• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Chó vện Lạng Sơn.

KimCuong

Active Member
Em post giúp ông MOD Vladavia hình ảnh chú chó Batisuta vện này trên Tỉnh Lạng Sơn mà Vla chớp được trong một lần phiêu bạt giang hồ với bác MOD HungTrungYen ở trên đó. Các bác thử nhận xét xem nó thế nào nhé!











 

Vladavia

Member
Hic, vì không quen tay máy nên lúc zoom 12x hình ảnh bị giật không bắt được đúng đối tượng, em chụp nhiều lắm nhưng cuối cùng chả được tấm nào ra hồn con này cả. Công nhận ở những vùng hoang vu hẻo lánh thi thoảng bắt được những cá thể rất độc đáo. Chú này ít ra cũng phải nặng từ 25 - 30 kg, lông vện, mặt nhăn, nhìn khá là lanh lợi và dữ dằn. Rất khó chụp hình nó vì không dám lại gần vả lại nó chạy nhanh quá. Hình được chụp cách đường biên VN - TQ chừng 100m. :D:D:D
Ah bác phó Kim Cương post hộ em cái em HMông Lạng Sơn trên cái xe màu đỏ vào hội phó nháy nhé. Hí hí hí!!!
 

TaiVenh

Active Member
Ý cò đây:

- Côgn nhận em này rất to, thêm quả đầu thủ khá giống Béc nên em mạn phép nghi ngờ chú này có tý chất GSD trong người (nhưng chắc chỉ có 1 tý tẹo thôi)
- màu vện điển hình của chó ta --> không đẹp bằng kiểu vện có sọc như CPQ
- hết ý cò ạ...
 

nqd123

Member
Có thể là do máy hoặc góc chụp, nên nói thật là mình chẳng thấy đúng là màu vện của chó ta. Theo mình thì nó là chó xám (hay đúng hơn là lông vàng phớt đen trên đầu lông theo từng mảng) chứ không phải là vện theo nghĩa thông thường của những con chó ta. Một ý kiến thật lòng, có gì không phải xin lượng thứ!
Còn về cân nặng và độ to lớn, mình rất đồng ý là không hiểu sao lên những tỉnh vùng cao hay gặp những cá thể rất to lớn. Mình cũng thắc mắc vì cũng nghĩ là có thể chúng có chút GSD nhưng lại tự loại giả thiết này ra. Rất mong có được mở rộng tầm mắt từ ý kiến của các thành viên nhiều thông tin và giàu kinh nghiệm.
 

Vladavia

Member
Nó là chó vện, điều đó có thể khẳng định 100% vì mình và anh Hùng trực tiếp đứng ngắm và chụp nó. Ảnh ko được đẹp là vì có máy xịn nhưng lại rơi vào đúng tay thợ hàn xì chả chụp ảnh bao giờ nên lên ko nét. Nhưng nếu phóng to ảnh và nhìn kỹ bạn sẽ thấy nó là vện chứ không phải lông vàng phớt đen đâu bạn ah.
 

Rose1402

Vietpet sponsor
Em thấy đúng là đầu của em này có nét giống GSD lắm... Và em cũng thấy đúng là vện, có điều không được nét lắm... :)
 

KimCuong

Active Member
Hì hì, tớ cũng khẳng định thằng cu này là vện đó. Vì đồng chí Vladavia đã phải room12x và khi post ảnh lên tớ đã phải giảm dung lượng ảnh xuống nên độ phân giải ảnh hơi yếu, vậy các bác không nhìn rõ cũng đúng thôi. Tớ vẫn đang cầm file gốc của Vla chụp thằng cu này, bác nào muốn xem rõ tớ sẽ gửi cho. Và thằng cu vện này còn một kiểu ảnh nữa rất độc đáo mà tớ không post lên diễn đàn được, nếu các bác nhìn sẽ nhận ra là vện chính cống luôn. Hihi.
 

tran minh

Member
con này đẹp đấy chứ. còn về việc tại sao chó ở vùng cao hay có những con to lớn thì mình nghĩ nó được nuôi trong điều kiện thả rông, có điều kiện hoạt động, còn ăn uống thì tự do, nó thấy gì thì ăn nấy, đói thì ăn, nghĩa là lượng thức ăn nạp vào nó nhiều, và đủ chất, cộng với việc chạy nhảy nhiều, do vậy nên bự hơn. ý mình là như vậy, thân.
 

Lipschitz

Member
Thưa anh "cuoptrengianmuop" đường link mà tôi đưa ra có gì là sai mà bị xoá. Tôi search theo từ khoá "chó vện" thì có được nó, thấy nội dung ca ngợi tố chất chó VN thì muốn mọi người cùng đọc. Hay là nội dung đó chưa đạt yêu cầu về tính học thuật, hàn lâm nên bị xoá. Phiền anh giải thích giúp cho, à mà theo quy định của diễn đàn thì không cần giải thích.
Vậy thì cảm ơn anh.
 

TaiVenh

Active Member
Chào bạn Lipschitz,

Theo Mục 4 trong Nội qui của VP, các link "sống" chưa được kiểm chứng khi đưa lên diễn đàn đều bị xoá ngay. Đó cũng là lý do bài của bạn bị xử lý.

Mời tham khảo link sau: http://forum.vietpet.com/showthread.php?t=8933

Mong bạn thông cảm và tiếp tục cộng tác.

TV
 

Lipschitz

Member
Cám ơn anh Taivenh
Tôi cũng nhớ ra là có quy định đó, và cũng hiểu rằng điều đó là cần thiết cho việc giữ gìn chất lượng của Diễn đàn.
Chỉ mong được đọc 1 dòng nhắn rằng "bị xoá vì chưa kiểm định được nội dung" thì thấy thoải mái hơn anh ạ.
Một lần nữa xin cảm ơn anh
 

TaiVenh

Active Member
Để tránh những hiểu lầm không đáng có, lần sau nhờ bác copy luôn text của bài cần post rồi post thẳng lên 4rum.

Như vậy vừa đơn giản mà anh em lại có cái để đọc ngay. Được không ạ?
 

Lipschitz

Member
Vâng được ạ, và dưới đây là nội dung đó:

Một già làng kể:
Năm đó, ông có chuyến lên Cà Lố vùng núi cao để tìm loại gỗ sao làm cột buồm. Lúc trở về, ông mang theo một con chó con, ông đặt tên là Vện. Con Vện, ông xin của một già làng núi. Lúc đưa con Vện đi, già làng dặn, chó ở núi mà được vện rằng là quí lắm, nó đánh hơi rất thính.
Trên đường về làng, ông để con Vện trong túi đeo bên hông. Đến khúc núi nào, nghe con Vện khịt khịt mũi hai tiếng thì ngay sau đó xuất hiện một bầy chồn, bầy sóc. Đến đoạn rừng khác, con Vện khịt mũi liên hồi là phải đề phòng thú dữ. Nhờ dặn trước nên ông biết cách tránh lúc đi đường.
Về đến nhà, ông tìm một chỗ dưới gầm ván cho con Vện nằm. Điều lạ, vừa bước chân vào làng, con Vện hắt hơi dữ lắm. Đến khi vô là nó ngửi, rồi sủa thành tiếng. Có vật nó sủa một tiếng; Có vật nó sủa hai tiếng, ba tiếng. Cũng có vật nó sủa đến chín mười tiếng. Cách mấy ngày sau, ông đem những vật đó ra để thử Vện, quả nhiên vật gì trước đây nó sủa bao nhiêu tiếng thì giờ nó cũng sủa y như vậy.
Một sáng thức dậy, cả nhà không thấy Vện đâu. Tìm khắp nơi đều không thấy. Lúc đầu ai cũng thương tiếc nó, nhưng lâu dần cũng quên đi. Sau bốn tháng. Một hôm ông ra cồn, vào bụi dứa gai để chặt rễ làm dây buộc neo, bỗng thấy con Vệ nằm trong ổ với mấy con rái cá. Vừa thấy ông, con Vện vẫy đuôi mừng, quấn lấy ông, rồi chạy theo một mạch xuống mé biển.
Con Vện bơi ra biển vùng vẫy, rồi chạy thẳng vào ổ rái cá. Nó hít ngửi từng con rái cá rồi sủa ăng ẳng để từ giả nơi nó đã sống bốn tháng qua. Con Vện ngữi đường đi trước, ông đi sau về đến nhà. Từ ấy thuyền của ông ra biển đều có Vện đi theo. Trên thuyền bao giờ con Vện cũng ngồi trước mũi, mõm ngóng về phía trước ngửi bắt hơi.
Chuyến ra biển thứ nhất của nó, con Vên nhìn về phía trước sủa hai tiếng một. Luồng cá ấy đoàn thuyền làng đánh trúng to. Chuyến thứ hai ra biển, con Vện sủa ba tiếng, đoàn thuyền đánh trúng mẻ cá nục đầy ắp.
Chuyến thứ ba, thứ tư, con Vện lúc sủa ở phía trước mũi, lúc sủa ở hai bên mạn cứ năm tiếng một, đoàn thuyền thu được luồng cá trích, luồng cá hồng. Tứ đấy con Vện trở thành điềm báo từng luồng cá, mùa cá cho các đoàn thuyền làng Cọp Râu Trắng.
Năm ấy sắp động biển, thuyền làng ra biểm làm chuyền cá vét cuối vụ. Con Vện vẫn theo đoàn thuyền ra khơi. Nó ngồi trước mũi để bắt hướng cá. Thuyền giặng lưới theo hình vòng cung. Lúc kéo lưới lên tay người nào cũng thấy nặng.
Con Vện sủa từng tiếng một. Đoán là bầy đú (rùa biển) níu lưới ở dưới đát, ông lao xuống biển để gỡ lưới. Giữa lúc mọi người nhìn theo già làng, thì con Vện chạy bươn về phía lái sủa liên hồi. Biết có chuyện không lành, mọi người quay lại thấy một con cá mập từ xa phóng tới chỗ già làng đang lặn.
Ai cũng thấy mạng sống của già làng chỉ còn trong gang tấc. Bỗng nhiên một tiếng "ùm", nước văng lên sạp thuyền. Con Vện đã ở trước mũi và bơi vòng để nhử con cá mập đuổi theo mình. Nó vừa bơi vừa sủa làm con cá mập phóng chậm lại. Nhờ thế, mà già làng kịp bơi đến thuyền.
Lúc này ở dưới biển, con mập đã xáp tới. Con Vện vừa sủa vừa quầng với con mập. Máu con Vện loang đỏ càng làm cho con mập say mồi. Tiếng con Vện yếu dần, chiếc thuyền cũng vừa bơi tới. Nhưng không kịp nửa rồi... Con Vện được mọi người kéo lên, con mập vẫn còn chờn vờn bên mạn thuyền.
Con Vện nằm trên sạp, hai chân sau cụt mất. Mắt nó nhìn già làng, rên ư ử. Già làng ngồi phục xuống, hai tay ôm lấy Vện gọi to thê thiết:
- Vện ơi, Vện cứu sống ta, ta chịu ơn Vện suốt đời.
Hai mắt Vện chớp chớp lần cuối rồi nó thả một hơi thở nhẹ. Tiếng già làng và mọi người khóc trong tiếng biển trở động.
Con Vện được làng chôn dưới gốc cây cốc. Một chiếc bình vôi trong đó có nằm lông Vện. Mỗi lần có ai nhắc đến chuyện Vện, ông già làng chủ của Vện nói:
- Con Vện có tình, có nghĩa và hào hùng của tôi. Tôi sống được đến đâu chịu ơn Vện đến đó...
 

Lipschitz

Member
Dưới đây là trích một đoạn ca ngợi Vện
Cách đây ít năm ở Kinh Bắc, một người hành khất sống với một con chó trong một căn lều biệt lập giữa cánh đồng làng Vệ Hảo. Một thời gian khá lâu, người ta không thấy người hành khất già và con chó lang thang trên đường. Có kẻ tò mò đến lều, thì thấy ông lão đã chết vài ngày trước. Dưới chân ông, một con chó mới chết không lâu. Thì ra ông lão bị bệnh không đi hành khất, con chó trung thành đi ăn trộm mang về cho chủ, nào bánh đa, nào bánh giò, nào trái cây đủ thứ. Những thứ này như xếp gọn dưới chân ông lão. Hương lão điều tra kết luận rằng. Ông lão chết vì già nua, con chó không biết chủ chết, đi ăn trộm đồ ăn về cho chủ, nó hiểu, rồi nó cũng không ăn, chết theo chủ. Dân làng an táng cho con chú cùng với ông lão. Trên mộ chí khắc chuyện trung thành của con chó ấy.

Bà cả Chèm, ở phường Hồng Mai Kẻ Chợ, sống một mình với một con chó cái. Bà rất nghèo, có hai con trai bị bắt lính thú, gần hai mươi năm rồi không tin tức. Bà già mòn mắt trông đợi hai con, đơn khiếu nại mang vào cửa quyền không bao giờ tới tay chức trách chỉ vì không có tiền đút lót thơ lại. Sau cùng một tên đội lại phủ chúa, không biết cơ quan nào hứa giúp, nếu bà thu xếp một số tiền, không rõ bao nhiêu, nhưng chỉ là bà Cả Chèm phải bán con chó cái vừa đẻ năm con rất đẹp, bán cả bầy cho một người lái buôn miền ngược.

Bà chỉ có con chó cái ấy là bạn sinh sống dưới mái nhà nghèo nàn. Nhận tiền của lái buôn xong, bà vỗ về âu yếm con chó: « vện ơi, Vện ở với tao, bao năm tình nghĩa mà nay tao phải bán đi, thực đau lòng. Nhưng Vện ơi, mang con đi ở với chủ mới nhé. Ông bà ấy sẽ quí mến Vện, còn ở với tao, chỉ ngày ngày thêm nghèo khổ mà thôi ». Bà chùi nước mắt.

Vện không sủa, không một dáng điệu phản đối, lẳng lặng theo ông lái buôn. Ông này là người thích nuôi chó. Ông bê cả ổ rơm năm con chó, đặt ở góc xe thổ mộ của ông. Vện thì đi theo dưới đất. Dây thừng buộc Vện khá dài, nên Vện không khó khăn chạy theo. Vả lại thỉnh thoảng, ông lái cho Vện lên xe cùng với bầy con, ăn uống no đủ. Ông lái buôn không thấy Vện tỏ vẻ buồn rầu. Ông mắng Vện:

- Vện ơi ! sao Vện chóng quên bà Cả Chèm ? Bà không cho Vện ăn uống bằng tao hay sao ? »

Vện cho con bú, không một thái độ cải chính.

Gần hai tháng mới về đến nhà, ở bản Lai Mỹ, giáp giới Trung Hoa. Đàn con của Vện đã mở mắt mấy tuần. Ông chủ lái buôn rất chiều chuộng, bà chủ cũng thế, kể cả hai đứa con nhỏ, chơi đùa với Vện cả ngày.

Vện ở đây thực sung sướng, nhà cửa rộng rãi không như ở Kẻ Chợ. Chuồng Vện và bầy con ở ngoài nhà nhưng ở nơi khô ráo, có chấn song chống đỡ dã thú. Đêm đến, ông bà chủ cho Vện và đàn con lên nhà sàn. Họ biết Vện, chó tỉnh thành, không quen tự mình chống chọi dã thú.

Đàn chó con không mấy lúc đã lớn khôn. Một năm tuổi chó ở rừng núi, đủ cho đàn chó con học hỏi nhiều. Ông chủ dạy đàn chó con đủ mọi việc, trông nhà, canh gác đàn vịt, đàn gà, và việc đi tìm một thứ nấm thơm đặc biệt ở vùng này. Khứu giác của chó giúp ông tìm ra nơi có nấm thực nhanh chóng. Lại dạy đàn chó phân biệt nấm độc và nấm ăn. Chó kiếm nơi có nấm thì sủa lên gọi chủ, không bao giờ cắn vào nấm.
Tú Thái nói tới đây, Đỗ quái kiệt đứng lên:

- Tôi xin lỗi ngắt lời Trần công tử, tôi cần phải nhắc lại chuyện bản chúng ta mà quý vị còn nhớ. Đồng ý với Trần công tử, chó có khứu giác đặc biệt, có thể đánh hơi ngửi thấy những hương thơm hay mùi hôi bay ra từ cách xa nhiều dặm !

Tôi biết quý vị chưa quên. Hai con nít nhà họ Lý đi chơi quá chân lạc trong rừng sâu, chúng ta kiếm tìm hai ngày không thấy. Sau cùng, kiếm ra mấy ngày sau, nhờ hai con chó săn của La đại bá. Cho chó ngửi quần áo của hai đứa trẻ. Hai chó ngửi hít rồi vùng chạy vào rừng. Chúng ta theo chó tới nơi hai đứa trẻ. Hai đứa ôm nhau, mê mệt cạnh gốc cây. Bên cạnh hai trẻ, con Vành, chó của hai đứa trẻ, nằm duỗi chân ra đằng trước, đầu đặt trên hai chân, thế canh phòng, rình mò. Khi chúng ta đến nơi, con Vành bị thương khắp mình mẩy, chỉ còn sức vẫy đuôi mùng rỡ.

Cứu được hai trẻ là nhờ hai chó dẫn đường. Hai trẻ còn sống sót là nhờ chó Vành. Vành đã bảo vệ hai trẻ, đánh nhau với một con thú mà sau này theo lời kể lại của hai trẻ, chúng ta biết là một con ngải cứu, thú vật hay ăn mồi chết, nhưng sẵn sàng tấn công những mồi sống nào yếu đuối.

Bản trưởng phụ họa:

- Không phải vì chuyện này đâu. Từ xưa dân bản này và các bản lân cận không ai ăn thịt chó. Chó vui chơi sung sướng. Chúng tôi không đánh đập dù bọn chó đã a dua với voi !-

Mọi người tỏ vẻ nóng ruột chờ nghe nốt chuyện con Vện bà Chèm. Tú Thái uống một chén trà, tiếp tục:

- Thế rồi, một buổi sáng, chỉ còn lại năm con chó, Vện mẹ không bóng dáng. Ông bà và mấy đứa con chờ bao ngày cũng không thấy. Sau cùng ông bà kết luận: chó tỉnh thành không quen đường rừng núi đã bị dã thú ăn thịt. Thương tiếc rồi cũng quên đi. Tính ra Vện ở với ông bà hơn một năm.

Cho tới một ngày kia ông lái buôn, vì công việc, trở lại nhà bà Chèm. Con Vện ở nhà sau chạy ra vẫy đuôi mừng rỡ. Nó cứ chạy quanh chân ông lái buôn. Ông lái buôn yên trí bà Chèm nuôi con chó khác, nhưng nhìn kỹ lại, thấy cái sẹo ở bắp đùi chân trái. Ông giật mình: chính là Vện mẹ ! « Chính là Vện mẹ - ông tự bảo – tuy nó không được béo tốt như hồi ở thượng du.-

Gặng hỏi, sau cùng bà Chèm nói:

- Thưa ông, chính là con Vện mẹ tôi đã bán cho ông năm kia. Đã bán cho ông, nay nó lại trở về. Không phải tôi dạy nó như thế. Tôi chưa dám nói thật, e ông nghi tôi lừa lọc.-

Cách đây mấy tháng, tiễn ông Táo được mấy ngày, khoảng 27 hay 28 tháng chạp, tôi đóng cửa sang bên hàng xóm canh chừng nồi bánh chưng. Sáng tinh sương về, dụi mắt, nhìn thấy một con chó nằm ngang cửa. Thấy tôi, con chó chồm lên vẫy đuôi sủa mừng, nhưng sủa và vẩy đuôi yếu ớt. Giống như con Vện – tôi nghĩ thầm- nhưng không tin là nó. Tôi rất thương loài chó. Cho là chó đói ăn xin. Tôi mở cửa, châm đèn, lục bếp xem còn đồ ăn mang cho nó, thì nó đã theo vào nằm bệt. Cầm đèn soi: thì ra con Vện. Vết sẹo bỏng ở đùi, tôi rất nhờ. Vội vàng châm bếp sưởi, kéo Vện vào gần lửa. Xem ra Vện chẳng còn sức lực. Bốn bàn chân sưng vù…mấy vết cắn ở đầu, ở lưng. Tôi thuốc thang tẩm bổ cho nó, nay đã hoàn hồn. Đã bán cho ông, tôi không có tiền chuộc lại, vậy xin ông mang nó đi. Tôi không phản đối, nó là của ông, ông cứ việc mang đi ngay !-

Bà Chèm nói với âm thanh vô cùng thất vọng. Thất vọng, buồn rầu.
Từ nãy, ông lái buôn không nói gì. Ông ta cố giấu giọt lệ trên má. Ông ngồi xuống, vuốt ve Vện:

- Vện ơi, tao xin lỗi ! tao xin lỗi ! Xin lỗi đã mắng mày hôm ra đi, tưởng mày vô tình với bà Chèm. Tao không hiểu mày. Thì ra Vện ơi, mày đã đi theo tao để chăm nuôi đàn con. Con mày khôn lớn, mày trốn về với chủ cũ. Mày đã đi mấy trăm dặm đường hiểm nguy, mày làm thế nào kiếm lại được nhà xưa chủ cũ ? Thực tao có lỗi với mày quá, mày còn tinh khôn, trung thành gấp mấy loài người. Tao sẽ thương yêu đàn con mày. Tao đặt tên chúng nó là Ngũ Phúc, Nhất Phúc, Nhị Phúc…con Ngũ Phúc, tao sẽ đổi tên, từ nay sẽ gọi nó là Vện Phúc, để nhớ đến mày…

Ông lái buôn còn nói nhiều nữa. Không biết Vện có hiểu không ? Chỉ biết Vện sung sướng được ông lái buôn vuốt ve. Hồi lâu ông nói:

- Bà Chèm ơi ! Bà đừng tưởng tôi vô tình ác nghiệt. Tôi thương con Vện này lắm, tôi và bà phải chiều ý nó. Nó muốn ở với bà, tôi đâu đang tâm mang nó đi…mà không có giây phút nào tôi nghĩ đến đòi tiền. Bà thấy không ? Con vật tinh khôn hơn chúng ta. Đúng thế, vật tinh khôn hơn người. Tôi nói tinh khôn hơn vì vật không nghĩ xấu, làm xấu. Người mang tiếng tinh khôn tột bực, nhưng tinh khôn…để nghĩ xấu, làm xấu…Người đang sửa soạn chiến tranh đấy, sửa soạn đi chép giết lẫn nhau đấy, thế gọi tinh khôn sao được ? Không không, tôi không đòi lại tiền bà. Tôi để thêm một trăm quan tiền, bà chi dùng cho bà và cho Vện, hàng năm tôi sẽ đến thăm bà và Vện…Vện của tôi và bà !

Bà Chèm ngạc nhiên, luống cuống cám ơn. Ông lái buôn sửa soạn cáo từ thì bỗng nhiên đầu phổ tiếng khàn khàn quen thuộc của tên lái chó, mua cho mấy hàng thịt chó ở Kẻ Chợ « Chó ! Chó ! có ai bán chó không ? » - Tiếp theo tiếng chó sủa vang, khắp phố…

Nhắc lại Trần Nguyên Thái, trong hội tiệc bản Thạch Đào kể chuyện con Vện của bà Chèm đi hơn trăm dặm (khoảng 500 cây số) từ thượng du xuống đồng bằng, về nhà chủ cũ.

Tú Thái không thể giải thích tại sao Vện lại kiếm được đường đi ? Linh khiếu đặc biệt ? Thính giác và khứu giác của nó ? Có thể nó đi theo vết của lái buôn từ Ngược đi Xuôi ? Có thể nó đi theo bờ sông ? dần dần theo mùi thị thành tìm ra Kẻ Chợ thì đến nhà chủ cũ không mấy khó khăn ?

Mọi người, sự thực không ai quan tâm đến « tại sao ». Họ còn mủi lòng vì lòng trung thành của Vện. La lão trượng tần ngần suy nghĩ, còn lão bà chùi nước mắt lan tràn.

Chúng ta nhường lời Tú Thái:

- Ông lái sửa soạn cáo từ, thì đột nhiên, dội lên tiếng khàn khàn:

- Chó ! Chó ! Ai bán chó !-

Tiếng khàn khàn quen thuộc của gã buôn chó bán cho mấy hàng thịt « cầy » Kẻ Chợ. Không đầy một giây, chó sủa vang từ đầu đến cuối phố. Ai có óc quan sát chắc phân tách những tiếng sủa tức giận, những tiếng sủa ai oán không phải tiếng sủa canh chừng nhà cửa.

Ông lái buôn:

- Bà Chèm ơi ! Tôi gọi thằng buôn chó nhé !-

Bà Chèm:

- Nếu ông khinh tôi, xin ông mang trăm quan tiền đi. Tôi không để ai bắt Vện làm thịt. Trước đây bán nó cho ông vì biết ông sẽ thương mến nó. Ông coi nó nuôi con thực sạch sẽ (Đúng vậy, ổ chó Vện sạch li lau. Không hiểu nó làm thế nào. Tổ chức khéo léo, rình mò có thể biết, nhưng thời ấy, và ngay thời nay, ở nước ta, có ai để ý đến cách sinh sống của thú vật ?)

Ông lái buôn:

- Đùa bà thôi. Xin hẹn sang năm về đây thăm bà và Vện của chúng ta.
Ông ra cửa. Bà Chèm tiễn. Vện quấn quít bên chân ông. Nó theo ông mấy bước, chợt nhìn thấy anh buôn chó, nó cúp đuôi chạy về nhà.
 

Lipschitz

Member
Kỳ này đẻ được sáu con
Suốt ngày cứ chạy lon ton đầy nhà
Tụi mày đừng có kêu la
Nhốt chung 1 giỏ thật là ấm êm


Tụi nó dễ yêu như thế này làm sao mình đi bán đây?

Ông Nghị đâu rồi ông Nghị ơi!
Kỳ này tui bán sáu con thôi!
Mi sa để lại làm con giống
Kỳ tới đẻ thêm để kiếm lời

Thôi thì mẫu tử chia hai
Con mày sang đó, còn mày ở với ta

Mẹ ơi! con hổng chịu đi
Sang nhà Ông Nghị, cái gì cũng to
Con sợ lắm....................

Mi sa lưu luyến nhìn con
Ngày mai xa cách, héo hon thân gầy
a

Cho con bú với mẹ ơi!
Ngày mai con đã phải rời nơi đây!

"Không biết mẹ mình có bỏ mình không hả anh?"
Hà My (sáng 17-4-08)


Hình vẽ minh hoạ cho bài thơ trên. Hy vọng mọi người có vài phút thư giãn
 

Lipschitz

Member
Chuyện về loài chó: Xem tướng chó


Thấy con chó sủa hay vẫy đuôi, bạn có biết nó biểu thị thái độ gì với bạn không? Người ta cho rằng cả hình dáng và tính nết của chó cũng có những mối liên hệ với nhau
Người nuôi chó, người buôn chó và người chơi chó đều có sổ tay xem tướng chó. Tướng chó thực chất là hình dáng và tính nết của nó. Có thể điểm qua một vài tướng chó như:

Huyền đề là móng chân treo, cái móng mọc lẫy phía trên bàn chân, không mọc bình thường ở ngón chân chó. Con chó nào đủ 4 chân huyền đề gọi là Tứ Túc Huyền Đề là con chó có tướng quý.

Tứ Túc mai hoa là bốn chân chó màu trắng, nhưng phần trắng không nhiều, như bốn bông hoa mai mùa xuân. Tuy nhiên khi vế hoa trắng quá cao và không cân đối giữa 4 chân cũng bị coi là chó thường.

Chó đốm lưỡi là trên lưỡi có lốm đốm chàm tốt hơn đốm đen. Còn không có đốm lưỡi là chó hay cắn trộm, không khôn, chỉ đáng cho vào nồi cầy tơ, rựa mận hoặc thịt cầy 7 món.

Chó bốn mắt là chó có 2 mắt thật và hai đốm ở phía trên 2 mắt thật. Đốm mắt phải tròn đều, mặt thật phải sáng, tinh anh. Đuôi cong là chó có cái đuôi vểnh lên hoặc cuộn đều về phía trên, vắt sang trái thì tốt hơn vắt sang phải. Chó cúp đuôi hoặc chó cụp đuôi là loại chó vứt đi, nhỏ thì ỉa bậy, lớn lên thì nhát như thỏ đế.

Bộ lông chó là tiêu chuẩn số 1 về chất lượng thịt (và tiêu chẩn xấu đẹp). Giới thị chó có câu “nhất đốm, nhì khoang, tam vàng, tứ vện”. Chó trắng chẳng mấy ai thích. Bộ lông chó là đặc điểm ngoại hình đầu tiên khi đánh giá tướng chó. Loại chó mực, tức chó màu đen tuyền. Bộ lông của chó cảnh còn phức tạp hơn nhiều: phong phú về màu sắc, khe khắt về độ ngắn dài, lông xoắn hay mượt, thưa hay rậm.

Ở chó còn có sự phát triển đa dạng của “ngôn ngữ” nhằm biểu thị tình cảm của chúng với loài người. Ngôn ngữ ấy không dùng chỉ ở sự cao thấp của âm thanh tiếng sủa, mà còn ở mức vẫy đuôi, vẫy tai, sự vồ vập của đôi chân trước, cuối cùng là sự phối hợp đồng thời của các bộ phận ấy. Người chủ có kinh nghiệm có thể tiếp cận khá chính xác sự biểu thị “tiếng nói” của con chó là gì…

Khi con chó nhẩy cẫng lên, vồ lấy chân, lấy đùi, đuôi vẫy soắn xuýt, lưỡi liếm cuồng nhiệt vào chân, tay. Nếu chủ chiều… liếm luôn cả vào mặt chủ. Đó là chó muốn biểu thị sự vui mừng và yêu quý chủ.

Con chó nhìn chủ chăm chú, nước dãi chảy dài, đuôi khẽ vẫy, dũi nhẹ chiếc mũi ẩm ướt vào chân chủ, có khi rên lên khe khẽ hay sủa bâng quơ vài tiếng nhưng đuôi vẫy vẫy. Đó là biểu thị chó thèm ăn và người chủ cần cho con chó ăn ngay.

Khi con chó nhìn trừng trừng, răng nhe, mũi nhăn, phát ra tiếng gầm gừ dữ dội xen kẽ với các tiếng sủa quyết liệt: biểu thị chó sẽ tấn công, nếu người lạ cứ tiến./.
 

Lipschitz

Member
Bao giờ chó ở VN được bảo vệ như thế này?
Tờ báo địa phương vừa tả lại rất kỹ một chuyện xem ra thật động trời xảy ra tại một vùng ngoại ô New Orleans: một người Mỹ tên là Maurice Sierra trong cơn tức giận cùng độ đã dám phạm tội công khai bằng cách lấy xe hất con chó Gris Gris vào bờ dậu sắt, rồi de xe lại đè lên con chó chòe choẹt máu ngay trước mắt nhiều người. Con chó quằn quại giẫy giẫy mấy cái rồi nhắm mắt an giấc ngàn thu. Thê thảm.

CHÓ CHẾT CHƯA HẾT CHUYỆN

Thế là cả trăm cú điện thoại gọi cho cảnh sát. Thế là còi hụ, đèn chớp, người người tuốn đến, rối cả lên một góc phố Gretna. Lập tức chàng Sierra bị còng tay vì phạm tội tầy trời. Hội bảo vệ súc vật lên tiếng tới tấp về vụ xâm phạm khuyển quyền trắng trợn này. Và bản án là anh chàng Sierra bị phạt một ngàn đồng tiền Mỹ, kèm thêm 100 giờ phải đi đến trung tâm tiếp chó "animal shelter" để tỏ dấu ăn năn thống hối bằng cách dọn phân rác hầu hạ làm tôi chó cho nên.

Ấy, chớ vội bảo người Âu Mỹ là bệnh hoạn, lệch lạc: bênh người không bênh lại đi bênh chó. Bởi vì chó ở xứ này là bạn thân của nhiều người cô quạnh đơn lẻ. Tình chó ở thời điểm văn minh của thiên niên kỷ 3 tưởng là cao độ này đang có thể vỗ về khỏa lấp trống rỗng phần nào thay cho sự thiếu vắng tình người. Chó nó biết vẫy đuôi chào chủ, chia sẻ niềm vui với chủ. Chủ có tức giận chửi đánh nó thì nó chỉ biết hờn. Buồn quá thì cũng biết xụt xùi thôi chứ không bắt phải ra tòa li dị. Chó rất chung thủy, biết tỏ tình quyến luyến. Hồi còn nhỏ tôi nhớ gia đình tôi có nuôi một con chó Vện thật khôn. Nhưng có dạo nó bị tật nên phải cho người ta làm thịt. Nó linh cảm rất bén nhậy. Biết sắp phải bị giết mà nó vẫn không trốn đi, chỉ nằm góc nhà mà khóc chảy nước mắt. Tội chưa?

 
Top