• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Hổ trong vườn thú cắn chết nhân viên khu du lịch

Vipz.14

Member
Nổi tiếng na ná mấy vụ scandals tai tiếng của các stars nước ngoài đó. Nhờ vậy mà nổi danh, nhưng không hiểu đem lại lợi lộc gì cho ông Dũng.

Vả lại, theo em, nếu nó vi phạm luật làng thì làng nước sẽ xông vô. Chỉ sợ làm thì có mà giải quyết thì không thôi. Chưa nói gì đến việc .. trắng tay ra về =.=
 

NguyenNhuThach

Active Member
Mình cũng định không tham gia bình luận gì nữa nhưng đọc câu này của BS Thạch mình thấy làm sao ấy!:thingking:
Nổi tiếng gì đây? Nổi tiếng vì đã làm ăn thiếu trách nhiệm để xảy ra hậu quả nghiêm trọng là làm chết một mạng người ư?
Dạ,nổi tiếng là "tiếng nổi như....",là được nhiều người biết đến....đó là mong muốn của ông Dũng mà,bất kể tiếng tốt hay xấu,bởi vì hôm nay thấy xấu nhưng ngày mai nhìn lại thì tốt thì sao???Ông đã nổi tiếng nhiều với "Đại Nam Quốc tự",rồi "Lạc cảnh Đại Nam Văn hiến" và các vụ làm ăn trước đây.Anh chị nào muốn tìm hiểu thì vào Google tìm hiểu nhé,xem cả các phần lưu trữ của Google nữa nhé,tên "dân dã" gọi ông là Dũng lò vôi,tên trước đây là Huỳnh Phi Dũng,bây giờ là Huỳnh Uy Dũng.Khu Lạc cảnh Đại Nam ngoài ý muốn làm một công trình "để đời" thì ông D. nói còn một ý nghĩa khác về "phong thuỷ",đại ý là giúp cho "vượng khí" của dân tộc VN........
Thôi,dừng ở đây vậy,vì lạc đề của topic rồi, mình cũng không đủ tầm để bàn về vĩ nhân và "thánh nhân".

Trích dẫn một bài báo:
....Khi chúng tôi hỏi tiền ở đâu ra, ông Huỳnh Phi Dũng nói “Kỳ thực tôi gom hết tiền ở công ty gia đình và bạn bè. Gom hết, bán được cái gì thì bán. Có lần tôi nói với vợ, nếu thiếu tiền, kể cả cái nhà đang ở cũng phải bán để làm cho xong. Tất nhiên, cũng có những cái không thể bán được, chẳng hạn như bà xã nhà tôi (!)” – ông cười.

Đến nay, việc hiện thực hóa ước mơ đã đã “ngốn” của gia đình ông cả nghìn tỷ đồng. Ông nói: ”Đến năm 2010, khi hoàn tất công trình, số tiền đầu tư sẽ lên đến hòm hòm khoảng 3.000 tỷ đồng, tương đương với 200 triệu USD.” Tất cả là “tự nhà” làm. Để có gạch ngói cho công trình, phải lập riêng một nhà máy gạch ngói. Để có sắt thép cho công trình, phải lập riêng một nhà máy cơ khí…"

Chẳng ai kỳ vọng ông sẽ thu lại vốn từ công trình này. Bản thân ông cũng vậy. Đền và tháp không thu phí và cũng không quyên công đức. Thu nhập từ khu giải trí sau này cũng dành để giữ gìn tu bổ nơi thờ phụng.

Và nghĩ về tâm huyết của doanh nhân:

Con người này đã là một “đại gia” từ thời Bình Dương bắt đầu sự nghiệp công nghiệp hóa, đã từng là đại biểu Quốc hội, là Chủ tịch Hiệp hội đầu tư tỉnh Bình Dương. Đến nay ông giao lại hết cho vợ con, còn bản thân mình về lui về “ở núi”.

“Tính tôi tham công tiếc việc, đã ham cái gì là không biết nghỉ. Mấy năm trước xin bà xã cho đóng đô tại công trình một năm, nay quay đi ngoảnh lại đã sống một mình 3 năm rồi. Ở đây riết thành quen, về nhà một hai ngày là bệnh”...

Để tái hiện lịch sử, phải tự đi tìm sách học. Để thiết kế kiến trúc, phải tự đi tìm đền chùa thời Lý. Hàng ngày ăn ở với công nhân, lo lắng từ nguồn vốn khổng lồ cho đến cái bóng đèn trang trí nhỏ nhoi… Đấy là tác phong của một doanh nhân đại gia lập nghiệp từ thủa ban đầu. Những tâm huyết đã dành cho kinh doanh như thế nào, thì nay lại dành như vậy cho sự nghiệp mà ông gọi là “đi tu”.
Mai này ai có nhớ chăng ....

Trích dẫn từ "binhdinhffc.com":
...Bỏ cả đống tiền vào chỉ để lại dấu ấn cho cá nhân ông ta. Công trình là một mớ hỗn tạp, bắt chước mỗi nơi một chút. Thật là tiếc! với số tiền đó, và với chủ đề đó thì đáng lẽ ra ông Dũng có thể tạo ra một công trình gây tiếng vang lớn cả khu vực và để đời...
Hiện nay công trình này đang nổi tiếng bởi sự hỗn tạp của kiến trúc tự chế và sự xa hoa kiểu trọc phú! Chỉ có thế mà thôi!
Có những thứ không thể mua được bằng tiền-đó là văn hóa! Công trình này không mang một dấu ấn văn hóa dân tộc nào cả, nó chỉ là đại diện cho văn hóa kiểu Huỳnh Phi Dũng mà thôi.





Từ 5 giây.com:
Đại Nam không như quảng cáo đâu các bác ạ. Đi về rất chán. Nhất là các cô hướng dẫn, thuộc bài làu làu. Một tiếng cũng ông chủ, hai tiếng cũng ông chủ. Mà em kinh nhất là câu này: Ông chủ (tức Huỳnh Uy Dũng) là người rất tâm linh, ông rất thích số 9, và kỵ số 4 (tử) nên các khu công nghiệp là 1,2 ,3 ,5. Mà nhà ông ở số một trăm mấy nhưng vì ông thích số 81 nên ông đã đề nghị đổi số nhà VẬY MÀ ÔNG LÀM ĐƯỢC ĐẤY (cô này nhấn mạnh câu này đi lại mấy lần)
Thế mới biết sức mạnh của đồng tiền là như thế nào?!
Chán nhất ở ĐN là cái quái gì cũng quy ra tiền để thuyết minh hết...
 

amifidele

Member
Cọp sổng chuồng, chủ nhân đi tù!

TT - Dĩ nhiên chuyện đó không phải ở VN mà là ở Nhật. Một bạn đọc đã cất công tìm hiểu các quy định về việc nuôi động vật hoang dã ở Nhật, nhằm góp thêm cho câu chuyện đang thả nổi trong quản lý nuôi thú dữ ở VN.


Du khách xem sư tử ở khu du lịch Đại Nam. Nếu theo quy định ở Nhật, chuồng này không đạt chuẩn vì chỉ mới bao quanh mà phía trên còn để trống - Ảnh: H.T.Vân

Chuyện hổ vồ chết người ở Nhật chưa bao giờ có. Nhưng vào năm 1979, tại TP Chiba đã xảy ra một vụ hổ sổng chuồng và xơi tái một con chó của hàng xóm. Hậu quả, chủ nhân của con hổ ấy đã bị phạt một khoản tiền lớn cùng với việc phải ngồi tù sáu tháng. Chưa kể thị trưởng TP Chiba lúc bấy giờ cũng xấc bấc xang bang với dư luận báo chí vì quy định ở Nhật là người đứng đầu TP, tỉnh ký giấy phép cho tư nhân nuôi thú dữ.

Vào trang web của Bộ Môi trường Nhật Bản (www.env.go.jp/nature/dobutsu/aigo), bạn sẽ dễ dàng tìm thấy các quy định nghiêm ngặt về việc cá nhân nuôi động vật hoang dã như thế nào. Luật này ra đời từ năm 1973 và liên tục được cập nhật cho phù hợp thực tế, bởi khoảng năm năm gần đây phong trào nuôi động vật hoang dã trở nên khá phổ biến tại Nhật.

Lần cập nhật mới nhất là vào năm 2006. Theo đó, danh sách vật nuôi đã lên đến 600 loài, và mỗi loài như vậy đều có những hướng dẫn cụ thể về chuồng trại buộc người nuôi phải tuân thủ. Trong đó, người ta đặc biệt chú ý đến các loài thú dữ ăn thịt như hổ, sư tử, gấu, báo, đại bàng, cá sấu, rắn...

Trong các quy định về chuồng trại khi nuôi các loại động vật nguy hiểm nêu trên, có thể tóm tắt ba vấn đề chính như sau:

1. Bên cạnh kích thước cụ thể và tối thiểu cho từng loài, điều được nhấn mạnh đặc biệt là yêu cầu không để vật nuôi vượt ra khỏi khu vực nuôi. Chuồng nuôi không chỉ được làm kiên cố bốn phía mà cả bên trên cũng phải rào kín, bên dưới đổ bêtông hoặc lưới thép. Về quy định này tôi thấy rất cần thiết áp dụng ngay tức thời ở VN, khi lâu nay thường xuyên xảy ra chuyện triều cường, lũ lụt khiến cá sấu thoát ra ngoài. Với quy định bao kín bốn phương tám hướng này, vật nuôi sẽ không thể thoát đi đâu được trong bất cứ trường hợp nào.

2. Chuồng trại nuôi thú dữ thường xuyên được kiểm tra định kỳ, nâng cấp, phải có biển báo thú dữ. Nhiều người quen của tôi ở Nhật cho biết việc quản lý chuồng trại nuôi thú dữ ở Nhật còn nghiêm ngặt hơn cả xây nhà ở cho con người!

3. Bắt buộc tất cả thú dữ được nuôi đều phải gắn chip nhận dạng.

Song song với các quy định cũng có các biện pháp chế tài cho các hành vi nuôi không phép, đút lót để xin giấy phép, xin giấy phép nuôi nơi này nhưng đem thú đến nuôi nơi khác, không kiểm tra định kỳ chuồng trại... với mức phạt cao nhất là tù giam sáu tháng và phạt tiền khoảng 5.000 USD.

Đọc báo tôi thấy thông tin từ một quan chức thuộc Cục Kiểm lâm cho biết tình hình nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã ở VN hiện khá nhiều, với hơn 1,6 triệu cá thể từ trên 70 loài. Vậy mà đến nay vẫn chưa có quy chuẩn nuôi động vật hoang dã là điều không thể hiểu nổi.

Tôi nghĩ không cần mất nhiều công sức cho việc xây dựng các quy chuẩn vì chỉ cần vào trang web của Bộ Môi trường Nhật Bản, dịch các quy định qua tiếng Việt là có thể tham khảo để áp dụng vào VN.

H.H.T.
 
Hổ xổng chuồng ăn 1 con chó{ tại Nhật Bản } theo bộ luật của Nhật Bản thì chủ nhân con hổ đã bị phạt 1 khoản tiền lớn xong phải ngồi tù 6 tháng ?
Nếu bộ luật nầy áp dụng tại VN chúng ta thì hổ vồ người " như chuyện vừa xảy ra hôm 10/09 tại Cty Đại Nam "
thì bị phạt đến bao nhiêu nhi ???? và bị ngồi tù chắc phải 6năm ?????
 
Hổ vồ người khác chẳng vồ ông
Tiền ông đây sẵn chẳng bận lòng
Cùng lắm mạng người vài mươi triệu
Ồn ào mấy bữa,thế là xong!!!
 

amifidele

Member
Ở Việt Nam, như chuyện vừa xảy ra, chủ con hổ chẳng bị việc gì lại còn có thể bông đùa trên sinh mạng người khác. Chắc do gia đình nạn nhân không khởi tố nên chủ con hổ mới nhởn nhơ được như vậy! Còn tại sao gia đình nạn nhân không khởi tố thì ta cũng có thể hiểu.
 

Ice Man

Member
Phải chi con hổ này vồ ổng nhỉ để coi vài nghìn tỷ có giúp ổng lấy lại những gì đã bị con hổ cướp đi không :)
 

ruacon80

New Member
Tai nạn là 1 việc rất ư đáng tiếc nhưng theo mình để xây dựng được 1 khu du lịch như khu du lịch Đại Nam với dàn thú dữ như hổ báo đa phần là thế hệ F2, được nuôi và sinh sản bán tự nhiên là 1 thành công khá lớn. Việc quản lý 1 khu lớn như này rõ ràng ko thể tránh khỏi những sai sót. Các bạn cứ trích dẫn những điều lệ ở các quốc gia khác mà thực sự chưa hiểu biết rõ ràng gì để so sánh với Việt Nam, nói thật mình là người Việt Nam cảm thấy thật ko đáng tí nào .
 
Hổ vồ người khác chẳng vồ ông
Tiền ông đây sẵn chẳng bận lòng
Cùng lắm mạng người vài mươi triệu
Ồn ào mấy bữa,thế là xong!!!
" Thuận vần thành thơ " của bác Thuận_Haiduong :-bd:-bd:-bd không sai tí nào .
Có tiền mua tiên cũng được
Huống gì chỉ một mạng người ???
 

Neapolitan

Active Member
Tai nạn là 1 việc rất ư đáng tiếc nhưng theo mình để xây dựng được 1 khu du lịch như khu du lịch Đại Nam với dàn thú dữ như hổ báo đa phần là thế hệ F2, được nuôi và sinh sản bán tự nhiên là 1 thành công khá lớn. Việc quản lý 1 khu lớn như này rõ ràng ko thể tránh khỏi những sai sót. Các bạn cứ trích dẫn những điều lệ ở các quốc gia khác mà thực sự chưa hiểu biết rõ ràng gì để so sánh với Việt Nam, nói thật mình là người Việt Nam cảm thấy thật ko đáng tí nào .
Tai nạn khác với cẩu thả, vô trách nhiệm .
 

NguyenNhuThach

Active Member
Chủ nuôi hổ phạm tội vô ý làm chết người
(Báo Pháp luật)

Xã hội đòi hỏi mỗi công dân phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe của người khác. Nếu không xử lý cá nhân - chủ nuôi hổ, sau này gấu, đười ươi... tại các khu du lịch tư nhân cắn chết người nữa chẳng lẽ chủ nuôi cũng lại vô can?
Trên nhiều số báo vừa qua, chúng tôi đã thông tin đến bạn đọc ý kiến các chuyên gia về việc liệu có quy trách nhiệm hình sự với người chủ nuôi hổ làm chết người?

Các ý kiến đã thể hiện hai hướng trái ngược: Một bên cho rằng có thể truy cứu hình sự vì chủ nuôi đã để con dã thú làm chết người, tức đã vi phạm vào quy tắc “bảo đảm an toàn tính mạng con người và vật nuôi”; bên kia bảo rằng không thể truy cứu vì nhà nước không quy định quy tắc cụ thể để làm cơ sở đo đếm...

Đây là vấn đề khoa học nên chuyện tranh cãi có quan điểm khác nhau là đương nhiên. Các quan điểm khác nhau đó không ngoài mong muốn là pháp luật sẽ hoàn thiện hơn...

Kỳ này chúng tôi đăng bài viết của luật sư – tiến sĩ Phan Đăng Thanh cùng ý kiến của các độc giả và chúng tôi tạm dừng việc tranh luận về vụ này, chờ ý kiến chính thức của các cơ quan chức năng...

Trong vụ hổ sổng chuồng làm một người chết, người kia bị thương ở Bình Dương, đa số ý kiến cho rằng “không xử lý hình sự được”, còn thiểu số bảo rằng “được” và tôi vẫn băn khoăn...

Nuôi hổ phải an toàn.

Tôi vẫn ngờ ngợ vì hành vi làm chết và bị thương người khác, về nguyên tắc đã là “gây hậu quả nghiêm trọng” mà nhiều chuyên gia lại quả quyết người gây nguy hiểm cho xã hội kiểu đó không có tội, không thể xử lý hình sự được. Lý do mà các vị ấy đưa ra là: Người có trách nhiệm trong việc nuôi hổ là tư nhân, không phải là cán bộ nhà nước nên đây chỉ là vấn đề dân sự; vì nhà nước ta hiện không có quy chuẩn chuồng nuôi hổ nên khó thể nói chủ nuôi đã có hành vi sai quy định; Bộ luật Hình sự (BLHS) hiện hành không có điều luật nào quy định phải xử lý hình sự người chủ nuôi thú dữ để nó tấn công người nên khó thể truy cứu...

Dù nhận định của đa số là như vậy nhưng riêng tôi vẫn đồng tình với ý kiến ngược lại, trong đó có ý kiến của một kiểm sát viên cao cấp VKSND tối cao: “Xã hội đòi hỏi mỗi công dân phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe của người khác. Xã hội có những quy tắc riêng và chung để thực hiện mục đích này. Có những nguyên tắc đã được luật hóa, có quy tắc chưa kịp thời... Vì thế không thể đổ lỗi là cơ quan nhà nước chưa có quy chuẩn riêng về chuồng trại để nuôi nhốt hổ mà không xử lý hình sự. Đó là chưa kể trong Công ước CITES mà chúng ta đã tham gia đã có quy chuẩn chung: Khi nuôi hổ phải đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi”.

An toàn cho con người là tối thượng

Trong cuộc sống của con người thì lợi ích nhân thân (tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm) có ý nghĩa quan trọng nhất. Chính vì vậy mà Tuyên ngôn thế giới về quyền con người ngày 10-12-1948 đã long trọng tuyên bố: Mọi người đều có quyền sống (right to life) và quyền an toàn về cá nhân (security of person). Việt Nam đã thừa nhận và cam kết thực hiện tốt nhất những quyền ấy. Lần lượt các hiến pháp của nước ta (1946, 1959, 1980, 1992) đều thể hiện tinh thần đó. Điều 71 Hiến pháp hiện hành quy định: “Mọi công dân đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe...”. Điều hiến định ấy đã được cụ thể hóa trong BLHS, đặc biệt là các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người, như trong vụ hổ làm chết người này cần để ý đến tội vô ý làm chết người (Điều 98 BLHS) và tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 108 BLHS).

Đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm:

Vụ hổ sổng chuồng trên cho thấy rõ người nuôi hổ đã có hành vi trái pháp luật (một khi vật nuôi làm chết người hay gây thương tích cho người khác thì đương nhiên chủ nuôi đã có hành vi trái pháp luật). Và người nuôi hổ có lỗi vô ý. Có thể là vô ý vì cẩu thả do người chủ nuôi hổ không thấy trước khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm cho người xung quanh mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước. Nhưng ở đây đã loại trừ lỗi này nên người chủ đã có lỗi vô ý vì quá tự tin, vì chủ nuôi hổ chắc chắn đã thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng vì tin rằng với cách phòng bị chuồng trại của mình hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nhưng hậu quả vẫn xảy ra!

Rõ ràng trong trường hợp này có mối quan hệ nhân-quả giữa hành vi trái pháp luật của người chủ và hậu quả gây chết một người và làm bị thương cho một người. Chính vì vậy mà sau khi xảy ra tai nạn thảm khốc này, người chủ nuôi đã phải cấp tốc thực hiện việc kiên cố lại chuồng trại.

Hai tội hay một tội?

Đa số chuyên gia khi được hỏi về trách nhiệm pháp lý thuộc về ai trong trường hợp này, họ đều quả quyết “không thể” hay một cách dè dặt rằng “khó thể” truy cứu trách nhiệm hình sự được người chủ nuôi hổ về tội nào cả. Tôi không hề kỳ thị gì đối với việc nuôi hổ, nuôi gấu, nuôi sấu, nuôi rắn độc... trong nhà hoặc nơi có đông người nhưng tôi vẫn biết chúng là loài thú dữ, về mặt pháp lý đã được xếp vào loại “nguồn nguy hiểm cao độ”. Mà một khi nó là nguồn nguy hiểm cao độ thì người chủ vật nuôi phải có chế độ quản lý chặt chẽ tuyệt đối để không thể gây thiệt hại cho xã hội.

Với việc hổ làm chết một người thì người chủ nuôi phải bị truy cứu trách nhiệm về tội vô ý làm chết người; còn với hành vi hổ gây thương tích nặng (với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên) cho một người nữa thì chủ vật nuôi phải bị truy cứu trách nhiệm về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Đây là hai tội phạm khác nhau tương ứng với hai hành động khác nhau của con hổ cũng là hai hành vi khác nhau của người chủ nuôi đã xảy ra cùng một lúc.

Đương nhiên một khi có vấn đề gây tranh cãi về mặt pháp lý mà không thể đi đến kết luận sòng phẳng được thì phải thấy chính pháp luật cũng đang... có vấn đề. Yêu cầu thực tế ấy đòi hỏi phải sớm hoàn thiện pháp luật kịp thời để xử lý đúng mức và ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi nguy hiểm cho xã hội, để bảo đảm cho nhân dân được an toàn trong cuộc sống hàng ngày.
(TS Phan Đăng Thanh)
---------------------------------------------------
Cần quy định ai được phép nuôi.
Chuyện hổ vồ người làm xã hội phải giật mình vì chung quanh chúng ta còn rất nhiều loài thú nuôi có thể gây hại đến tính mạng con người: rắn, cá sấu, beo, báo, gấu... nhưng lại không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chưa biết người chủ của các dã thú này có tắc trách hay không nhưng đã có người thiệt mạng vì chúng, luật lại chưa có cách xử lý nghiêm. Tôi cho rằng cần phải hoàn chỉnh hệ thống pháp luật để có thể xử lý những trường hợp tương tự. Và tại sao chúng ta không phân loại vật nuôi dựa trên mức độ nguy hiểm của chúng để có thể quy định tổ chức, cá nhân nào được phép nuôi.
HÀ THƯƠNG (Tân Bình)
--------------------------------------------------
Quốc hội cần dự liệu
Tôi băn khoăn với quan điểm không xử lý hình sự vụ hổ vồ người vì luật chưa quy định. Đành rằng không thể cứ đụng chuyện gì cũng đòi phải xử lý hình sự nhưng trong trường hợp này, tính mạng con người đã bị xâm phạm...
Thử tưởng tượng, vì lý do nào đó có mười con hổ cùng sổng chuồng và làm chết nhiều du khách. Thế thì ai là người chịu trách nhiệm? Không lẽ cứ bồi thường dân sự là xong? Như thế thì tính mạng con người chưa được pháp luật bảo vệ chặt chẽ. Có lẽ Quốc hội cần phải xem xét đến khả năng này để dự liệu trong luật cho phù hợp...
PHẠM VŨ (Lâm Đồng)
--------------------------------------------------
Cần xem lại vấn đề quản lý
Các chuyên gia mổ xẻ trách nhiệm vụ hổ vồ người cho thấy pháp luật đang có lỗ hổng. Rõ ràng cọp, beo, cá sấu, rắn độc, chó dữ... là những động vật nguy hiểm hiện đang được nhiều người nuôi dưỡng nhằm mục đích kinh doanh nhưng việc quản lý lại có vấn đề. Tôi cho rằng chủ vật nuôi cần làm mọi cách để đảm bảo tuyệt đối tính mạng, sức khỏe cho du khách...
Nếu không nghiêm túc nhìn lại vấn đề quản lý hoạt động nuôi các loại thú dữ, khả năng có nhiều người sẽ thành nạn nhân.
HOÀNG GIA KHANG (Quận Gò Vấp, TP.HCM)
 

NguyenNhuThach

Active Member
Tình hình bệnh nhân Giàu sau 12 ngày bị thương:
Sau khi bệnh nhân được chuyển về bệnh viện Chợ Rẫy như tôi đã đưa tin ở trên vào ngày 14/09,ngày 18/09 bệnh viện Chợ Rẫy đã chuyển bệnh nhân trở về lại Bình Dương cũng như không có can thiệp gì thêm trên vết thương gây ù lổ tai(hiện tạï đã hết ù).
Các vết cắn ở đầu cổ lành tốt,đã cắt chỉ,hết đau,không có dấu hiệu viêm màng não.
Các vết móng cào ở lưng vai cũng hết nhiễm trùng,đang tiến triển tốt.
Qua trò chuyện,tôi được biết em Giàu cũng là người yêu thích động vật,nhất là chó cưng.




(Chẩn đoán ra viện: Hậu phẫu vết thương sọ hở vùng chẩm trái và vết thương lưng vai hai bên.)

 
Tình hình bệnh nhân Giàu sau 12 ngày bị thương:
Sau khi bệnh nhân được chuyển về bệnh viện Chợ Rẫy như tôi đã đưa tin ở trên vào ngày 14/09,ngày 18/09 bệnh viện Chợ Rẫy đã chuyển bệnh nhân trở về lại Bình Dương cũng như không có can thiệp gì thêm trên vết thương gây ù lổ tai(hiện tạï đã hết ù).
Các vết cắn ở đầu cổ lành tốt,đã cắt chỉ,hết đau,không có dấu hiệu viêm màng não.
Các vết móng cào ở lưng vai cũng hết nhiễm trùng,đang tiến triển tốt.
Qua trò chuyện,tôi được biết em Giàu cũng là người yêu thích động vật,nhất là chó cưng.
Sự việc "Hổ vồ..." không biết rồi đây sẽ kết thúc thế nào,chúng ta chỉ có thể chờ xem và ....




...........
Ồn ào mấy bữa thế là xong!!!

Chỉ tội trẻ thơ chẳng còn cha
Chỉ thương héo hắt mấy thân già
Chỉ đau bất tận người quả phụ
Chỉ còn thắt lại ruột gan ta!
 
Nhìn vết thương trên thân thể em Giàu đã lành, nhưng sao thấy " khiếp quá !"
Cám ơn " trời phật " đã cho em tai qua nạn khỏi .
Chúc em Giàu luôn mạnh khoẻ và vui tươi trong cuộc sống.
 

canthopet

New Member
Tai nạn rất thương tâm, hãy cẩn trọng với chúa sơn lâm, đừng xem thường!
 
Top