nguyenhong
Member
Một tuần ròng, tám nhân viên cứu hộ của Tổ chức Động vật châu Á mất ăn mất ngủ để đưa 19 con gấu vượt hơn hai nghìn cây số đường bộ từ Bình Dương về đến Tam Đảo an toàn.
Trong lịch sử bảo tồn động vật hoang dã, thế giới chưa hề ghi nhận một cuộc cứu hộ gấu lớn đến thế bao giờ...
Tin lành hay dữ?
Sau khi có Quy chế về Quản lý gấu nuôi, ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29-9-2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm Bình Dương đã hai lần kiểm tra cơ sở gấu Hoàng Thắng của một ông chủ người Đài Loan.
Đoàn xe cứu hộ gấu trên đường từ Bình Dương về Tam Đảo. (Ảnh do AAF cung cấp).
Lúc đầu, gấu của cơ sở này nuôi nhốt trong chuồng trại ở huyện Thuận An không đúng quy định, Chi cục Kiểm lâm đã nhắc nhở. Sau đó, người chủ đã chuyển số gấu đến Ấp 3, xã Khánh Bình, huyện Tân Uyên, và nuôi nhốt gấu trong ba chiếc container. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, Chi cục Kiểm lâm Bình Dương lại tiếp tục kết luận “điều kiện nuôi nhốt ở đây cũng vẫn không phù hợp với gấu”. Thế là bất đắc dĩ, ông chủ cơ sở gấu Hoàng Thắng đã tình nguyện giao nộp 25 con gấu cho kiểm lâm.
Cách đây hai tuần, Tổ chức Động vật châu Á (AAF) tại Việt Nam nhận được tin báo từ Cục Kiểm lâm nhờ cứu hộ các cá thể gấu này. Ngay lập tức, Tiến sĩ Tuấn Bendixsen, đại diện Tổ chức Động vật châu Á tại Việt Nam, Giám đốc Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam đặt tại Vườn quốc gia Tam Đảo đã vào tận nơi để khảo sát.
Mặc dù không nề hà khi trung tâm cứu hộ gấu lớn nhất Việt Nam của ông được giao tiếp nhận số gấu này, nhưng TS Tuấn vẫn thận trọng. Ông vào để tìm hiểu liệu có nơi nào đó gần Bình Dương có thể nuôi lũ gấu không, để chúng không phải vượt chặng đường quá xa xôi vất vả kia. Nhưng cuối cùng, trong số 25 con gấu chỉ có sáu con được Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam nhận về nuôi, 19 con gấu còn lại đành phải theo ông Tuấn đi về Tam Đảo.
Có lần ông Tuấn tâm sự với tôi, mỗi lần nhận được tin báo cứu hộ gấu là một lần ông vừa vui lại vừa buồn. Tất nhiên, một tổ chức từ thiện chuyên cứu hộ gấu nơi mà ông đang đại diện thì luôn mong cứu hộ được càng nhiều gấu càng tốt. Nhưng rồi ông lại thấy buồn vì mỗi lần có gấu phải cứu hộ đưa về Tam Đảo, nghĩa là ngoài tự nhiên số lượng gấu lại suy giảm thêm một ít.
Ba ngày vật lộn với những container chứa gấu
Sau khi khảo sát, nhiều phương án đã được TS Tuấn cùng các nhân viên cứu hộ, bác sĩ thú y của AAF đặt ra để làm sao việc vận chuyển gấu được an toàn. Lúc đầu, họ định đưa 19 cái lồng vận chuyển vào Bình Dương nhốt gấu để chở ra. Đây là cách họ vẫn thường làm khi phải cứu hộ gấu ở đâu đó. Nhưng như thế, sẽ phải thuê năm chiếc xe tải đi từ bắc vào nam rồi lại chở gấu ra, chi phí sẽ đội lên rất nhiều.
Tình cờ, ông Tuấn biết tin, ông chủ trại gấu muốn bán luôn ba chiếc container đang chứa 19 con gấu kia, vì sau khi lũ gấu bị tịch thu ông ta cũng chẳng biết dùng container để làm gì nữa. Thế là phương án mới được lập. Ông Tuấn ngã giá mua lại những chiếc contaniner kia với giá 25 triệu đồng/cái. Rồi thứ 5 tuần trước, tức ngày 14-1, ông cùng bảy nhân viên AAF trở vào Bình Dương lần nữa, lần này là để đón gấu.
Ba chiếc container được ngăn thành từng ô, mỗi container từ sáu đến bảy ô để nhốt gấu. Cửa của từng ô được bịt bằng những thanh sắt chạy dọc. Đoàn cứu hộ nhận thấy nêu cứ để hở như thế, trong quá trình vận chuyển, gấu có thể thò tay ra ngoài để cào người đi đường. Thế là họ quyết định hàn những tấm sắt chắn những song cửa. Các thợ hàn được gọi đến, họ nhận lệnh hàn cửa các ô chứa gấu của container, nhưng chỉ được hàn một nửa ở giữa thôi, còn lại vẫn phải để hở cho gấu thở.
“Chưa bao giờ tôi phải hàn trong trường hợp như thế này!”, một bác thợ hàn kêu. Ông Tuấn phân bua: “Thì chúng tôi cũng chưa bao giờ phải cứu hộ gấu trong hoàn cảnh như thế này!”.
Thế là các nhân viên cứu hộ của AAF phải thay nhau mang hoa quả dụ gấu ăn ở phía sau của container, một người đứng canh gấu ở phía trước để cảnh báo lúc chúng quay ra cửa. Cứ thế, trong tư thế sẵn sàng bỏ que hàn chạy bất cứ lúc nào, những người thợ hàn rón rén, thận trọng hàn từng ô cửa một. Phải mất ba ngày, 19 ô cửa chấn song mới được hàn xong. Ba chiếc container được cẩu lên ba chiếc xe rơmoóc dài ngoằng. Đúng tám giờ sáng 18-1, đoàn xe gồm ba chiếc xe container cùng một chiếc xe áp tải bắt đầu xuất phát. Mỗi xe có hai lái xe để thay phiên nhau đi cả ngày lẫn đêm.
Cửa các ô chứa gấu của containerđược hàn để gấu không thò tay được ra ngoài.
Người ăn gì, gấu ăn nấy
Ngày đầu tiên đi từ Bình Dương về thời tiết rất nóng. Cứ đi được hai tiếng cả đoàn lại phải dừng xe để tắm nước cho gấu một lần. Dưa hấu băm nhỏ là hoa quả chính để gấu giải khát. Mỗi lần dừng ăn cơm, ông Tuấn lại kêu thêm một nồi cơm 5kg để vo lại thành từng nắm nhỏ ném vào chuồng cho gấu ăn. Thanh long, dưa hấu, bơ, xoài được mua rất nhiều dọc đường đi, để cả người và gấu cùng ăn.
Lúc về đến Tam Đảo rồi, những nhân viên cứu hộ vẫn rất cảm kích bởi sự nhiệt tình của cánh lái xe container, mặc dù họ chỉ được thuê chở. Họ đi rất chậm, lái cẩn thận để gấu không bị rung lắc nhiều sẽ mệt.
Đi mất hai ngày một đêm ròng rã, đến đêm thứ hai, đoàn đến được đèo Hải Vân. Thật không may vì theo quy định, những xe chở động vật sống không được đi qua hầm, đoàn cứu hộ đành phải vượt đèo mà đi. Đêm đó trời mưa rất to, đường đèo trơn, trong khi cánh lái xe đã lâu không còn phải đổ đèo nữa nên cũng không quen đường. Cuối cùng cả đoàn quyết định chờ đến khi trời sáng mới đi tiếp.
Đó là đêm duy nhất cả đoàn được nghỉ. Họ nghỉ ngay cạnh một trạm xăng bên đường. Tám người thay nhau thức để canh chừng, vì sợ người dân hiếu kỳ đến gần container sẽ bị gấu cào. Những người được ngủ cũng chỉ dám nằm thiếp đi một lúc trên ghế ô tô... Sáng ngày 20-1, họ lại bắt đầu chuyến đi trong tiết trời ngày càng mưa nặng hạt. Thời tiết không ủng hộ cho cánh lái xe, nhưng lại rất tốt cho gấu, chúng không còn bị nóng như ngày đầu tiên, nên các nhân viên cứu hộ cũng yên tâm hơn.
Mặc dù dự kiến sẽ về đến cầu Thăng Long (Hà Nội) lúc 5 giờ sáng 21-1, và về đến ngôi nhà Tam Đảo lúc 8 giờ, nhưng đến tận 11 giờ trưa, họ cũng chỉ mới tới địa phận tỉnh Ninh Bình. Để về Tam Đảo trước khi trời tối, TS Tuấn quyết định không dừng ăn cơm trưa nữa mà cả người và gấu vừa đi vừa ăn bánh mì. Đến ba giờ chiều, chiếc container chở gấu đầu tiên đã về đến cổng Vườn quốc gia Tam Đảo...
Khi tôi đang đặt bút viết phóng sự này thì TS Tuấn báo tin, một trong số 19 con gấu ở Bình Dương được cứu hộ đã chết hôm qua, 24-1, sau ba ngày về đến Tam Đảo. Theo lời khai của nhân viên chăm sóc gấu tại trại gấu ở Bình Dương, chú gấu này bị nhiễm trùng gây ra absce ở bụng sau khi bị hút mật trước đó khoảng một tháng. Khi về Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo, mủ đã chảy ra rất nhiều. Sau khi mổ khám bệnh, các bác sĩ thú y thấy toàn bộ bụng, ruột, gan, túi mật của gấu đã bị nhiễm trùng nặng và thậm chí lá phổi có những vết đen. Theo chuyên gia của AAF, chú gấu này không được điều trị đúng kháng sinh (nhân viên trại gấu đã từng điều trị kháng sinh Ampi).
TS Tuấn Bendixsen quốc tịch Australia gốc Việt, định cư tại Australia từ năm 1973. Ông là TS công nghệ sinh học , từng nghiên cứu chuyên sâu về vaccine cho cừu và bò ở Australia. Cách đây hơn 10 năm, ông tình nguyện trở về Việt Nam để giúp đất nước.
Đầu tiên, ông làm việc cho Chương trình TOKTEN (chuyển giao trí thức thông qua Việt kiều) của Liên hợp quốc và Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài nhằm đưa các nhà khoa học, chuyên gia kiều bào về làm việc tình nguyện trong nước. Sau đó, ban ngày ông tình nguyện đến làm việc không lương tại Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương thuộc Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để giúp bà con về cách điều trị chẩn đoán bệnh, nuôi dưỡng dê và trâu bò. Ban đêm, ông đến các trung tâm ngoại ngữ dạy tiếng Anh để kiếm sống.
Năm 2005, ông quyết định làm việc cho Tổ chức động vật châu Á (AAF) sau khi thấy gấu bị đối xử quá tàn tệ tại Việt Nam. Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam ở Tam Đảo do AAF xây dựng năm 2007 để chăm sóc các cá thể gấu do các cơ quan chức năng tịch thu khi thực thi pháp luật.
Nhân dân
Trong lịch sử bảo tồn động vật hoang dã, thế giới chưa hề ghi nhận một cuộc cứu hộ gấu lớn đến thế bao giờ...
Tin lành hay dữ?
Sau khi có Quy chế về Quản lý gấu nuôi, ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29-9-2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm Bình Dương đã hai lần kiểm tra cơ sở gấu Hoàng Thắng của một ông chủ người Đài Loan.

Đoàn xe cứu hộ gấu trên đường từ Bình Dương về Tam Đảo. (Ảnh do AAF cung cấp).
Lúc đầu, gấu của cơ sở này nuôi nhốt trong chuồng trại ở huyện Thuận An không đúng quy định, Chi cục Kiểm lâm đã nhắc nhở. Sau đó, người chủ đã chuyển số gấu đến Ấp 3, xã Khánh Bình, huyện Tân Uyên, và nuôi nhốt gấu trong ba chiếc container. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, Chi cục Kiểm lâm Bình Dương lại tiếp tục kết luận “điều kiện nuôi nhốt ở đây cũng vẫn không phù hợp với gấu”. Thế là bất đắc dĩ, ông chủ cơ sở gấu Hoàng Thắng đã tình nguyện giao nộp 25 con gấu cho kiểm lâm.
Cách đây hai tuần, Tổ chức Động vật châu Á (AAF) tại Việt Nam nhận được tin báo từ Cục Kiểm lâm nhờ cứu hộ các cá thể gấu này. Ngay lập tức, Tiến sĩ Tuấn Bendixsen, đại diện Tổ chức Động vật châu Á tại Việt Nam, Giám đốc Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam đặt tại Vườn quốc gia Tam Đảo đã vào tận nơi để khảo sát.
Mặc dù không nề hà khi trung tâm cứu hộ gấu lớn nhất Việt Nam của ông được giao tiếp nhận số gấu này, nhưng TS Tuấn vẫn thận trọng. Ông vào để tìm hiểu liệu có nơi nào đó gần Bình Dương có thể nuôi lũ gấu không, để chúng không phải vượt chặng đường quá xa xôi vất vả kia. Nhưng cuối cùng, trong số 25 con gấu chỉ có sáu con được Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam nhận về nuôi, 19 con gấu còn lại đành phải theo ông Tuấn đi về Tam Đảo.
Có lần ông Tuấn tâm sự với tôi, mỗi lần nhận được tin báo cứu hộ gấu là một lần ông vừa vui lại vừa buồn. Tất nhiên, một tổ chức từ thiện chuyên cứu hộ gấu nơi mà ông đang đại diện thì luôn mong cứu hộ được càng nhiều gấu càng tốt. Nhưng rồi ông lại thấy buồn vì mỗi lần có gấu phải cứu hộ đưa về Tam Đảo, nghĩa là ngoài tự nhiên số lượng gấu lại suy giảm thêm một ít.
Ba ngày vật lộn với những container chứa gấu
Sau khi khảo sát, nhiều phương án đã được TS Tuấn cùng các nhân viên cứu hộ, bác sĩ thú y của AAF đặt ra để làm sao việc vận chuyển gấu được an toàn. Lúc đầu, họ định đưa 19 cái lồng vận chuyển vào Bình Dương nhốt gấu để chở ra. Đây là cách họ vẫn thường làm khi phải cứu hộ gấu ở đâu đó. Nhưng như thế, sẽ phải thuê năm chiếc xe tải đi từ bắc vào nam rồi lại chở gấu ra, chi phí sẽ đội lên rất nhiều.
Tình cờ, ông Tuấn biết tin, ông chủ trại gấu muốn bán luôn ba chiếc container đang chứa 19 con gấu kia, vì sau khi lũ gấu bị tịch thu ông ta cũng chẳng biết dùng container để làm gì nữa. Thế là phương án mới được lập. Ông Tuấn ngã giá mua lại những chiếc contaniner kia với giá 25 triệu đồng/cái. Rồi thứ 5 tuần trước, tức ngày 14-1, ông cùng bảy nhân viên AAF trở vào Bình Dương lần nữa, lần này là để đón gấu.
Ba chiếc container được ngăn thành từng ô, mỗi container từ sáu đến bảy ô để nhốt gấu. Cửa của từng ô được bịt bằng những thanh sắt chạy dọc. Đoàn cứu hộ nhận thấy nêu cứ để hở như thế, trong quá trình vận chuyển, gấu có thể thò tay ra ngoài để cào người đi đường. Thế là họ quyết định hàn những tấm sắt chắn những song cửa. Các thợ hàn được gọi đến, họ nhận lệnh hàn cửa các ô chứa gấu của container, nhưng chỉ được hàn một nửa ở giữa thôi, còn lại vẫn phải để hở cho gấu thở.
“Chưa bao giờ tôi phải hàn trong trường hợp như thế này!”, một bác thợ hàn kêu. Ông Tuấn phân bua: “Thì chúng tôi cũng chưa bao giờ phải cứu hộ gấu trong hoàn cảnh như thế này!”.
Thế là các nhân viên cứu hộ của AAF phải thay nhau mang hoa quả dụ gấu ăn ở phía sau của container, một người đứng canh gấu ở phía trước để cảnh báo lúc chúng quay ra cửa. Cứ thế, trong tư thế sẵn sàng bỏ que hàn chạy bất cứ lúc nào, những người thợ hàn rón rén, thận trọng hàn từng ô cửa một. Phải mất ba ngày, 19 ô cửa chấn song mới được hàn xong. Ba chiếc container được cẩu lên ba chiếc xe rơmoóc dài ngoằng. Đúng tám giờ sáng 18-1, đoàn xe gồm ba chiếc xe container cùng một chiếc xe áp tải bắt đầu xuất phát. Mỗi xe có hai lái xe để thay phiên nhau đi cả ngày lẫn đêm.

Cửa các ô chứa gấu của containerđược hàn để gấu không thò tay được ra ngoài.
Người ăn gì, gấu ăn nấy
Ngày đầu tiên đi từ Bình Dương về thời tiết rất nóng. Cứ đi được hai tiếng cả đoàn lại phải dừng xe để tắm nước cho gấu một lần. Dưa hấu băm nhỏ là hoa quả chính để gấu giải khát. Mỗi lần dừng ăn cơm, ông Tuấn lại kêu thêm một nồi cơm 5kg để vo lại thành từng nắm nhỏ ném vào chuồng cho gấu ăn. Thanh long, dưa hấu, bơ, xoài được mua rất nhiều dọc đường đi, để cả người và gấu cùng ăn.
Lúc về đến Tam Đảo rồi, những nhân viên cứu hộ vẫn rất cảm kích bởi sự nhiệt tình của cánh lái xe container, mặc dù họ chỉ được thuê chở. Họ đi rất chậm, lái cẩn thận để gấu không bị rung lắc nhiều sẽ mệt.
Đi mất hai ngày một đêm ròng rã, đến đêm thứ hai, đoàn đến được đèo Hải Vân. Thật không may vì theo quy định, những xe chở động vật sống không được đi qua hầm, đoàn cứu hộ đành phải vượt đèo mà đi. Đêm đó trời mưa rất to, đường đèo trơn, trong khi cánh lái xe đã lâu không còn phải đổ đèo nữa nên cũng không quen đường. Cuối cùng cả đoàn quyết định chờ đến khi trời sáng mới đi tiếp.
Đó là đêm duy nhất cả đoàn được nghỉ. Họ nghỉ ngay cạnh một trạm xăng bên đường. Tám người thay nhau thức để canh chừng, vì sợ người dân hiếu kỳ đến gần container sẽ bị gấu cào. Những người được ngủ cũng chỉ dám nằm thiếp đi một lúc trên ghế ô tô... Sáng ngày 20-1, họ lại bắt đầu chuyến đi trong tiết trời ngày càng mưa nặng hạt. Thời tiết không ủng hộ cho cánh lái xe, nhưng lại rất tốt cho gấu, chúng không còn bị nóng như ngày đầu tiên, nên các nhân viên cứu hộ cũng yên tâm hơn.
Mặc dù dự kiến sẽ về đến cầu Thăng Long (Hà Nội) lúc 5 giờ sáng 21-1, và về đến ngôi nhà Tam Đảo lúc 8 giờ, nhưng đến tận 11 giờ trưa, họ cũng chỉ mới tới địa phận tỉnh Ninh Bình. Để về Tam Đảo trước khi trời tối, TS Tuấn quyết định không dừng ăn cơm trưa nữa mà cả người và gấu vừa đi vừa ăn bánh mì. Đến ba giờ chiều, chiếc container chở gấu đầu tiên đã về đến cổng Vườn quốc gia Tam Đảo...
Khi tôi đang đặt bút viết phóng sự này thì TS Tuấn báo tin, một trong số 19 con gấu ở Bình Dương được cứu hộ đã chết hôm qua, 24-1, sau ba ngày về đến Tam Đảo. Theo lời khai của nhân viên chăm sóc gấu tại trại gấu ở Bình Dương, chú gấu này bị nhiễm trùng gây ra absce ở bụng sau khi bị hút mật trước đó khoảng một tháng. Khi về Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo, mủ đã chảy ra rất nhiều. Sau khi mổ khám bệnh, các bác sĩ thú y thấy toàn bộ bụng, ruột, gan, túi mật của gấu đã bị nhiễm trùng nặng và thậm chí lá phổi có những vết đen. Theo chuyên gia của AAF, chú gấu này không được điều trị đúng kháng sinh (nhân viên trại gấu đã từng điều trị kháng sinh Ampi).

TS Tuấn Bendixsen quốc tịch Australia gốc Việt, định cư tại Australia từ năm 1973. Ông là TS công nghệ sinh học , từng nghiên cứu chuyên sâu về vaccine cho cừu và bò ở Australia. Cách đây hơn 10 năm, ông tình nguyện trở về Việt Nam để giúp đất nước.
Đầu tiên, ông làm việc cho Chương trình TOKTEN (chuyển giao trí thức thông qua Việt kiều) của Liên hợp quốc và Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài nhằm đưa các nhà khoa học, chuyên gia kiều bào về làm việc tình nguyện trong nước. Sau đó, ban ngày ông tình nguyện đến làm việc không lương tại Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương thuộc Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để giúp bà con về cách điều trị chẩn đoán bệnh, nuôi dưỡng dê và trâu bò. Ban đêm, ông đến các trung tâm ngoại ngữ dạy tiếng Anh để kiếm sống.
Năm 2005, ông quyết định làm việc cho Tổ chức động vật châu Á (AAF) sau khi thấy gấu bị đối xử quá tàn tệ tại Việt Nam. Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam ở Tam Đảo do AAF xây dựng năm 2007 để chăm sóc các cá thể gấu do các cơ quan chức năng tịch thu khi thực thi pháp luật.

Nhân dân