• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Hiểu biết cơ bản về Vi Sinh Vật Học.

kimtiem

Chuyên gia thú y
VI SINH VẬT

Trong thời gian qua, có thể nói diễn đàn VP của chúng ta ngày càng phát triển, bên cạnh đó sự hiểu
biết của các thành viên trong việc phòng và chữa bệnh ngày càng được nâng cao, với mong ước góp chút ít tư liệu về nền tảng thú-y cũng như là tác nhân gây bệnh trên chó mèo, với hy vọng củng cố thêm về tài liệu để các thành viên có thể nhận định tương đối trong công việc chăm sóc thú cưng của mình và cũng là góp phần tạo cho cuộc sống đẹp hơn, đáng yêu hơn.
Ngay sau khi kết thúc chùm bài SLSS trên diễn đàn cũ , tôi đã có dự kiến cho loạt bài này nhưng quả thực là chưa tới chu kỳ nên có cố mà cũng chẳng được, còn về đề tài này thì quả thật hơi bị khô khan, khó chế biến, chính vì vậy xin được thông báo trước là chỉ mang tính tương đối thôi, sẽ lược bỏ bớt những chi tiết mang tính hàn lâm, nên chắc chắn sẽ thiếu sót, thôi thì có gì chưa đủ xin được thông cảm nhé.

Trong cuộc điều tra về “Hội chứng tiêu chẩy cấp” có nhiễm bệnh tả gần đây thì hầu hết bệnh nhân đều xác định là có ăn “Thịt chó” (theo các cơ quan truyền thông), vậy thịt chó là nguyên nhân gây bệnh tả sao ???Dạ không , hoàn toàn không phải vậy, mà nguyên nhân là do con phẩy khuẩn tả, đó là con vi khuẩn có hình dạng như dấu phẩy; Nó chính là 1 con trong ngàn vạn con được gọi là vi khuẩn, thế thì chúng ta cùng tìm hiểu xem vi khuẩn là con gì nhé.

VI KHUẨN

1- Đôi dòng lịch sử:
Từ thời xa xưa con người chúng ta đã có lúc “ chết như rạ” do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: tả, thương hàn, dịch hạnh, đậu mùa… nhưng ở thời ấy thì chẳng ai biết nguyên nhân vì sao, cứ nghĩ rằng “trời kêu ai ấy dạ”. Thế rồi mãi đến khi nhà bác học Antoni Van Leewenhoek (1632-1723) chế tạo ra kính hiển vi với độ phóng đại khoảng 300 lần thì con người mới biết trong cụôc sống quanh ta còn vô số các vi sinh vật bé nhỏ khác mà mắt thường chúng ta không thấy được, tuy nhiên phải đến khi nhà bác học M.Terekhopskii (1740-1796) thì ông mới sắp xếp, hệ thống lại để nhằm mục đích phục vụ cuộc sống cho nhân loại.

Chỗ này phải xuống hàng cho thêm phần long trọng, Louis Pasteur (1822-1895) nhà bác học vĩ đại nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực, nhưng khi nhân loại nhắc đến ông thì gần như là liên quan về bệnh dại , mặc dù ngay tại thời điểm đó chính bản thân nhà bác học cũng chưa được nhìn thấy con virus này méo tròn ra làm sao, bởi vì là virus nên kích thước chúng rất nhỏ phải dùng kính hiển vi điện tử thì mới dòm thấy được, mà kính này thì mãi thế kỷ 20 người ta mới biết đến , thế nhưng chỉ với phương pháp suy luận, ông gây bệnh cho thỏ qua nhiều thế hệ với mục đích làm giảm độc lực, thế là ông đã thành công trong việc chế tạo vaccine phòng bệnh dại và em bé đầu tiên được cứu sống nhờ vaccine này vào ngày 06-07-1885, ông đã chứng minh các chú vi khuẩn gây bệnh nhiệt than, bệnh tụ huyết trùng trên gà…

Tiếp theo những thành công trên, từ từ từng EM một đã bị lôi ra dưới ánh sang khoa học như các vi khuẩn: lao, dịch hạnh, đậu mùa, giang mai…ôi thôi cả hàng đống; đấy cũng chính là nhờ thành quả ban đầu từ chiếc kính hiển vi nhỏ bé đó, và cuối cùng điều gì đến thì sẽ đến, nhân loại đã xây dựng nên cả 1 hệ thống phòng và điều trị cho từng chú một . Nói nhỏ nghe chơi nhé, nghe đồn rằng CT sản xuất máy chụp hình Cà… mới phát minh ra 1 loại máy chụp xuyên qua … nhưng vẫn giữ nguyên xi các phần mô cơ chứ không như X chỉ còn xương, ghê nhẩy, không biết có ứng dụng được gì không ???





Bài viết rất có giá trị kiến thức Vi Sinh Vật Học, BSGV mạn phép tác giả sửa chủ đề "Nói và Làm" thành " Hiểu biết cơ bản về Vi Sinh Vật Học" cho phù hợp với nội dung.
 

kimtiem

Chuyên gia thú y
2-Hình dạng:

Bỏ qua các lớp, bộ lằng nhằng, chúng ta chỉ nhận định dựa trên hình dạng bên ngoài để phân chia cho dễ nhớ nhé, thế thì chúng được chia thành 3 nhóm chính: Cầu khuẩn, Trực khuẩn, Xoắn khuẩn.

2-1: Cầu khuẩn: Chẳng có gì đơn giản hơn, bởi vì chúng có dạng hình cầu hay bầu dục nên được gọi là cầu, thế thôi, THƯỜNG thì đây là những vi khuẩn Gram+, tuy nhiên do có chú chỉ thích một mình, có chú thì thích chuyện 3 người, có chú thì lại quần tam hội tứ nên chúng sẽ được chia thành nhiều giống:
- Giống Micrococcus: luôn luôn thích cô đơn nên được gọi là đơn cầu khuẩn.
- Giống Diplococcus: hạnh phúc tràn đầy cứ đeo dính từng đôi nên được gọi là song cầu khuẩn.
- Giống Staphylococcus: thích rủ rê nhau offline nên kết hợp cứ từng đám từng đám một, không nhất định, được gọi là tụ cầu khuẩn.
- Giống Streptococcus: Xếp hàng cứ như là mua vé xem trận cầu đinh ấy, cứ nối đuôi nhau vòng vèo qua nhiều khu phố, thế cho nên chúng được gọi là liên hoặc chuỗi cầu khuẩn .
Còn nữa nhưng cứ tạm mấy con chính này cũng đủ mệt rồi nhé.

2-2: Trực khuẩn :Hình dạng như cái que, có thể thẳng có thể cong nhưng cũng cứ vẫn được gọi là trực nhé, mấy chú này 3 phải lắm cũng có thể là Gram+ nhưng cũng có thể là Gram- , tuy nhiên trong công tác thú-y thì chúng ta nên chú ý ở đám trực khuẩn này là đa số các Nàng mang đặc điểm Gram- thì thường là các Nàng gây bệnh trên hệ thống tiêu hóa điển hình như: Salmonella, Escherichia, Shigella…

2-3: Xoắn khuẩn: Nghe tên cũng đủ hình dung rùi phải không, bởi vì chúng di chuyển như nước tràn biển đông ý, cũng có chàng Gram+ hay nàng Gram-, gồm 2 giống Vibrio và Spirillum. Thời xa xưa Leptospira cũng thường trú tại đây nhưng hiện nay thì đã được chuyển hộ khẩu vào bộ xoắn thể Spirocaetales, do chúng di động bằng cách uốn éo thân hình như các cô người mẫu vậy




A: Hình que - Trực khuẩn.
B: Hình cầu - Tạo chuỗi : Liên cầu khuẩn.
C: Hình cầu - Cả đám đang offline: Tụ cầu.
D: Hình cầu - Chỉ có 2 ta : Song cầu.
E: Hình xoắn - Xoắn khuẩn.
F: Hình dấu phẩy – Ta là tả đây, đồng phạm với ta chính là thịt chó.
 

kimtiem

Chuyên gia thú y
3- Cấu tạo:

Chú ý, chú ý nhé, phần này bắt đầu bước vào giai đoạn có liên quan đến điều trị bệnh rồi đây, vì tuỳ từng mỗi loại kháng sinh sẽ tấn công vào những phần khác nhau của vi khuẩn, chính vì vậy chúng ta cần phải biết chúng (VK) có cấu tạo như thế nào thì mới hy vọng trăm trận 80 thắng, còn 20 trận thì vẫn cứ thua như thường, nếu được thế thì cũng ngon rồi, cứ như là biết rằng EM cũng hơi hơi có tình cảm với ta, ta đã rà đúng tần số, tín hiệu báo ầm ầm nhưng “cưa cẩm” hoài mà cũng không đổ, vì sao vậy ??? Dạ vì EM đã … có chồng.
Thế thì nói túm lại như thế này, vi khuẩn được bao bọc bởi nhiều lớp : lớp màng nhầy, lớp vỏ, màng nguyên sinh, chất nguyên sinh, trong chất nguyên sinh này có nhiều thứ nhưng cần chú ý đến nhân và ribosom.
Hình mô phỏng vi khuẩn được vẽ bởi KTiem, cực đẹp nhờ sự hỗ trợ của Paint, chắc Microsoft mà biết thì có thể có bằng khen đấy nhỉ





3-1 Màng nhầy:
Thường thì đây là lớp ngoài cùng của vi khuẩn, nhưng không phải tất tần tật mọi vi khuẩn đều có đâu nhé, tuỳ từng em thôi, những con có màng này thì hơi khó dạy bảo đấy,
nên có đánh thì phải liên tục, vì lớp này cũng như là lớp giáp vậy, nhè nhẹ không xi nhê.

3-2 Lớp vỏ: (thành tế bào)
Các bạn thử hình dung 1 loại quả (trái) nào đó, sẽ dễ hiểu hơn, bao gồm các chức năng như:
- Giữ hình dạng. ( cầu, trực, xoắn)
- Bảo vệ và chống lại những gì bất lợi cho nó.
- Mang kháng nguyên, độc tố.
- Duy trì áp suất cho tế bào vi khuẩn.
- Vi khuẩn G+ dày hơn G-.

3-3 Màng nguyên sinh:
Đây là lớp lót bên trong ( như nội y ý), có cấu tạo khá phức tạp, đảm nhận các chức năng như:
- Duy trì áp lực thẩm thấu.
- Vận chuyển thức ăn cho tế bào đồng thời loại thải những độc tố ra bên ngoài, sự vận chuyển này mang tính chọn lọc theo từng mã di truyền của từng vi khuẩn.
- Chứa nhiều men.

3-4 Chất nguyên sinh:
Đây là phần chính của vi khuẩn, có thành phần như dạng keo, trong đó nước chiếm khoảng >80%, trong chất nguyên sinh này có 1 số cơ quan của vi khuẩn như:
- Mezosom: Tham gia quá trình hô hấp của tế bào, hình thành vách khi phân chia, tổng hợp ATP (năng lượng) cho vi khuẩn.
- Ribosom: Được coi như trong tâm của vi khuẩn, tham gia quá trình tổng hợp protein, gồm các tiểu thể 30S, 50S, 70S, trong đó 30S và 50S là 2 mục tiêu mà khi điều trị bệnh chúng ta sẽ nhắm đến, trong mỗi vi khuẩn thường có khoảng >1000 ribosom.
- Nhân: Được coi như nhiễm sắc thể, bao gồm 2 sợi AND dài xoắn lại với nhau, mang yếu tố di truyền.
Tạm bấy nhiêu thôi, ngoài ra cũng giống như các tế bào khác chúng cũng có mỡ, calci, sắc tố …

:wave::wave::wave::wave::wave:
 

kimtiem

Chuyên gia thú y
Phần trên tạm gọi là phần chung của vi khuẩn, cũng như chó mèo chú nào cũng có 1 đầu, 2 tai, 1 đuôi…nhưng con GSD, ROTT, PQ, DOBER…thì khác nhau nhiều lắm, thì vi khuẩn cũng vậy, mời quý vị dạo quanh với vài em tiêu biểu đại diện cho từng nhóm và cũng thuộc diện hay gây phiền phức rất cần được chỉnh lý và cải tạo.
Hình ảnh ở phần này được lấy từ NET .

NHÓM VI KHUẨN G+

1- Staphylococcus aureus:






Giống Staphylococcus có >20 loài, nhưng chúng ta chỉ chú ý đến em này thôi, đây là em thích offline đấy, thuộc tụ cầu, kích thước thì bé như …vi khuẩn, đây là loại vi khuẩn có sức đề kháng rất cao, chính vì vậy trong cuộc sống hàng ngày chúng ta rất thường gặp.
Khi cơ thể yếu, có những vết thương thì chúng thường “té nước theo mưa” , nhào vào kiếm tí gây nên những hiện tượng như : viêm mủ, ung nhọt, khi chúng xâm nhập được qua nang lông sẽ gây hoại tử da; nếu can thiệp chậm, vết thương lớn… chúng sẽ nhân cơ hội đó mà theo máu “ cứ đi loanh quanh cho đời mỏi mệt” dẫn đến các bệnh khác nguy hiểm hơn như ; viêm phổi, màng não, khớp, thận…cần chú ý âm đạo cho chó mẹ sau khi sanh, chó mẹ còn đang cho con bú thì chúng sẽ chẳng ngần ngại gì mà không lao vào các tuyến sữa ngon ngọt ké tí, gây nên hiện tượng viêm vú, đối với các chủng có độc lực cao (có màng nhầy) thì hoàn toàn có thể tiễn vật chủ về với ông bà .
Chuẩn đoán: Chỉ có đoán mò thôi quý vị ạ, tại sao vậy!!! thực tế đứng trên phương diện khoa học thì việc gì cũng phải chính xác, nhưng nếu mà như vậy thì chúng ta phải thực thi hàng loạt công đoạn như: lấy mẫu bệnh phẩm – nuôi cấy – phân lập – nuôi cấy - nhuộm gram - thử nghiệm - định type – làm kháng sinh đồ, ối giời ơi có nhanh thì cũng 5-7 ngày mới xong, nhưng chờ được tới lúc đó thì e rằng PET của bạn chắc cũng đã “ chia tay từ đó” rồi còn đâu mà điều trị , chắc rằng có bạn sẽ thắc mắc vậy lập ra phòng chuẩn đoán để làm gì ??? xin thưa rằng đó là để đề phòng khi có những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thì sẽ định danh chính xác để còn đối phó với những ca sẽ có thể tiếp diễn, còn thường thì chỉ dựa trên chuẩn đoán lâm sàng thôi (gọi vui là đoán mò); trên diễn đàn này tôi cũng từng nghe các thành viên khen nơi này nơi nọ có phòng xét nghiệm nhưng thực tế thì…” chờ em chờ đến bao giờ”. Lan man 1 tí, ngay trong việc kiểm tra thực phẩm của người cũng còn rất nhiều khó khăn trong việc xác định có nhiễm hay không nhiễm khuẩn, bởi vì có những loại thực phẩm chỉ có hạn dùng 1 – 2 ngày mà thời gian xét nghiệm thì… khi có kết quả thì cũng bó tay . Đôi điều như vậy là để quý vị thông cảm lý do tại sao không đưa phần chuẩn đoán vào đây nhé, chúng ta chỉ dựa trên vị trí - bệnh tích tại thời điểm đó để “PHỎNG ĐOÁN ‘ thôi.
Riêng phần thuốc điều trị quý vị ‘Hãy Đợi Đấy” khi tới phần cách dùng thuốc kháng sinh; nhân tiện đây tôi cũng trình bày tí về thuốc: 1 loài vi khuẩn có thể được điều trị bằng 1 hoặc nhiều loại kháng sinh, nếu làm kháng sinh đồ thì quá rõ rồi, còn như bình thường chúng ta xác định việc sử dụng kháng sinh nào nhờ vào cấu tạo của nó, các chủng vi khuẩn rất dễ đề kháng với kháng sinh nên cần phải có liệu trình thích hợp, do đó trên diễn đàn này tôi sẽ không chỉ đích danh 1 loại kháng sinh nào, mà tuỳ vùng miền, khu vực sẽ có các kháng sinh tương ứng, quý vị sẽ chọn lựa để dễ dàng “hạ gục nhanh , tiêu diệt gọn”

:wave::wave:
 

kimtiem

Chuyên gia thú y
Điều đầu tiên là cám ơn BSGV đã chọn cho tựa đề mới, nhưng… cơ mà nếu thế thì lại chưa nêu được nội dung bài viết đồng thời phải “giải toả” di dời vào phần truyền nhiễm, Ngũ tử Tư sau 1 đêm là tóc bạc trắng còn em thì sau ...3 đêm tí nữa tóc lại đen, bởi vì phần này mới chỉ là NÓI còn phần LÀM thì em chú trọng về phần thuốc thú y (điều trị) cơ, thôi thì tới đâu hay tới đó vậy.

2- Streptococcus Pyogenes:

Đây là VK dạng liên cầu, sức đề kháng tương đối yếu, bị tiêu diệt ở 60độ/30p, thường xuất hiện trên da, hầu họng; trên thông tin đại chúng khoảng thời gian gần đây cũng thường nhắc đến giống này nhất là đối với các “tín đồ” của lòng lợn tiết canh, nhưng không phải em này đâu nhé, chỉ là họ hàng bà con thôi, em đó thì có tên mỹ miều là Streptococcus suis cơ.
Những biểu hiện gây bệnh thường là: Viêm âm đạo sau khi sanh dạng cấp, các mụn mủ, viêm cầu thận gây tiểu ra máu, đặc biệt quan trọng nhất ở em là bệnh viêm hầu họng.





3- Streptococcus pneumoniae:

Em này khá nguy hiểm, có họ hang bà con đông lắm, nếu chỉ dựa vào kháng nguyên thì người ta đã phân biệt được >80 serotyp từ Streptococci. Em này bị Pasteur “túm gáy” từ những năm 1881 trên những bệnh nhân bị viêm phổi.
Vi khuẩn này rất thường thấy trên người, theo 1 số công trình điều tra thì kết quả được xác định có khoảng > 60% người khoẻ mang vi khuẩn này (sợ chưa), chúng chỉ rình rập khi cơ thể yếu là phát lệnh tổng tiến công ngay, riêng với các thú non, nhỏ thì chúng “mê” lắm, nếu điều kiện chăm sóc thiếu – dinh dưỡng kém - hoặc nơi tập trung số lượng đông (cửa hang) thì chúng sẽ rủ rê nhau nổi loạn ngay, thường thì chúng cũng kết bè kết đảng với các ong, ve khác, đặc biệt là nhóm Mycophasma gây ra các bệnh như: viêm phổi – viêm màng phổi – viêm thanh khí quản truyền nhiễm – viêm tai giữa…







Tóm lại: trong cả 2 giống trên (cầu G+) chúng thường sinh mủ + vị trí gây bệnh thường tiếp xúc với mội trường bên ngoài (hiếu khí - kỵ khí tuỳ nghi), riêng Ông số 3 thường gây bệnh trên đường hô hấp khi thời tiết lạnh.
Thế là tạm xong phần VK cầu G+ nhé.
 
Bài viết này từ lâu lâu lắm rồi ( Cảm ơn bác Kimtiem) ... tuy ( mà) vẫn chưa được bác kimtiem hoàn thành nốt, nhưng ( vì vậy) em mạn phép chen ngang để đưa nó lên đầu trang. Hy vọng bác kimtiem, hay bác Báu, hay anh Nghĩa, bạn Chiền... những chuyên gia thú y của diễn đàn, hay ( và) các bạn thành viên khác nếu có nhiệt huyết thì lại tiếp tục để anh chị em cùng được học hỏi :)

Nhân dịp đàn chó ở nhà đang đau ốm nên em hiện cũng đang bỏ thời gian "nghiên cứu" về mấy vấn đề này, nếu có sưu tầm được gì hay cũng sẽ xin được chia sẻ ạ.
 
Top