay thế khi chuyển ngữ.
 

NguyenNhuThach

Active Member
Hoa mai và thơ(sưu tầm)
Muà Xuân là nguồn cảm hứng vô tận của thi nhân, họa sĩ. Đứng trước phong cảnh mùa Xuân, với trăm hoa đua nhau khoe sắc, những lộc non mơn mởn xanh um của muôn loài thảo mộc... người ta cảm xúc, rung động, rồi cảm hứng, viết lên những vần thơ, nốt nhạc để ngợi ca, ghi lại những hình ảnh tươi đẹp của Chúa Xuân.

Trong thế giới lộng lẫy muôn hoa, muôn sắc của trời xuân đó, mai được trân quý và dành cho nhiều tình cảm nhất. Người Trung Quốc lấy hoa mai tượng trưng cho tinh thần và khí tiết của dân tộc mình, coi đó là “quốc hoa”, bởi chính tính chất chịu đựng sương gió lạnh lẽo, đâm chồi nảy lộc trong tiết đông rét buốt, se sắt của nó. Cũng chính tính chất đó, các thi nhân khen tặng hoa mai là đứng đầu trăm hoa và dành cho nó nhiều bài thơ vịnh nổi tiếng. Tô Đông Pha đã viết:

“Phân phân sơ nghi nguyệt quảy thụ,
Liên liên độc dữ tham hoàng hôn”
(Những cánh hoa mai rơi lả tả mới ngỡ rằng trăng rải ánh vàng trên cây,
Nhà thơ như hòa làm một với hoa mai lúc hoàng hôn)
Mai lả tả ánh vàng vương cành lá
Người với hoa là một giữa hoàng hôn.
(Phước Đức dịch)

Còn Lâm Hòa Tĩnh thì ngắm mai:

“Sơ ảnh hoành tà thủy thanh thiển
Ám hương phù động nguyệt hoàng hôn”
(Bóng thưa của hoa nằm ngang giữa làn nước trong ở nơi cạn,
Hương thầm của hoa làm lung lay bóng nguyệt lúc hoàng hôn)
Bóng hoa vắt ngang làn nước biếc
Hương thầm lay nguyệt lúc hoàng hôn.
(Phước Đức dịch)

Thế ấy, mỗi người mỗi cách nhìn, mỗi tâm trạng khác nhau khi ngắm nhìn, thưởng thức hoa mai nở. Phần lớn, các thi nhân thường mượn hoa, mượn cảnh để gởi gắm tình cảm của mình. Các thiền sư cũng thế! Nhưng đối với thiền sư, những người đã mượn không làm có, thì hầu như hoa cỏ, thiên nhiên, vũ trụ vạn hữu đều hiển lộ pháp thân: “Mở mắt nhìn cuộc đời, thấy mình hiện muôn nơi, ôi pháp thân mầu nhiệm, sanh tử chẳng đầy vơi”. Vì vậy, trước khung cảnh muôn hoa, muôn sắc của mùa Xuân gọi mời như thế- ai có thể dửng dưng? - thiền sư cũng mượn hoa, mượn trăng, mượn chút trầm hương thoang thoảng, ngất ngây, ghi lại đôi dòng thi hứng, mà có lẽ, ai cũng thấy rằng, trong đó có ẩn chứa, bàng bạc đạo lý thâm sâu, huyền nhiệm.

Một thiền sư thi sĩ đời Đường đã vun mộng xuân cho “Gốc mai già” thêm ý vị:

“Hỏa ngược phong thao thủy tí căn
Sương thuân tuyết trựu cổ đài ngân
Dông phong vị khẳng tùy hàn thử
Hựu nghiệt thanh hương dữ phản hồn”
Lửa gió trái mùa nước ngâm thân
Sương cưa, tuyết khắc hằn rêu phong
Dẫu xuân chưa đến mặc lạnh nóng
Lại cứ đâm chồi tỏa ngát hương.
(Nguyên Hùng dịch)

Hoa mai có tính kiên định. Thời tiết có thể thuyên chuyển đôi chút, có khi Xuân đến sớm, hay muộn hơn so với thời gian, nhưng không vì thế mà hoa mai trễ nãi việc đơm hoa kết nụ của mình. Trơ gan cùng tuế nguyệt, giữa sương tuyết lạnh lùng, mai vẫn âm thầm đơm hương, và đến thời khắc, dẫu gió Xuân chưa về, mai vẫn khai hoa. Phải chăng thiền sư muốn nhắn gởi cùng hậu thế, rằng kẻ hành đạo, tinh chuyên giới đức, thiền định, đến độ chín muồi thì kết quả tự nhiên thành? Hơn thế nữa, hoa mai còn biết tự khẳng định mình, không bị thời tiết đổi thay làm cho thay đổi, hễ cứ đến đúng thời điểm là đơm hoa, tỏa ngát hương; huống là người xuất gia, bậc xuất trần thượng sĩ, há lại bị lợi danh làm cho lung lạc, để cho bát phong lôi cuốn, để cho cuộc sống cuốn mình đi như dòng nước cuốn trôi củi mục sao!

Còn đây là cảm hứng của thiền sư Hư Chu Phổ Độ:

“Thường ức Tây Hồ xử sĩ gia
Sơ chi linh nhụy tự hoành tà
Tinh minh nhất phiếm đương thời sự
Chỉ phiến thanh hương bất phiến hoa”
Thường nhớ Tây Hồ kẻ ẩn danh
Yêu mai mộc mạc nhụy nghiêng cành
Tinh khôi một đóa hoa vừa nở
Chẳng thiếu hoa, hương lại thiếu thanh.
(Nguyên Hùng dịch)

Ấy, thiền sư lại mượn hoa để nói người nữa đấy! Tây Hồ vốn là Lâm Hòa Tĩnh, tên thật là Lâm Bô, người Tiền Đường (Hàng Châu), học giỏi nhưng không chịu ra làm quan, tự ẩn mình trên núi Cô Sơn, làm bạn với hoa mai và chim hạc. Thiền sư thấy vậy, biết rằng đó là thú thanh tao, xa lánh chính trường để không bị lợi danh làm hoen ố tâm hồn, kể cũng hay, nhưng như thế chỉ có”sắc” mà không “hương”. Cũng lạ, không hiểu sao Hư Chu lại cho hoa mai thiếu “thanh hương” (hương trong, tinh khiết), nhưng dụng ý chê trách Lâm ẩn sĩ thì rõ ràng. Lâm Hoà Tĩnh tự nhốt mình trên núi để được thanh cao, để giữ khí tiết của mình, hóa ra là không đủ can đảm đối diện với cuộc đời, đối diện với sự thật, với những thứ mà mình cho đó là thấp hèn; vô hình trung, mình đã tự hạ thấp khí tiết, sĩ khí của mình. Nếu thực sự mình thanh cao, sĩ khí, thì ở đâu, mình cũng là mình, không gì có thể lay chuyển được, đâu cần phải xa lánh cuộc đời. “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” mới hay. Thiền sư thì khác, lấy chỗ “phiền não” làm “Bồ đề”, tức là làm chủ chính mình. Nói cách khác, đó là sự thiết lập một cấu trúc thăng bằng giữa chủ thể và đối tượng, giữa nội tại và thế giới bên ngoài, do một lực lượng nội tại thâm sâu, hùng hậu của chủ thể tâm linh. Bằng thế ấy, thiền sư thong dong tự tại thõng tay đi giữa cuộc đời.

Mượn hoa, mượn cảnh để gởi gắm tình cảm của thi nhân, hay chuyển tải ý đạo của thiền sư, đã trở nên quen thuộc với mọi người. Hoa mai trải qua những tháng ngày đông giá buốt, trong sương tuyết lạnh lùng, vẫn âm thầm đơm hoa, kết nhụy, tượng trưng cho tiết tháo của những bậc hiền nhân quân tử giữa những cơn biến động của cuộc đời, đã trở thành đề tài ngâm vịnh của thi nhân và thiền sư. Tuy mỗi cách nhìn có khác, nhưng ai cũng dành cho mai một vị trí cao quý trong các loài hoa.

(Dã Hạt-Báo Giác Ngộ, số Xuân 2002)
(buddhismtoday.com)
 

Phu Dung

Moderator
Hoa Tường Vi





Hoa tường vi là loài hoa rất được nữ hoàng Võ Tắc Thiên ưa chuộng. Thời nhà Chu (triều đại do Võ Tắc Thiên lập ra), hoa tường vi được chọn là quốc hoa thay cho hoa mẫu đơn của nhà Đường.

Do đó, nhà thơ Giả Đảo đời đường đã có viết bài thơ "Tuyệt cú II" để cảnh tỉnh triều đình về mối họa của "tường vi" (Võ Hậu) đối với "mận đào" (cơ nghiệp của nhà Đường). Quả nhiên ông không sai nhưng người tính không bằng trời tính :D

Tuyệt cú II

Nguyên tác: Giả Đảo

絕句 (二)
賈島

破卻千家作一池
不栽桃李種薔薇
薔薇花落秋風起
荊棘滿庭君始知

Tuyệt cú (II)

Giả Đảo

Phá khước thiên gia tác nhất trì
Bất tài đào lý chủng tường vi
Tường vi hoa lạc thu phong khởi
Kinh cức (1) mãn đình quân thủy tri.


-- Dịch nghĩa --

Phá mất cả ngàn ngôi nhà để làm ra một cái ao
Chẳng chọn lựa mận đào mà chỉ giồng mỗi tường vi
Khi gió thu bắt đầu thổi, hoa tường vi cũng rơi rụng
Lúc gai góc mọc đầy sân, người mới hay biết


(1) Kinh cức : Cây kinh, một loài cây mọc từng bụi, cao bốn năm thước, lá như cái bàn tay, hoa nhỏ, sắc tím hơi vàng, cành gốc cứng rắn, mọc rải rác ở đồng áng làm lấp cả lối đi. Cho nên đường đi hiểm trở gọi là kinh trăn 荊榛, kinh cức 荊棘, v.v. (Theo Thiều Chửu Hán-Việt tự điển)

-- Bản dịch của Trần Trọng San--

Tuyệt cú (II)

Phá ngàn nhà làm một ao,
Tường vi trồng lấy, mận đào bỏ ngơ.
Hoa tường vi rụng gió thu,
Ðầy sân gai góc, bấy giờ mới hay.


P/S 1: Quan điểm thời phong kiến không coi trọng hoa tường vi vì hình thể hoa tường vi cành dài, có chùm hoa to ở ngọn nên thường vắt qua đầu tường mà thòng cành hoa ra ngoài đường => giống như người con gái không đứng đắn, đứng trong nhà nhón chân nhìn ra (các anh giai) ở ngoài đường :D

P/S 2: ảnh thứ 2 của BSGV là hoa hồng tường vi, ảnh thứ 4 là hoa tầm xuân, không phải tường vi đâu ạ.​
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Hoa Phù Dung

HOA PHÙ DUNG










HOA PHÙ DUNG

Ru em câu hát ngày xưa
Đóa phù dung hỡi bây giờ nơi đâu?
Mười năm câu hát còn đau
Vườn xưa hoang vắng lá nhàu bước chân
Người đi hứng gió bụi trần
Cây phù dung đã mấy lần ra hoa
Em về nhặt tháng ngày xa
Nhặt thêm câu hát ươm qua nỗi buồn


Đặng Thị Thanh Hương
 

dieuthuy

Phó chủ nhiệm CLB cuối tuần Hà Nội.
Cám ơn các bác nhiều, các bác nào sưu tầm đc ảnh HOA GẠO, và thơ luôn thì càng tốt ạ....:D, có bài hát của NS Ngọc ĐẠi cũng tả về HOA GẠO đấy ạ, mà e chẳng nhớ....:love struck::-bd
 

NguyenNhuThach

Active Member
Hoa Tulip(Uất kim hương)



Lan lăng mỹ tửu Uất kim hương
Ngọc uyển thinh lai hổ phách quang
Đãn sử chủ nhân năng tuý khách
Bất tri hà xứ thị tha hương.
(thơ Lý Bạch)
Rượu ngon vị ngọt ngát hương hoa
Hổ phách lung linh chén ngọc ngà
Chủ rót cho đầy say luý tuý
Tiêu tan niềm khách nhớ quê nhà.
(Đặng Thế Kiệt -dịch)
 

NguyenNhuThach

Active Member
(tg KhanhNguyen-vnphoto.net)
(hoa gạo)

Khi nàng tới
(Trần Dạ Từ)
Chân nào ngủ lối son tươi
Sầu thơ dại đã đầy vơi một dòng

Bóng chiều đỏ một vườn không
Ngày ra cửa nhỏ còn trong nuối về

Môi cười vết máu chưa se
Cành hoa gạo cũ nằm nghe nắng hiền

Anh nằm nghe bước em lên
Ngoài song lá động trên thềm áo bay.

Mời nghe nhạc phẩm Hoa gạo(NS Ngọc Đại-Theo lời yêu cầu của Diệu Thuý):
http://www.nhacso.net/Music/Song/YourAlbum/2008/06/05F66CA1/
 

NguyenNhuThach

Active Member
Tôi tìm được 2 bài"Hoa gạo",cũng không biết bài nào đúng,xin các bạn cho ý kiến:
Bài 1,ca sĩ thể hiện: Hằng My
Sáng tác: Ngọc Đại
Thơ: Phan Huyền Thư

Xa xôi trong tay người
Lã chã hoa gạo
Em nhập nhòe chạy trong mưa đêm
Anh lập lòe đi tìm hoa gạo
Thu về nhanh quá, ve lột đẫm sương
Tiếng mưa rơi rơi đom đóm lập lòe
Cháy lên lần cuối choi chói đầu môi
Lần cuối rồi thôi nhé thu muộn
Ở lưng trời khát cháy sa mạc
Xa rồi, lã chã hoa gạo
Xa thật rồi, lã chã hoa gạo...

Bài 2,ca sĩ:Trần Thu Hà
Xa xôi trong tình người
lã chã hoa gạo
Em nhập nhoè chạy trong mưa đêm
Anh lập lòe đi tìm hoa gạo
Thu về nhành hoa ven hồ lẫm thẫm sương
Tiếng mưa rơi rơi, đom đóm lập lòe
Cháy lên lần cuối choi chói đầu môi
Lần cuối rồi, thôi nhé thu buồn
Ở lưng trời khát cháy xa mờ
Xa rồi lã chã hoa gạo
Xa thật rồi lã chã hoa gạo...
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
HOA MUA

Theo LÊ Hoàng Hải Diễn đàn Trường Đại học Cần Thơ:

Họ Hoa Mua (hoa Muôi) ở VN có hơn 135 loài liệt kê trong sách Cây cỏ Việt Nam nhưng chỉ mới tìm thấy có 4 loài và 1 loài mới nhập trồng làm cây cảnh.

Cây hoa Mua là loài chỉ thị đất chua phèn, có thể thấy mọc hoang khắp các miền Bắc Nam, hoa Mua có màu tím rất đẹp, nhiều người lầm tưởng với loài hoa Sim nhưng thực ra 2 loài cây này khác nhau rõ rệt.

Sau đây là vài loài hoa Mua, trông hoa thì rất giống nhau, chỉ phân biệt ở lá, trái và lông :

1. Melastoma affine : Mua đa hùng
loài này thường gặp ở đồng bằng miền Nam


2. Melastoma candidum : Mua thường
loài này hay gặp trên đồng ruộng miền Bắc


3. Melastoma saigonense : Mua lông
loài này tôi thấy mọc ở Bình Dương


4. Sonerila plagiocardia : Sơn linh thất tâm
Hình cây này chụp ở Thác Bạc, Sapa


5. Tibouchina semidecandra (T. urvilleana) : Mua tím
loài mới nhập nội trồng làm kiểng




 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Hoa mua em bán tôi mua





Hoa mua

Ngày xưa hai đứa chiều chiều
Rủ nhau chơi hái thật nhiều hoa mua
Hoa mua em bán tôi mua
Tiền là lá rụng cuối mùa vàng bay
Rồi tôi kết lá thành dây
Kết hoa vào lá,kết ngày vào đêm
Kết thành hoa cưới trao em
Vòng hoa tím mái tóc mềm bến sông
Cô dâu cười ửng má hồng
Dắt tay chú rể chạy rong khắp làng …

Sao giờ mây trắng sang ngang
Hoa mua nở tím rụng sang tay người
Thuyền còn một bóng trôi xuôi
Tình còn một đám lá rơi giữa dòng
Mẹ buồn đám cưới em đông
Xe hơi chín chiếc,qua sông chín đò …
Ngược thuyền về với tuổi thơ
Bến sông vẫn tím đôi bờ hoa mua
" Hoa mua ai bán mà mua "
Để tôi vớt lá tìm mùa thu xa ?

(Tập thơ Hoa Sứ Trắng – NXB Đà Nẵng 1997)

Thanh Trắc Nguyễn Văn

 

NguyenNhuThach

Active Member
Hoa phong lan



Bạch lan
Bạch Lan thanh nhã, mảnh mai
Ôn nhu như thủy đắm say lòng người
Mặt hoa luôn nụ cười tươi
Lòng Hoa ai biết đang vui hay buồn ?
Vườn xuân dìu dịu đưa hương
Một đàn bướm trắng vấn vương bên mình
Người phong nhã, khách đa tình
Có ai không thích, không nhìn ngắm hoa
Dịu dàng, dài các, kiêu sa
Nhưng ai mà biết lòng Hoa nghĩ gì !
(Vương Thanh-thivien.net)
 

NguyenNhuThach

Active Member
Mỗi năm chỉ có một lần
Hoa đào nở rộ mùa xuân lại về.

(Hoa đào)

Lũng đào hoa (bản dịch của Hạt Cát)
(nguyên tác:Đào hoa am ca-Đường Dần-Trung Hoa)

Lũng Ðào hoa, am hoa một mái,
Trong hoa am tự tại tiên hoa.
Tiên hoa trồng cội đào hoa,
Chiết cành ta lấy đổi ra rượu nồng.

Khi tỉnh rượu ung dung kề cận,
Uống say nằm ngủ khểnh dưới hoa.
Tỉnh say ngày lại ngày qua,
Hoa tươi hoa rụng la đà tháng năm.

Chốn ngựa xe chẳng cần luồn cúi,
Ước nguyền rằng chết với rượu hoa.
Bụi xe dấu ngựa cao xa,
Cành hoa chén rượu cùng ta duyên nghèo.

Đem phú quý so đo đạm bạc,
Một đất bằng một ngất trời xanh.
Ngựa xe đem sánh thanh bần,
Người toan bận rộn, ta phần thong dong.

Người cười ta cuồng ngông khờ khạo,
Ta cười người điên đảo ngược xuôi

Nhạc phẩm Ai lên xứ hoa đào
http://www.nghenhac.info/Nhac-Viet-Nam/Nhac-tre/29154/Ai-len-xu-hoa-dao-Hong-Ngoc.html
 

NguyenNhuThach

Active Member
Đề đô thành nam trang
Thơ đề ở ấp phía nam đô thành (Người dịch: Hoàng Giáp Tôn)

Khứ niên kim nhật thử môn trung,
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
Đào hoa y cựu tiếu xuân phong.
(Ngày này năm ngoái tại cửa này
Người đẹp hoa đào ửng đỏ lây
Người đẹp biết về đâu chẳng thấy
Gió xuân đào cũ vẫn cười đây! )

Thôi Hộ đời Đường nhân tiết thanh minh một mình đi chơi về phía nam đô thành, thấy một ấp trại chung quanh đầy hoa đào. Thôi Hộ gõ cửa xin nước uống, một người con gái mở cổng, hỏi tên họ rồi bưng nước đến, người con gái sắc đẹp đậm đà, duyên dáng, tình ý, dịu dàng kín đáo. Năm sau, cũng vào tiết Thanh minh, Thôi Hộ lại đến tìm người cũ thì cửa đóng then cài, nhân đó mới đề lên cánh cửa bên trái bài thơ này. Người con gái xem thơ, nhớ thương rồi ốm chết. Chợt thôi Hộ đến, nghe tiếng khóc bèn chạy vào ôm thây mà khóc. Người con gái bỗng hồi tỉnh rồi sống lại. Ông bố bèn đem cô gái gả cho Thôi Hộ (Tình sử, Phùng Mộng Long). Cũng từ điển này, người ta thường ví mặt người con gái đẹp với hoa đào.

Vịnh cánh hoa đào(Tản Đà)

Trời đẻ trời nuông trời phải dạy,
Dẫu rằng bé bỏng khéo kiêng khem.
Trải bao đêm vắng cùng mưa móc,
Vẫn một màu son với chị em.
Cười trận gió đông hăng hái thổi,
Thương con bướm trắng phất phơ thèm.
Xin ai yêu đến đừng ham mó,
Hễ mó tay vào ố nhọ nhem
 

Phu Dung

Moderator



Một bài haiku rvề hoa phù dung của tác giả Bangtam, câu lạc bộ thơ haiku TP.HCM (Nguồn: haiku-tphcm.com/?g=posts&t=114)

Cái chết của hoa phù dung

1
Sáng nở hoa trắng
Chiều chuyển sắc hồng
Tối rụng


2
Một kiếp Phù Dung
Trọn
Một ngày

3
Hoa đang kiêu sa
Chợt héo
Tàn

4
Chiều dần tàn
Hoa Phù Dung
Chờ chết

5
Đứng nhìn
Hoa héo
Rụng


6
Hoa Phù Dung
Đã chết
Lúc trăng lên
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Xin đừng vội khóc!



Xin đừng vội khóc!


Nghe chi Club HAIKU,
Ai cũng về với bụi mù cát bay.
Phù Dung hoa đó, người đây,
Tàn rồi lại nở, màu mây trường đời.

Xin đừng vội khóc ai ơi,
Dẫu tàn, sắc thắm người đời khó quên.
Phù Dung...một đoá hoa Tiên !

Tác giả: Bảo Ngọc Điệp


 

NguyenNhuThach

Active Member
PHÙ DUNG NHƯ DIỆN
...liễu như mi
(Trường Hận Ca - Bạch Cư Dị )
Qui lai trì uyển giai y cựu
Thái Dịch phù dung Vị Ương liễu
Phù dung như diện liễu như mi
Đối thử như hà bất lệ thùy?

Phù dung đó! Mặt ai đâu tá?
Mày liễu đâu? Cho lá còn như!
Càng trông hoa liễu năm xưa,
Càng xui nước mắt như mưa ướt đầm.
(Tản Đà dịch thơ )

Hoa Phù Dung?
(Phù Dung sớm nở tối tàn
Tiếng đồn rực rỡ hỏi nàng có không?)
Các tuyển tập thơ Đường trước nay vẫn chú hoa phù dung là hoa sen, trong từ điển Trung Anh cũng ghi 芙蓉(Phù dung) là Lotus.
Tôi được biết có đến mấy cây khác nhau cùng được đặt tên là Phù-Dung.
Cây bông Sen trong văn học Trung Hoa cổ tên Phù-Dung (theo trên), mà cây thuốc phiện, Opium Poppy, tôi cũng có nghe người ta gọi là bông Phù Dung, ví là Ả Phù-Dung. Có một cây nữa cũng được gọi là Phù-Dung, đó là cây Hisbiscus Mutabilis, một loại cây nhỏ thuộc họ bông Bụp(tiếng miền nam-tức dâm bụt), thân và lá có lông, bông lớn có nhiều tiểu-nhị biến thành cánh, mới trổ mầu trắng, rồi đổi dần thành hường, gần tàn thành đỏ, tam sắc túy Phù-Dung.

Kết quả tra tự điển online:
Tên Việt: phù dung, dâm bụt, bông bụp
Tên Hoa: 芙蓉(phù dong), 木芙蓉(mộc phù dung), 拒霜花(cự sương hoa), 木蓮(mộc liên)
Tên Anh: Confederate rose, cotton rose
Tên Pháp: hibiscus
Tên khoa học: Hibiscus mutabilis L.
Họ: Bông Bụp Malvaceae
* bông bụt (Malvaviscus arboreus Cav. [Malvaceae]) * bụp (Hibiscus spp.) * bụp giấm (H. sabdariffa L.) * dâm bụt (H. syriacus L.)
 

NguyenNhuThach

Active Member

Ánh nước hoa in một đóa hồng
Vẩn nhơ chẳng bén, bụt là lòng
Chiều mai nở, chiều hôm rụng
Sự lạ cho hay tuyệt sắc không
("Mộc Cận" 木槿 - Cây Dâm Bụt)
(Nguyễn Trãi, Quốc Âm Thi Tập)
--------------------------------------------------------------------------------
Tên Việt: dâm bụt ,Hồng cẩn,hoa cẩn.
Tên Hoa: 木槿(mộc cận), 朝開暮落花(triêu khai mộ lạc)
Tên Anh: hibiscus, rose of Sharon, althea
Tên Pháp: hibiscus, ambrette
Tên khoa học: Hibiscus syriacus L. [H. chinenis DC.]
Họ: (Malvaceae)
------------------------------------------------------------------------------------
Và dường như các cây trên là Dâm bụt "ngoại nhập",còn đây mới là cây "bông bụp" made in Việt Nam:

Cây thuốc phiện:
 

NguyenNhuThach

Active Member
Xưa nay thanh lịch vốn là hoa
Hoa nở là xuân,ý thái hoà.


Nói đến hoa là nói đến điều thanh lịch,thanh cao,hoà bình,tốt đẹp.Nhưng hoa Dâm bụt thì được xem là một thứ hoa dân dã,mọc bên bờ rào,một thứ hoa sớm nở tối tàn,không sắc không hương,nói chung là không có "chiều sâu".Và còn có câu ca dao nói về dâm bụt như vầy:
Ân tình mới đó đã phai
giống như dâm bụt nở mai tàn chiều.
Nhưng theo quan điểm của nhà Phật thì hoa Dâm bụt có một ý nghĩa khác.Sớm nở tối tàn nhưng hết thế hệ này đến thế hệ khác,liên tu bất tận.Nó tượng trưng cho kiếp sống ngắn ngủi của con người và lẽ vô thường trong thế giới luân hồi nở nở-tàn tàn nhanh như bóng câu qua cửa.

Trời thu mây hợp lại tan
Ngày xuân hoa nở hoa tàn mấy lăm
Trãi trong tám chín mươi năm
Bóng câu qua cửa dễ cầm mãi ru
Thịt xương gởi đám diêm phù
Sinh sinh hoá hoá...
(Bích Câu kỳ ngộ)

Nhớ những buổi trưa hè,nằm gối đầu trên đống rơm dưới bóng mát...nhìn cành bông Bụp đong đưa trong nắng và gió nhẹ,một chú ong vờn qua...cánh hoa rơi và phấn hoa bay theo gió...
Như hiền nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm ngày xưa cũng từng xao xuyến trước một cành hoa Bụt mà thốt lên rằng:

Hoa trung huyễn xuất Phật trung thân
Mộ lạc triêu khai,cựu cánh tân
Sắc tức thị không,không thị sắc
Nhất chi hoán đắc kỷ phiên xuân.(Hồng cẩn thi-Bạch Vân am thi tập)

(một cành hư huyễn Bụt ơi
Sớm thơm chiều rụng đến rồi đi
Không tức là sắc,sắc là không
Mấy xuân đổi được cành hồng ở đây)

Vậy đó,quán sát một cành hoa Dâm Bụt mà có thể hiểu được qui luật của cuộc sống,lẽ vô thường:
Đời này cho đến đời sau
Một cành hoa Bụt nở bên bờ rào.


(Kính dâng hương hồn anh BS Bùi Vinh Quang và anh-thầy Lộc,không còn được nghe hai anh giảng kinh Kim cang và Bích Câu kỳ ngộ nữa rồi)
 
Top