VI SINH VẬT
Trong thời gian qua, có thể nói diễn đàn VP của chúng ta ngày càng phát triển, bên cạnh đó sự hiểu
biết của các thành viên trong việc phòng và chữa bệnh ngày càng được nâng cao, với mong ước góp chút ít tư liệu về nền tảng thú-y cũng như là tác nhân gây bệnh trên chó mèo, với hy vọng củng cố thêm về tài liệu để các thành viên có thể nhận định tương đối trong công việc chăm sóc thú cưng của mình và cũng là góp phần tạo cho cuộc sống đẹp hơn, đáng yêu hơn.
Ngay sau khi kết thúc chùm bài SLSS trên diễn đàn cũ , tôi đã có dự kiến cho loạt bài này nhưng quả thực là chưa tới chu kỳ nên có cố mà cũng chẳng được, còn về đề tài này thì quả thật hơi bị khô khan, khó chế biến, chính vì vậy xin được thông báo trước là chỉ mang tính tương đối thôi, sẽ lược bỏ bớt những chi tiết mang tính hàn lâm, nên chắc chắn sẽ thiếu sót, thôi thì có gì chưa đủ xin được thông cảm nhé.
Trong cuộc điều tra về “Hội chứng tiêu chẩy cấp” có nhiễm bệnh tả gần đây thì hầu hết bệnh nhân đều xác định là có ăn “Thịt chó” (theo các cơ quan truyền thông), vậy thịt chó là nguyên nhân gây bệnh tả sao ???Dạ không , hoàn toàn không phải vậy, mà nguyên nhân là do con phẩy khuẩn tả, đó là con vi khuẩn có hình dạng như dấu phẩy; Nó chính là 1 con trong ngàn vạn con được gọi là vi khuẩn, thế thì chúng ta cùng tìm hiểu xem vi khuẩn là con gì nhé.
VI KHUẨN
1- Đôi dòng lịch sử:
Từ thời xa xưa con người chúng ta đã có lúc “ chết như rạ” do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: tả, thương hàn, dịch hạnh, đậu mùa… nhưng ở thời ấy thì chẳng ai biết nguyên nhân vì sao, cứ nghĩ rằng “trời kêu ai ấy dạ”. Thế rồi mãi đến khi nhà bác học Antoni Van Leewenhoek (1632-1723) chế tạo ra kính hiển vi với độ phóng đại khoảng 300 lần thì con người mới biết trong cụôc sống quanh ta còn vô số các vi sinh vật bé nhỏ khác mà mắt thường chúng ta không thấy được, tuy nhiên phải đến khi nhà bác học M.Terekhopskii (1740-1796) thì ông mới sắp xếp, hệ thống lại để nhằm mục đích phục vụ cuộc sống cho nhân loại.
Chỗ này phải xuống hàng cho thêm phần long trọng, Louis Pasteur (1822-1895) nhà bác học vĩ đại nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực, nhưng khi nhân loại nhắc đến ông thì gần như là liên quan về bệnh dại , mặc dù ngay tại thời điểm đó chính bản thân nhà bác học cũng chưa được nhìn thấy con virus này méo tròn ra làm sao, bởi vì là virus nên kích thước chúng rất nhỏ phải dùng kính hiển vi điện tử thì mới dòm thấy được, mà kính này thì mãi thế kỷ 20 người ta mới biết đến , thế nhưng chỉ với phương pháp suy luận, ông gây bệnh cho thỏ qua nhiều thế hệ với mục đích làm giảm độc lực, thế là ông đã thành công trong việc chế tạo vaccine phòng bệnh dại và em bé đầu tiên được cứu sống nhờ vaccine này vào ngày 06-07-1885, ông đã chứng minh các chú vi khuẩn gây bệnh nhiệt than, bệnh tụ huyết trùng trên gà…
Tiếp theo những thành công trên, từ từ từng EM một đã bị lôi ra dưới ánh sang khoa học như các vi khuẩn: lao, dịch hạnh, đậu mùa, giang mai…ôi thôi cả hàng đống; đấy cũng chính là nhờ thành quả ban đầu từ chiếc kính hiển vi nhỏ bé đó, và cuối cùng điều gì đến thì sẽ đến, nhân loại đã xây dựng nên cả 1 hệ thống phòng và điều trị cho từng chú một . Nói nhỏ nghe chơi nhé, nghe đồn rằng CT sản xuất máy chụp hình Cà… mới phát minh ra 1 loại máy chụp xuyên qua … nhưng vẫn giữ nguyên xi các phần mô cơ chứ không như X chỉ còn xương, ghê nhẩy, không biết có ứng dụng được gì không ???

Bài viết rất có giá trị kiến thức Vi Sinh Vật Học, BSGV mạn phép tác giả sửa chủ đề "Nói và Làm" thành " Hiểu biết cơ bản về Vi Sinh Vật Học" cho phù hợp với nội dung.
Trong thời gian qua, có thể nói diễn đàn VP của chúng ta ngày càng phát triển, bên cạnh đó sự hiểu
biết của các thành viên trong việc phòng và chữa bệnh ngày càng được nâng cao, với mong ước góp chút ít tư liệu về nền tảng thú-y cũng như là tác nhân gây bệnh trên chó mèo, với hy vọng củng cố thêm về tài liệu để các thành viên có thể nhận định tương đối trong công việc chăm sóc thú cưng của mình và cũng là góp phần tạo cho cuộc sống đẹp hơn, đáng yêu hơn.
Ngay sau khi kết thúc chùm bài SLSS trên diễn đàn cũ , tôi đã có dự kiến cho loạt bài này nhưng quả thực là chưa tới chu kỳ nên có cố mà cũng chẳng được, còn về đề tài này thì quả thật hơi bị khô khan, khó chế biến, chính vì vậy xin được thông báo trước là chỉ mang tính tương đối thôi, sẽ lược bỏ bớt những chi tiết mang tính hàn lâm, nên chắc chắn sẽ thiếu sót, thôi thì có gì chưa đủ xin được thông cảm nhé.
Trong cuộc điều tra về “Hội chứng tiêu chẩy cấp” có nhiễm bệnh tả gần đây thì hầu hết bệnh nhân đều xác định là có ăn “Thịt chó” (theo các cơ quan truyền thông), vậy thịt chó là nguyên nhân gây bệnh tả sao ???Dạ không , hoàn toàn không phải vậy, mà nguyên nhân là do con phẩy khuẩn tả, đó là con vi khuẩn có hình dạng như dấu phẩy; Nó chính là 1 con trong ngàn vạn con được gọi là vi khuẩn, thế thì chúng ta cùng tìm hiểu xem vi khuẩn là con gì nhé.
VI KHUẨN
1- Đôi dòng lịch sử:
Từ thời xa xưa con người chúng ta đã có lúc “ chết như rạ” do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: tả, thương hàn, dịch hạnh, đậu mùa… nhưng ở thời ấy thì chẳng ai biết nguyên nhân vì sao, cứ nghĩ rằng “trời kêu ai ấy dạ”. Thế rồi mãi đến khi nhà bác học Antoni Van Leewenhoek (1632-1723) chế tạo ra kính hiển vi với độ phóng đại khoảng 300 lần thì con người mới biết trong cụôc sống quanh ta còn vô số các vi sinh vật bé nhỏ khác mà mắt thường chúng ta không thấy được, tuy nhiên phải đến khi nhà bác học M.Terekhopskii (1740-1796) thì ông mới sắp xếp, hệ thống lại để nhằm mục đích phục vụ cuộc sống cho nhân loại.
Chỗ này phải xuống hàng cho thêm phần long trọng, Louis Pasteur (1822-1895) nhà bác học vĩ đại nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực, nhưng khi nhân loại nhắc đến ông thì gần như là liên quan về bệnh dại , mặc dù ngay tại thời điểm đó chính bản thân nhà bác học cũng chưa được nhìn thấy con virus này méo tròn ra làm sao, bởi vì là virus nên kích thước chúng rất nhỏ phải dùng kính hiển vi điện tử thì mới dòm thấy được, mà kính này thì mãi thế kỷ 20 người ta mới biết đến , thế nhưng chỉ với phương pháp suy luận, ông gây bệnh cho thỏ qua nhiều thế hệ với mục đích làm giảm độc lực, thế là ông đã thành công trong việc chế tạo vaccine phòng bệnh dại và em bé đầu tiên được cứu sống nhờ vaccine này vào ngày 06-07-1885, ông đã chứng minh các chú vi khuẩn gây bệnh nhiệt than, bệnh tụ huyết trùng trên gà…
Tiếp theo những thành công trên, từ từ từng EM một đã bị lôi ra dưới ánh sang khoa học như các vi khuẩn: lao, dịch hạnh, đậu mùa, giang mai…ôi thôi cả hàng đống; đấy cũng chính là nhờ thành quả ban đầu từ chiếc kính hiển vi nhỏ bé đó, và cuối cùng điều gì đến thì sẽ đến, nhân loại đã xây dựng nên cả 1 hệ thống phòng và điều trị cho từng chú một . Nói nhỏ nghe chơi nhé, nghe đồn rằng CT sản xuất máy chụp hình Cà… mới phát minh ra 1 loại máy chụp xuyên qua … nhưng vẫn giữ nguyên xi các phần mô cơ chứ không như X chỉ còn xương, ghê nhẩy, không biết có ứng dụng được gì không ???

Bài viết rất có giá trị kiến thức Vi Sinh Vật Học, BSGV mạn phép tác giả sửa chủ đề "Nói và Làm" thành " Hiểu biết cơ bản về Vi Sinh Vật Học" cho phù hợp với nội dung.