• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Bị điểm 4 Văn vì coi mèo là "người bạn"

Status
Không mở trả lời sau này.

nnlong5_4

New Member
Bị điểm 4 Văn vì coi mèo là "người bạn"

Bài văn của một học sinh lớp 8 được nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đánh giá "xúc động vì lời lẽ chân thực và giản dị" lại bị cô giáo đánh giá là "lạc đề" và cho điểm 4. Nguyên nhân là do đề bài yêu cầu viết về:"Người bạn ấy sống mãi trong lòng tôi" và cậu bé đã viết về một con mèo. Chúng tôi đăng toàn bộ bài văn nói trên:

Con Miu xấu số!

Năm nay bố mẹ cho tôi về ở hẳn nhà bà ngoại và chuyển đến học ở Trường ĐN. Xa trường cũ QM sau 7 năm học, tôi cũng buồn lắm. Nhiều khi ngồi học mà những thằng bạn trong nhóm “G5” cứ hiện lên trong đầu óc tôi. Tôi nhớ thằng Phương ma lanh, lúc nào cũng ăn mặc gọn gẽ như người lớn, luôn đầu têu đủ trò, được cái học hành cũng chẳng đến nỗi nào. Cả một mùa hè, cậu ta toàn nói dối xin được tiền bố mẹ đi học bơi ở Công viên Tuổi trẻ, nhưng chỉ là để đãi bọn tôi ăn kem.

Còn thằng Quỳnh hiền lành, nhút nhát, toàn bị đám con gái trong lớp bắt nạt. Thằng Quân học thì lười, mà chỉ mong sinh nhật để bố mẹ tặng quà. Thằng Dụ to xác nhất lớp, tốt bụng, nhưng đầu óc thì u mê, có mấy câu hỏi kiểm tra môn đạo đức mà học mãi không thuộc… Rồi còn mấy đứa con gái cùng lớp, hay ăn quà, miệng lúc nào cũng bóng nhẫy, nhưng mà cũng tình cảm.

Lần tôi nghịch, vẽ bậy lên áo đứa bạn ngồi bàn trước, bị cô giáo phạt đuổi học một buổi, thế mà chúng nó cũng bày đặt thăm hỏi, thư từ… Mỗi lần tôi buồn, nhớ trường cũ, bạn cũ, bà tôi thường lẩm bẩm như vẫn cầu kinh buổi sáng: “Rồi tất cả sẽ quen dần thôi cháu ạ, cháu sẽ có bạn mới ở Trường ĐN, bạn bè có ai ở bên nhau mãi được đâu…”.

Bà tôi nói đúng. Mấy hôm đầu, bài vở ít, chúng tôi còn “chát chít” với nhau. Bây giờ đứa nào cũng phải lo học hành, tôi cũng ít nghĩ tới chúng nó hơn. Cô giáo văn bảo về nhà viết bài “người bạn ấy sống mãi trong lòng tôi”, tôi cũng chẳng muốn viết riêng về một đứa nào trong đám bạn học cũ cả. Mà chúng nó đều sống nhăn nhở cả đấy. Tự nhiên tôi nhớ đến con mèo xấu số của nhà tôi. Nó đã chết cách đây gần một năm, trong một đêm mùa Đông.
Mèo không thể thành... "người bạn sống mãi trong lòng tôi"?

Dạo ấy, khu tập thể của chúng tôi không biết lũ chuột từ đâu kéo về mà nhiều thế. Gia đình tôi sống trong một căn hộ trên tầng 4 của một dãy nhà lắp ghép cũ kỹ. Ban ngày, chuột leo trèo trên ống nước, trên sân thượng, ban đêm chúng đuổi cắn nhau chí chóe trên bể treo đựng nước, cả nhà tôi mất ngủ vì chuột. Cuối cùng mẹ tôi quyết định nuôi mèo.

Sợ nhà tôi không biết chăm mèo “mẫu giáo”, bà tôi mang cho toàn mèo nhỡ. Vì không quen được với chủ mới, cả 3 con mèo trước đều chỉ ở nhà tôi được mấy hôm rồi đi mất tăm, mất tích. Chỉ có con mèo thứ tư là ở lại. Tôi nhớ, hôm bà ngoại tôi mang đến, nó chỉ nhỏ bằng nắm tay. Bà tôi bảo đây là giống mèo tam thể, vì nó có ba màu trắng, vàng và đen. Mấy hôm đầu, nó còn nhút nhát, cứ trốn biệt dưới gầm tủ lạnh, tôi phải gọi “miu, miu” mãi nó mới chịu chui ra. Rồi cũng quen, cả nhà tôi gọi nó là con “Miu”.

Nhà tôi có 4 người: bố mẹ tôi, anh trai tôi và tôi. Từ hôm có con Miu, nhà tôi như có thêm một thành viên nữa. Mẹ tôi lại thêm một việc: hàng tuần mua cá cho Miu. Còn tôi nhận nhiệm vụ ngày hai lần dằm nhỏ cá trộn với cơm cho Miu ăn và thay chậu xỉ than hàng ngày. Bố mẹ tôi đi làm, vắng nhà từ sáng đến tối. Anh trai tôi cũng suốt ngày hết học ở trường, lại học ôn thi ở ngoài. Chỉ có tôi với con Miu ở nhà nhiều nhất.

Suốt từ năm tôi học lớp 1 đến lớp 5, ngày nào cũng vậy, hễ nghe tiếng bước chân tôi đi học về là Miu lại chạy ra, miệng kêu “meo, meo”, dụi đầu vào chân tôi, ra cái vẻ nhớ nhung lắm. Những hôm bị điểm kém, sợ bố mẹ mắng, đi học về tôi buồn thiu, con Miu như cũng muốn chia sẻ, cứ quanh quẩn bên tôi. Còn những hôm tôi được cô giáo khen, về nhà với bộ mặt tươi tỉnh, Miu cũng xăng xớn chạy ra, chạy vào, cứ y như là nó cũng được cô cho điểm cao vậy.

Cứ thế suốt 5 năm trời, tôi và con Miu cứ quấn quýt bên nhau. Có hôm hè, nắng nóng như lửa, tôi đi Công viên Lênin, vớt được cả một xâu cá nổi, con Miu được cả tuần no nê. Có hôm vào nửa đêm, con Miu cứ chạy ra, chạy vào, kêu toáng toàng. Cả nhà tôi phải thức dậy. Thì ra Miu vừa lập chiến công, săn được một con chuột nhắt, muốn khoe chiến lợi phẩm.

Tôi nhớ một lần, vào lúc xẩm tối, nghe tiếng mèo hoang ở dưới đất, con Miu đứng trên ban-công nhà tôi cũng cất tiếng kêu, nghe não nề khác thường. Rồi nó bỏ nhà đi bụi đời mất cả tuần. Mẹ tôi bảo có lẽ nó đã bị bán cho cửa hàng “tiểu hổ”, nhà mình phải tìm con mèo khác thôi, không thì lũ chuột lại kéo đến. Tôi thì bảo chắc nó chỉ đi đâu mấy hôm, rồi nó lại về.

Và con Miu về thật. Chỉ có mấy ngày xa tôi mà trông nó thiểu não quá chừng. Lông nó xù xì, người nó gầy tong teo, mặt mày ủ rũ ra chừng cũng biết ăn năn, hối lỗi. Tôi phải mang xà phòng kỳ cọ cho nó mất cả buổi, rồi cho ăn bù mấy hôm, Miu mới lấy lại phong độ.

Đợt rét đậm cuối năm ngoái, không hiểu sao, con Miu bỏ ăn suốt cả tuần. Tôi lấy cá trong tủ lạnh, nướng lại trên bếp ga, đặt trước mặt, nó lắc đầu. Tôi lấy sữa “Vinamilk” đun nóng cho nó uống, nó cũng quay mặt đi. Nó cứ tập tễnh, xiêu vẹo bước đi từng bước khó nhọc, với bộ mặt nhăn nhó đáng thương.

Tôi hiểu là nó đang cầu cứu "Hãy làm cho tôi bớt đau đi". Tôi thương nó đến phát khóc, gọi 1080 hỏi địa chỉ bệnh viện mèo, nhưng chỉ nhận được câu trả lời “Cậu bé ơi, mèo là loài vật sống dai lắm, nó ốm vài hôm rồi mai kia nó lại khỏi. Mà đến người ốm đây còn chưa đủ bệnh viện nữa là…”. Tôi cứ sùi sụt ôm lấy nó, còn con Miu thì cứ nằm bất động, đôi mắt nhìn vào xa xăm...

Tôi nhớ như in cái buổi sáng mùa Đông đáng ghét ấy. Mẹ tôi bảo con Miu chết rồi. Tôi bật dậy, nhìn con Miu nằm bất động trong cái thùng giấy lót vải rồi òa khóc. Mẹ tôi bỏ nó vào túi nhựa. Tôi bảo để tôi mang nó đi chôn. Mẹ bảo tìm đâu ra chỗ chôn mèo ở cái khu tập thể này, đến mấy cái gốc cây bằng lăng cũng bị rải bê tông hết rồi, không biết có nước nào có nghĩa trang mèo hay không. Rồi mẹ mang nó xuống cái xe rác ở đầu nhà tập thể.

Tôi đã vào lớp 8. Bà tôi lại mang cho nhà tôi con mèo khác, nhưng tôi chẳng bao giờ quên được đôi mắt đờ đẫn của con Miu nhìn tôi trong cái đêm mùa Đông năm ngoái với những đợt gió cứ mang hơi lạnh về từ những miền xa lắc, xa lơ...
Một người bạn đã gửi cho nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên bài văn trên với lời nhắn sau:

"Tôi gửi ông bài tập làm văn của con trai tôi, học lớp 8, đề bài cô giáo cho là “Người bạn ấy sống mãi trong lòng tôi”. Trước khi làm bài, nó cũng đã hỏi tôi và tôi đã gợi ý cho nó viết về con mèo. Tôi cũng đã cho nó tham khảo bài văn viết về con chó, được người Việt mình truyền tụng như là bài văn hùng biện nhất mọi thời đại!.

Cô giáo cho nó điểm 4 với lời phê: “Lạc đề, Người ấy sống mãi trong lòng tôi”, không có phần mở bài”. Cậu con tôi có vẻ buồn. Tôi bảo nó đừng cay cú điểm chác. Nhưng thực sự tôi cũng thấy có lỗi với nó. Mong ông đọc qua và cho tôi lời khuyên. Tôi vẫn nghĩ lẽ ra cô giáo có thể cho nó 5, 6 điểm”.

Nguồn: Vietnamnet.vn
 

nh0kkUn

Member
ủa, em học đâu có bài đó ta T___T, mà cô giáo cũng kì thật, đã bảo là văn người bạn ấy sống mãi trong lòng tôi, người ta tả gì miễn là có yếu tố văn thôi, làm gì mà chấm cay cú quá .
 

chuong tran

New Member
chi biet noi 1 bai van hay , xuc tich va giau tinh cam !


****song trong doi song can co 1 tam long , du khong de lam gi ca , du chi de gio cuon di !


Chỉ biết nói một bài văn hay, xúc tích và giàu tình cảm!

"Sống trong đời cần có một tấm lòng
Dù không để làm gì cả, dù để gió cuốn đi!"

Viết bài bằng tiếng Việt không dấu là vi phạm nội qui của diễn đàn, mong bạn lưu ý - Mod Phù Dung
 

yeucuncon

Member
Chậc chậc , đơn giản là cô giáo không yêu mèo nên không đồng cảm được với tâm trạng trong bài viết của học sinh. Cô giáo mà yêu mèo như mấy thành viên hội mèo nhà mình chắc bài văn được 8, 9 điểm quá.

Bản thân mình cũng nghĩ như mẹ hs kia, cay cú điểm làm gì, điểm chỉ có giá trị nhỏ trong 1 khoảng thời gian, còn có 1 người con có tấm lòng đẹp là điều may mắn và hạnh phúc mãi mãi.
 

ashita

Dịch giả Vietpet
hj đơn giản thế này thôi. em tớ học lớp 4, cô giáo bảo làm bài văn tả con mèo. em tớ về tả con mèo nhà tớ là mèo đen, đến cô giáo mắng, thế là về nhà tả con mèo nhà cô, mèo tam thể. mà có biết mặt mũi con mèo nhà cô thế nào đâu. nhưng mà có sao. văn mẫu y như thế cứ bê nguyên thì đảm bảo 8 điểm. văn thời nay là phải thế mà.
bạn này còn có bố mẹ tốt bất bình thay, biết bao nhiêu bạn khác, kể cả thế hệ tớ (89), chuyện ko dám viết trái văn cô là chuyện thường, mà chuyện bê nguyên văn cô là chuyện cơm bữa. chính vì thế nên bây giờ bảo viết văn chả biết viết như nào, vì làm gì có mẫu
 

I'm Neko

Dịch giả Vietpet
Người bình thường không thể hiểu được tình cảm đối với động vật đâu, tình cảm đối với đồng loại chưa chắc đã hiểu được ấy chứ. Chẳng có việc gì phải buồn cả, giáo viên cũng có người này người kia mà.

Tớ từ trước giờ ghét nhất theo viết văn hoàn toàn theo ý thầy cô, hồi đi luyện thi lên cấp 3 toàn làm 1 mình 1 suy nghĩ, thầy văn ở đó rất ấn tượng và luôn nghĩ trong văn học cần phải sáng tạo - như người Trung Quốc vậy, thế nhưng thầy bảo: "Giáo viên VN không như thế con ạ, phải làm theo khuôn mẫu và ý tưởng của họ thì họ mới chấp nhận!".

Lạ cái là không hiểu sao các nhà văn viết văn sử dụng các "ngôn từ lạ" và "sáng tạo" hoặc không mở bài hay kết thúc mở, tức là rất sáng tạo thì đều được cả thế giới ngợi khen, trong khi đó học sinh làm thế thì hoàn toàn bị đánh sang là thiếu này thiếu nọ, sử dụng ngôn từ không phù hợp. Vì thế từ hồi cấp 2 tớ học văn đã rất ghét môn này rồi dù học chả kém ai cả, nhưng chưa bao giờ viết sai lòng mình, thế là đủ!
 

amifidele

Member
Hình ảnh loài vật trong văn học Việt bị bỏ quên?





Những tác phẩm về loài vật ấn tượng của văn học nước ngoài đang ăn khách tại VN

Có vẻ như các nhà văn và những cây bút trẻ hôm nay chỉ chuyên tâm khai thác đời sống và tâm tư đa chiều của giới trẻ hơn là một lần thử sức tìm hiểu và mang hình ảnh của loài vật vào trong tác phẩm của mình.

Loài vật xuất hiện trong các tác phẩm văn học luôn tạo ấn tượng đẹp với người đọc. Chọn loài vật làm nhân vật chính đôi khi mang đến giá trị biểu đạt ẩn dụ nội dung to lớn. Thế nhưng, văn học Việt cho thiếu nhi đã thiếu lại càng vắng hơn tác phẩm khai thác về thế giới loài vật.

Văn học nước ngoài: Đa dạng
Không khó tìm các tác phẩm khai thác về loài vật ở văn học nước ngoài. Những “nhân vật đặc biệt” này được các nhà văn thế giới khai thác ở nhiều góc độ, với những cuộc phiêu lưu kỳ thú, lạ lẫm và hấp dẫn.

Sự xuất hiện mới đây của tác phẩm Kiến (Bernard Werber, vừa được Nhã Nam và NXB Văn học ấn hành) đã mang đến nhiều bất ngờ cho độc giả. Tác giả khai thác thế giới loài kiến khá chi tiết và sống động. Kiến vừa là tiểu thuyết giả tưởng vừa giống như một công trình nghiên cứu khoa học. Tác phẩm đủ sức khơi dậy sự tò mò muốn tìm hiểu của độc giả và được dẫn dắt một cách thu hút bằng các câu chuyện song song về thế giới loài người. Đợt ra mắt sách dịp hè của Nhã Nam còn có thêm nhiều tác phẩm về loài vật như Cá sấu Ghena và các bạn của nhà văn Nga Eduard Uspenski, Chuyện con mèo dạy hải âu bay của nhà văn Luis Sepúlveda.

Xây dựng hình ảnh loài vật là không dễ
Nhà văn Trần Quốc Toàn ưu tư: “Tôi thấy cũng có vài ba tác phẩm khai thác hình ảnh loài vật ra đời trước đó. Nhưng có thể là chưa nhận được quan tâm đúng mực chăng? Bản thân tôi cũng đang chủ định thực hiện một cuốn sách về con cua đinh theo thể loại truyện kết hợp với hình ảnh. Theo tôi, viết về loài vật không quá khó, vì đôi lúc cũng không cần phải nắm bắt được hết những đặc tính của loài vật mới có thể chuyển tải trong tác phẩm. Dù sao thì hình ảnh loài vật cũng là một cách để người viết dẫn dắt đến những vấn đề của con người”.


Tuy nhiên, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cho rằng: “Viết cho thiếu nhi không dễ. Người viết phải thật sự toàn tâm toàn ý và không nghĩ gì đến sự thành bại thì mới đạt được”.

Được khai thác nhiều nhất - nhưng chưa bao giờ gây nhàm chán cho người đọc - là chó, loài vật gần gũi và trung thành nhất với con người. Từ Chó hoang Đin-gô của nhà văn Nga R. Phar Er Man, Tiếng gọi nơi hoang dã, Nanh trắng của Jack London đến Chú chó Shiloh của Phyllis Reynolds Naylor hay Con Bim trắng tai đen của G. Trôiepônxki... mỗi tác phẩm đều để lại những ấn tượng thật sâu trong lòng người đọc. Bởi không chỉ là những miêu tả về thế giới của loài vật trung thành này, mà tác phẩm nào cũng lồng ghép vào đó số phận bi thương và những cung bậc cảm xúc mang chất - người cho các nhân vật đặc biệt.

Còn tác giả người Mỹ Stuart Avery Gold lại chọn hình ảnh con ếch để làm bật lên khát vọng mãnh liệt muốn vươn ra ngoài biển lớn. Ước vọng tưởng chừng như xa vời này của chú ếch Ping (trong tác phẩm Ping - Vượt khỏi ao tù và Ping – Hành trình ra biển lớn) đã làm thổn thức hàng triệu trái tim độc giả khắp thế giới. Hay như chú ong Buzz với hành trình đi tìm ý nghĩa cuộc sống trong Tồn tại hay không tồn tại (Jonh Penberthy) cũng hàm chứa nhiều bài học sâu xa. Riêng Đồi thỏ của nhà văn Anh Richard Adams lại được so sánh như một thiên sử thi hào hùng về hành trình di cư vĩ đại của loài thỏ cùng cuộc đấu tranh sinh tồn khốc liệt với thiên nhiên và cả con người. Đồi thỏ đã vinh dự được bầu chọn là một trong những tác phẩm văn học hay nhất mọi thời đại.

Thiếu vắng trong văn học Việt Nam
Trong đợt phát hành sách mới nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 vừa qua, NXB Kim Đồng và Công ty Sách Thương Huyền cho ra mắt tác phẩm Ngàn dặm xa của tác giả Nguyễn Đình Chính. Đây là câu chuyện dễ thương về cuộc phiêu lưu của nhân vật kiến nâu, được khai thác với nhiều chi tiết mang chất huyền thoại cùng với trí tưởng tượng phong phú và thông minh của người viết. Có thể nói, Ngàn dặm xa là một tác phẩm văn học chọn hình ảnh loài vật làm nhân vật chính hiếm hoi của văn học Việt hiện nay.

Kể từ sau Dế mèn phiêu lưu ký – tác phẩm xây dựng hình ảnh dế mèn tuyệt vời của nhà văn Tô Hoài, chinh phục bao thế hệ độc giả; hay với tác phẩm xúc động Chó Bi, đời lưu lạc của nhà văn Ma Văn Kháng thì văn học Việt gần như vắng hẳn những tác phẩm văn học lấy loài vật làm nhân vật trung tâm. Gần đây, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh bắt đầu làm sống lại nhân vật loài vật trong tác phẩm văn học bằng Tôi là Bêtô; trước đó là Xin lỗi mày, Tai To – 1 tập trong bộ truyện Kính vạn hoa. Nhà văn Lý Lan cũng thử sức với tác phẩm Bí mật giữa tôi và thằn lằn đen, khai thác nhân vật là những vật dụng trong nhà hay những loài vật gần gũi. Nhà văn Lưu Thị Lương cũng khẽ chạm vào thế giới loài vật với nhân vật con cá trong tác phẩm Con cá mày ở trong nhà hay nhà văn Trần Quốc Toàn với 12 con giáp...

Viết về loài vật sẽ khó, nếu không có sự quan sát và thiếu độ cảm nhận sâu sắc về thế giới đầy hấp dẫn nhưng cũng đầy thách thức này. Nhưng có vẻ như các nhà văn và những cây bút trẻ hôm nay chỉ chuyên tâm khai thác sâu những lát cắt của đời sống và tâm tư đa chiều của giới trẻ hơn là một lần thử sức tìm hiểu và mang hình ảnh của loài vật vào trong tác phẩm của mình.

Theo Tiểu Quyên / Người Lao Động

Cô giáo không đọc sách về loài vật, không có thói quen yêu thú vật thì làm sao mà hiểu nổi điều học trò tuổi nhỏ của mình viết? Giáo dục kiểu này là đang giết dần những tình cảm hồn nhiên chân thật nơi con trẻ. Mình thấy chuyện như vậy nhiều rồi.
 

HChuong

Member
Cô giáo là người không yêu mèo, thậm chí là không thương yêu loài vật, chứ nếu một người yêu chó thì vẫn có thể đồng cảm với người yêu mèo.
 

Cherynhai

Member
Chậc chậc , đơn giản là cô giáo không yêu mèo nên không đồng cảm được với tâm trạng trong bài viết của học sinh. Cô giáo mà yêu mèo như mấy thành viên hội mèo nhà mình chắc bài văn được 8, 9 điểm quá.

Bản thân mình cũng nghĩ như mẹ hs kia, cay cú điểm làm gì, điểm chỉ có giá trị nhỏ trong 1 khoảng thời gian, còn có 1 người con có tấm lòng đẹp là điều may mắn và hạnh phúc mãi mãi.
Sao lại không cay cú, điểm rất có giá trị và ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập, cuối năm cộng điểm tổng kết rồi chia ra điểm phẩy, 4 điểm văn làm giảm đáng kể điểm phẩy môn văn tổng kết của cuối năm.

Cô giáo này không có tấm lòng yêu chó, mèo. Trắc cô giáo này chỉ yêu và thích cái " ấy ấy " khó diển tả cái ấy ấy quá.
 

Ngố ú

New Member
Nếu cô giáo có tâm với nghề hơn 1 chút, có tâm với học sinh của mình hơn 1 chút thì chác chẳng đến nỗi bị đưa lên mạng mổ xẻ tùm lum thế này.
Điểm đúng là rất quan trọng nhưng tuỳ từng hoàn cảnh thôi.
 

Khủng long

Active Member
Ôi thằng cháu tôi , hồi nó học lớp 3 cũng bị điểm 3 cho bài văn tả " Con mèo nhà em" kìa . Nhà nó không nuôi mèo , qua nhà tôi thấy mèo nhà tôi ăn rau muống , nó viết " .....Con mèo nhà em rất thích ăn rau......" câu đó bị cô giáo lấy viết đỏ gạch chéo và viết chồng lên đấy chữ " Cá " . Khổ nỗi bài văn đó là bài văn kiểm tra học kỳ....điểm trung bình bị kéo xuống thê thảm . Tội cho thằng cháu bị một trận đòn sưng mông ..............Mèo thì phải ăn cá chứ ??? chỉ có con mèo dở hơi mới ăn rau.....không đúng :suprise::sick:
 
Hì,mình thì với đề bài tương tự và bài văn mô tả em cún thương yêu được dắt thêo con "ngỗng " về nhà,tại cô giáo vin vào cái đầu đề thôi "Người bạn.....",đề bài súc tích chứ đâu có ẩn ý hay .....,chúng ta công nhận các loài vật nuôi là bạn nhưng không hẳn đã được tất cả công nhận,bài văn hay và chân thực quá nhưng "lạc đề" cũng đúng....
 
Đây là lý do để trả lời cho câu hỏi: Tại sao tất cả các nhà văn hiện đại và có tên tuổi của Việt Nam đều học dốt môn văn?

to votuyentinhyeu: anh thấy còn một vế nữa sau cái chữ ký của chú, được ghi trang trọng trên tường nhà chú là: "không lao động là khôn ngoan" sao không thấy trưng ra đây?
 
Ké với các bác một bài về chó méo với, chả là thế này, Con gái em nó học lớp 4 năm nay lên lớp 5, buổi học cuối năm cô có cho cháu một bài văn tả con cún con, cháu nó vớ ngay đc con Rott con em mới mua để tả, Cháu tả hay lắm, em không nhớ hết nhưng đại loại lông mềm mượt như nhung, mắt tròn xoe, hai cánh mũi lúc nào cũng ươn ướt, phập phồng. Nghe con gái tả con chó của mình mà tình yêu của em dành cho cún nhân lên gấp bội, ấy vậy mà cô giáo gạch toẹt bài văn của cháu lý do cháu tả cún con hơn 2 tháng tuổi nhưng nặng tới 9kg. ặc ặc chắc cô cho rằng cháu tả nhầm sang con lợn, có một điều cô không biết rằng, cháu tả hoàn toàn chính xác, Rott hơn 2 tháng đạt 9kg là hoàn toàn bình thường thậm chí có con còn nặng hơn nữa ấy chứ. cơ khổ nhà cô giáo chỉ nuôi toàn chó có, chán cô quá đi.
 

hahaho

Member
chán cô giáo này quá,bài văn là viết về bạn mình mà,mà bạn thì đâu nhất thiết phải là người,coi mèo là bạn thì chả có gì là lạ cả.Chắc cô giáo này không phải là người yêu động vật :( :(
 
Là giáo viên dạy Văn chắc chắn không thể bỏ qua tác phẩm nổi tiếng có Lão Hạc và con Vàng(con chó của lão Hạc)- Ngô Tất Tố - Lão còn mày tao với con Vàng và coi nó như 1 người bạn. Cô giáo này liệu có đủ tư cách là giáo viên Văn nữa không đây?
 
Là giáo viên dạy Văn chắc chắn không thể bỏ qua tác phẩm nổi tiếng có Lão Hạc và con Vàng(con chó của lão Hạc)- Ngô Tất Tố - Lão còn mày tao với con Vàng và coi nó như 1 người bạn. Cô giáo này liệu có đủ tư cách là giáo viên Văn nữa không đây?
Bạn ơi Lão Hạc là tác phẩm của Nam Cao mà bạn.......Nam Cao hay bạn và tôi có tình thương yêu dành cho loài vật nhưng không hẳn ai cũng thế,đừng vội xét đoán hay lên án thế,nên trách là sao cô giáo không mặn mòi với chuyện chó mèo mà thôi.....:nerd:
 
Bạn ơi Lão Hạc là tác phẩm của Nam Cao mà bạn.......Nam Cao hay bạn và tôi có tình thương yêu dành cho loài vật nhưng không hẳn ai cũng thế,đừng vội xét đoán hay lên án thế,nên trách là sao cô giáo không mặn mòi với chuyện chó mèo mà thôi.....:nerd:
Lão Hạc là một truyện ngắn của nhà văn Nam Cao được viết năm 1943. Tác phẩm được đánh giá là một trong những truyện ngắn khá tiêu biểu của dòng văn học hiện thực, nội dung truyện đã phần nào phản ánh được hiện trạng xã hội Việt Nam trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám.

:party:
 

Cún Mèo

Member
Đúng rồi, Lão Hạc là của Nam Cao, sao lại nhầm nghiêm trọng như thế hả em Cún Béo Xinh.

Mình nghĩ, chuyện này nói chung là mình cứ chỉ trích cô giáo thế thôi, chứ yên tâm là nó còn xảy ra rất nhiều trong xã hội... Bài văn này được đưa lên mặt báo, vì bố mẹ cậu bé này rất quan tâm đến học hành & tinh thần của con... Còn hàng trăm hàng nghìn chuyện như thế nhưng chẳng qua chúng ta chưa biết thôi.

Mình cũng đã đi học sư phạm, ngành văn... Mình nghĩ cũng phải thông cảm cho các cô giáo, vì những lý do sau:

- Lương rẻ mạt, nếu muốn đủ ăn ở thời này các cô phải đi dạy thêm. Bạn bè mình đi dạy thêm suốt, sáng dạy ở trường, trưa ăn qua quýt để chiều đi dạy chừng 2 ca nữa, có khi còn 3 ca... Chưa hết, tối lại đi dạy... Như thế sẽ nhanh chóng có thu nhập, thu nhập để làm gì ạ mà cần lắm thế? Xin thưa, để trả nợ các bạn ạ. Đơn giản vì hầu hết các thầy cô giáo trẻ muốn giữ chân tại các trường ở thành phố thì phải đút lót đến hàng chục triệu, thậm chí lên đến cả trăm triệu chứ đâu có ít... Làm gì có chuyện nộp đơn là xin được việc cơ chứ...

- Thời gian cho việc đi dạy thêm dạy nếm nhiều như thế, về đến nhà còn cơm nước, chồng con... Các cô giáo lấy đâu ra sức để mà nghiền ngẫm thơ ca, văn chương.. Hic, các bạn thử hỏi một cái gì đó chệch ra ngoài các bài giảng sư phạm mà xem, đảm bảo các cô giáo tịt ngóm... Các ví dụ để dẫn chứng cho học sinh thường hầu hết là giống nhau, vì thời gian đâu để các cô giáo nghiên cứu các dẫn chứng mới.

- Vì thế, các cô cũng như học sinh, học sinh phụ thuộc vào sách giải thì các cô phụ thuộc vào sách hướng dẫn.. Sách hướng dẫn bảo gì thì các cô làm theo nấy... Mà sách hướng dẫn là do ai soạn, có mấy quyển là từ nhà xuất bản Giáo dục đâu, toàn là do chính các thầy cô dạy ở Cao đẳng, đại học soạn... Hồi mình là sinh viên, có ông thày dạy mình môn Ngữ Văn, đã soạn 1 quyển sách đại để là hướng dẫn giáo viên dạy học trò môn văn lớp 6, 7, 8, 9 gì đó... Cả một tập tài liệu vĩ đại như thế, thầy mất có 1 mùa hè để soạn... Mở ra đọc, thấy bài nào cũng kết cấu như bài nào, văn là phải có mở, thân, kết..

- Không có thời gian, các cô cứ mua những quyển sách như thế, bê nguyên vào để dạy các em... Dẫn chứng như nhau, cách giảng dạy cũng như nhau... Và thế là, hàng loạt các em học sinh biến thành những cái máy làm văn... Ví như: Mở bài là Nhà em phải có một con mèo như thế nào? Nó là loại mèo gì? Nó tên là gì? Nó ở nhà em được bao lâu... Thân bài cũng là một loạt tiến trình như thế...

Vì thế, nên lỡ có cháu học sinh nào nghe lời bố mẹ "xui dại", viết văn thật là văn, kiểu như một cái mở bài như thế này: "Nắng sớm mai lấp lánh qua các kẽ lá, buông vào cửa sổ, khiến từng đốm hoa nắng lung linh nhảy múa trên nền nhà em... Chú mèo Lucky của em nhìn thấy, vội chạy đến đùa giỡn với ánh nắng. Chú duỗi bốn chân thon mềm, lật qua lật lại... Chú đang khoái chí lắm đây, vì chú rất yêu nắng mà.."

Thì kiểu gì cũng sẽ không có điểm, phải không nào, vì câu văn mở bài trên không dựa vào thang điểm của các cô giáo... Kiểu như: "Mèo tên là gì" - có thang 0,25 điểm, cô tìm mỏi mắt mới thấy cái tên mèo, mà nó cũng chả theo cấu trúc của cô đưa ra, bực mình, cô không cho điểm phần đó...

Tương tự như thế cho đến hết bài...

Cứ như vậy, cô giáo đọc bài văn của em học sinh trên, mà chả biết cho điểm kiểu gì, vì thấy em í không tả theo các cấu trúc máy móc cô đưa ra, kiểu như: bắt buộc thân mèo phải to bằng quả mướp, bắt buộc mắt mèo phải như hòn bi ve... (Mình mà tả Bò Sữa thì chắc 1 điểm quá, vì nó to như con chó í)..

Đó, tóm lại, nếu chê trách, chúng ta phải chê trách toàn bộ hệ thống giáo dục Việt Nam, chứ chê mỗi cô giáo không thì không ổn...

Dài dòng quá, xin lỗi những ai đã phải mất công đọc nhé.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top