hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Có một người con của Phú Quốc, yêu đảo ngọc đến si tình, đã làm nên một sản phẩm du lịch nổi tiếng có hàm lượng văn hóa cao: Bảo tàng Cội Nguồn.
Đó là địa chỉ du khách cần đến khi ghé thăm hòn đảo xinh đẹp nàySống qua nửa thế kỷ, lần đầu đến Phú Quốc, từ trên không nhìn xuống biển Tây, khi một miền xanh non mát hiện ra, Phú Quốc đã thực sự chinh phục tôi như một người tình đã chờ đợi từ hơn 300 năm nay.
Chính xác là 301 năm, khi người khách trú Quảng Đông tên là Mạc Cửu khai phá đất Sài Mạt, lập ra 7 xã thuộc trấn Hà Tiên, trong đó có đảo ngọc Phú Quốc, rồi đem dâng cho Chúa Nguyễn Phúc Chu (1708). Từ đó, chúng ta có một “viên kim cương” tuyệt vời nổi trên biển.
Phú Quốc rộng 593 km2, tương đương Singapore nhưng hơn hẳn đảo quốc này về tiềm năng. Phú Quốc có điều kiện tự nhiên hết sức phong phú, với biển, hồ, sông, núi và những khu rừng nguyên sinh xanh mát quanh năm. Vậy mà “viên kim cương” ấy đến giờ vẫn còn thô ráp và đang được mài giũa để trở thành một thiên đường du lịch.
Từ một sự thôi thúc
Giữa những ngổn ngang xây dựng, giữa bề bộn quy hoạch mà người bình thường cũng rất dễ nhận ra chỉ ở tầm cấp huyện, giữa chập chùng biển khơi, chập chùng hoang sơ và cả những cảm giác khó chịu với cảnh cúp điện liên tục, tôi phát hiện có một bề sâu của Phú Quốc khi tình cờ lang thang đến Cội Nguồn.
Đó là bảo tàng tư nhân đầu tiên và duy nhất ở đảo ngọc, được gầy dựng bởi người con của Phú Quốc - anh Huỳnh Phước Huệ. Huệ cất tiếng khóc chào đời năm 1973 trong một gia đình có 3 đời sống trên đảo ngọc. Dù tốt nghiệp một ngành học thời thượng - quản trị kinh doanh - ở TPHCM, Huệ vẫn quay về với Phú Quốc, không phải một cách tình cờ mà có ý thức.
Ngay khi còn học ở TPHCM, năm 1998, anh đã cho xuất bản tập sách Tiềm năng Phú Quốc, xưa và nay sau khi đọc hơn 300 thư tịch về đảo ngọc. Đó là hành trang của người con trai Phú Quốc quay về với đảo ngọc, dù chưa biết sẽ làm gì.
Bảo tàng Cội Nguồn ở Phú Quốc trong ngày khánh thành
Là một người con của Phú Quốc, yêu Phú Quốc với một tình cảm hoang dã và sâu thẳm, Huỳnh Phước Huệ bước vào nghề hướng dẫn viên du lịch như một lẽ đương nhiên. Với kiến thức có được về Phú Quốc, Huệ thừa sức trả lời những câu hỏi của du khách về đảo ngọc và anh nhanh chóng trở thành trưởng phòng du lịch lữ hành của một công ty du lịch nổi tiếng.
Cũng nhờ làm du lịch, Huệ thấy sản phẩm du lịch của Phú Quốc lúc ấy sao mà nghèo nàn đến vậy, dù tiềm năng của nó hơn Singapore gấp nhiều lần. Một cái vỏ ốc, vỏ sò đẹp; một cành cây cổ thụ có hình dáng lạ cũng làm cho du khách mê mẩn. Một lõi gỗ lũa kỳ bí hay cái sống lưng chạy dài của con chó xoáy, hoặc tiếng kêu cắc ca của chim báo bão... đều làm du khách say mê.
Huệ quyết đi tìm những sản phẩm du lịch và hiểu rằng cái đó làm ra tiền, đẻ ra tiền dễ hơn nghề hướng dẫn viên du lịch. Một người Phú Quốc chính gốc đi tìm sản phẩm du lịch cho du khách, điều này thôi thúc Huệ làm một cái gì đó. Chính sự thôi thúc ấy mà anh đã xây dựng nên một sản phẩm độc đáo của Phú Quốc: Bảo tàng Cội Nguồn.
Góp nhặt cát đá
Để đủ sức hình thành một bảo tàng có giá trị sau này, Huỳnh Phước Huệ bắt đầu từ một gallery hàng lưu niệm bán cho du khách ngay trên mảnh đất của ông nội để lại trên đường Trần Hưng Đạo, thị trấn Dương Đông. Quá trình hình thành Cội Nguồn là quá trình “góp nhặt cát đá”.
Có nhiều ngày vợ chồng Huệ chở nhau trên chiếc xe thồ, phía sau là hai cái sọt đựng “hàng của Phú Quốc”, lang thang khắp đảo góp nhặt những mảnh hồn của Phú Quốc, khi thì chiếc chum vỡ hay mảnh ván thuyền chìm sâu dưới biển được ngư dân nào đó vớt lên vứt lăn lóc trên cát, lúc thì một khúc xương cá voi hoặc xương heo rừng... Cứ như thế, Huệ góp nhặt lịch sử ngàn năm của Phú Quốc và tích lũy.
Du khách tham quan Bảo tàng Cội Nguồn
Dưới con mắt của người yêu Phú Quốc như Huệ, cái gì thuộc về đảo ngọc, về biển đều có giá trị. Nhặt nhạnh và mua, có thể bằng nhiều tiền, làm cho bộ sưu tập của Huệ ngày càng nhiều thêm. Bộ sưu tập đồ gốm gồm nhiều thời kỳ của Huệ cũng được nhặt nhạnh như vậy, từ những sản phẩm thời Lý, Trần của VN đến sản phẩm của Trung Hoa, Xiêm, Nhật Bản...
Chúng đều là “đồ vớt” - từ mà giới sưu tầm đồ cổ dùng để chỉ hàng vớt từ những con tàu chìm sâu dưới biển, mang hương vị của thời gian và được biển cả ấp ủ dưới đáy đại dương hàng trăm năm. Huệ còn gom nhặt được những bộ rìu đá ở vùng biển Cửa Cạn, những mẩu gỗ đá hóa thạch như có hoa văn các loài dương xỉ cổ với niên đại hàng triệu triệu năm khắc họa được một vùng đất giao thoa của các nền văn hóa Óc Eo, Phù Nam, Xiêm La, Ấn Độ...
Chuyện Huệ mua bộ xương con bò biển (dugong) điển hình cho sự “góp nhặt cát đá” của anh. Trong một lần làm hướng dẫn viên du lịch, Huệ phát hiện một bộ xương dugong và khi biết có người định mua về nấu cao, anh không ngại ngùng mua lại nó với giá cao.
Ba mảnh vỏ thuyền lương của nghĩa quân anh hùng Nguyễn Trung Trực được Huệ “thỉnh” về cũng là “hàng hiếm” mà anh phát hiện được. Số là, nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực có thời gian chạy về Phú Quốc. Sau này, ngư dân phát hiện một thuyền lớn của nghĩa quân chìm sâu dưới biển ở ấp Ba Trại, xã Cửa Cạn. Một ngư dân đã lặn xuống cắt 3 mảnh về thờ như một vật linh thiêng. Với Huệ, vật linh thiêng đó phải được bảo tồn như một niềm kiêu hãnh của Phú Quốc.
Sản phẩm du lịch văn hóa
“Góp nhặt cát đá” qua gần 10 năm, Huỳnh Phước Huệ đã trở nên giàu có cả về tinh thần lẫn vật chất. Hơn 2.000 hiện vật đủ để anh thành lập một bảo tàng tư nhân hết sức độc đáo trên đảo ngọc. Trong số đó có 1.120 cổ vật được hội đồng thẩm định cổ vật của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Kiên Giang đánh giá có giá trị văn hóa, nghệ thuật, lịch sử và khoa học.
Tháng 5-2009, Huệ được cấp giấp phép đưa bảo tàng Cội Nguồn đi vào hoạt động. Trên mảnh đất gần 6 ha của ông nội để lại, Huệ đã dựng lên một bảo tàng bề thế gồm 5 tầng với diện tích trưng bày 1.266 m2. Bảo tàng được tổ chức khoa học theo từng chủ đề, khắc họa được một phần lịch sử, văn hóa, con người của Phú Quốc. Cội Nguồn còn có khu bảo tồn thiên nhiên, khu nuôi - thuần dưỡng chó xoáy, khu vực trưng bày và bán hàng mỹ nghệ - lưu niệm.
Bằng chính tình yêu Phú Quốc, người con của đảo ngọc Huỳnh Phước Huệ đã tạo nên một sản phẩm du lịch có giá trị văn hóa cao để giới thiệu quê hương mình với du khách. Cội Nguồn giờ đây với 30 nhân sự đã đi vào hoạt động nề nếp, thu hút khoảng 70% lượng du khách đến Phú Quốc tham quan.
Nhưng với Huệ, chừng ấy vẫn chưa đủ. Với tình yêu Phú Quốc, với kinh nghiệm và là hội viên CLB UNESCO, anh đang nuôi giấc mơ xây dựng Cội Nguồn trở thành một bảo tàng tầm cỡ, không chỉ về văn hóa, lịch sử mà sẽ trở thành một bảo tàng biển - đảo quy mô, một khu liên hiệp khách sạn - du lịch lớn ở Phú Quốc.
Bảo tồn chó xoáy, chim biển
Trong Cội Nguồn có một khu vực bảo tồn chó xoáy - một loài chó đặc biệt quý hiếm. Chó xoáy Phú Quốc nổi tiếng thông minh và đẹp với bộ lông cực mượt, ngắn, ép sát thân da; chân có màng da như chân vịt để bơi lội. Điều đáng lo là loài chó này đang có nguy cơ lai tạp, mất tính thuần chủng.
Chó xoáy quý hiếm Phú Quốc đang được bảo tồn tại Bảo tàng Cội Nguồn
Tại Cội Nguồn, anh Huỳnh Phước Huệ nuôi được gần 50 con chó xoáy. Đây là loài chó rất khó nuôi, có đặc tính sinh sản lạ lùng: Khi chuyển dạ, chó mẹ vào rừng đào hang tự sinh nở. Dù vậy, đã có nhiều chó mẹ sinh sản tốt dưới bàn tay chăm sóc của con người tại Cội Nguồn.
Chó xoáy Phú Quốc khó nuôi, đặc biệt khi nuôi nhốt chúng rất dễ chết, thường hay bị bệnh đường ruột, đường hô hấp, mũi có mủ và lây rất nhanh. Khi chó đi phân ra máu, coi như không thể cứu được.
Ở Cội Nguồn còn có khu bảo tồn chim biển. Ở đây có hàng chục con đại bàng nặng 4-5 kg, con mới sinh cũng đến 0,5 kg; có những con ó biển đầu đỏ, cổ trắng sống khỏe mạnh ở khu nuôi nhốt và nhiều loại chim biển khác.
Bài và ảnh: LƯU NHI DŨ
Đó là địa chỉ du khách cần đến khi ghé thăm hòn đảo xinh đẹp nàySống qua nửa thế kỷ, lần đầu đến Phú Quốc, từ trên không nhìn xuống biển Tây, khi một miền xanh non mát hiện ra, Phú Quốc đã thực sự chinh phục tôi như một người tình đã chờ đợi từ hơn 300 năm nay.
Chính xác là 301 năm, khi người khách trú Quảng Đông tên là Mạc Cửu khai phá đất Sài Mạt, lập ra 7 xã thuộc trấn Hà Tiên, trong đó có đảo ngọc Phú Quốc, rồi đem dâng cho Chúa Nguyễn Phúc Chu (1708). Từ đó, chúng ta có một “viên kim cương” tuyệt vời nổi trên biển.
Phú Quốc rộng 593 km2, tương đương Singapore nhưng hơn hẳn đảo quốc này về tiềm năng. Phú Quốc có điều kiện tự nhiên hết sức phong phú, với biển, hồ, sông, núi và những khu rừng nguyên sinh xanh mát quanh năm. Vậy mà “viên kim cương” ấy đến giờ vẫn còn thô ráp và đang được mài giũa để trở thành một thiên đường du lịch.
Từ một sự thôi thúc
Giữa những ngổn ngang xây dựng, giữa bề bộn quy hoạch mà người bình thường cũng rất dễ nhận ra chỉ ở tầm cấp huyện, giữa chập chùng biển khơi, chập chùng hoang sơ và cả những cảm giác khó chịu với cảnh cúp điện liên tục, tôi phát hiện có một bề sâu của Phú Quốc khi tình cờ lang thang đến Cội Nguồn.
Đó là bảo tàng tư nhân đầu tiên và duy nhất ở đảo ngọc, được gầy dựng bởi người con của Phú Quốc - anh Huỳnh Phước Huệ. Huệ cất tiếng khóc chào đời năm 1973 trong một gia đình có 3 đời sống trên đảo ngọc. Dù tốt nghiệp một ngành học thời thượng - quản trị kinh doanh - ở TPHCM, Huệ vẫn quay về với Phú Quốc, không phải một cách tình cờ mà có ý thức.
Ngay khi còn học ở TPHCM, năm 1998, anh đã cho xuất bản tập sách Tiềm năng Phú Quốc, xưa và nay sau khi đọc hơn 300 thư tịch về đảo ngọc. Đó là hành trang của người con trai Phú Quốc quay về với đảo ngọc, dù chưa biết sẽ làm gì.

Bảo tàng Cội Nguồn ở Phú Quốc trong ngày khánh thành
Là một người con của Phú Quốc, yêu Phú Quốc với một tình cảm hoang dã và sâu thẳm, Huỳnh Phước Huệ bước vào nghề hướng dẫn viên du lịch như một lẽ đương nhiên. Với kiến thức có được về Phú Quốc, Huệ thừa sức trả lời những câu hỏi của du khách về đảo ngọc và anh nhanh chóng trở thành trưởng phòng du lịch lữ hành của một công ty du lịch nổi tiếng.
Cũng nhờ làm du lịch, Huệ thấy sản phẩm du lịch của Phú Quốc lúc ấy sao mà nghèo nàn đến vậy, dù tiềm năng của nó hơn Singapore gấp nhiều lần. Một cái vỏ ốc, vỏ sò đẹp; một cành cây cổ thụ có hình dáng lạ cũng làm cho du khách mê mẩn. Một lõi gỗ lũa kỳ bí hay cái sống lưng chạy dài của con chó xoáy, hoặc tiếng kêu cắc ca của chim báo bão... đều làm du khách say mê.
Huệ quyết đi tìm những sản phẩm du lịch và hiểu rằng cái đó làm ra tiền, đẻ ra tiền dễ hơn nghề hướng dẫn viên du lịch. Một người Phú Quốc chính gốc đi tìm sản phẩm du lịch cho du khách, điều này thôi thúc Huệ làm một cái gì đó. Chính sự thôi thúc ấy mà anh đã xây dựng nên một sản phẩm độc đáo của Phú Quốc: Bảo tàng Cội Nguồn.
Góp nhặt cát đá
Để đủ sức hình thành một bảo tàng có giá trị sau này, Huỳnh Phước Huệ bắt đầu từ một gallery hàng lưu niệm bán cho du khách ngay trên mảnh đất của ông nội để lại trên đường Trần Hưng Đạo, thị trấn Dương Đông. Quá trình hình thành Cội Nguồn là quá trình “góp nhặt cát đá”.
Có nhiều ngày vợ chồng Huệ chở nhau trên chiếc xe thồ, phía sau là hai cái sọt đựng “hàng của Phú Quốc”, lang thang khắp đảo góp nhặt những mảnh hồn của Phú Quốc, khi thì chiếc chum vỡ hay mảnh ván thuyền chìm sâu dưới biển được ngư dân nào đó vớt lên vứt lăn lóc trên cát, lúc thì một khúc xương cá voi hoặc xương heo rừng... Cứ như thế, Huệ góp nhặt lịch sử ngàn năm của Phú Quốc và tích lũy.

Du khách tham quan Bảo tàng Cội Nguồn
Dưới con mắt của người yêu Phú Quốc như Huệ, cái gì thuộc về đảo ngọc, về biển đều có giá trị. Nhặt nhạnh và mua, có thể bằng nhiều tiền, làm cho bộ sưu tập của Huệ ngày càng nhiều thêm. Bộ sưu tập đồ gốm gồm nhiều thời kỳ của Huệ cũng được nhặt nhạnh như vậy, từ những sản phẩm thời Lý, Trần của VN đến sản phẩm của Trung Hoa, Xiêm, Nhật Bản...
Chúng đều là “đồ vớt” - từ mà giới sưu tầm đồ cổ dùng để chỉ hàng vớt từ những con tàu chìm sâu dưới biển, mang hương vị của thời gian và được biển cả ấp ủ dưới đáy đại dương hàng trăm năm. Huệ còn gom nhặt được những bộ rìu đá ở vùng biển Cửa Cạn, những mẩu gỗ đá hóa thạch như có hoa văn các loài dương xỉ cổ với niên đại hàng triệu triệu năm khắc họa được một vùng đất giao thoa của các nền văn hóa Óc Eo, Phù Nam, Xiêm La, Ấn Độ...
Chuyện Huệ mua bộ xương con bò biển (dugong) điển hình cho sự “góp nhặt cát đá” của anh. Trong một lần làm hướng dẫn viên du lịch, Huệ phát hiện một bộ xương dugong và khi biết có người định mua về nấu cao, anh không ngại ngùng mua lại nó với giá cao.
Ba mảnh vỏ thuyền lương của nghĩa quân anh hùng Nguyễn Trung Trực được Huệ “thỉnh” về cũng là “hàng hiếm” mà anh phát hiện được. Số là, nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực có thời gian chạy về Phú Quốc. Sau này, ngư dân phát hiện một thuyền lớn của nghĩa quân chìm sâu dưới biển ở ấp Ba Trại, xã Cửa Cạn. Một ngư dân đã lặn xuống cắt 3 mảnh về thờ như một vật linh thiêng. Với Huệ, vật linh thiêng đó phải được bảo tồn như một niềm kiêu hãnh của Phú Quốc.
Sản phẩm du lịch văn hóa
“Góp nhặt cát đá” qua gần 10 năm, Huỳnh Phước Huệ đã trở nên giàu có cả về tinh thần lẫn vật chất. Hơn 2.000 hiện vật đủ để anh thành lập một bảo tàng tư nhân hết sức độc đáo trên đảo ngọc. Trong số đó có 1.120 cổ vật được hội đồng thẩm định cổ vật của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Kiên Giang đánh giá có giá trị văn hóa, nghệ thuật, lịch sử và khoa học.
Tháng 5-2009, Huệ được cấp giấp phép đưa bảo tàng Cội Nguồn đi vào hoạt động. Trên mảnh đất gần 6 ha của ông nội để lại, Huệ đã dựng lên một bảo tàng bề thế gồm 5 tầng với diện tích trưng bày 1.266 m2. Bảo tàng được tổ chức khoa học theo từng chủ đề, khắc họa được một phần lịch sử, văn hóa, con người của Phú Quốc. Cội Nguồn còn có khu bảo tồn thiên nhiên, khu nuôi - thuần dưỡng chó xoáy, khu vực trưng bày và bán hàng mỹ nghệ - lưu niệm.
Bằng chính tình yêu Phú Quốc, người con của đảo ngọc Huỳnh Phước Huệ đã tạo nên một sản phẩm du lịch có giá trị văn hóa cao để giới thiệu quê hương mình với du khách. Cội Nguồn giờ đây với 30 nhân sự đã đi vào hoạt động nề nếp, thu hút khoảng 70% lượng du khách đến Phú Quốc tham quan.
Nhưng với Huệ, chừng ấy vẫn chưa đủ. Với tình yêu Phú Quốc, với kinh nghiệm và là hội viên CLB UNESCO, anh đang nuôi giấc mơ xây dựng Cội Nguồn trở thành một bảo tàng tầm cỡ, không chỉ về văn hóa, lịch sử mà sẽ trở thành một bảo tàng biển - đảo quy mô, một khu liên hiệp khách sạn - du lịch lớn ở Phú Quốc.
Bảo tồn chó xoáy, chim biển
Trong Cội Nguồn có một khu vực bảo tồn chó xoáy - một loài chó đặc biệt quý hiếm. Chó xoáy Phú Quốc nổi tiếng thông minh và đẹp với bộ lông cực mượt, ngắn, ép sát thân da; chân có màng da như chân vịt để bơi lội. Điều đáng lo là loài chó này đang có nguy cơ lai tạp, mất tính thuần chủng.

Chó xoáy quý hiếm Phú Quốc đang được bảo tồn tại Bảo tàng Cội Nguồn
Tại Cội Nguồn, anh Huỳnh Phước Huệ nuôi được gần 50 con chó xoáy. Đây là loài chó rất khó nuôi, có đặc tính sinh sản lạ lùng: Khi chuyển dạ, chó mẹ vào rừng đào hang tự sinh nở. Dù vậy, đã có nhiều chó mẹ sinh sản tốt dưới bàn tay chăm sóc của con người tại Cội Nguồn.
Chó xoáy Phú Quốc khó nuôi, đặc biệt khi nuôi nhốt chúng rất dễ chết, thường hay bị bệnh đường ruột, đường hô hấp, mũi có mủ và lây rất nhanh. Khi chó đi phân ra máu, coi như không thể cứu được.
Ở Cội Nguồn còn có khu bảo tồn chim biển. Ở đây có hàng chục con đại bàng nặng 4-5 kg, con mới sinh cũng đến 0,5 kg; có những con ó biển đầu đỏ, cổ trắng sống khỏe mạnh ở khu nuôi nhốt và nhiều loại chim biển khác.
Bài và ảnh: LƯU NHI DŨ