BUBBA
Super *********
Trích bài dịch của anh Tai Vễnh, dịch từ nguyên bản tiếng Nga từ 2004, đã đăng ở diễn đàn cũ, nay thấy mọi người lại quan tâm, nhiều người chưa đọc, nên em post lại ở đây để tiện theo dõi.
Dermosinus (tạm dịch là bệnh vết/lỗ rò trên da)
Dermosinus là gì? Đây là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp nhất ở các loại chó có bờm trên lưng (RRD, TRD và có thể là CPQ). Dermosinus là một vết rò dạng ống (kênh) nhỏ như sợi chỉ, thông từ bề mặt da cho tới cột sống hoặc tới lớp vỏ cứng của tủy sống (Hình 1, 2).
Vì vẫn có cấu tạo là da nên bề mặt trong của kênh vẫn có lông nhỏ, các tuyến mồ hôi, lỗ chân lông… Chính vì vậy, khi các lớp da, lông già rụng cộng với mồ hôi tiết ra sẽ làm cho tắc nghẽn vết rò/kênh và gây ra viêm nhiễm càng ngày càng trầm trọng. Khi đó, cách giải quyết duy nhất là phải phẫu thuật, loại bỏ toàn bộ vết rò/kênh này. Đây là ca mổ tương đối phức tạp vì nếu không loại bỏ được hết thành phần của ống rò này thì nguy cơ viêm nhiễm sẽ tái diễn và lại càng nguy hiểm hơn.
Dấu hiệu của bệnh là chấm nhỏ màu sẫm (kích thước <1mm)ở các vùng dọc theo sống lưng như đã nói ở trên. Vì kích thước bé nên tương đối khó phát hiện ra chúng ở chó con. (Hình 3, 4)
Thông thường có thể tìm thấy dấu vết của căn bệnh này ở vùng da trên cột sống, chúng hay được bắt gặp nhất ở vùng cổ và phần đuôi của bờm. Ngoài ra, đôi khi có thể tìm gặp chúng ở vùng hông, hoặc trên đầu, trên đuôi, thậm chí trong vùng bờm, nhưng tương đối hiếm. Chó mắc bệnh có thể có 1 hoặc vài lỗ rò dạng này, vị trí của chúng có thể tập trung, nhưng cũng có thể dải rác ở nhiều vùng khác nhau. (Hình 5)
Trong cùng một lứa có thể không có con nào bị mắc phải bệnh này, nhưng cũng có thể có 1 vài con mắc phải. Vì vậy cần phải kiểm tra chúng rất kỹ trước khi bán. Đây là căn bệnh bẩm sinh, ở cún con chỉ có 2 phương án, hoặc là có bệnh hoặc là không. Bệnh này không lây nhiễm, nhưng di truyền theo đường sinh sản.
Dưới đây giới thiệu các bức ảnh về ca phẫu thuật loại bỏ dermosinus, hy vọng sẽ làm cho các bạn rõ hơn về căn bệnh này (Hình 6 – 11).
Phương pháp phát hiện Dermosinus
Đường kính của lỗ rò được miêu tả khác nhau, từ 1-5 мм. Ở chó con, lỗ rò này có kích thước như sợi chỉ, còn ở lứa tuổi từ 3 tháng trở lên, lỗ rò đã có kích thước của sợi bún và to hơn.
Có 3 phương pháp để phát hiện bệnh này ở cún con:
- Dùng tay kiểm tra thật kỹ các dấu vết khả nghi trong các khu vực hay gặp.
- Cắt ngắn lông cún ở khu vực nghi ngờ. Xem kỹ những điểm có màu lông sẫm hơn bình thường.
- Cạo trọc lông cún ở những vùng nghi vấn. Khi đó rất dễ phát hiện ra có lỗ rò hay không. Vì cún con lông mọc lại rất nhanh nên chỉ sau 1 tháng sẽ có lại bộ lông như thường. Đây là phương pháp hiệu quả nhất.
- Một số chuyên gia dùng đèn sáng chiếu rọi qua lớp da để phát hiện vết rò. Cách này hiệu quả khi tìm ở vùng cổ.
Nếu như phát hiện ra cún con mắc phải căn bệnh này thì cách nhân đạo nhất là tiêm thuốc để chúng được chết. Nếu bạn không muốn làm việc này hoặc phát hiện ra bệnh ở chó đã trưởng thành thì phải loại bỏ lỗ rò này bằng phương pháp phẫu thuật, sau đó thiến/hoạn ngay để căn bệnh này không thể di truyền sang các thế hệ sau. Nhờ có các biện pháp cứng rắn như vậy nên trong những năm gần đây, số lượng các cá thể mắc phải căn bệnh này đã giảm đáng kể.
Bệnh rò da Dermosinus ở chó có xoáy lưng
Dermosinus (tạm dịch là bệnh vết/lỗ rò trên da)
Dermosinus là gì? Đây là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp nhất ở các loại chó có bờm trên lưng (RRD, TRD và có thể là CPQ). Dermosinus là một vết rò dạng ống (kênh) nhỏ như sợi chỉ, thông từ bề mặt da cho tới cột sống hoặc tới lớp vỏ cứng của tủy sống (Hình 1, 2).
Vì vẫn có cấu tạo là da nên bề mặt trong của kênh vẫn có lông nhỏ, các tuyến mồ hôi, lỗ chân lông… Chính vì vậy, khi các lớp da, lông già rụng cộng với mồ hôi tiết ra sẽ làm cho tắc nghẽn vết rò/kênh và gây ra viêm nhiễm càng ngày càng trầm trọng. Khi đó, cách giải quyết duy nhất là phải phẫu thuật, loại bỏ toàn bộ vết rò/kênh này. Đây là ca mổ tương đối phức tạp vì nếu không loại bỏ được hết thành phần của ống rò này thì nguy cơ viêm nhiễm sẽ tái diễn và lại càng nguy hiểm hơn.
Dấu hiệu của bệnh là chấm nhỏ màu sẫm (kích thước <1mm)ở các vùng dọc theo sống lưng như đã nói ở trên. Vì kích thước bé nên tương đối khó phát hiện ra chúng ở chó con. (Hình 3, 4)
Thông thường có thể tìm thấy dấu vết của căn bệnh này ở vùng da trên cột sống, chúng hay được bắt gặp nhất ở vùng cổ và phần đuôi của bờm. Ngoài ra, đôi khi có thể tìm gặp chúng ở vùng hông, hoặc trên đầu, trên đuôi, thậm chí trong vùng bờm, nhưng tương đối hiếm. Chó mắc bệnh có thể có 1 hoặc vài lỗ rò dạng này, vị trí của chúng có thể tập trung, nhưng cũng có thể dải rác ở nhiều vùng khác nhau. (Hình 5)
Trong cùng một lứa có thể không có con nào bị mắc phải bệnh này, nhưng cũng có thể có 1 vài con mắc phải. Vì vậy cần phải kiểm tra chúng rất kỹ trước khi bán. Đây là căn bệnh bẩm sinh, ở cún con chỉ có 2 phương án, hoặc là có bệnh hoặc là không. Bệnh này không lây nhiễm, nhưng di truyền theo đường sinh sản.
Dưới đây giới thiệu các bức ảnh về ca phẫu thuật loại bỏ dermosinus, hy vọng sẽ làm cho các bạn rõ hơn về căn bệnh này (Hình 6 – 11).
Phương pháp phát hiện Dermosinus
Đường kính của lỗ rò được miêu tả khác nhau, từ 1-5 мм. Ở chó con, lỗ rò này có kích thước như sợi chỉ, còn ở lứa tuổi từ 3 tháng trở lên, lỗ rò đã có kích thước của sợi bún và to hơn.
Có 3 phương pháp để phát hiện bệnh này ở cún con:
- Dùng tay kiểm tra thật kỹ các dấu vết khả nghi trong các khu vực hay gặp.
- Cắt ngắn lông cún ở khu vực nghi ngờ. Xem kỹ những điểm có màu lông sẫm hơn bình thường.
- Cạo trọc lông cún ở những vùng nghi vấn. Khi đó rất dễ phát hiện ra có lỗ rò hay không. Vì cún con lông mọc lại rất nhanh nên chỉ sau 1 tháng sẽ có lại bộ lông như thường. Đây là phương pháp hiệu quả nhất.
- Một số chuyên gia dùng đèn sáng chiếu rọi qua lớp da để phát hiện vết rò. Cách này hiệu quả khi tìm ở vùng cổ.
Nếu như phát hiện ra cún con mắc phải căn bệnh này thì cách nhân đạo nhất là tiêm thuốc để chúng được chết. Nếu bạn không muốn làm việc này hoặc phát hiện ra bệnh ở chó đã trưởng thành thì phải loại bỏ lỗ rò này bằng phương pháp phẫu thuật, sau đó thiến/hoạn ngay để căn bệnh này không thể di truyền sang các thế hệ sau. Nhờ có các biện pháp cứng rắn như vậy nên trong những năm gần đây, số lượng các cá thể mắc phải căn bệnh này đã giảm đáng kể.