Theo thiển ý của tôi tì bác Cent cũng có 1 số nhầm thì phải. Theo tôi được biết thì Lân là con Lân chứ không phân biệt giới tính đâu.
Theo Wikipedia thì: "Kỳ lân (麒麟, bính âm: qílín) hay còn gọi là lân, li, là một trong 4 linh vật của tứ linh theo tín ngưỡng dân gian Á Đông như tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam... Lân có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, do không húc ai bao giờ nên sừng này là hiện thân của từ tâm. Phần nhiều lân có sừng nai, tai chó, trán lạc đà, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng rộng, thân ngựa, chân hươu, đuôi bò. Thực ra trong tạo hình của người Việt chúng không tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc này. Chúng thường được thể hiện trong tư cách đội tòa sen, làm chỗ dựa cho Văn Thù bồ tát hay các Hộ Pháp, và nhiều khi ngồi trên đầu cột cổng hay xuất hiện trên mái nhà. Trong những tư cách này chúng xuất hiện cho sức mạnh của linh vật tầng trên, cho trí tuệ và như thể chúng có khả năng kiểm soát tâm hồn những người hành hương;
Phượng hoàng (tiếng Trung giản thể: 凤凰, phồn thể: 鳳凰; tiếng Nhật: 鳳凰 hō-ō; tiếng Triều Tiên: 봉황 bonghwang) nguyên thủy là các con chim trong thần thoại của người dân khu vực Đông Á chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa, ngự trị trên tất cả các loài chim khác. Trước đây, con trống được gọi là Phượng còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn và Phượng cùng Hoàng đã được trộn lẫn vào nhau thành một thực thể giống cái, gọi là phượng hoàng, để cho nó có thể ghép cặp với long (rồng), là con vật mang ý nghĩa của giống đực. Người Hán thường sử dụng thành ngữ "Con cháu rồng" như là dấu hiệu của việc nhận dạng theo chủng tộc. Phượng hoàng còn được gọi là "côn kê"? (鶤雞 kwangai [tiếng Quảng Đông] kūnjī [quan thoại]) do đôi khi nó được dùng thay cho con gà trong Can Chi. Tại thế giới phương Tây, chẳng hạn như người nói tiếng Anh, gọi nó là Chinese phoenix (phoenix cũng được dịch sang tiếng Việt là phượng hoàng, mặc dù nó là con vật thần thoại không có khái niệm tương đương trong văn hóa của người Việt) hay ho-oh bird (từ tiếng Nhật hō-ō)."
Còn "Phụng" hay Phượng chỉ là khác nhau do phát âm của từng vùng của Việt Nam thôi.