• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Bệnh Dại - Rất Nguy Hiểm Với Con Người !

iWolf

New Member
Bác sĩ cho em hỏi về vấn đề này.
Con chó nhà em hôm 20/3/2011 đi lạc mất. Nguyên nhân nó đi lạc là do hôm đó nó lại chạy ra đường lớn (thường ngày nó chỉ quanh quẩn trong xóm), không may bị xe quệt phải, có lẽ do hoảng loạn nên nó còn nhảy xuống cái hồ gần đó rồi sau đó bỏ chạy mất dạng. Đến ngày 22/3/2011 thì tình cờ người nhà phát hiện ra nó đang nằm trong một bãi đất trống. Do quá mừng rỡ nên người nhà em cầm ngay lấy dây cổ nó và bị nó cắn.

Chó nhà em thường ngày trước khi đi lạc rất hay bỏ cơm hoặc ăn không hết cơm. Sau lần đi lạc, đã 2 ngày nay nó ăn ít, thậm chí còn bỏ ăn. Khi được thả ra, nó không hoạt bát như trước mà chỉ lờ đờ, đi lại lững thững, không quấn quýt với chủ. Tiếng sủa của nó vẫn to, giòn, không có biểu hiện khàn. Khi cho nó vào cũi, nó nằm bẹp xuống, có vẻ rất buồn rầu lờ đờ.

Những biểu hiện đó có phải là của bệnh dại không? Em vẫn đang theo dõi nó và người nhà bị cắn vẫn chưa đi chích dại. Em đang rất hoang mang, không biết đó là biểu hiện dại hay do ảnh hưởng tâm lý vì đây là lần đầu tiên nó đi xa như vậy và gặp ngay sự cố. Ngoài ra nó cũng bị một vết thương khá sâu ở chân (có lẽ do lúc xe quệt) cùng 1 số vết xước.

Chó nhà em đã nuôi gần 2 năm. Em đã cho chó chích dại mũi 2 (1 mũi/1 năm) vào tháng 9/2010, nhưng em sợ trong 2 ngày đi lạc có sự xảy ra.

Mong bác sĩ sớm tư vấn cho em!
 

iWolf

New Member
Xin nhận được sư tư vấn của bác sĩ và mọi người. [sr mod, em nóng lòng quá nên gửi 2 bài liền nhau]
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Bác sĩ cho em hỏi về vấn đề này.
Con chó nhà em hôm 20/3/2011 đi lạc mất. Nguyên nhân nó đi lạc là do hôm đó nó lại chạy ra đường lớn (thường ngày nó chỉ quanh quẩn trong xóm), không may bị xe quệt phải, có lẽ do hoảng loạn nên nó còn nhảy xuống cái hồ gần đó rồi sau đó bỏ chạy mất dạng. Đến ngày 22/3/2011 thì tình cờ người nhà phát hiện ra nó đang nằm trong một bãi đất trống. Do quá mừng rỡ nên người nhà em cầm ngay lấy dây cổ nó và bị nó cắn.

Chó nhà em thường ngày trước khi đi lạc rất hay bỏ cơm hoặc ăn không hết cơm. Sau lần đi lạc, đã 2 ngày nay nó ăn ít, thậm chí còn bỏ ăn. Khi được thả ra, nó không hoạt bát như trước mà chỉ lờ đờ, đi lại lững thững, không quấn quýt với chủ. Tiếng sủa của nó vẫn to, giòn, không có biểu hiện khàn. Khi cho nó vào cũi, nó nằm bẹp xuống, có vẻ rất buồn rầu lờ đờ.

Những biểu hiện đó có phải là của bệnh dại không? Em vẫn đang theo dõi nó và người nhà bị cắn vẫn chưa đi chích dại. Em đang rất hoang mang, không biết đó là biểu hiện dại hay do ảnh hưởng tâm lý vì đây là lần đầu tiên nó đi xa như vậy và gặp ngay sự cố. Ngoài ra nó cũng bị một vết thương khá sâu ở chân (có lẽ do lúc xe quệt) cùng 1 số vết xước.

Chó nhà em đã nuôi gần 2 năm. Em đã cho chó chích dại mũi 2 (1 mũi/1 năm) vào tháng 9/2010, nhưng em sợ trong 2 ngày đi lạc có sự xảy ra.

Mong bác sĩ sớm tư vấn cho em!
Xin được tư vấn như sau:

1. Hiện không có chẩn đoán lâm sàng nào xác định được chó có nhiễm Virus Dại hay không. Duy nhất là nhốt theo dõi trong vòng 15-20 ngày nếu chó khỏe mạnh bình thường thì lúc chó cắn người không có bệnh Dại.

2. Người bị cắn cần đi khám và đước các BS Dịch tế tư vấn tiêm vaccine Dại ngay, không thể chờ theo dõi chó, nếu có sự cố gì thì đã quá muộn !
 

htuan.vet

New Member
Xin được tư vấn như sau:

1. Hiện không có chẩn đoán lâm sàng nào xác định được chó có nhiễm Virus Dại hay không. Duy nhất là nhốt theo dõi trong vòng 15-20 ngày nếu chó khỏe mạnh bình thường thì lúc chó cắn người không có bệnh Dại.

2. Người bị cắn cần đi khám và đước các BS Dịch tế tư vấn tiêm vaccine Dại ngay, không thể chờ theo dõi chó, nếu có sự cố gì thì đã quá muộn !
lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm trong phòng thí nghiệm tìm thể neggi trong sừng amon.
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm trong phòng thí nghiệm tìm thể neggi trong sừng amon.
htuan.vet viết đúng, có phương pháp chẩn đoán xác định có virus Dại như trên, nhưng phải là giết chó lấy bệnh phẩm từ não chó. Chó còn đang sống không có biện pháp nào chẩn đoán chính xác có virus Dại hay không.

Người bị chó căn cân được BS Dich tễ khám và tư vẫn tiêm vaccine hoặc kháng huyết thanh, không thể chờ đợi kết quả chẩn đoán hoặc theo dõi trên chó !
 

htuan.vet

New Member
hi em là new member xin hỏi mod một chút về vấn đề bệnh dại. trên thực tế có một con chó cắn người cách đây mấy năm về trước. khi đó có 5 người bị chó cắn vào cùng một ngày nhưng vào các thời điểm khác nhau trong ngày.sau đó chó phát bệnh dại và chết.khi đó 5 người bị chó cắn chưa ý thức được sự nguy hiểm của chó lạ cắn nên không ai đi tiêm phòng dại.và sau một thời gian thi có 3 người phát bệnh và chết còn lại 2 người vẫn sống bình thường. vậy liệu virus dại khi đào thải qua tuyến nước bọt của chó có phải thông qua chu kỳ nào không? và thời điểm nào bị chó dại cắn thì tỷ lệ mắc bệnh là thấp nhất không? cảm ơn mod nhiêu!
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
hi em là new member xin hỏi mod một chút về vấn đề bệnh dại. trên thực tế có một con chó cắn người cách đây mấy năm về trước. khi đó có 5 người bị chó cắn vào cùng một ngày nhưng vào các thời điểm khác nhau trong ngày.sau đó chó phát bệnh dại và chết.khi đó 5 người bị chó cắn chưa ý thức được sự nguy hiểm của chó lạ cắn nên không ai đi tiêm phòng dại.và sau một thời gian thi có 3 người phát bệnh và chết còn lại 2 người vẫn sống bình thường. vậy liệu virus dại khi đào thải qua tuyến nước bọt của chó có phải thông qua chu kỳ nào không? và thời điểm nào bị chó dại cắn thì tỷ lệ mắc bệnh là thấp nhất không? cảm ơn mod nhiêu!
Các vấn đề có liên quan tới bệnh Dại trên người không phải là chức năng của Bác sỹ Thú Y. Bạn nên nhờ các BS Dịch tễ tư vấn.
 

nguyen bich hue

New Member
Tôi và cháu nhỏ vừa bị chó cắn. Vết cắn qua quần. Tuy quần dày (quần bò) ko rách nhưng vẫn bị chảy máu. Chủ nhà nói chó vừa được tiêm phòng dại cách đây 1 tháng do thú y xã tiêm. Tôi có cần đi tiêm phòng dại ngay không hay chỉ cần tiếp tục theo dõi chó? Cháu bé nhỏ, sức khỏe không tốt, trong trường hợp cần tiêm có nguy hiểm không?
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Tôi và cháu nhỏ vừa bị chó cắn. Vết cắn qua quần. Tuy quần dày (quần bò) ko rách nhưng vẫn bị chảy máu. Chủ nhà nói chó vừa được tiêm phòng dại cách đây 1 tháng do thú y xã tiêm. Tôi có cần đi tiêm phòng dại ngay không hay chỉ cần tiếp tục theo dõi chó? Cháu bé nhỏ, sức khỏe không tốt, trong trường hợp cần tiêm có nguy hiểm không?
Chó đã tiêm vaccine phòng bệnh Dại mà cắn người, thì người bị cắn vẫn phải xử lý vết thương cẩn thận và đi khám BS Dịch tễ. Con chó phải được nhốt giữ theo dõi 15-20 ngày sau khi cắn người.

Các vấn đề có liên quan tới bệnh Dại trên người không phải là chức năng tư vấn của Bác sỹ Thú Y. Bạn nên nhờ các BS Dịch tễ tư vấn.
 

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
"Mãnh cẩu lạ" hung dữ cắn người ở Lao Cai: Vẫn còn 2 con chưa bị diệt

Thứ tư, 11 Tháng 5 2011 06:21

(GDVN) – Việc chó lạ xuất hiện ở một số xã thuộc huyện Si Ma Cai và Mường Khương là có thật và đã có nhiều người bị chó lạ cắn. Chó lạ cắn người và tấn công gia súc đang gây tâm lý hoang mang trong nhân dân.

Mặc dù lãnh đạo huyện Si Ma Cai và Mường Khương cũng như các ngành chức năng của tỉnh Lào Cai không khẳng định, nhưng theo người dân vùng giáp biên thuộc 2 huyện kể trên, thì chó lạ từ phía bên kia biên giới tràn về. Xung quanh sự việc này đã xuất hiện nhiều tin đồn thổi khiến người dân hết sức hoang mang.


Một con chó lạ bị bắt sống, chuẩn bị đưa đi tiêu hủy.

Từ giữa tháng 3/2011, tại các xã: Nậm Chảy, Pha Long, Tả Gia Khâu (huyện Mường Khương); Thào Chư Phìn, Quan Thần Sán, Bản Mế, Si Ma Cai (huyện Si Ma Cai) xuất hiện khoảng hai đến ba chục con chó lạ. Đây là những xã giáp biên của tỉnh Lào Cai với huyện Mã Quan (tỉnh Vân Nam - Trung Quốc). Theo lời kể của người dân địa phương, những con chó này thân thon dài, chân cao, tai nhọn, mắt đỏ, mõm dài, mầu lông đốm trắng, khoang đen trắng hoặc vằn vàng và đặc biệt là rất hung dữ.

Chúng thường vào nhà dân tranh cướp thức ăn với chó nhà, đuổi vồ gia cầm, thậm chí tấn công cả lợn, bê, nghé… Khi bị xua đuổi, những “mãnh cẩu” này thậm chí còn tấn công cả người.

Ông Phạm Bá Uyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Khương cho biết: Từ đầu tháng 3 đến nay, trên địa bàn huyện Mường Khương phát hiện 9 con chó lạ, trọng lượng từ 12 đến 19kg/con lạc đến thôn bản của 3 xã: Pha Long (4 con), Tả Gia Khâu (2 con), Nậm Chảy (3 con). Đến nay, đã tiêu diệt được 6 con (Tả Gia Khâu còn 1 con, Nậm Chảy còn 2 con chưa tiêu diệt được).


Vàng Thị Thủy (trái) và Tải Ý Phùng (phải), học sinh lớp 4A, trường tiểu
học xã Bản Mế (Si Ma Cai) bị chó lạ cắn ngày 12/4


Tại một số xã của huyện Si Ma Cai cũng xuất hiện những con chó tương tự. Ông Viên Đình Hiệp, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Si Ma Cai cho biết: Theo báo cáo của các địa phương và của cơ quan chuyên môn thuộc huyện, tính đến 8/5, có 15 người ở các xã biên giới của huyện bị chó lạ cắn (xã Bản Mế 6 người; xã Thào Chư Phìn 7 người; xã Quan Thần Sán 1 người và xã Si Ma Cai 1 người).

Tại xã Pha Long và xã Tả Gia Khâu (Mường Khương) cũng có một số người bị chó lạ cắn. Tuy nhiên, khi chúng tôi đến Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, lãnh đạo phòng từ chối trả lời vì cho rằng đây là vấn đề nhạy cảm, đang kiểm tra làm rõ.

Trước sự xuất hiện của chó lạ, nhân dân và chính quyền các xã biên giới đã rất cảnh giác, chủ động tiêu diệt giống chó lạ khi có cơ hội, sau đó đem đi chôn chứ không giết mổ, đồng thời nhanh chóng đưa những người bị chó lạ cắn đi tiêm phòng vắc-xin.


Một con cho bị người dân tiêu diệt tại xã Bản Mế (Si Ma Cai)

Được biết, sau khi biết tin xuất hiện chó lạ, Chi cục Thú y tỉnh Lào Cai đã có văn bản chỉ đạo Trạm Thú y 2 huyện Si Ma Cai và Mường Khương tham mưu cho UBND huyện triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống chó lạ. Ngày 18/4, UBND huyện Si Ma Cai đã ban hành công văn số 237 về việc ngăn chặn chó lạ gây hại.

Ngày 6/5, UBND huyện Mường Khương cũng có công văn số 279 về việc tăng cường các biện pháp tiêm phòng, tiêu diệt chó lạc đến gây hại.

Ông Đào Duy Kiên, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Lào Cai cho biết: Ngay sau khi có thông tin xuất hiện loài chó lạ, Chi cục đã khoanh vùng, kiểm tra, triển khai tiêu diệt và tiêu hủy chó lạ; những nơi đập chết chó được tiêu độc khử trùng kỹ lưỡng. Đồng thời, Chi cục tăng cường tiêm vắc-xin phòng dại bổ sung cho đàn chó tại các địa bàn trọng điểm. “Đánh giá ban đầu cho thấy, có thể đây là giống chó “béc””. – ông Đào Duy Kiên cho biết.

Một vị lãnh đạo huyện Mường Khương nhận định: Có thể những con chó này do một số đơn vị thi công các công trình trên địa bàn nuôi để sổng ra và lạc vào một số thôn, bản!

Tuy nhiên, những người dân vùng biên mà chúng tôi hỏi đều cho rằng chắc chắn những con chó này từ bên kia biên giới lạc sang, vì từ xưa đến nay ở đây chưa hề có giống chó như vậy, và trên địa bàn cũng không có đơn vị thi công nào nuôi nhiều chó lạ như vậy.

Có người nói đó là những con chó do một trang trại nuôi chó phía bên kia biên giới để sổng ra và xâm nhập vào. Lại có người khẳng định một xe chở chó phía bên kia biên giới bị tai nạn, làm chó xổng ra chạy tứ tung..

Việc chó lạ xuất hiện ở một số xã thuộc huyện Si Ma Cai và Mường Khương là có thật và đã có nhiều người bị chó lạ cắn. Chó lạ cắn người và tấn công gia súc đang gây tâm lý hoang mang trong nhân dân. Nhiều người vì sợ bị chó lạ tấn công nên không dám đi lại hoặc lên nương, lên rẫy một mình. Đặc biệt, lợi dụng trình độ nhận thức của người dân vùng cao còn thấp, một số kẻ xấu đã tung tin đồn thất thiệt, như có chó sói hoặc hổ báo tấn công người và gia súc.

Ngày 10/5, Chi cục Thú y tỉnh Lào Cai đã tham mưu với UBND tỉnh ban hành công văn chỉ đạo các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung.
Chiều 10/5, UBND tỉnh Lào Cai đã chính thức ban hành công văn này.

Phạm Linh
 

Shakhi Viet

Active Member
Thứ tư, 11 Tháng 5 2011 06:21

(GDVN) – Việc chó lạ xuất hiện ở một số xã thuộc huyện Si Ma Cai và Mường Khương là có thật và đã có nhiều người bị chó lạ cắn. Chó lạ cắn người và tấn công gia súc đang gây tâm lý hoang mang trong nhân dân.

Mặc dù lãnh đạo huyện Si Ma Cai và Mường Khương cũng như các ngành chức năng của tỉnh Lào Cai không khẳng định, nhưng theo người dân vùng giáp biên thuộc 2 huyện kể trên, thì chó lạ từ phía bên kia biên giới tràn về. Xung quanh sự việc này đã xuất hiện nhiều tin đồn thổi khiến người dân hết sức hoang mang.


Một con chó lạ bị bắt sống, chuẩn bị đưa đi tiêu hủy.

Từ giữa tháng 3/2011, tại các xã: Nậm Chảy, Pha Long, Tả Gia Khâu (huyện Mường Khương); Thào Chư Phìn, Quan Thần Sán, Bản Mế, Si Ma Cai (huyện Si Ma Cai) xuất hiện khoảng hai đến ba chục con chó lạ. Đây là những xã giáp biên của tỉnh Lào Cai với huyện Mã Quan (tỉnh Vân Nam - Trung Quốc). Theo lời kể của người dân địa phương, những con chó này thân thon dài, chân cao, tai nhọn, mắt đỏ, mõm dài, mầu lông đốm trắng, khoang đen trắng hoặc vằn vàng và đặc biệt là rất hung dữ.

Chúng thường vào nhà dân tranh cướp thức ăn với chó nhà, đuổi vồ gia cầm, thậm chí tấn công cả lợn, bê, nghé… Khi bị xua đuổi, những “mãnh cẩu” này thậm chí còn tấn công cả người.

Ông Phạm Bá Uyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Khương cho biết: Từ đầu tháng 3 đến nay, trên địa bàn huyện Mường Khương phát hiện 9 con chó lạ, trọng lượng từ 12 đến 19kg/con lạc đến thôn bản của 3 xã: Pha Long (4 con), Tả Gia Khâu (2 con), Nậm Chảy (3 con). Đến nay, đã tiêu diệt được 6 con (Tả Gia Khâu còn 1 con, Nậm Chảy còn 2 con chưa tiêu diệt được).


Vàng Thị Thủy (trái) và Tải Ý Phùng (phải), học sinh lớp 4A, trường tiểu
học xã Bản Mế (Si Ma Cai) bị chó lạ cắn ngày 12/4


Tại một số xã của huyện Si Ma Cai cũng xuất hiện những con chó tương tự. Ông Viên Đình Hiệp, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Si Ma Cai cho biết: Theo báo cáo của các địa phương và của cơ quan chuyên môn thuộc huyện, tính đến 8/5, có 15 người ở các xã biên giới của huyện bị chó lạ cắn (xã Bản Mế 6 người; xã Thào Chư Phìn 7 người; xã Quan Thần Sán 1 người và xã Si Ma Cai 1 người).

Tại xã Pha Long và xã Tả Gia Khâu (Mường Khương) cũng có một số người bị chó lạ cắn. Tuy nhiên, khi chúng tôi đến Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, lãnh đạo phòng từ chối trả lời vì cho rằng đây là vấn đề nhạy cảm, đang kiểm tra làm rõ.

Trước sự xuất hiện của chó lạ, nhân dân và chính quyền các xã biên giới đã rất cảnh giác, chủ động tiêu diệt giống chó lạ khi có cơ hội, sau đó đem đi chôn chứ không giết mổ, đồng thời nhanh chóng đưa những người bị chó lạ cắn đi tiêm phòng vắc-xin.


Một con cho bị người dân tiêu diệt tại xã Bản Mế (Si Ma Cai)

Được biết, sau khi biết tin xuất hiện chó lạ, Chi cục Thú y tỉnh Lào Cai đã có văn bản chỉ đạo Trạm Thú y 2 huyện Si Ma Cai và Mường Khương tham mưu cho UBND huyện triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống chó lạ. Ngày 18/4, UBND huyện Si Ma Cai đã ban hành công văn số 237 về việc ngăn chặn chó lạ gây hại.

Ngày 6/5, UBND huyện Mường Khương cũng có công văn số 279 về việc tăng cường các biện pháp tiêm phòng, tiêu diệt chó lạc đến gây hại.

Ông Đào Duy Kiên, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Lào Cai cho biết: Ngay sau khi có thông tin xuất hiện loài chó lạ, Chi cục đã khoanh vùng, kiểm tra, triển khai tiêu diệt và tiêu hủy chó lạ; những nơi đập chết chó được tiêu độc khử trùng kỹ lưỡng. Đồng thời, Chi cục tăng cường tiêm vắc-xin phòng dại bổ sung cho đàn chó tại các địa bàn trọng điểm. “Đánh giá ban đầu cho thấy, có thể đây là giống chó “béc””. – ông Đào Duy Kiên cho biết.

Một vị lãnh đạo huyện Mường Khương nhận định: Có thể những con chó này do một số đơn vị thi công các công trình trên địa bàn nuôi để sổng ra và lạc vào một số thôn, bản!

Tuy nhiên, những người dân vùng biên mà chúng tôi hỏi đều cho rằng chắc chắn những con chó này từ bên kia biên giới lạc sang, vì từ xưa đến nay ở đây chưa hề có giống chó như vậy, và trên địa bàn cũng không có đơn vị thi công nào nuôi nhiều chó lạ như vậy.

Có người nói đó là những con chó do một trang trại nuôi chó phía bên kia biên giới để sổng ra và xâm nhập vào. Lại có người khẳng định một xe chở chó phía bên kia biên giới bị tai nạn, làm chó xổng ra chạy tứ tung..

Việc chó lạ xuất hiện ở một số xã thuộc huyện Si Ma Cai và Mường Khương là có thật và đã có nhiều người bị chó lạ cắn. Chó lạ cắn người và tấn công gia súc đang gây tâm lý hoang mang trong nhân dân. Nhiều người vì sợ bị chó lạ tấn công nên không dám đi lại hoặc lên nương, lên rẫy một mình. Đặc biệt, lợi dụng trình độ nhận thức của người dân vùng cao còn thấp, một số kẻ xấu đã tung tin đồn thất thiệt, như có chó sói hoặc hổ báo tấn công người và gia súc.

Ngày 10/5, Chi cục Thú y tỉnh Lào Cai đã tham mưu với UBND tỉnh ban hành công văn chỉ đạo các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung.
Chiều 10/5, UBND tỉnh Lào Cai đã chính thức ban hành công văn này.

Phạm Linh
Hình như anh Mod KimCương cũng đang thi công xây xây chát chát cái gì ở vùng trên đó. Mỗi khi mỏi tay quá, KimCương lại lẻn vào Bát Xát để uống rượu, chắc do say quá nên quên khoá cổng, để xổng ... ra ngoài.
 

kieumailc

Active Member
Hình như anh Mod KimCương cũng đang thi công xây xây chát chát cái gì ở vùng trên đó. Mỗi khi mỏi tay quá, KimCương lại lẻn vào Bát Xát để uống rượu, chắc do say quá nên quên khoá cổng, để xổng ... ra ngoài.
:)):)):)) KC có hộ lộ ĐB 01 xe đá 25 tấn để xây hồ Koi.....nên ĐB quyết không khai mấy vụ KC say đâu nha=)):beer
 

KimCuong

Active Member
Hình như anh Mod KimCương cũng đang thi công xây xây chát chát cái gì ở vùng trên đó. Mỗi khi mỏi tay quá, KimCương lại lẻn vào Bát Xát để uống rượu, chắc do say quá nên quên khoá cổng, để xổng ... ra ngoài.
:)):)):)) KC có hộ lộ ĐB 01 xe đá 25 tấn để xây hồ Koi.....nên ĐB quyết không khai mấy vụ KC say đâu nha=)):beer
Ặc, các bác đưa thông tin này thì chết em. Em ở Văn Bàn chứ có phải ở Mường Khương đâu ạ. ^:)^

Đúng là đến mùa giáp hạt, đói đói nên thỉnh thoảng có lên Bát Xát ăn rượu với đồng bào Kiều thật. Nhưng trước khi đi em đều bảo khóa buộc cẩn thận, nên hầu hết khi say say về quân số vẫn đầy đủ. Mà nếu có con nào sổng thì cũng không thể vượt 140km từ Văn Bàn đến Mường Khương đâu. :-" :D
 
các bác chính quyền ra tay hạ sát như vậy không phải thất sách nhưng quả là hạ sách :))

thiếu cách hay sao mà phải diệt như diệt chuột thế chứ.
 

Shakhi Viet

Active Member
Ặc, các bác đưa thông tin này thì chết em. Em ở Văn Bàn chứ có phải ở Mường Khương đâu ạ. ^:)^

Đúng là
Ôi, vậy lại để cho MOD bị oan rồi, xin lỗi MOD nhé.
ơ nhưng mà sao MOD hay bị oan thế, lúc thì mọi người tưởng MOD là nhân vật xách notebook đi tầm Hmông cộc để đem bán dưới xuôi, lúc thì thấy MOD đi hái đào với ... đẹp, lúc thì ngồi với cô giáo vùng cao vv...
:D
 

Gia Cát Dự

New Member
Cái này do anh 3 Tàu chủ vụ chắc,anh 3 Tàu là hay nghĩ ra mấy trò này lắm,3 Tàu thâm thật :-s
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Chó dữ tấn công người dân vùng biên giới

Chó dữ tấn công người dân vùng biên giới

Một số xã vùng cao của hai huyện biên giới Si Ma Cai, Mường Khương (Lào Cai) gần đây xuất hiện những con chó tai dựng đứng, mõm nhọn, lông xù vào tranh cướp thức ăn của chó nhà và tấn công người dân.

Một người dân ở xã Thào Chư Phìn (Si Ma Cai) cho hay, chó lạ đã xuất hiện ở bản từ tháng 4, nhìn chúng mới đầu ai cũng nghĩ là chó sói bởi có tai nhọn dựng đứng, mõm nhọn, lông bù xù. Nhưng sau họ xác định không phải vì chó sói thường rất sợ người và không bao giờ dám vào sân nhà dân, trong khi giống chó lạ này còn tranh cướp thức ăn với chó nhà, thậm chí tấn công cả người.
Ngoài Thào Chư Phìn, một cán bộ huyện Si Ma Cai cho biết, chó lạ đã xuất hiện ở các xã: Bản Mế, Quan Thần Sán, Cán Cấu. Số lượng chó lên tới hàng chục con và đang sống lang thang. Ở xã Bản Mế, đầu tháng 4, chó lạ đã cắn một số học sinh tiểu học. Những em này ngay sau đó đã được tiêm phòng dại.



Một con chó lạ bị tiêu diệt và chuẩn bị tiêu hủy. Ảnh: Báo Lào Cai.

Ngày 10/5, ông Doãn Văn Hưởng, Phó chủ tịch UBND tỉnh đã ký công văn khẩn chỉ đạo các huyện, thành phố tổ chức các biện pháp phòng, chống bệnh dại. Công văn nêu rõ gần đây, trên địa bàn Mường Khương và Si Ma Cai xuất hiện đàn chó không rõ nguồn gốc, có nhiều biểu hiện nghi mắc bệnh dại tấn công người và gia súc, gia cầm.

Để hạn chế nguy cơ phát sinh dịch bệnh dại ở người và động vật do đàn chó lạ gây ra, lãnh đạo tỉnh chỉ đạo các huyện và thành phố tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho 100% đàn chó; tăng cường giám sát, phát hiện bệnh dại; bắt buộc người bị chó, mèo cắn, cào… phải tiêm phòng; thành lập tổ đội bắt giữ, tiêu diệt chó thả rông, chó không rõ nguồn gốc chạy rông, chó không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại...

Đến nay, sau khi tiêu diệt một số cá thể chó lạ, cơ quan chức năng đã xác định đó là chó nuôi, không phải hoang dã. Về nguồn gốc thì chưa có kết luận chính thức. Một số người cho rằng giống chó này do công nhân thi công các công trình trên vùng cao nuôi và bị sổng. Số khác lại cho rằng chúng thoát ra từ trang trại nuôi chó bên kia biên giới và luôn trong tình trạng bị đói.
Phương Dung
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Khống chế Bệnh Dại ở Bali - Indonesia

Bệnh Dại ở Bali - Indonesia có lúc ngoài tầm kiểm soát. Chó cắn chết nhiều người, nhiều người phải tiêm vaccine Dại.

Chúng ta hãy xem người dân Bali kiểm soát đàn chó hoang 400.000- 500.000 con bằng cách tiêm vaccine như thế nào? Trong ổ dịch Dại đã làm cho hơn 80 người chết trong vòng 2 năm qua, người ta buộc phải tiêu diệt những con chó mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh Dại. Những con khác phải tiêm phòng bằng vaccine 100% định kỳ hàng năm.

Mời nhấn chuột xem video ở đây!

Đoạn video trên có cảnh khâm liệm và chôn cất một người xấu số bị chó Dại cắn chết với lời của một bác sỹ ở Bali:" Sometime we should choose animal or human !"- " Cũng có lúc chúng ta phải biết lựa chọn Con Người hay Con Vật !".

 

anhtuyet

New Member
Mình đang nuôi 1 bé chó (tên Lucky) khoảng 1 năm tuổi, lúc ~ 3 tháng tuổi mình có tiêm dại và tiêm ngừa nhiều loại bệnh cho bé (mình ko tin tưởng tay thú y này lắm vì hắn đã tiêm thuốc và bị sốc thuốc cho 1 bé chó khác của mình).

Tình hình là Lucky bị sốt từ 23 tết, bé đi ko được nhưng đến khoảng mùng 10/1 âm lịch bé đi được chập chững, phần đầu hay lắc, sau đó chú mình ra hiệu thuốc mua thuốc depakine (động kinh ở người) cho bé uống, mấy ngày đầu bé ăn được ngủ được nhưng khoảng 10 ngày mình giảm liều thì bé bị giật (giống người bị động kinh, giật khoảng 3 ngày), sau đó mình thấy bé hơi sợ sệt và trốn dưới bàn 2 ngày sau khi bị giật (và lúc này cũng hết bị giật nữa vì ngưng thuốc), 3 ngày nay mình quan sát thấy bé ăn được, ko còn trốn dưới bàn nữa, ko sợ ánh sáng, ko sợ nước, ko bị chảy dãi, mắt lanh lợi,..

Anh/chị làm ơn tư vấn dùm chó nhà mình như vậy thì có bị dại hay ko? Vì mình nghĩ mấy ngày bé bị giật là do tương tác của thuốc động kinh depakine nên khi bé bị giật nhiều quá làm bé sợ uống thuốc nên có tình trạng trốn dứoi bàn như vậy, còn ox mình thì cho rằng chắc chắn là bé bị dại nên thủ tiêu bé đi :-w

Bây giờ bé đã khỏe lại, ko còn bị giật nữa nhưng 4 chi hơi yếu, đi khoảng 2-3 met thì ngã or ngừng lại. Tình trạng bé như vậy mình có tiêm ngừa dại cho bé được ko?

Mong các bạn giúp đỡ, cám ơn nhiều.
 
Top