• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Chim di cư - kẻ tinh thông nhiều ngoại ngữ

amifidele

Member



Các nhà sinh vật học thuộc trường đại học Queen tại Kingston, Canada xác nhận, chim di cư có thể biết tín hiệu của dân bản xứ nhằm đề phòng mối nguy hiểm có thể xảy ra với chúng. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã được đăng tải trên tạp chí Behavioral Ecology and Sociobiology. Trong hành trình bay, chim di cư sẽ phải đậu lại ở một vài địa điểm mà chúng không quen biết. Từ lâu, các nhà nghiên cứu về chim đã quan tâm đến câu hỏi, làm thế nào những loài chim này có thể xác định khu vực nào có động vật địa phương gây nguy hại cho chúng, khu vực nào an toàn. Thông thường, chim sống theo bầy, chúng có thể dự đoán nơi nào có nhiều mối nguy hiểm rình rập nhờ sự hỗ trợ của những tín hiệu xác định.

Các chuyên gia Canada đã tiến hành nghiên cứu những khả năng mà chim di cư có thể hiểu những dấu hiệu đặc biệt từ dân bản địa nơi chúng bay qua.

Những hành vi dự báo mang tính đặc trưng này được gọi là “Mob" có nghĩa là “quần chúng”. Khi phát hiện ra kẻ thù, đàn chim lập tức sẽ bay liệng thành vòng, nhanh chóng trao đổi vị trí của mình và phát ra những tiếng kêu đặc trưng để các con khác phân biệt được tín hiệu nguy hiểm.

Các nhà nghiên cứu đã ghi lại những tiếng kêu báo trước nguy hiểm của loài chim mũ đầu đen cư trú ở vùng Bắc Mỹ và chim mình trắng- xanh bắt gặp ở hai khu vực Nam Mỹ và Trung Mỹ. Tiếp đó họ sẽ ghi lại những tín hiệu của loài chim di cư từ Canada đến vùng Trung Mỹ đối chiếu với những loài chim sống cố định ở Trung Mỹ. Nghiên cứu cho thấy, chim bản địa Trung Mỹ chỉ phản ứng với những tín hiệu bằng tiếng kêu của loài chim Tanagra, trong khi loài chim di cư lại phản ứng với những tín hiệu bằng những tiếng kêu báo trước ở cả Tanagra và Gaichka. Có nghĩa là cả chim di cư và chim bản địa đều nhận biết được giọng của những loài chim này.

Theo lời các chuyên gia Canada, nghiên cứu của họ được coi là những xác nhận thực nghiệm đầu tiên về loài chim di cư có khả năng hiểu ngôn ngữ của cư dân bản xứ. Hiện các nhà khoa học đang lên kế hoạch tới đây sẽ đánh giá số lượng thông tin được khai thác từ bản tin “Người nước ngoài”.

Minh Hoa (Theo Lenta)
 
Top