• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

bài cực quí : người Thái tìm hiểu về chó Phú Quốc

Hix.Theo em chuyện lai với GSD từ xưa có nhiều khúc mắc.Vậy thì rất nhiều con PQ hiện nay là hậu duệ của dòng lai tạp à?
 

CENTIMET

Member
Hix.Theo em chuyện lai với GSD từ xưa có nhiều khúc mắc.Vậy thì rất nhiều con PQ hiện nay là hậu duệ của dòng lai tạp à?
chào em!

Em nói là chuyện lai tạp có nhiều khúc mắc ..vậy khúc mắc điểm nào?

Như em cứ hỏi thử xem: nếu em nói chó PQ của em thuần chủng thì anh nghĩ chắc em sẽ bị cãi cho đến mệt mỏi mới thôi ấy chứ
Nghĩa là chó PQ hiên nay đang bị lai tạp là đương nhiên...cái này ai cũng biết mà em!

LAi với chó cỏ ( Chó không được liệt vào dòng chó thuần chủng nào của Thế giới )
Lai với GSD Đức, GSD Liên Xô
Lai với Doberman
Lai với Great dane
Lai với cocker
Lai với Chó Xoáy Thái
Lai với chó Xoáy Nam Phi
Lai với Sharpei...
Lai với Shanauzer...

và Lai với nhiều hơn những gì anh liệt kê nữa...!

Vấn đề là vậy

Đôi khi so sánh lại em thấy hơi buồn cười..hi hi

Sách Race the chiens của ông bá tước HBL được FCI ( xem như là thánh kinh)...thì em thay chưa thuyết phục người VN mình lắm...trong khi cả thế giới thì tin dùng và áp dụng cho 84 nước thành viên của họ

bằng chứng là có những câu hỏi:
( liệu ông HBL đã từng thấy được bao nhiêu con chó PQ???)..

Vậy ông trọng tài, ông giám khảo....tai sao chỉ rành được vài giống chó mà vẫn chấm thi được trên 200 giống chó khác loại ???...HỌ căn cứ vào đâu để chấm thi mà vừa lòng chủ chó, vừa lòng khán giả, vừa lòng họ...

Còn tư liệu trên xuất hiện gần đây, mang tính chất thời sự là nhiều chứ không phải qua cách nhìn của một chuyên gia...
Về hình thể học...
Về di truyền học..
Chuyên gia chơi chó cảnh.. đẳng cấp thế giới...
...................................... .... và có sự so sánh chính xác giữa chó PQ VN với hơn 200 giống chó nổi tiếng khác trên thế giới .

Trên tinh thần biết ơn bác Dthong,bác Casamat và một số ACE khác có ý kiến mở mang kiến thức cho em....xin chân thành biết ơn

Đôi khi em tự hỏi:
Có phải ta đang nhìn về 01 phía ???

Em xin hêt!
 

dthong

New Member
Mình sẽ tìm cách dịch lại bài này chi tiết hơn với các ghi chú của người dịch từ Thái sang Anh và ghi chú của mình cùng với các nhận xét . Hy vọng có thể hoàn thành sớm . Còn về việc bảo tồn CPQ thì mình nghĩ chỉ có thể thực hiện tại đảo là lý tưởng nhất thôi. Vì ngoài phạm vi đảo, cho dù là chó của thành viên hội , lỡ cá nhân nào láu cá muốn đốt giai đoạn lai tạo chó PQ với các loại chó khác thì không thể nào biết được . Chuyện đem chó PQ đi thi quốc tế thì hãy khoan đã, việc bảo tồn dòng máu quí là quan trọng nhất . Người Thái mất hàng chục năm để chấn chỉnh dòng chó của họ trước khi trình làng quốc tế mà .
 

ngoc_anh

Member
Còn về việc bảo tồn CPQ thì mình nghĩ chỉ có thể thực hiện tại đảo là lý tưởng nhất thôi. Vì ngoài phạm vi đảo, cho dù là chó của thành viên hội , lỡ cá nhân nào láu cá muốn đốt giai đoạn lai tạo chó PQ với các loại chó khác thì không thể nào biết được.
Theo bạn nghĩ thế này thì chưa chắc đâu nì biết đâu ở đảo cũng có người láu cá thì sao? Còn riêng mình: nếu ai đã tâm huyết và có kiến thức thì ở đâu cũng có thể bảo tồn được. Còn nếu không thì cho bọn này ra đảo hoang mà nuôi và để giao phối tự nhiên thì hay hơn. Tất nhiên chúng ta sẽ thải loại những cá thể không đạt chuẩn khỏi danh sách truyền giống. May mà ở Ninh Thuận không có đảo chứ không tôi cũng đem vài con ra đó "vứt" cùng bọn thỏ, chuột, gà... Hoặc biết đâu ở một số đảo cũng còn nuôi chó PQ cũng nên như Cù Lao Xanh (Bình Định) hoặc một số đảo gần đất liền ý chứ. Vì dân chài cũng thỉnh thoảng mang vật nuôi đi theo.
 

CENTIMET

Member
rất biết ơn nếu bác Dthong có nhã ý như thế, để những người có tâm huyết như kiến thức còn kém như Cent học hỏi , mở mang thêm...Đó là 01 hành động thiết thực trong lúc này!

về phần bảo tồn xem ra quá đơn giản nếu chỉ đơn giản là bảo tồn! Phải hiểu nó ( chó PQ ) có ưu điểm vượt trội nào thì mới chọn lọc lại để phát huy...Chứ đem chó dỏm đi bảo tồn thì được gì.

Em thí dụ đơn giản:

Cách đây 2 năm em thích có 1 màu ,đen, đỏ, đuôi thẳng, khung xương hình vuông,50cm, chân trước thẳng, chân sau hơi khoe, cân nặng cở 18=>20kg, xoáy chuẩn, tai đứng, lông sát, bóng mượt, lưởi đốm, móng đeo, mí , môi đen, đầu tam giác, phai có xươgn chẩm nhô cao, hú nhiều càng tốt..v.v

Thế nhưng giờ lại khác:

Đâu phải con nào có khung xương 50 cm vuông, ngực sa dạ thắt cũng đẹp, liệu có bị hẹp ngực hay không, góc xương vai là nhọn hay tù..v.v , tướng chạy có gập gềnh, nhấp nhô, chân đá tùm lum....v.v..Những con dòm đẹp nhưng chạy tới chạy lui lòi ra nhiều cái xấu xí thì nuoi cung chỉ tốn cơm...nếu có ý định nuôi để xem xét, tìm hiểu thì không sao...vì có hiểu mới khôn được!

rồi nó đẹp là 1 chiện đáng quí, nhưng nó có truyền cái đẹp của nó lại cho con nó hay không ? Chứ đâu phải chó cha me đẹp thì con nó đẹp đâu..
Cái này đâu phải chó PQ nào cũng làm vậy được.

Rồi răng nó có thiếu các răng P1,p2,p3... hay không?

Tóm lại giờ cách chọn chó của em khác xưa cũng vì biết được chiện thế giới chơi chó như thế nào, FCI tổ chức thi chó ra sao...

Đó là em trình bày ở đây cho thấy sự chuyển biến của cách chơi chó PQ của em, mặc dù còn non kém ...nhưng em biết mình đang đi đúng hướng...theo kịp hiệp hội chó Giống Quốc Gia và FCI nữa....

bác Dthong chắc bên USA khogn biết VN đã đưa 1 chân vào FCI rồi mà...chân kia sẽ hội tụ tại FCI trong vài tháng nữa trhôi chứ có xa xôi lắm đâu...mà phải từ từ ...
 

Do_Loi

Member
Tôi có mấy cái suy nghĩ thế này:

1) Ở dưới bài này có chú thích là "tác giả gọi những con chó xoái lưng ở đảo PQ là chó xoái lưng Thái" => tóm lại là ông này người Thái & theo tôi thì họ viết bài này vẫn với mục đích ... quảng cáo cho chó xoáy Thái (không phải họ nói là chó PQ tốt hơn chó xoáy Thái - mà là chó xoái Thái ở đảo PQ tốt hơn chó xoái Thái ở Thailand)

2) Tại sao ta không nghi ngờ 2 vấn đề này
- "Chó xoáy Thái ở đảo PQ to con hơn chó xoái Thái ở Thailand" => thực tế thì ngược lại, kể cả những năm 90 thì chắc chó đảo PQ (chưa được sàng lọc) cũng khó to hơn chó xoái Thái được (đã được sàng lọc & lựa chọn trong 30 năm)
- "Chó xoái Thái ở PQ bị lai với GSD"

để rồi sau khi chúng ta "tự sướng" thì họ nói lại là (1) Chó ở đảo PQ là chó xoái thái lan và (2) Chó đảo PQ là chó lai - còn chó ở thailand là chó có bị pha tạp chút xíu, nhưng đã được sàng lọc lại, rồi còn hàng trăm thứ bà rằn khác mà tôi không hiểu được do không rành anh ngữ lắm.

Nhưng dù sao cũng rất cám ơn bạn dthong về tài liệu này - trong đó có những tấm ảnh khắc họa khá rõ nét chân dung con chó xoái PQ những năm 90 - cho dù rất mờ trong ảnh đen trắng!
 
Trong suốt thập kỷ 1960-1970, chiến tranh đã làm tổn hại nghiêm trọng đến chó ở Phú Quốc. Rất nhiều người lính Bắc Việt bị bắt giữ và chuyển ra đảo như những tù nhân ở Phú Quốc. Với những người tù, thức ăn trên đảo là chó và một số loại động vật có vú khác.
Thêm một chi tiết đáng ngờ và buồn cười trong câu chuyện này: Tù nhân ở đảo PQ đói lắm, học bị nhốt kỹ lắm chứ không được đi lại thoải mái và xơi thịt chó xả láng tới mức làm tổn hại đến số lượng CPQ đâu :p
(Nói chung người tung thông tin này lên mạng đã rất cẩn thận nói rằng đây là tài liệu dịch lại, và không chịu bất cứ trách nhiệm nào về thông tin được đưa ra)
 
chào em!

Em nói là chuyện lai tạp có nhiều khúc mắc ..vậy khúc mắc điểm nào?

Như em cứ hỏi thử xem: nếu em nói chó PQ của em thuần chủng thì anh nghĩ chắc em sẽ bị cãi cho đến mệt mỏi mới thôi ấy chứ
Nghĩa là chó PQ hiên nay đang bị lai tạp là đương nhiên...cái này ai cũng biết mà em!

LAi với chó cỏ ( Chó không được liệt vào dòng chó thuần chủng nào của Thế giới )
Lai với GSD Đức, GSD Liên Xô
Lai với Doberman
Lai với Great dane
Lai với cocker
Lai với Chó Xoáy Thái
Lai với chó Xoáy Nam Phi
Lai với Sharpei...
Lai với Shanauzer...

và Lai với nhiều hơn những gì anh liệt kê nữa...!

Vấn đề là vậy

Đôi khi so sánh lại em thấy hơi buồn cười..hi hi

Sách Race the chiens của ông bá tước HBL được FCI ( xem như là thánh kinh)...thì em thay chưa thuyết phục người VN mình lắm...trong khi cả thế giới thì tin dùng và áp dụng cho 84 nước thành viên của họ

bằng chứng là có những câu hỏi:
( liệu ông HBL đã từng thấy được bao nhiêu con chó PQ???)..

Vậy ông trọng tài, ông giám khảo....tai sao chỉ rành được vài giống chó mà vẫn chấm thi được trên 200 giống chó khác loại ???...HỌ căn cứ vào đâu để chấm thi mà vừa lòng chủ chó, vừa lòng khán giả, vừa lòng họ...

Còn tư liệu trên xuất hiện gần đây, mang tính chất thời sự là nhiều chứ không phải qua cách nhìn của một chuyên gia...
Về hình thể học...
Về di truyền học..
Chuyên gia chơi chó cảnh.. đẳng cấp thế giới...
...................................... .... và có sự so sánh chính xác giữa chó PQ VN với hơn 200 giống chó nổi tiếng khác trên thế giới .

Trên tinh thần biết ơn bác Dthong,bác Casamat và một số ACE khác có ý kiến mở mang kiến thức cho em....xin chân thành biết ơn

Đôi khi em tự hỏi:
Có phải ta đang nhìn về 01 phía ???

Em xin hêt!
Nói như anh phức tạp quá không ai hiểu nổi.Chốt lại 1 câu ý anh là những con PQ hiện nay đều là hậu duệ của PQ thuần chủng và các loài trên à?:thingking:.Nhưng những đặc điểm của những loài kia đâu có trên PQ.Doberman hay coker chẳng hạn.?
 

dthong

New Member
Bài dịch: Thăm đảo Phú Quốc, Việt Nam

Tác giả: Anusorn Supmanue
Dịch sang Anh Ngữ bởi Panuchai “Pop” Praditbatuga
Nguồn: http://web.archive.org/web/19981202155034/http://members.aol.com/lerdrit2/tr1.html
******************************************************************


Bài nguyên bản được viết bằng tiếng Thái bởi ông Anusorn Supmanue (xem chú thích 1).

Bài gốc tiếng Thái là một nhật ký lữ hành được viết bằng ngôi thứ nhất (xưng tôi) .
Nhìn theo khía cạnh giáo dục thì nhật ký cá nhân có thể thiếu tính xác thực của ngành khoa học; tuy nhiên, nó là một nguồn tài liệu quan trọng ở chỗ nó đưa ra các thông tin quan trọng dựa trên quan sát trực tiếp . Do hầu hết chúng ta không có cơ hội để tới Phú Quốc ở Việt Nam, thông tin này là một tài liệu vô giá . Khi dịch bài này, tôi tránh dịch từng chữ để bảo đảm sự trung thực của bài . Dù vậy, tất cả các thông tin quan trọng của bài nguyên gốc đều được để nguyên. Tôi cũng quyết định để bài dịch này ở ngôi thứ ba ( thay vì dùng chữ nguyên chữ "tôi" trong bài dịch sang tiếng Anh thì Pop Praditbatuga dùng chữ "ông Supmanue") vì tôi cảm thấy như vậy thỏai mái hơn khi tôi diễn tả lời của một người khác .

Điểm dừng đầu tiên: Thành Phố Hồ Chí Minh

Sau khi nhận được chiếu khán du lịch để thăm Việt Nam, ông Supmanue và những người bạn lên chuyến bay từ Bangkok, Thái Lan để tới thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam vào năm 1990. Chuyến bay mất khỏang 1 tiếng 15 phút . Khi có mặt ở Thành Phố Hồ Chí Minh, họ nghỉ tại một khách sạn để lên kế họach tới Phú Quốc . May thay, họ gặp một người Việt Nam không chỉ ra Phú Quốc mà còn là một người rành về khu vực này . Họ mướn thêm một hướng dẫn viên du lịch với giá $20 . Cả nhóm bay ra Phú Quốc bằng một máy bay 2 cánh quạt có sức chứa 20 người . Mỗi tuần chỉ có 1 chuyến bay ra đảo mà thôi .


Trên đảo Phú Quốc
Đảo Phú Quốc vào năm 1990 có mật độ dân số khỏang 50,000 dân . Nhóm của ông Supmanue trước tiên là làm quen với các vị lãnh đạo địa phương, và được họ giới thiệu thêm những hướng dẫn viên địa phương để giúp vào việc tìm kiếm . Việc di chuyển trên trên đảo không được dễ dàng . Toàn đảo chỉ có 3 xe ôtô và 7 xe tải, trong đó 4 xe không sử dụng được . Do đó, việc tìm kiếm của cả nhóm được thực hiện hầu như bằng chân . Cuộc tìm kiếm mất khỏang 4 ngày 3 đêm.





Cả nhóm quan sát nhiều Chó Xoáy (xem chú thích 2), hầu hết được tập trung tại khu vực chợ búa tình cờ cũng được gọi là Đường Bangkok . Hầu hết các xoáy lưng có hình mũi tên . Lưng chó ở Thái Lan có các xoáy rơi vào một trong tám dạng chính . 1) Hình Kim, 2) Hình Chắp tay Lạy, 3) Hình đàn Lute, 4) Hình đàn violin, 5) Hình yên ngựa, 6) Hình mũi tên, 7) Hình lá đa, và 8) Hình chai Bowling . Trong các loại trên, loại chó có xoáy hình mũi tên được xem như là loại có chất lượng cao nhất nếu nói về tính thuần chủng và sự ưa thích .


Trong thập niên 1960-70, cuộc chiến giữa Bắc Việt và Nam Việt đã có một ảnh hưởng xấu tới quần thể chó tại Phú Quốc . Nhiều người Bắc Việt bị bắt bởi quân đội miền Nam và bị đày ra đảo Phú Quốc. Với những tù binh thì thực phẩm trên đảo gồm có chó và các loại thú khác .

Hậu quả là quần thể chó xoáy trên đảo Phú Quốc bị suy giảm nghiêm trọng trong thời gian này . Ngoài ra sự thuần chủng của nhiều con chó cũng bị ảnh hưởng . Lính Mỹ sử dụng nhiều chó bẹcgiê Đức để canh giữ tù binh trên đảo . Các con chó bẹcgiê giao phối với chó địa phương mà cho đến nay các con chó lai vẫn còn được thấy trên đảo . Tuy vậy, ông Supmanue chỉ ra rằng dù với những ảnh hưởng lên chó xoáy trong cuộc chíến Việt Nam, quần thể và sự thuần chủng của chó trên đảo vẫn vượt trội chó xoáy Thái ở Thái Lan . Tại Thái Lan, các giống chó ngoại quốc được người châu Âu đem sang hoặc do giới giàu có người Thái nhập vào thời Rattanakosin hơn 200 năm trước . Các giống chó này dần dần lai tạp với chó bản địa . Cuối cùng, nhiều con chó ở Thái không có đủ các đặc điểm của những con chó xưa (xem chú thích 3). Ông Supmanue mô tả chó ở Phú Quốc khác chó ở Thái ở những điểm sau 1) chó Phú Quốc to con hơn; 2) Đuôi đẹp hơn ( giống như lưỡi gươm), 3) Ngực sâu hơn, 4) Lông dài hơn một tí, 5) Mõm đen hơn . Nói tóm lại, nhóm của ông Supmanue tìm thấy nhiều con chó xoáy trên đảo Phú Quốc với dáng vẻ là dòng dõi tốt của chó xoáyThái cổ xưa .

Như đã nói ở trên, xe máy trên đảo rất hiếm . Do đó người dân phải đi bộ . Do đó, săn bắn trên đảo cũng bằng chân nốt . Thợ săn địa đôi khi gặp cả cọp, nhưng con vật mà người địa phương gờm nhất là heo rừng . Để giảm thiểu sự nguy hiểm cho người đi săn, một nhóm chó xoáy khỏang bốn đến năm con thường được sử dụng để đi săn . Một con lợn rừng thường quá mạnh dù là đối với cả đàn chó . Do vậy, để giết được heo rừng, thợ săn phải săn ban ngày vào mùa khô . Lúc này là lúc các vũng nước bị khô hết, do đó làm cho heo rừng ít họat động và dễ bị kiệt sức hơn . Sau chiến tranh Việt Nam, nhiều thợ săn địa phương có trang bị súng M-16 . Thế thì tại sao họ lại cần chó để săn ? Súng M-16 thường dùng để săn heo rừng vào ban đêm vốn nhanh nhẹn và lẩn trốn tài hơn . Tiếc rằng, nhiều người không có đèn săn để săn ban đêm . Do đó, súng M-16 chỉ được dùng để làm hiệu ra lệnh cho chó lao vào cuộc săn . Trên thực tế, khi thợ săn nổ súng chỉ thiên, mấy con chó háo hực chạy ngay lại chỗ anh thợ săn . Chiến thuật của thợ săn là lùng dấu vết của con lợn đi đơn độc . Nó sẽ theo bản năng chạy trốn khỏi lũ chó cho đến khi bị dồn vào đường cùng .



Do thiếu nước và dưới sức nóng hầm hập, con heo rừng biết rằng nó sẽ không chạy được xa . Nó phải tìm một cái cây để tựa lưng vào tự vệ . Tới thời điểm này thì mọi việc hoàn toàn tùy thuộc vào phán đoán của người thợ săn có cần cho chó tấn công heo rừng hay chỉ bao vây thôi . Quyết định này phụ thuộc vào sự quan sát kỹ lưỡng xem con heo có bị kiệt sức chưa . Nếu con heo chưa thật sự bị kiệt sức, nó có thể làm bị thương nặng hoặc giết vài con chó . Tuy vậy, một con heo đã bị kiệt sức rồi có thể bị hạ gục bởi một đàn chó . Mỗi con sẽ cắn các cẳng chân và các nơi khác trên cơ thể heo rừng . Người thợ săn sẽ núp vào một chỗ gần đó để theo dõi . Lý do là vì không có mặt chủ, những con chó này vẫn đủ khôn để khống chế con heo rừng nguy hiểm một chỗ bằng cách quấy nhiễu nhưng không tấn công . Nếu muốn chó lao vào tấn công, thì người chủ chỉ cần xuất hiện trước mặt con heo . Lúc này, do bản năng bảo vệ chủ, các con chó sẽ nhảy vào tấn công heo rừng để người chủ không bị nguy hiểm . Điều thú vị là những người đi săn không cần dạy chó của họ cách săn . Thay vào đó, các con chó nhỏ sẽ học cách săn từ những con chó lớn



Ông Supmanue đã xem xét và thấy rằng những con chó Thái khôn và đắc lực nhất có những đặc điểm sau (xem chú thích 4): 1) Chót đuôi có màu đen, 2) Móng đen, 3) Mõm đen, 4) Đốm lưỡi, 5) Xoáy mũi tên, 6) Lông hung đỏ, 7) Gốc đuôi tam giác . Để kiểm tra giả thuyết này, ông Supmanue đã viếng thăm nhiều nhà có từ 11 đến 15 con chó xoáy tại Phú Quốc . Sử dụng bảy tiêu chuẩn này, ông đã đoán chính xác những con chó được chủ nhà cho là quí và khôn nhất .
Tại Phú Quốc, nhiều chó có năm tới sáu đặc điểm đã nêu trên . Mặc dầu số lượng không nhiều lắm, nhưng người địa phương nói là có những con chó có tất cả 7 đặc điểm trên . Ngược lại, không có con chó nào ở Đông Thái Lan có đủ 7 đặc điểm đó . Theo ông Supmanue, những cố gắng của các nhà lai tạo Thái để hồi phục 7 đặc điểm này trên chó xoáy Thái thành công 75% vào thời điểm 1990. Trước khi rời đảo, cả toán chia nhau trong một khu vực rộng lớn để tìm con chó có đủ 7 đặc điểm . Họ đã tìm được một con chó như vậy, và người chủ chịu bán cho ông Supmanue . Con chó gần như hoàn hảo, với một lỗi nhỏ là hình mũi tên không được rõ như yêu cầu . Tuy vậy, chú chó ba tháng tuổi tỏ ra rất khôn và đáng yêu. Ông Supmanue để ý rằng nó là con chó ba tháng tuổi duy nhất trên đảo mà ông có thể đến gần để vuốt ve . Tất cả các con chó cùng độ tuổi khác quá dữ và dè chừng nên không tới gần được . Cả nhóm kết thúc cuộc tìm kiếm và trở về thành phố Hồ Chí Minh bằng thuyền .


Lời nhắn của Pop Praditbatuga

Tôi chỉ muốn đưa ra lời kết rằng là một người dịch bài, tôi không chịu trách nhiệm cho tính hiệu lực của các thông tin trong bài này hoặc bất cứ bài nào trong tương lai mà tôi có thể chuyển dịch . Tuy nhiên, vì thông tin về giống chó (Thái) bằng Anh ngữ quá hiếm hoi, tôi muốn khuyến khích những người đam mê chó Thái hãy có cái nhìn thoáng hơn với thông tin mới . Chúng ta đang ở giai đoạn thu thập thông tin. Chúng ta không có đủ các tài liệu đã được chuyển dịch để lập nên một giả thuyết về lịch sử của loại chó này một cách chính xác . Chỉ khi nào chúng ta có được đầy đủ các thông tin đó thì chúng ta mới xác nhận hoặc gạt bỏ những thông tin cũ . Chó xoáy Thái có một lịch sử xa xưa . Ngay cả các giống chó được biết tới nhiều hơn cũng có những tranh cãi về lịch sử của chúng . Chó Thái quí hiếm nên cũng không ngoại lệ

GHI CHÚ CỦA POP PRADITBATUGA
1. Khi dịch tên người Thái sang tiếng Anh có thể có những cách viết khác nhau . Do đó có thể tên của ông Anusorn Supmanue có thể đánh vần khác hơn ở đây . Ví dụ như họ của tôi là Praditbatuga có thể viết là Praditbatuka theo lối viết của một số họ hàng của tôi, mặc dù khi viết bằng tiếng Thái thì giống nhau .

2. Với giả dụ là chó xoáy Thái và chó Phú Quốc có cùng tổ tiên, tôi gọi những con chó trên đảo Phú Quốc là chó xoáy Thái . Đây là cách mà ông Supmanue thường gọi . (Trong bài dịch sang tiếng Việt, xin chỉ để là chó Xoáy để tránh lẫn lộn cho độc giả Việt Nam)

3. Hầu hết các thông tin từ các tài liệu bằng tiếng Anh cho rằng sự nghèo nàn về phương tiện giao thông ở vùng Đông Thái Lan đã giúp giống chó xoáy ở Thái thuần chủng trong nhiều trăm năm . Ngược lại, ông Supmanue tin rằng có một giai đoạn các giống chó ngoại đã làm lai tạp quần thể chó xoáy Thái tại Thái Lan đến độ chó Thái ngày nay có kém hơn các con chó tại đảo Phú Quốc về độ thuần chủng và chất lượng .

4. Bài gốc ngụ ý rằng các đặc điểm này nằm trên chó xoáy Thái xưa theo các tài liệu cũ . Tuy nhiên, vì bài này được dựa trên sự quan sát và tìm hiểu hơn là dựa trên các tài liệu khoa học, do đó không được trích nguồn tham khảo .


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bankitsophon, Samran. (Date not printed). Mah Thai. Bangkok, Thailand: Kaset Book. p. 54.
2. Supmanue, Anusorn. (1991). Opening the travel journal to discuss the tracing of the Thai Ridgeback Dogs: From Phu Quoc Island in Vietnam. Nature & Pet Magazine, Year 3, Volume 24, 87-90.
 

dthong

New Member
Trong bài viết, có đoạn miêu tả chó Phú Quốc có "deeper chest", tôi không biết dịch sao cho chính xác . Ai rành về chó xin cho ý kiến .
Trong bài có nhiều chi tiết không chính xác lắm vì tác giả chỉ đi tìm hiểu trong một thời gian ngắn . Ví dụ như chuyện tù binh trên đảo thịt hết chó Phú Quốc khá vô lý . Tù binh bị giam giữ một nơi, có đâu mà đi lông nhông cả đảo để bắt chó ăn đến độ làm giảm số lượng chó . Chuyện gặp cọp trên đảo có lẽ là câu chuyện của dân địa phương kể lại thời khẩn hoang . Cọp trên đảo Phú Quốc thì chưa nghe nói bao giờ .

Ông Supmanue cũng nói rằng chó Phú Quốc lớn con hơn chó Thái . Điều này hơi trái ngược với hoàn cảnh hiện nay . Có lẽ ông Supmanue chỉ nhắm vào những con chó có đặc điểm thuần chủng đối với ông và các con này to con hơn chó Thái ở giai đoạn chưa tinh lọc.

Trong bài cũng nói đến khu chợ có tên "Bangkok way", tôi cũng không biết tên Việt là gì? "đường Vọng các", "đường Bangkok", hay "phong cách Bangkok"? Hay ý tác giả muốn nói đến thị trấn Dương Đông ? Có ai biết rõ khu vực Phú Quốc xin cho biết thêm .

Qua bài về chuyến tìm hiểu chó Phú Quốc của tác giả Thái, chúng ta thấy rằng họ làm việc rất chu đáo . Họ biết cách tiếp cận đúng đối tượng, đó là những thợ săn như trong hình có người đang cầm súng với bầy chó lẩn quẩn gần đó . Chó Phú Quốc vốn là nòi chó săn, nên việc tiếp cận những người đi săn là điều cần thiết để gặp những con chó có các đặc điểm quí . Chỉ có dân săn mới quí giá trị con chó và họ mới gìn giữ nòi giống của chúng . Và qua bài viết chúng ta cũng thấy rằng họ không đánh giá thấp các tiêu chuẩn về chó khôn trong dân gian .
Bài viết cũng hé lộ một sự thật là chó Thái ngày nay mới được tinh lọc trong một thời gian gần đây từ một quần thể chó đã bị lai tạp tương tự như quần thể chó Phú Quốc chứ không như nhiều người tưởng rằng chó Thái đẹp như trong hình là từ xa xưa tới nay . Dứt khoát không có chuyện chó Thái có vóc dáng đẹp như vậy từ bao lâu nay . Và cũng qua đó câu hỏi kế tiếp của chúng ta rằng, đã là tái tạo giống chó thì họ dựa vào mẫu chó nào để tái tạo con chó Thái của họ ? Họ có bản vẽ chi tiết nào về con chó cổ mà các thông tin về chó Thái trên internet không hề thấy nhắc tới? Tại sao sau một thời gian tái tạo, cái đích đến của họ lại nhìn giống hình vẽ con Xoài? Trước đây nhiều người co thắc mắc vấn đề này và suy luận con Xoài con Chuối cũng chỉ là hậu duệ của chó Thái . Nay với thông tin mới, chúng ta có quyền đặt câu hỏi ngược lại : phải chăng họ dựa vào mẫu vẽ của chó Phú Quốc để tái tạo dòng chó của họ vì họ tin chắc rằng chó Phú Quốc là hậu duệ của chó Thái và bản vẽ này là bản vẽ chi tiết và xưa nhất có được hiện nay? Xin các bạn cho ý kiến
 

dthong

New Member
xin phép bạn catsamac cho mình sử dụng các link hình ảnh của bạn .
Về tài liệu này thì đây là bài viết từ năm 1990 trước khi VN rục rịch chuyện thương hiệu chó xoáy cho nên mục đích của họ không phải làm cho người Việt tự sướng đâu . Họ viết bằng tiếng Thái cho người Thái đọc nhưng may mắn có một người Thái dịch sang tiếng Anh nên chúng ta mới có
 

gnoulal

Member
Theo mình chỉ có dân đảo PQ mới có thể nuôi và theo dõi một dòng chó qua nhiều đời và đánh giá thế nào là một ưu điểm vượt trội(gen trội), có được giữ lại qua chọn lọc tự nhiên hay không.Hơn nữa, để giữ nghề và bí quyết lai tạo chó, họ sẽ biết con chó thế nào là ưu việt nhất để chọn giống không bán và chỉ truyền kinh nghiệm cho con cái trong nhà. Do đó, nếu có dịp, có lẽ chúng ta nên tổ chức tham quan PQ 1 chuyến chăng?. chứ làm nhiệm vụ bảo tôn chó PQ mà chưa từng biết thế nào la đảo PQ thì cũng chán lắm.
 

tribm.ts

Member
Tại Phú Quốc, nhiều chó có năm tới sáu đặc điểm đã nêu trên . Mặc dầu số lượng không nhiều lắm, nhưng người địa phương nói là có những con chó có tất cả 7 đặc điểm trên . Ngược lại, không có con chó nào ở Đông Thái Lan có đủ 7 đặc điểm đó . Theo ông Supmanue, những cố gắng của các nhà lai tạo Thái để hồi phục 7 đặc điểm này trên chó xoáy Thái thành công 75% vào thời điểm 1990. .
Đọc toàn bộ bài dịch của bạn và đến đoạn này tôi có cảm giác họ đã bắt đầu hoài nghi về nguồn gốc của chó Thái, rất có thể chúng là hậu duệ của PQ khi sang Thái một phần do không còn mội trường thích hợp, một phần do bị lai tạp với nhiều giống khác trên đất liền nên không có con chó nào ở Đông Thái Lan có đủ 7 đặc điểm đó.

Chuyện gặp cọp trên đảo có lẽ là câu chuyện của dân địa phương kể lại thời khẩn hoang . Cọp trên đảo Phú Quốc thì chưa nghe nói bao giờ .
Tôi có nghe nói về chuyện này nhiều lần khi ra đảo PQ, và trong dân Nam Bộ những người chơi chó lâu năm (ở những vùng miền biển nơi có giao lưu thương mại với PQ) vẫn ca ngợi chó PQ là loài chó duy nhất trên thế giới không bỏ chạy khi gặp Hổ, tiếc rằng chưa được kiểm nghiệm.
 

TaiVenh

Active Member
Trong bài viết, có đoạn miêu tả chó Phú Quốc có "deeper chest", tôi không biết dịch sao cho chính xác .
Cái này có phải các chuyên gia PQ nhà mình gọi là "Ngực sa" không ạ? Trong câu "Ngực sa, dạ sát" đó bác.:day dreaming:
 

ly-giang

Chuyên gia Bulldog
Theo tôi: "deeper chest": thường dùng để chỉ "NGỰC SÂU". Khi nhìn từ hướng ngang của chó, bạn sẽ thấy được chiều sâu của lồng ngực. Đặc điểm ngực sâu thường thấy rõ ở những dòng chó săn. "NGỰC SÂU" khác với "NGỰC RỘNG". Muốn nhìn một con chó có lồng ngực rộng hay không, chúng ta sẽ nhìn phía trước chó.
 

dingoo

<color="Orange">Chuyên gia</color>
Theo tôi: "deeper chest": thường dùng để chỉ "NGỰC SÂU". Khi nhìn từ hướng ngang của chó, bạn sẽ thấy được chiều sâu của lồng ngực. Đặc điểm ngực sâu thường thấy rõ ở những dòng chó săn. "NGỰC SÂU" khác với "NGỰC RỘNG". Muốn nhìn một con chó có lồng ngực rộng hay không, chúng ta sẽ nhìn phía trước chó.
Để bổ sung ý kiến phần này của Anh Ly Giang tôi xin phép đưa vài tấm hình về chú chó PQ có ngực sâu "deeper chest": , để cùng nhau tham khảo .





 

soi_lua

Member
Em có thêm cái hình này để minh họa rõ hơn về độ sâu của ngực



Độ sâu của ngực chính là đoạn (3) trong hình vẽ.

Các bản tiêu chuẩn khi nói: chó có ngực sâu đến khủy chân trước => khi nhìn ngang ta thấy đường diềm dưới cùng của ngực ngang bằng với khủy chân trước.

Deeper chest => dịch ra tiếng Việt là "ngực sâu hơn" => được hiểu là khi nhìn ngang, chó ở đảo PQ có đoạn (3) dài hơn.
 

tribm.ts

Member
-Ngực sa, chính xác rồi.
-Nhìn các con PQ cách đây 20 năm so với những con chúng ta đang nuôi bây giờ cũng chẳng có gì khácỉ, chứng tỏ nguồn Gien vẫn tốt đấy chứ.
-p/s TAIVENH: Trước có được đọc bài "Chó một thời để nhớ " hình như do TV up lên, rất hay, chờ mãi chưa có phần 2 ??
 

dingoo

<color="Orange">Chuyên gia</color>
Hix.Theo em chuyện lai với GSD từ xưa có nhiều khúc mắc.Vậy thì rất nhiều con PQ hiện nay là hậu duệ của dòng lai tạp à?
Việc (nếu có ) GSD lai với chó PQ thì không đáng kể , mục đích của chó GSD được huấn luyện để mang sang PQ là để bảo vệ trong khuôn viên trại giam giử , nên việc nếu có GSD thoát ra ngoài để phối giống là rất thấp , phải qua bao lớp hàng rào .

Hình ảnh trại giam thời chiến tranh , các dảy nhà tôn phía bên trong , các tường rào củ bị mục nát , nay xây mới lại hàng rào để bảo vệ khu di tích này , phía xa là những tháp canh .



 

soi_lua

Member
Thêm một ít thông tin về chó Thái để các bác tham khảo.

Những thông tin này do ông [FONT=&quot]Khun Nor Chanwongthiwa [/FONT]viết ra và được bạn hunglvq sưu tầm. Xin cám ơn hunglvq nhé!

===========


I) Chất lông của chó xoáy Thái (TRD)


1) TRD lông dài.


Lông không dài quá 2cm. Lông dài có ưu thế giúp chó chống lại những ảnh hưởng của muỗi, côn trùng… Do đó, người nuôi ít phải chăm sóc chó về da lông và chó ít gặp các bệnh về da như mẩn ngứa… Tuy nhiên, để bộ lông của chó loại này đẹp và loại bỏ các ký sinh trùng trên người chó cũng khó khăn hơn.



2) TRD lông ngắn.


Trong quá khứ, giống chó này rất phổ biến với các người nuôi. Chúng trở nên kém phổ biến hơn khi chó lông nhung được nhân rộng. Ngày nay, chó lông ngắn lại được phổ biến trở lại vì những ưu thế của chúng. Cần ít thời gian và chi phí cho việc chăm sóc lông, dễ dàng tắm rửa sạch sẽ và loại bỏ ký sinh trùng trên người chó. Loại lông này cũng giúp chó chống được muỗi và côn trùng đốt, nên cũng ít bị các bệnh ngoài da. Các trại chó không cần mắc màn cho chó. Cuối cùng, loại lông này làm cho bờm chó nhìn rõ hơn khi so với các con TRD có các loại lông khác.



3) TRD lông nhung.


Loại này hiện rất phổ biến, có lông ngắn và mềm. Lông này không giúp chó chống được muỗi và côn trùng cắn, nên chúng thường bị các bệnh ngoài da, khi đó nhìn rất xấu. Lông kiểu này cũng làm cho bờm lưng gần như không thấy rõ. Người nuôi phải tốn rất nhiều chi phí cho việc chăm sóc và bảo vệ làn da của chúng.


=====================

II) Các màu lông của TRD.

1. Màu xám (Blue-gray or gray Ridgeback dogs).

Chúng được ông Ruang Paripon Potchanapisut tạo ra từ 1 con chó cái màu xám không có bờm lưng và 1 con chó đực màu xám đen có bờm lưng. Thế hệ thứ nhất của chúng có màu xám đen, xám tàn thuốc lá và xám bạc. sau đó, chúng được lai tạo với những con chó không có xoáy ở tỉnh Trad và Chantaburi, từ đó tạo ra loại TRD xám lông nhung, mềm như ngày nay. Mày xám này có bộ gien không ổn định vì chúng có những khiếm khuyết gen lặn (hidden defects).



2. Màu đỏ (Red Ridgeback dogs)

Xuất xứ từ các giống chó bản địa ở vùng phía đông, gồm các tỉnh như Trad, Chantaburi và Rayong, có lông ngắn và trung bình, không quá dài. Sau đó được lai tạo thành chó xoáy lưng với kiểu lông ngắn, mềm và lông nhung (Then the reds were developed into Ridgeback dogs with short, fine and velvet-like hair). Dòng này tương đối ổn định về gien. Hiện rất được ưa chuộng, chúng gồm cả các màu nâu nhạt (pale brown), nâu (brown) và cả nâu sậm (dark brown).



3. Màu đen (Black Ridgeback dogs)

Màu đen là màu trội đối với tất cả các màu khác. Màu này cần phải hoàn toàn đen, làm cho lông bóng lên trông rất đẹp.



4. Màu trắng (White Ridgeback dogs).

Màu này rất hiếm và khó gặp. Chó có màu trắng tinh, trông rất đẹp. Lông có kiểu ngắn, mềm hoặc lông nhung. Những tông màu thuộc nhóm này gồm cả màu trắng ngả vàng, hoặc vàng nhạt. Mũi cần phải đen, nhưng nhiều con bị bạch tạng (albino-mũi trắng) hoặc mũi có màu hồng. Mắt có màu vàng đỏ, vàng hoặc màu tối. Móng chân có màu trắng hoặc hồng.



5. Chó màu đen nâu (nguyên văn: Green Ridgeback dogs).

Mày này khá hiếm. Bộ lông có khoảng 70-80 % mày nâu nhạt (pale brown) và 20-30% màu đen. Màu này được dùng để lại tạo ra chó màu xám.



6. Màu đỏ đồng (Copper red Ridgeback dogs).

Là màu được tạo ra giữa chó màu đỏ và chó màu đen. Màu đỏ đồng này được ưa chuộng nhất là loại chó có lông ngắn, mềm và lông nhung. Chó toàn thân có mày đỏ đồng rất hiếm. Chúng thường có đốm ở chân, ngực và đuôi.



7. Màu vàng (Kleeb-Bua Ridgeback dogs).

Là màu lai tạo giữa màu xám xanh và màu đỏ (These are hybrids from the blue-gray and red Ridgeback dogs). Dòng này có các tông màu vàng, vàng ánh xám đen, ánh đỏ kiểu vỏ tôm..



8. Màu đỏ sậm như màu me (SUPER RED Ridgeback dogs - Tamarind seed-like).

Màu này có 80% gien màu đen kết hợp với màu đỏ. Nhìn chúng có màu đỏ ánh đen như màu của hạt me. Đây là màu hiếm gặp.



9. Màu vện (Brindle Ridgeback dogs).

Là giống lai giữa TRD đỏ và những con chó vện có hình dáng tương tự (These are the hybrids resulting from mating of the red Ridgeback dog and the brindle-like Thai dogs). Dòng này có gien không ổn định, thường có lông ngắn, mềm hoặc lông nhung.

=========


III) Tiêu chuẩn chó xóay lưng Thái



Năm 1946, sau thế chiến II, người Thái đã lập ra một ủy ban để xác định tiêu chuẩn của chó Thái và tổ chức thi chó ở vường DUSIT ở Bangkok (Dusit Garden in Bangkok).

Bản tiêu chuẩn chó xoáy thái năm 1946 (tóm tắt)

Kích thước: chó đực: nặng 20-22 kilograms và cao 55cm tính đến vai.
Chó cái: nặng 18-20 kilograms và cao 50cm đến vai. Thông thường, chó cái thấp hơn chó đực từ 2.5-5 cm. Chó đực thường to lớn và đẹp hơn chó cái.
=> đến giờ thì nó to hơn một chút rồi ạ

Đầu: mõm tù, nặng, không nhọn. Sọ rộng và không quá phẳng cũng như quá tròn. Điểm gấp giữa trán và sống mũi vừa phải và lượn đều. Răng trắng, cắn hình cắt kéo.

Thân mình: - Chiều dài tương đương với chiều cao. Thân mình không quá dài. Ngực sâu tới khoảng khủy chân trước
=> đoạn về chiều dài: The length from the front legs to the rear legs should be proportionate with the height => đến giờ thì tỷ lệ này là 11:10 (theo tiêu chuẩn của FCI)

Đuôi: Đuôi có nhiều dạng, xoắn từ một đến hai vòng hoặc cuộn trên lưng hình chữ U. Sau cuộc thi tại Dusit Garden, ủy ban tiêu chuẩn đặt lại như sau “tai dựng đứng và đuôi thẳng như lưỡi kiếm”
Tail - The tail can be in various shapes, curled once or twice to one side of the back or carried up over the back in the U shape.

Màu sắc: chó TRD có nhiều màu khác nhau như đen, trắng, đỏ với mặt đen, màu vàng nhạt, màu vàng nhạt có mặt đen, vện sọc như hổ, vện kiểu báo, mà xám xanh. Nếu toàn thân chỉ có một màu thì những đốm trẳng được chấp thuận ở một số điểm như ngực, cổ, đuôi, bàn chân.
=> giờ thì chó Thái có màu gì các bác bàn nhau nhiều lắm rồi ạ, em khỏi nói lại làm gì

Tính tình: trung thành, khôn ngoan, nghe lời và dễ huấn luyện.


Bản tiêu chuẩn này sau đó được sửa đổi vào năm 1987 và năm 1996 (tương tự bản tiêu chuẩn hiện tại) -
FCI công bố theo Bản tiêu chuẩn số 338 / 25. 02. 2004 / GB ở đây ạ: http://forum.vietpet.com/showthread.php?t=3630

=================

Mà sao em lại mất công thế này nhỉ - chó PQ ở nhà thì không chăm! Về nhà chăm chó thôi! :rolling eyes: :rolling eyes: :rolling eyes: :rolling eyes: :rolling eyes:
 
Top