• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Giới thiệu giống chó Alaskan Malamute

HongMy

Member
Miền Bắc Cực băng giá quanh năm tuyết phủ là một vùng lãnh thổ vô cùng rộng lớn. Dân Esquimo là người đầu tiên đặt chân lên vùng đất này; trong đó có bộ tộc Mahlemut, vốn nổi tiếng với giống bò xạ hương và giống chó sói được đặt tên theo bộ tộc là Malamute và tồn tại đến ngày nay. Đã từ rất lâu, dân du mục ở đây đã khám phá ra khả năng di chuyển và sức kéo mãnh liệt của chúng trên những quãng đường dài đầy băng tuyết trơn trượt … Họ đã cho lai tạo với những giống khác như Newfoundland hoặc St Bernard để có được gống chó ngày càng to hơn, khoẻ hơn, bền bỉ hơn mà vẫn chịu được thời tiết khắc nghiệt của Bắc Cực. Dân Eskimo rất tự hào về giống chó của họ vì không một giống chó nào có thể thay thế được nhiệm vụ hoàn thành tốt quãng đường hằng ngàn dặm phải vượt qua. Bất kỳ du khách nào khi đến đây đều được nghe kể về giống chó Alaskan Malamute tuyệt vời này.
Chúng có hai lớp lông dày ngăn không cho cái lạnh buốt xương ngấm vào cơ thể. Lớp lông dài bên ngoài đặc biệt không thấm nước; lớp lông trong ngắn hơn nhưng rất dày, có cấu trúc như lông cừu. Do vậy, việc chăm sóc lông cho chúng đòi hỏi phải kiên trì và chỉnh chu. Alaskan Malamute đẹp nhất là nhờ bộ lông dày mượt, đặc biệt cái đuôi hình bông lau xõa đều cong ngược trên lưng.
Những bài tập đối với chó trưởng thành là rất khắc khe để bảo đảm cho sức khoẻ và tinh thần của chúng luôn được hưng phấn. Nếu có điều kiện , thỉnh thoảng chúng ta nên đưa chúng đến những vùng ven rộng mát hoặc biển cát mênh mông để chúng thoả thích chạy nhảy .
TÍNH CÁCH : Thông minh, hiền hoà, bao dung. Dù cái hay đực, Alaskan Malamute luôn biết vâng lời và chịu khó tập luyện. Đặc biệt rất thích trẻ con. Alaskan Malamute không có thói quen nhặt bóng hay tha đồ vật như một số giống chó săn khác do từ cổ xưa, mục đích của dân Esquimo không sử dụng chúng trong săn bắt mồi mà chỉ để kéo xe nên bản tính săn mồi trong chúng rất ít.
Sự thân thiện, hồn nhiên của Alaskan Malamute được nhiều người yêu thích làm thú cảnh trong gia đình. Chúng có thể tự đi rất xa mà vẫn tìm được đường về. Theo nghiên cứu thì do tập tục sống thành bầy đàn, nên khi nuôi trong gia đình, Alaskan Malamute rất biết nghe lời chủ bởi chúng coi chủ như con đầu đàn, luôn phục tùng và luôn có khuynh hướng sẵn sàng bảo vệ bầy đàn của mình khi bị tấn công hay bị xâm phạm.

KHẢ NĂNG : Ngày nay Alaskan Malamute chủ yếu được nuôi ở miền Bắc Cực băng giá và những vùng có tuyết phủ quanh năm. Việc di chuyển trên tuyết trong không gian rộng lớn thì không con vật nào có thể sánh bằng Alaskan Malamute.
Hằng năm tại Canada, Mỹ và một số nước khác thường tổ chức những cuộc đua mang tính chất thể thao nhằm đáp ứng đà phát triển giống chó kéo tuyết này. Tại một số thành phố hay nông trại, người nuôi cũng có mục đích tương tự nhưng những “xe tuyết” được gắn bánh hơi để thồ nông sản và những vật dụng khác thay cho ngựa.
Từ thuở dân Esquimo đặt chân đến Bắc cực cho đến nay, giống chó Alaskan Malamute thường được nhân giống để phục vụ cho mục đích duy nhất là kéo xe. Với đàn chó từ 4 con đến 12 con mà không hề có sự xích mích giữa chúng. Với một sức khoẻ vô cùng sung mãn có thể vượt mọi nẻo đường tuyết phủ. Với lòng nhiệt tình tuân phục mệnh lệnh và sự chịu đựng thời tiết khắc nghiệt đã nằm trong huyết quản chúng : Alaskan Malamute thay cho bất kỳ loại hình hoặc phương tiện di chuyển nào trên vùng đất phương Bắc xa xôi hẻo lánh này.
Alaskan Malamute là giống chó cực kỳ thông minh nên có khả năng học tập rất nhanh và rất biết vâng lời. Việc huấn luyện đương nhiên phải giao cho người có kinh nghiệm và lương tâm. Bản chất rất tò mò và vô cùng hiếu động nên Malamute rất thích được lao động.
Không gì chúng thích bằng khi được kéo một vật gì đó trên một đoạn đường dài ( chung với bầy đàn càng tốt ). Bạn hãy thử buộc chúng vào xe gắn máy bằng một sợi xích dài khoảng 1 mét. Ban đầu bạn cho xe khởi động ở tốc độ khoảng 15km/giờ. Sau khi con Malamute của bạn đã làm quen với tốc độ “nước kiệu”, bạn hãy mạnh dạn tắt máy xe và cho nó kéo tự do một đoạn đường khoảng vài cây số . . . Chắc chắn bạn sẽ vui sướng khi được điều khiển chú chó cưng như ý của mình và hơn thế nữa, con Malamute cũng sẽ vui sướng gấp nhiều lần vì được lao động.

NGUỒN GỐC : Alaskan Malamute đã được phát triển ở Alaska từ rất lâu đời, trước khi Alaska trở thành 1 bang của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và ngẫu nhiên thì chúng trở thành một giống chó Mỹ. Khi những người Nga khám phá ra vùng Bắc Cực băng giá này họ cũng có nói đến giống chó Malamute này để so sánh với giống Siberian Husky của họ .
TIÊU CHUẨN : Không giới hạn về kích cở nhưng hiện nay theo tiêu chuẩn được AKC (American Kennel Club ) ghi nhận thì chiều cao từ 58 cm đến 71 cm (23 – 28 inc). Cân nặng từ 39 kg đến 56 kg (85 – 125 lb ).
ĐẶC ĐIỂM :
Xương chân lớn rất cơ bắp. Cặp mắt màu nâu , nâu đen hình quả hạnh rất thân thiện, vui, thậm chí nghịch ngợm. Tai nhỏ đầy lông tơ. Bộ lông dày giúp giữ thân nhiệt chịu đựng cái lạnh khủng khiếp của miền Bắc Cực băng giá quanh năm. Con cái đặc biệt nhỏ hơn con đực. Màu lông Alaskan Malamute đa dạng : xám & trắng, xám lông chồn & trắng, đen & trắng hoặc toàn thân trắng. Sắc lông đỏ rất quý hiếm được AKC chấp nhận và không được phép mang ra khỏi nước Mỹ. Quy định mới nhất của AKC loại ra khỏi giống nòi những con nào có cặp mắt màu xanh, vì cho là dấu hiệu của lai tạo giống.
Đặc điểm rỏ nhất cho dù Malamute có màu lông nào chăng nữa thì mõm và 4 chân phải là màu trắng.
Bài viết sưu tầm
 

HongMy

Member
Những nguyên tắc cơ bản trong việc dạy dỗ chó cưng

Dạy dỗ chó cưng là nhiệm vụ của bạn hay của Huấn luyện viên chuyên nghiệp?
Câu trả lời là như sau: Xin hãy phân biệt Giáo dục chó và Huấn luyện chó là 2 việc hoàn toàn khác nhau.
- Ở trường huấn luyện người ta dạy con chó những kỹ năng chuyên nghiệp nâng cao:
+ Thao tác khéo léo: chạy nhảy, vượt chướng ngại vật...
+ Các kỹ năng nghiệp vụ: tấn công theo lệnh, trông giữ đồ vật, bảo vệ mục tiêu, đánh hơi truy tìm tội phạm hoặc thuốc nổ, ma tuý v.v.
- Việc giáo dục chó thành một con vật ngoan, cư xử đẹp trong cuộc sống hàng ngày, được mọi người yêu mến, sống hạnh phúc tại gia đình, là nhiệm vụ của chính bạn.
- Nhưng cho dù là ai đi nữa thì cũng có một số nguyên tắc cơ bản mà người ta thường áp dụng để đạt kết quả tốt trong giáo dục hoặc huấn luyện chó.
Nguyên tắc bản năng
Chó chỉ là một con vật, nó thường làm theo những gì mà bản năng của nó mách bảo. Nhiệm vụ của chúng ta là phải hiểu biết thật rõ ràng về các đặc tính bản năng này, để có thể kích thích chó phát huy những đặc tính bản năng tốt và chỉnh sửa những hành vi bản năng không phù hợp với mục đích giáo dục chó của chúng ta.
- Ví dụ khi huấn luyện chó bảo vệ thì phải làm sao củng cố bản năng săn mồi, bản năng bảo vệ lãnh thổ của con chó, nhưng phải hướng nó đi theo cách mà chúng ta muốn, chứ không phải gặp ai cũng sủa, tháo xích là tấn công người.
- Còn khi giáo dục chó trở thành một một con vật cưng đáng yêu sống trong nhà, thì phải làm sao để nó bớt đi những hành vi bản năng hoang dại, hung dữ, nhưng vẫn không bị thui chột tính cách mà trở thành một con chó nhút nhát, sợ sệt hoặc mất đi hoàn toàn bản năng nòi giống của nó.
Chính vì nguyên tắc bản năng này, trước khi đưa một con chó về nhà, bạn nên tự định hướng cho mình về giống chó mà bạn sẽ nuôi. Hãy chọn một giống chó có bản năng gần nhất với “hình mẫu” mà bạn muốn có cho bản thân mình. Ví dụ đừng chọn giống chó săn tha mồi cho mục đích bảo vệ, giữ nhà, cũng như đừng chọn chó chọi chỉ để làm bạn với lũ trẻ nhà mình.
Như vậy, việc dạy dỗ giáo dục chó là trách nhiệm của chính bạn ngay từ trước khi bạn đem chó về nhà, ngay từ ngày đầu tiên khi nó về với gia đình bạn, và kéo dài trong suốt thời gian mà nó sống với bạn. Bản năng của chó đi theo nó suốt cuộc đời. Và bạn luôn luôn phải đồng thời làm hai việc: kích thích bản năng tốt phát triển và hạn chế các hành vi bản năng xấu.
2. Nguyên tắc Bầy Đàn
Chó là loài vật có bản năng sống theo bầy đàn, có trật tự rõ rệt. Động lực sống lớn nhất của một con chó là tuân thủ trật tự bầy đàn của nó, giữ gìn sự hài hoà của cấu trúc bầy đàn. (Điều này cũng tương tự như con người chúng ta luôn mong muốn củng cố vị trí của mình trong xã hội, hài hoà với trật tự xã hội, giữ gìn sự ổn định của xã hội mà chúng ta đang sống, vì một lẽ là phá hoại trật tự xã hội thì sẽ bị xã hội đào thải).
Khi đưa con chó về với gia đình bạn, tức là bạn đã tách nó ra khỏi bầy đàn của nó, đưa nó vào một “bầy đàn” mới, với các thành viên trong gia đình bạn, bao gồm người thân, bạn bè, các con vật nuôi khác của bạn. Ở “bầy đàn” mới này, hầu hết các thành viên, các quy tắc đều xa lạ với trật tự bầy đàn trước đó của chú chó con. Nhiệm vụ của bạn là dạy cho nó biết trật tự mới, các quy tắc bầy đàn mới mà nó phải tuân theo. Nếu không, nó sẽ cư xử theo nguyên tắc bầy đàn mà nó đã từng biết: cách cư xử của chó-với-chó. và bạn sẽ phải trả giá cho những hành vi này của nó.
3. Nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau
Bạn cần xây dựng một mối quan hệ với chó cưng mà thể hiện được sự tôn trọng lẫn nhau. Tình yêu thương thì tự nó đã có, nhưng sự tôn trọng của bạn dành cho con chó, mà nhất là sự tôn trọng của con chó đối với bạn chỉ có thể đạt được thông qua nhiều thời gian, nhiều công sức làm việc vất vả. Con chó có thể rất yêu quý bạn, nhưng nó vẫn có thể lờ đi không nghe mệnh lệnh của bạn. Đó chính là vì nó chưa tôn trọng bạn đúng mức.
Đừng đàn áp con chó của bạn hay đối xử với nó như nô lệ. Nhất là tránh đánh đập ngược đãi nó. Hãy tôn trọng những yếu tố tính cách đặc thù của chó, cũng như những nhu cầu cơ bản của nó như ăn uống, đi vệ sinh, chơi đùa, gặm đồ vật. Chúng ta phải hiểu và tôn trọng những quyền đó của nó, tuy nhiên chúng ta sẽ can thiệp để sao cho nó không ăn tham, không ăn vụng, hay không gào rú, sủa loạn lên khi thấy gia đình bạn ăn cơm mà nó chưa được ăn. Nó phải được quyền đi vệ sinh bất cứ lúc nào nó muốn, nhiệm vụ của chúng ta là hướng dẫn nó đi vệ sinh đúng chỗ. Nó phải được chơi đùa, nhưng ở sân chơi của nó chứ không phải trong phỏng ngủ của chúng ta. Nó phải được gặm đồ, nhưng là đồ chơi, không phải giày dép hay sách vở của chúng ta.
Phải tạo cho nó có một niềm tin vào người chủ: công bằng, yêu thương, có nguyên tắc. Khi đó nó sẽ tôn trọng bạn. Đã đạt được sự tôn trọng và tin cậy đó rồi thì bạn có thể dạy nó hầu hết những gì bạn muốn nó làm.
4. Nguyên tắc kiên nhẫn

Dạy chó cần đặc biệt kiên nhẫn. Dù bạn có trong tay hàng đống tài liệu giá trị, hay đầy đủ các dụng cụ tập luyện, hay giao con chó của bạn cho một HLV đầy kinh nghiệm, bạn đừng nghĩ rằng con chó của bạn sẽ trở thành siêu sao chỉ sau một đêm.

Có một số giống chó có khả năng học rất nhanh, nhưng cũng có những giống tỏ ra rất khó dạy bảo, cứng đầu. Chúng ta cần biết về tính khí của các giống chó khác nhau để có phương pháp dạy cho phù hợp.

Nếu bạn cố gắng dạy chó một điều gì đó mà nó không chịu hiểu, hoặc không chịu làm theo, hãy ngừng buổi tập luyện đó lại. Chuyển qua trò chơi khác. Hôm sau lại quay lại. Kiên nhẫn cho đến khi nó hiểu và thực hiện đúng. Chó không tư duy như người, nên đừng ép buộc nó phải hiểu ngay bạn muốn nó làm gì. Bạn cũng đừng bao giờ nói rằng “Tôi cho rằng con chó đã hiểu điều đó”. Không thể nào đoán được nó có hiểu hay không, mà chúng ta chỉ có thể biết được rằng chúng hiểu, khi tận mắt nhìn thấy chúng thực hiện đúng điều ta muốn.
5. Nguyên tắc thường xuyên

Bạn nên dành ra một khoảng thời gian rảnh từ 15 đến 45 phút mỗi ngày để chơi với chó cưng, đồng thời dạy dỗ giáo dục nó.

Bất cứ ai không ôn tập đều có thể quên bài, vì vậy ôn tập đối với chó càng quan trọng hơn. Sau rất nhiều lần ôn tập thì chó sẽ hình thành thói quen, ghi nhớ những hành vi cần làm.

Thường xuyên dạy bảo ngay cả trong những lúc không phải là thời gian luỵên tập chính thức. Ví dụ khi dắt chó từ trong nhà ra sân, bạn luôn nói “Ra !”. Luôn nói “Vào !” khi làm ngược lại. Sau một thời gian bạn chỉ cần nói “Ra !” là nó biết chạy ra sân mà không phải là chui vào bếp.

6. Nguyên tắc khen thưởng

Bạn cần khen thưởng mỗi khi con chó thực hiện đúng yêu cầu của bạn. Các hình thức khen thưởng có thể là thưởng thức ăn, đồ chơi, vuốt ve âu yếm hoặc chỉ đơn giản là một lời nói khen ngợi.

Để chó mau nhớ điều bạn dạy, cần khen thưởng đúng lúc, ngay khi nó vừa thực hiện xong. Có một phương pháp rất phổ biến ngày nay là “clicker training”. Mỗi khi con chó thực hiện đúng một yêu cầu, người dạy chó bấm nút một dụng cụ tạo ra một âm thanh (click), để đánh dấu cho nó biết: nó vừa thực hiện một hành vi đúng, rồi ngay lập tức khen thưởng nó. Lâu dần con chó sẽ hiểu, nếu nó thực hiện một số hành vi nhất định, nó sẽ được khen thưởng.

Tuy nhiên, việc áp dụng khen thưởng phải được tiến hành khéo léo. Không nên lạm dụng phần thưởng thức ăn trong khi giáo dục chó. Phải làm sao cho chó “tuân lệnh của bạn”, chứ không phải “tuân theo sự sai khiến của thức ăn”. Nếu không sau này, lúc không có đồ ăn để nhử, nó sẽ chẳng chịu làm gì cả.

Đối với chó con thì nên áp dụng thưởng đồ ăn, đồ chơi nhiều để kích thích nó học tập. Sau lớn dần, ta rút bớt đi chỉ còn vuốt ve hoặc khen ngợi bằng lời nói: “giỏi lắm”, “ngoan” là đủ.
7. Nguyên tắc áp dụng kỷ luật.

Kỷ luật kịp thời:

Bạn chỉ nên kỷ luật con chó khi bạn “bắt quả tang” nó đang làm hành vi sai trái. Không bao giờ được trừng phạt con chó vì một lỗi đã xảy ra trước đó rất lâu. VD bạn về nhà thấy nó đi vệ sinh sai chỗ, nhưng không biết từ lúc nào. Việc mắng mỏ hay đánh đập nó là vô ích. Nó không hiểu vì sao bị phạt và bạn chẳng dạy được nó cái gì qua sự trừng phạt đó.

Kỷ luật ở nhiều mức độ khác nhau:

Các mức độ kỷ luật nên được xây dựng và áp dụng từ nhẹ đến nặng tuỳ theo mức độ của hành vi sai trái. Ví dụ: trèo lên đi-văng cần kỷ luật ở mức độ 1 thì bới thùng rác kỷ luật ở mức độ 5, gầm gừ trước một em bé kỷ luật ở mức độ 10.

Ở đây, không có một công thức nào cho thang kỷ luật. Thang 1 đến 10 là tuỳ theo từng người chủ quyết định, cũng tuỳ theo từng con chó. Con nào có cá tính mạnh mới chịu nổi mức trừng phạt nặng. Con chó bản tính nhút nhát, hoặc giống chó hiền lành, mà bị trừng phạt ở mức cao sẽ có thể bị thui chột tính cách.

Lần đầu tiên cứng đầu có thể phạt mức 2, thì ngay lần tiếp theo có thể tăng vọt lên mức 8 mà không cần qua 3,4,5… Điều đó chứng tỏ uy thế của bạn trong quan hệ với nó. Nó cần phải nhớ rằng, một khi nó bất tuân lệnh là nó sẽ bị trừng phạt.

Hình thức kỷ luật tương ứng với mỗi nấc thang từ 1 đến 10 là do bạn tự chọn, nhưng nên tránh các biện pháp gây đau đớn hoặc vô nhân đạo đối với con chó.

Công bằng trong khi áp dụng kỷ luật:

Trong khi huấn luyện, giáo dục chó, chỉ kỷ luật con chó khi bạn biết chắc chắn là nó đã hiểu rõ ràng và có thể thực hiện đúng yêu cầu của bạn, nhưng không chịu thực hiện điều đó. Kỷ luật nó khi nó chưa hiểu yêu cầu, chưa biết cách thực hiện yêu cầu là không công bằng đối với nó. Kỷ luật vào lúc đó chỉ làm hỏng mối quan hệ của nó với bạn mà thôi.

Nếu nuôi nhiều chó, khi một con chó bé xông đến ăn tranh với một con chó lớn và bị con kia sủa cảnh cáo, rồi cắn, bạn không thể trừng phạt con chó lớn được. Đơn giản là con chó bé đã vi phạm trật tự bầy đàn và nó bị con kia trừng trị. Nếu bạn trừng trị con chó lớn thì nó sẽ mất lòng tin vào bạn đấy. Ở đây, nhân vật có lỗi chính là bạn vì đã không có biện pháp nào để ngăn ngừa con chó bé lại tranh ăn trong tô của con chó lớn kia. Luật của loài chó không có chữ “nhường trẻ em” như chúng ta, tuy nhiên cũng có một số con chó sẵn sàng nhường chó cái và chó con. Trường hợp đó hoàn toàn không phải là phổ biến.

Tương tự như khi khen thưởng chó, hãy làm sao để chó “tuân lệnh của bạn” chứ không phải bị “khuất phục bởi đòn roi, vòng siết cổ”. Có một số con chó chỉ tuân lệnh bạn khi bạn nắm xích trong tay còn nó thì đang ở trong vòng siết cổ. Lúc không có những cái đó, nó không coi bạn ra gì hết. Bạn kỷ luật nó, nó còn có thể quay lại cắn luôn cả bạn đấy.

Dùng giọng nói của bạn để dạy chó:

Ở nước ta, còn thiếu rất nhiều dụng cụ để dạy dỗ huấn luyện chó: chúng ta không có clicker, không có vòng siết cổ (prong collar), không có vòng điều khiển từ xa (remote collar), không có vòng chống chó sủa (anti-barking collar), thậm chí đến một sợi xích luyện tập cũng không dễ kiếm, vậy thì dùng giọng nói để điều khiển con chó là thích hợp nhất.

Chắc các bạn có nhận thấy, nhưng không để ý phân tích kỹ điều này: trong tự nhiên, con vật nào càng to lớn, càng có uy lực thì âm thanh của nó phát ra càng có âm lượng lớn và âm sắc trầm. Voi, hổ, sư tử, tê giác đều có tiếng rống trầm đục, rất lớn và vang rất xa. Trong khi đó những con vật nhỏ thì phát ra âm thanh ở tần số cao hơn, âm lượng nhỏ hơn nhiều. Chó lớn cũng sủa trầm đục “uầng uầng” trong khi chó bé thì sủa “lách nhách”.

Hãy tận dụng điều này trong khi dạy chó, thay vì kiếm đầy đủ các dụng cụ phức tạp hoặc đánh đập chó bằng roi vọt.

Sau khi đã dạy chó hiểu tốt lệnh “Vào !” là thế nào, mỗi khi ra lệnh “Vào !” lần thứ nhất, bạn hãy nói bằng giọng bình thường, âm sắc vừa phải, không cần nghiêm khắc lắm. Nếu nó chạy vào nhà như bạn muốn, hãy khen thưởng nó.

Nếu nó không nghe lời bạn, hãy nhắc lại lệnh “Vào !” một cách nghiêm khắc, với một âm sắc trầm hơn, âm lượng lớn hơn, có sắc thái mệnh lệnh hơn, để khiến nó phải tuân theo bạn. Nếu cần thì dứt khoát cầm dây dắt lôi cổ nó vào nhà. Nó sẽ hiểu ra rằng: nếu không tuân lệnh ngay từ lần đầu, khi bạn còn vui vẻ, thì nó sẽ bị “chỉnh huấn” một cách nghiêm khắc ngay lập tức.

8. Nguyên tắc nhất quán
Nhất quán về các hành vi mà con chó được phép làm/không được phép làm.
Bạn không muốn con chó của mình cắn người, thì dứt khoát ngay cả trong khi chơi đùa, nó không bao giờ được phép chạm răng của nó vào da thịt bạn hay bất cứ người nào. Nếu bạn để nó cắn đùa trong lúc chơi, sau đó lại cấm, con chó sẽ bị rối trí, nhầm lẫn và không thể hiểu nổi bạn nữa.

Nếu bạn dạy nó chơi trò “kéo co”, nó và bạn giành giật nhau một cái khăn hay mảnh vải, và nó thường giành phần thắng cộng với sự khen ngợi, thì bạn phải chấp nhận việc nó cắn quần áo của người ta mà lôi. Nếu bạn kỷ luật nó vì lôi quần áo, thì nó sẽ chẳng hiểu tại sao: cũng là giành nhau miếng giẻ mà lúc thì được lúc lại không được ???
Nhất quán về phương thức khen thưởng/kỷ luật:
Nếu bạn đã phạt nó về một hành vi nào, thì bất cứ khi nào nó tái phạm hành vi đó, nó cũng sẽ bị phạt.

Nhất quán về từ vựng khi dạy dỗ chó:
Bạn và các thành viên trong gia đình phải thống nhất với nhau những từ dùng để ra lệnh cho con chó. VD bạn đã dùng từ “ra” để dạy nó chạy từ trong nhà ra sân, thì bạn & cả nhà phải dùng từ “tránh” nếu bạn không muốn nó quấy rầy hay cản đường bạn khi ở trong nhà. Nếu bạn nói “tránh” mà người khác nói “ra”, con chó khôn thì sẽ chạy ra sân, trong khi thực tế người ra lệnh chỉ cần nó tránh đường là đủ. Đừng bắt con chó phải hiểu một từ tuỳ theo “ngữ cảnh”. Khả năng đó chỉ có ở con người mà thôi.

Nếu bạn muốn: kêu tên là nó phải chạy lại với bạn, thì tuyệt đối không được dùng tên để rầy la nó. Ví dụ bạn nhìn thấy nó đang bới đống rác, bạn nên la “Không !” thay vì hét lên “Lucky….....!” rồi chạy lại la rầy đánh mắng nó vì tội bới thùng rác. Nếu bạn thường hét “Lucky………!” để la nó, nó sẽ gắn âm thanh đó với việc sắp bị la rầy trừng phạt. Sau này mỗi khi nghe tên, thay vì chạy lại với bạn, nó sẽ tìm cách chuồn thật xa để khỏi ăn đòn.

Đùa vui một chút: “Lucky, lại đây !” mà nó chạy mất tiêu, mới chính là con chó khôn. Chủ nó mới chính là người khờ
Bài viết sưu tầm
 

HongMy

Member
Giai đoạn phát triển thể chất
Chó con phát triển nhờ vào sự hình thành và hoàn thiện của nhiều loại mô khác nhau. Các loại mô này phát triển không đồng thời và với tốc độ không đồng đều. điều này lý giải tại sao nhu cầu dinh dưỡng của chó con thay đổi thể hiện ở loại và số lượng thức ăn mà chúng tiếp nhận.
Sự phát triển thể chất tương tự như hoạt động của một nhà máy. Muốn xây dựng nhà máy, trước hết phải có sơ đồ ( hệ thần kinh), sau đó lắp đặt các máy móc ( bộ xương). Để làm cho máy móc hoạt động, ta cần đến công nhân ( cơ bắp), và công nhân sẽ đòi hỏi quyền lợi ( mỡ).
Sự so sánh này tuy quá đơn giản vì thực tế các giai đoạn kể trên đều xảy ra dần dần và đồng thời, nhưng nó nhấn mạnh những nguy cơ tiềm ẩn trong từng giai đoạn phát triển của cho con và nó cũng minh họa cho các vấn đề sau:
- Lý do vì sao chó con không có nguồn dự trữ năng lượng đầy đủ khi mới sinh. Mỡ chỉ được tích tụ trong giai đoạn phát triển về sau mặc dù đây là hình thức dự trữ năng lượng chủ yếu. Chó con không thể nhờ cậy vào nguồn năng lượng nào khác ngoại trừ những khoản dự trữ glucogen nhỏ ( nằm trong gan và các mô cơ ) đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong khoảng 12 giờ sau khi sinh. Vì thế chó con phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường bên ngoài cho đến khi xuất hiện phản xạ rùng mình ( 6 ngày sau khi sinh ), sự tích tụ mô mỡ ( cuối tuần thứ 3 ) và sự phát triển các cơ chế điều khiển nhiệt độ cơ thể.
- Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng đối với các giống chó khác nhau, và trong từng giai đoạn phát triển khác nhau, như với giống chó Alaskan Malamute, Siberian Husky hay Samoyed. Thành phần cấu tạo cơ thể thay đổi trong suốt quá trình phát triển: nước và các chất protein giảm đi, trong khi tỉ lệ mỡ và chất khoáng tăng lên.
- Sự béo phì ( giống chó Malamutes thường gặp phải nguy cơ này nếu người nuôi không cho chúng tập thể dục thường xuyên )
Tốc độ phát triển " đặc thù " cho phép người nuôi Malamutes có thể kiểm tra định kỳ xem chú chó có đang phát triển bình thường không. Lúc mới sinh, một chú chó con có cân nặng trung bình từ 400 đến 500g tùy theo giới tính và thứ tự trong lứa sinh.
Trọng lượng của chó con thường bị giảm đi trong ngày đầu tiên, nhưng không quá 10% trọng lượng cơ thể. Sau đó, chúng tăng trọng rất nhanh, trong những tuần đầu trọng lượng tăng từ 5 đến 10% mỗi ngày. Việc cân chó vào cùng một thời điểm mỗi ngày cho phép người nuôi có thể theo dõi được sự tăng trọng của chúng. Chó Malamutes trước khi trưởng thành thường năng gấp 70 lần khi mới sinh, do đó đòi hỏi người nuôi phải có sự quan tâm theo dõi đặc biệt.
Nói chung, chó con mà trong 2 ngày liên tiếp không tăng cân thì cần phải được theo dõi chăm sóc đặc biệt. Chủ nuôi cần phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến bất kỳ sự chậm phát triển nào. Trong trường hợp cả lứa chó đều có biểu hiện này, nguyên nhân có thể là do chó mẹ ( không đủ sữa hoặc do sữa độc ). Nếu chỉ có một hoặc vài con bị thì có thể do các yếu tố cá nhân ( sứt môi, tranh dành thức ăn,vv...).
Chó con một tháng tuổi tăng cân khoảng 100g mỗi ngày, và chỉ số " DAG " ( lượng tăng trọng trung bình mỗi ngày ) có thể lên đến 150 - 160g vào tháng thứ ba.
Người nuôi cũng nên thường xuyên nghe tiếng khóc của chó, quan sát chúng bú, theo dõi hành vi của chó mẹ, đánh giá sức sống của chó con, ghi nhận nhiệt độ trực tràng và kiểm tra sự hydrat hóa, vì chó con có thể bị bệnh và chết rất nhanh trong giai đoạn này

Phát triển hành vi
Trước khi cai sữa, chó mẹ đóng vai trò chủ động trong sự phát triển thể chất và hành vi của chó con hơn hẳn chó bố - và vì thế cũng đóng vai trò then chốt đến sự ổn định và hòa nhập vào môi trường sống mới của chúng.
Mặc dù trong chương này chúng ta không nghiên cứu hết tất cả các giai đoạn phát triển của chó con, đặc biệt là khi chúng xảy ra ở những thời điêm khác nhau đối với các giống chó khác nhau ( chó nhỏ phát triển nhanh hơn ), nhưng cũng cần lưu ý rằng người nuôi có thể tránh được sai lầm và thất vọng bằng cách nắm được thời kỳ nào thích hợp cho việc huấn luyện hoặc lúc nào thì chó dễ trở nên ác cảm, e ngại với môi trường xung quanh.
Sự phát triên dây thần kinh ở chó con mới sinh chưa hoàn chỉnh. Khi mới sinh ra, khả năng thị giác, thính giác của chó con cũng như khứu giác còn hạn chế, còn hệ thần kinh thì thiếu myelin, làm cho chó không thể xử lý nhanh các xung lực thần kinh. Do đó, người nuôi cần có kiến thức về thần kinh vận động, về sự phát triển tâm lý và giác quan để chuẩn đoán và phát hiện sớm các khiếm khuyết, cũng như để hướng chó con phát triển phù hợp với mục đích sử dụng sau này.
Trong 2 tuần đầu, người nuôi cần kiểm tra xem chó mẹ đã thực hiện các bản năng làm mẹ chưa ( đặc biệt là hành động liếm con, giúp chó con hình thành phản xạ đi tiêu, tiểu), cần theo dõi việc cho bú, đặt những con yếu hơn ở đầu vú phía sau vì thường có nhiều sữa hơn. Người nuôi cũng cần thường xuyên kiểm tra không để móng chân chó con cào vào đầu vú làm cho chó mẹ đau và không chịu cho bú.
Các nhà hành vi học thường chia sự phát triển của chó con ra làm 4 thời kỳ kế tiếp nhau:


Thời kỳ tiền sinh
Bào thai trong tử cung không hoàn toàn bị cách ly khỏi thế giới bên ngoài. Các kỹ thuật siêu âm đã cho phép chúng ta theo dõi phản ứng của bào thai từ sau 4 tuần tuổi khi chó mẹ được kiểm tra ở phần bụng. Xúc giác phát triển từ rất sớm, và bào thai có thể cảm nhận khi chó mẹ được vuốt ve. Tương tự, hiện tượng stress ở chó mẹ cũng ảnh hưởng đến chó con, dẫn đến sảy thai, thai chậm phát triển trong tử cung, ảnh hưởng đến khả năng học hỏi hoặc thậm chí các khiếm khuyết về hệ miễn dịch.
Cuối cùng, mặc dù khứu giác chỉ phát triển kể từ sau khi sinh, vị giác lại xuất hiện sớm hơn: có vẻ như các loại thức ăn mà chó mẹ ăn trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởng đến thói quen lựa chọn thức ăn của chó con sau này.
Thời kỳ mới sinh
Thời kỳ này diễn ra từ ngay sau khi sinh đến lúc chó con mở mắt. Thời kỳ này thường được gọi là thời kỳ " sống thực vật " vì chó con chỉ ngủ vá có một vài hành động phản xạ. Chúng chỉ phản ứng đối với các kích thích xúc giác và bò tới nơi có nguồn nhiệt. Sở dĩ chó con bò được là nhờ hệ thần kinh đã phát triển, với quá trình bổ sung myelin diễn ra từ phần trước đến phần sau của cơ thể, cho phép chó con cử động được chân trước trước chân sau.
Ngoại trừ các phản xạ, cảm nhận đau đớn xuất hiện sau cùng trong quá trình phát triển hệ thần kinh. Điều này giải thích vì sao người ta tiến hành các phẩu thuật nhỏ cho chó mà không cần gây mê trong giai đoạn này.
Trong giai đoạn mới sinh, chó mẹ và lứa chó con cần được giữ ở nơi ấm áp và an toàn. Nếu chó mẹ không có bản năng làm mẹ, hoặc nếu lứa chó quá ít, người nuôi cần bổ sung các kích thích xúc giác cho chó bằng cách kiểm tra phản xạ ( tiêu, tiểu, bú, liếm ) của chó. Các kích thích khác thường thấy trong quá trình nuôi ( nhạc, đồ chơi, màu sắc, vv...) không có tác dụng vào thời kỳ này và chỉ quấy rầy giấc ngủ của chó con mà thôi.
Thời kỳ chuyển tiếp
Còn được gọi là " thời kỳ thức giấc ". Thời kỳ chuyển tiếp bắt đầu khi chó con mở mắt ( 10 - 15 ngày tuổi ) và kết thúc khi chó bắt đầu nghe được, tức là có phản ứng với âm thanh ( 4 tuần tuổi). Mặc dù thị giác chưa hoàn chỉnh ở thời kỳ này, nhưng nếu chó thường xuyên có biểu hiện đào bới, dò dẫm thì rất có khả năng chó có vấn đề về thị giác.
Ở thời điểm này, chó con thường liều lĩnh dò dẫm tìm hiểu, bắt đầu chơi đùa, đeo lấy mẹ và nhận biết các bạn bè của nó ( hiện tượng ghi dấu ). Người nuôi có thể lợi dụng những lúc cho chó tập đi để tập cho chúng quen với mùi và sự hiện diện của người, chơi đùa và đối xử dịu dàng với chúng.
Thời kỳ hòa nhập vào xã hội
Theo đúng như tên gọi, thời kỳ này thể hiện quá trình học tập của chó con, bắt đầu từ giai đoạn hấp dẫn ( không biết sợ ) và kéo dài suốt giai đoạn ác cảm, e ngại ( sợ những vật lạ ). Chó con dần dần có kả năng giao tiếp và thu nhận ý thức về tôn ti khi chúng tiếp nhận những sự khiển trách cũng như những dấu hiệu về khứu giác và cử chỉ từ chó mẹ.
Định kỳ cho chó con ăn theo độ tuổi
Thay đổi nhiệt độ tối thiểu ở chó con
Số bữa ăn / ngày Khối lượng thức ăn (ml sữa/cốc/bữa ăn hoàn nguyên) Tuần 1 8 25 - 40 ml Mới sinh 35,5oc +/- 0,5oC Tuần 2 7 70 ml Tuần 1 37oC Tuần 3 6 120 ml Tuần 3 36 - 38oC Tuần 4 5 120 ml Tuần 38,5oC (= nhiệt độ chó trưởng thành) " Growth can in fact be represented by a mathematical function , a graph expressed as a factor of time, the starting point being represented by the birth of the puppy. In theory this graph forms a sigmoid curve characterised by two inverse concave regions which are separated by a point of inflection indicating the age at which growth is most rapid, and corresponding in general terms to puberty in the puppy. An examination of this sigmoid curve makes it possible to identify three successive phases in the puppy's growth ".
(Tạm dịch) Sự tăng trưởng của chó có thể được biểu diễn bằng một hàm toán học, một đồ thị biểu diễn yếu tố thời gian, trong đó thời điểm bắt đầu là khi chó mới sinh. Theo lý thuyết, đồ thị này là một đường cong hình xic-ma với 2 khoảng lõm ngược hướng được phân cách bởi một điểm uốn thể hiện độ tuổi mà tại đó sự tăng trọng diễn ra nhanh nhất, tương ứng với tuổi dậy thì. Nghiên cứu đường cong xic-ma này, ta có thể xác định được 3 giai đoạn kế tiếp nhau trong quá trình tăng trọng của chó con:
- Giai đoạn đầu : kéo dài đến điểm uốn trên đường cong ( tuổi dậy thì ), được xem là giai đoạn " tự tăng tốc "; số cân tăng trong ngày hôm sau luôn lớn hơn ngày hôm trước. Theo ngôn ngữ toán học, đạo hàm của đường cong tăng trọng giống như một đường cong hình chuông biểu hiện số tăng trọng mỗi ngày, với điểm cao nhất chính là điểm kết thúc của giai đoạn tăng trọng mãnh liệt này.


- Giai đoạn giữa: tiếp theo điểm uốn, được gọi là giai đoạn " tự giảm dần "; sự tăng trọng vẫn diễn ra mạnh mẽ nhưng biên độ ( số cân tăng thêm ) giảm dần từng ngày.
- Giai đoạn cuối: là phần cuối trên đường cong tăng trọng; lúc này chó con dần đạt đến kích thước và trọng lượng của chó trưởng thành vơi một tốc độ chậm hơn trước rất nhiều.
Người ta cũng hiểu rõ vì sao đối với giống chó có kích thước lớn và thời gian tăng trọng dài như chó Malamutes ( thường được gọi là giống chó " phát triển trễ), trái ngược với các giống phát triển sớm, như các giống chó nhỏ ), các sai lầm về chế độ dinh dưỡng ( quá nhiều thức ăn, không đủ can-xi hoặc mất cân bằng giữa phốt-pho và can-xi ) xảy ra trong giai đoạn đầu đời thường có hại đến sự phát triển thể chất ở chó về sau.


Việc xác định đường cong tăng trưởng mong muốn (về trọng lượng và vóc dáng ) cho một Malamute con vì thế đòi hỏi phải thành lập một công thức toán học và thu thập nhiều loại dữ liệu mà người gây giống thường hiếm khi lưu giữ. Đường cong tăng trọng này, sau khi được xác định, sẽ có ích cho người nuôi trong việc:
- Dự báo kích cỡ của chó con khi trưởng thành;
- Theo dõi sự phát triển đều của chó và có khả năng xử lý các vấn đề tăng trưởng tiềm ẩn thậm chí trước khi có biểu hiện lâm sàng;
- Biết được thời gian nào sẽ cần sự theo dõi kỹ hơn của người gây giống hoặc chủ nuôi.
Cho tới nay, các nhà nghiên cứu đã phát triển được nhiều công thức toán học sử dụng dữ liệu được thu thập trong thực tế, được AKCM ( Amerian Kennel Club of Malamutes ) công bố trong nhiều ấn bản về giống chó Alaskan Malamutes.
 
Top