TTXUÂN - "Tu-ma Giôn, đi mua mì tôm!”, sau khi phát lệnh Học búng tay hai cái kêu “pách, pách”, Giôn nhà ta bước tới ngậm tờ 2.000 đồng từ tay Học và lao vút đi. Một lát sau, con chó miệng ngậm gói mì ăn liền lững thững đi vào nhà.
Đến gần Học, Giôn thả gói mì xuống đất và “gâu” một tiếng. Chàng trai người Tày Lưu Văn Học kém may mắn vì bị bại liệt cả hai chân từ bé. Nhưng anh lại may mắn có được biệt tài huấn luyện súc vật và tu-ma Giôn (con chó tên Giôn - tiếng Tày) là bằng chứng vì nó chính là cái tay cái chân của anh.
Làm sao người bán hàng biết nó đi mua mì tôm mà không phải thứ khác? Học giải thích: “Em đã dặn trước với chủ quán, hễ thấy Giôn ngậm tiền mang ra và sủa hai tiếng là mua một gói mì, sủa một tiếng là mua thuốc lào loại 1.000 đồng/gói”. Học đã từng dạy Giôn đi mua rượu cho bố uống nhưng Giôn đã nhiều lần đánh vỡ chai nên thôi, không “nhờ” nó đi mua rượu nữa.
Cứ mỗi tuần Giôn lại được Học dẫn ra suối tắm.
Sau khi Giôn hong khô bộ lông mượt, Học lại lấy sơn đen vẽ lên mình Giôn những vết vằn vện mà nếu nhìn xa ai cũng tưởng nhầm là hổ và Học “tự phong” nó là “chúa tể loài chó trong… thôn!”.
“Vừa rồi có gánh xiếc từ Hải Phòng lên trả em 10 triệu đồng để mua tu-ma Giôn nhưng em không bán!”. Vuốt ve con chó cưng như thể muốn che chở nó, Lưu Văn Học khoe tiếp: “Em chả bao giờ bán nó đâu, vì nó là người bạn trung thành nhất của em”.
Học cho biết trong các loài thú, chó bao giờ cũng dễ luyện nhất. Cách đây gần chục năm, anh đã luyện được một con chó tên là Ki biết đi săn gà gô, nhím, thỏ trên rừng về để gia đình cải thiện bữa ăn. Riêng việc trông nhà thì khỏi phải nói. “Đố ai lừa được tu-ma Giôn của thằng Học”- là lời khen của dân bản Sắm, xã Sơn Phú, huyện Na Hang (tỉnh Tuyên Quang), dành cho những con chó mà Học nuôi.
Con Ki chẳng may chết vì xe cán khi bất cẩn băng ngang đường. Ông bà Chiểu thương con phải xuống chợ mua cho Học một tu-ma khác. Hôm nghe tin bố mẹ đi chợ mua chó, Học chống nạng xuống đến tận chân đồi đón tu-ma mới mua. Và Học sốt sắng đặt tên cho tu-ma mới nặng chưa đầy 1 kg cái tên rất Tây, tu-ma Giôn!
Rút kinh nghiệm từ cái chết của tu-ma Ki, Học huấn luyện Giôn ngay từ hôm về nhà nếu ra đường thì chỉ đi và chạy bên phải, đúng luật giao thông đường bộ.
Trước khi sang đường, nó sủa đánh động mọi người ba tiếng và chỉ khi chủ cho phép mới được chạy sang đường! Đó là yêu cầu rất quan trọng vì Giôn giờ đây chính là “ngựa kéo” mỗi khi Học muốn đi thăm thú quanh vùng.
ĐỖ HỮU LỰC
Tu-ma Giôn kéo xe chở Học đi dạo chơi quanh xóm
Tu-ma Giôn đi mua mì tôm cho chủ
Đến gần Học, Giôn thả gói mì xuống đất và “gâu” một tiếng. Chàng trai người Tày Lưu Văn Học kém may mắn vì bị bại liệt cả hai chân từ bé. Nhưng anh lại may mắn có được biệt tài huấn luyện súc vật và tu-ma Giôn (con chó tên Giôn - tiếng Tày) là bằng chứng vì nó chính là cái tay cái chân của anh.
Làm sao người bán hàng biết nó đi mua mì tôm mà không phải thứ khác? Học giải thích: “Em đã dặn trước với chủ quán, hễ thấy Giôn ngậm tiền mang ra và sủa hai tiếng là mua một gói mì, sủa một tiếng là mua thuốc lào loại 1.000 đồng/gói”. Học đã từng dạy Giôn đi mua rượu cho bố uống nhưng Giôn đã nhiều lần đánh vỡ chai nên thôi, không “nhờ” nó đi mua rượu nữa.
Cứ mỗi tuần Giôn lại được Học dẫn ra suối tắm.
Sau khi Giôn hong khô bộ lông mượt, Học lại lấy sơn đen vẽ lên mình Giôn những vết vằn vện mà nếu nhìn xa ai cũng tưởng nhầm là hổ và Học “tự phong” nó là “chúa tể loài chó trong… thôn!”.
“Vừa rồi có gánh xiếc từ Hải Phòng lên trả em 10 triệu đồng để mua tu-ma Giôn nhưng em không bán!”. Vuốt ve con chó cưng như thể muốn che chở nó, Lưu Văn Học khoe tiếp: “Em chả bao giờ bán nó đâu, vì nó là người bạn trung thành nhất của em”.
Học cho biết trong các loài thú, chó bao giờ cũng dễ luyện nhất. Cách đây gần chục năm, anh đã luyện được một con chó tên là Ki biết đi săn gà gô, nhím, thỏ trên rừng về để gia đình cải thiện bữa ăn. Riêng việc trông nhà thì khỏi phải nói. “Đố ai lừa được tu-ma Giôn của thằng Học”- là lời khen của dân bản Sắm, xã Sơn Phú, huyện Na Hang (tỉnh Tuyên Quang), dành cho những con chó mà Học nuôi.
Con Ki chẳng may chết vì xe cán khi bất cẩn băng ngang đường. Ông bà Chiểu thương con phải xuống chợ mua cho Học một tu-ma khác. Hôm nghe tin bố mẹ đi chợ mua chó, Học chống nạng xuống đến tận chân đồi đón tu-ma mới mua. Và Học sốt sắng đặt tên cho tu-ma mới nặng chưa đầy 1 kg cái tên rất Tây, tu-ma Giôn!
Rút kinh nghiệm từ cái chết của tu-ma Ki, Học huấn luyện Giôn ngay từ hôm về nhà nếu ra đường thì chỉ đi và chạy bên phải, đúng luật giao thông đường bộ.
Trước khi sang đường, nó sủa đánh động mọi người ba tiếng và chỉ khi chủ cho phép mới được chạy sang đường! Đó là yêu cầu rất quan trọng vì Giôn giờ đây chính là “ngựa kéo” mỗi khi Học muốn đi thăm thú quanh vùng.
ĐỖ HỮU LỰC
Tu-ma Giôn kéo xe chở Học đi dạo chơi quanh xóm

Tu-ma Giôn đi mua mì tôm cho chủ
