bigflowerhorn
Chuyên gia bồ câu
Theo Thanh niên online
Ông Chung và những lồng chim cu gáy yêu thích
(TNTS) Khó tin, nhưng giữa Hà Nội có một người đã ba mươi năm nay sống cùng cu gáy. Ông tên là Nguyễn Văn Chung, 52 tuổi, nhà ở ngõ 224 đường Bưởi, quận Ba Đình. Khỏi phải nói số nhà, bởi bạn đọc nào muốn đến giao lưu, chỉ cần vào ngõ và gõ cửa ngôi nhà nào có nhiều tiếng cu đang gáy.
Tiếng chim gáy rền vang trong căn nhà chỉ khoảng 20 mét vuông khiến tôi không thể mở máy ghi âm. Đành phải dùng bút tốc ký câu chuyện 30 năm chơi chim của người đàn ông cởi mở, đẹp trai không khác gì danh thủ Pháp Eric Cantona với mái đầu cạo nhẵn.
Năm 18 tuổi, đi bộ đội ở Thái Nguyên, chàng trai Chung khi đó gặp được một ông già chuyên nghề bẫy chim. Giờ vào tuổi ngũ tuần, ông trở thành một trong số không nhiều những người chơi cu gáy oách nhất Hà Nội.
"Tiếng cu gáy lạ lắm. Như tiếng nhạc, đủ cả bảy nốt đồ rê mi pha sol la si, có cung bậc, có âm sắc. Mỗi con một giọng, nên có con hay, có con chưa. Con chim cũng như người ca sĩ, có thể gáy to, gáy dài, đúng cao độ, tròn vành rõ chữ, nhưng như thế chưa đủ, mà cần phải có chất giọng. Cái này thì phải nhờ đến năng khiếu bẩm sinh chứ không ai dạy cho nó được.
Con cu đang gáy trên bể cá kia là con hay đấy. Giọng thổ đồng rền như sấm, có người trả nghìn rưỡi đô la tôi không để. Trên gác thì còn một con nữa cũng rất hay đang hạ thổ, gọi là con "tru" vì tiếng gáy của nó như chó sói tru, lạ lắm. Cả đàn 20 con, chỉ được một nửa là cu gáy hay như thế thôi.
Tôi đã xem ti vi, thấy bên Malaysia gì đó họ có cuộc thi chim cầu kỳ lắm, cả ngàn con treo khắp một sân vận động, chấm thi bằng cách dùng máy đo âm lượng, tần số tiếng gáy. Giải nhất hình như ngang một chiếc ô tô. Nhưng nghe ti vi phát lại thì thấy thua xa chim VN mình. Tiếc là ở ta không có các cuộc thi như thế".
Ba mươi năm chơi và chung sống trong nhà, nhưng ông Chung nói vẫn chưa biết hết sự huyền bí trong tiếng gáy của cu. Trong số cả ngàn con cu gáy từng qua tay, có con chim do một người từ Đà Nẵng gửi ra cách đây ba năm với giá 10 triệu đồng. Nó đã bị một người bạn chơi ở Hải Dương lên nẫng mất. Nhưng về nhà mới không được bao lâu, con chim ấy bị chết cháy do một vụ hỏa hoạn khiến ông tiếc đứt ruột.
Ông Chung bảo, người chơi cu gáy sợ nhất hai bệnh, một là đi ỉa, hai là đau mắt. Hai chứng này liên hoàn với nhau, có cái này ắt sinh ra cái kia và ngược lại. "Chỉ nhìn mặt nó, tôi có thể biết là nó có ốm đau gì hay không. Tươi vui là nó khỏe, rầu rĩ là ốm. Nếu nó đau mắt, lấy quả ớt chỉ thiên, vắt lấy nước nhỏ vào mắt, rồi cấu một mẩu, nhét vào miệng". Đó là mẹo của các cụ, giờ thì đã có thuốc nhỏ mắt Rohto. Ông cười rồi lấy ra ống thuốc màu xanh dùng cho người.
Chúng tôi lên gác. Lồng cu treo đầy các gian phòng. Ngoài ban công là ba bốn cái lồng đặt trong cái chậu đựng đầy đất bãi sông Hồng, cu gáy nhảy nhoanh nhoách bên trong. Đó là cách ông Chung "hạ thổ" cho cu tự miễn dịch. Mở một cánh cửa, mỉm cười bí ẩn, ông dẫn tôi vào một căn phòng hẹp có chiếc giường đơn đang phủ chăn đệm. Ông Chung bắc ghế lên giường rồi với tay lên trần nhấc xuống một chiếc lồng cu nữa: "Con này giá trị nhất trong nhà tôi nên tôi cho nó ở trong phòng ngủ. Tiếng nó trầm ấm như loa thùng hay không thể tả được. Anh không phải là người chơi mới dám cho xem, nếu không người ta nằn nèo lại không giữ được".
Bốn năm trước, ông Chung mua được con cu gáy này với giá 5 triệu đồng từ một người trên Thái Nguyên. Nhà họ nghèo, phải họp gia đình trước khi bán chim lấy tiền cho con về Hà Nội ăn học. Một mình ông Chung ở với con chim ấy, vợ nằm ở phòng ngoài. 6 giờ sáng cu cất tiếng gáy, cũng là đánh thức ông Chung dậy tập yoga...
Ông Chung và những lồng chim cu gáy yêu thích
(TNTS) Khó tin, nhưng giữa Hà Nội có một người đã ba mươi năm nay sống cùng cu gáy. Ông tên là Nguyễn Văn Chung, 52 tuổi, nhà ở ngõ 224 đường Bưởi, quận Ba Đình. Khỏi phải nói số nhà, bởi bạn đọc nào muốn đến giao lưu, chỉ cần vào ngõ và gõ cửa ngôi nhà nào có nhiều tiếng cu đang gáy.
Tiếng chim gáy rền vang trong căn nhà chỉ khoảng 20 mét vuông khiến tôi không thể mở máy ghi âm. Đành phải dùng bút tốc ký câu chuyện 30 năm chơi chim của người đàn ông cởi mở, đẹp trai không khác gì danh thủ Pháp Eric Cantona với mái đầu cạo nhẵn.
Năm 18 tuổi, đi bộ đội ở Thái Nguyên, chàng trai Chung khi đó gặp được một ông già chuyên nghề bẫy chim. Giờ vào tuổi ngũ tuần, ông trở thành một trong số không nhiều những người chơi cu gáy oách nhất Hà Nội.
"Tiếng cu gáy lạ lắm. Như tiếng nhạc, đủ cả bảy nốt đồ rê mi pha sol la si, có cung bậc, có âm sắc. Mỗi con một giọng, nên có con hay, có con chưa. Con chim cũng như người ca sĩ, có thể gáy to, gáy dài, đúng cao độ, tròn vành rõ chữ, nhưng như thế chưa đủ, mà cần phải có chất giọng. Cái này thì phải nhờ đến năng khiếu bẩm sinh chứ không ai dạy cho nó được.
Con cu đang gáy trên bể cá kia là con hay đấy. Giọng thổ đồng rền như sấm, có người trả nghìn rưỡi đô la tôi không để. Trên gác thì còn một con nữa cũng rất hay đang hạ thổ, gọi là con "tru" vì tiếng gáy của nó như chó sói tru, lạ lắm. Cả đàn 20 con, chỉ được một nửa là cu gáy hay như thế thôi.
Tôi đã xem ti vi, thấy bên Malaysia gì đó họ có cuộc thi chim cầu kỳ lắm, cả ngàn con treo khắp một sân vận động, chấm thi bằng cách dùng máy đo âm lượng, tần số tiếng gáy. Giải nhất hình như ngang một chiếc ô tô. Nhưng nghe ti vi phát lại thì thấy thua xa chim VN mình. Tiếc là ở ta không có các cuộc thi như thế".
Ba mươi năm chơi và chung sống trong nhà, nhưng ông Chung nói vẫn chưa biết hết sự huyền bí trong tiếng gáy của cu. Trong số cả ngàn con cu gáy từng qua tay, có con chim do một người từ Đà Nẵng gửi ra cách đây ba năm với giá 10 triệu đồng. Nó đã bị một người bạn chơi ở Hải Dương lên nẫng mất. Nhưng về nhà mới không được bao lâu, con chim ấy bị chết cháy do một vụ hỏa hoạn khiến ông tiếc đứt ruột.
Ông Chung bảo, người chơi cu gáy sợ nhất hai bệnh, một là đi ỉa, hai là đau mắt. Hai chứng này liên hoàn với nhau, có cái này ắt sinh ra cái kia và ngược lại. "Chỉ nhìn mặt nó, tôi có thể biết là nó có ốm đau gì hay không. Tươi vui là nó khỏe, rầu rĩ là ốm. Nếu nó đau mắt, lấy quả ớt chỉ thiên, vắt lấy nước nhỏ vào mắt, rồi cấu một mẩu, nhét vào miệng". Đó là mẹo của các cụ, giờ thì đã có thuốc nhỏ mắt Rohto. Ông cười rồi lấy ra ống thuốc màu xanh dùng cho người.
Chúng tôi lên gác. Lồng cu treo đầy các gian phòng. Ngoài ban công là ba bốn cái lồng đặt trong cái chậu đựng đầy đất bãi sông Hồng, cu gáy nhảy nhoanh nhoách bên trong. Đó là cách ông Chung "hạ thổ" cho cu tự miễn dịch. Mở một cánh cửa, mỉm cười bí ẩn, ông dẫn tôi vào một căn phòng hẹp có chiếc giường đơn đang phủ chăn đệm. Ông Chung bắc ghế lên giường rồi với tay lên trần nhấc xuống một chiếc lồng cu nữa: "Con này giá trị nhất trong nhà tôi nên tôi cho nó ở trong phòng ngủ. Tiếng nó trầm ấm như loa thùng hay không thể tả được. Anh không phải là người chơi mới dám cho xem, nếu không người ta nằn nèo lại không giữ được".
Bốn năm trước, ông Chung mua được con cu gáy này với giá 5 triệu đồng từ một người trên Thái Nguyên. Nhà họ nghèo, phải họp gia đình trước khi bán chim lấy tiền cho con về Hà Nội ăn học. Một mình ông Chung ở với con chim ấy, vợ nằm ở phòng ngoài. 6 giờ sáng cu cất tiếng gáy, cũng là đánh thức ông Chung dậy tập yoga...
Bài & ảnh: Lưu Quang Phổ