• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Đám ma con chó trắng của cụ Tổng Doãn

Đám ma con chó trắng của cụ Tổng Doãn

Một Làng nọ bên Lục Đầu Giang , hầu như nhà nào cũng nuôi chó . Có gia đình nuôi đến 5-7 con. Vì đây là vùng : " Thứ nhất cận thị , thứ nhì cận giang". Mặt lợi thì nhiều vô kể. Nhưng trộm cướp thuyền bè trên sông và bọn đạo trích ngoài chợ dễ trà trộn vào nhà dân trộm cắp cũng không ít .
Ven Lục Đầu Giang là những con đê như những con trăn nghin tuổi khổng lồ lượn khúc theo dòng sông, cỏ quanh năm mơn mởn xanh tốt. Trâu bò thả hàng đàn gặm cỏ ven đê, còn những người chăn trâu bò tụ tập dưới những lùm tre xanh mát ở ngoài đê ven sông trồng để chắn sóng mùa lũ .
Cũng đội nón lá đã rách te tua , tay cầm cái liềm cắt nắm cỏ, mặt thì bịt khăn kín mít chỉ hở hai con mắt, mắt ló liếng nhìn các chủ chăn trâu bò, mà chủ chăn bò thường là trẻ con hoặc người tàn tật hoăclà người già yếu, nếu ai sơ hở là bọn trôm trâu bò lùa đi ngay. Thôn cũng có trâu , xã nào cũng có bò, suốt con đê hàng chục cây số , ai biết trâu nhà ai , bò nhà ai. Thuyền đã sẵn bên sông , lũ trộm cắp chỉ nháy mắt là đẩy trâu bò xuống thuyền. Thánh cũng phải bó tay với bọn trộm cắp trên sông nước.
Chính vì vậy nhiều người chăn trâu bò còn mang theo con chó nhà để giữa trâu bò chăn ven đê. Do vậy ven đê trâu- bò -chó quần cư với nhau quấn quýt . Cảnh thật thanh bình!
Dân Lục Đầu Giang nuôi chó còn để dự trữ thực phẩm , một năm nhà nào cũng có 5-10 cái giỗ , ngoài mấy mâm cỗ chay cũng tiên tổ , còn hầu như cỗ đều có thịt chó.
Chó ở đây có thể bơi qua sông , rồi lại bơi về là chuyện bình thường. Dân ở đây còn kể hồi Pháp tổng càn 1 tuần , trâu lợn gà đều mất hết, các chú chó sợ hãi chạy tán loạn ra bãi ngô ven sông Lục Đầu . Nhưng bom đạn inh tai nhưc óc, nhiều chú chó hoảng loạn bơi qua sông để lánh nạn. Nhiều nhà tưởng chó mình đã chết. Nhưng sau 1-2 tuần các chú chó này lại bơi qua sông trở về nhà. Ai cũng mừng rỡ.
Chó vùng này chạy rông đầy đường , khách lạ vào vùng này thì sợ chết khiếp. Nhưng dân bản địa đi lại từ nhà này sang nhà khác không gì e ngại , 5 giờ sáng họ đã sang nhà nhau uống chè buổi sớm. Các nhà chứa chấp tổ tôm , cờ tướng , người ra vào như mắc cửi , chó cũng không cắn. Chỉ khi nào chó để, thì chú già mới xích lại.
Có năm có con chó dại nhà họ Phan cắn chết người thiên hạ , dân vùng này sợ quá giết hết chó, đường làng vắng tiếng chó sủa khi có bọn trộm cắp ban đêm. Cảnh làng xóm thật hoang lạnh.
Hết mùa chó dại, dân lại ra chợ ven đê để mua chó con về nuôi lại , sau đó đường làng lại đầy chó chạy rông.Đêm khya khoắt có kẻ trộm vào làng thì một con sủa , sau tiếp âm cả bầy chó của làng đồng thanh sủa , vang động cả đêm thanh vắng. Khách lạ qua đêm ở vùng Lục Đầu Giang này sẽ bị mất ngủ. Ai có bệnh mất ngủ , không quen sé rất sợ về vùng này ngủ qua đêm. Nhiều người biệt xứ hàng chục năm ở thành thị về ăn giỗ ăn Tết nghỉ lại qua đêm mà lại mang vợ con dân thành thị về thì thật ái ngại.Nừu đến dêm khách đi vệ sinh, chó thì không cắn , nhưng cứ ngại biết đâu nó sủa lên hoặc " đớp" cho một cái, chưa biết thưc hư chó dại hay không ! Nghĩ đã lạnh sống lưng mỗi khi phải về quê qua đêm..
Ngay cả đến nay dân vùng này vẫn còn loan truyền : Năm Giáp Thân ấy, Khúc sông nọ bỗng dưng có con giải ( họ nhà ba ba) to bằng cái nong , thuyền câu nhỏ qua đó nó đợp cả người nuốt chửng , trâu bò chăn thả ven sông ra uống nước cũng bị con giải này kéo xuống sông ăn thịt.
Lũ trẻ mục đổng nhiều thế hệ vẫn thi nhau bơi sang bên kia sông bẻ trộm ngô, chặt trộm mía, hái trộm cà chua. Chuyện mất vặt ấy , dân ven sông cho là chuyện thường. Từ ngày có con giải bắt trâu bò , nuốt người đánh cá ở khúc sông này, bọn trẻ mục đồng ( chăn trâu ) cũng trờn trợn. Nhưng có cu cậu mục đồng họ Phạm , người đen như than , tay chân rắn chắc như lim, câu không hề run sợ con giải này. Lũ trẻ thì sợ , nhưng câu vẫn như con rái cá , ngụp lặn bơi thăn thoắt qua sông , còn ôm theo bó mía mang cho lũ trẻ cùng làng nọ. Nhưng gần sát bờ bỗng thấy câu ta chới với. Câu vứt vội bó mía , bơi như rạch nước , nhấy phắt lên bờ, nhưng con giải , còn nhanh hơn cậu họ Phạm , nó còn kịp đợp cụt chân phải của cậu .
Rất may cậu được cứu giúp , nên chỉ bị cụt một chân thôi. Cả họ Phạm kinh hoàng vì cậu là con trai độc!
Quãng sông ấy là nỗi khiếp sợ của thuyền bè qua lại Lục Đầu Giang.
Con giải ăn hết cá cả khúc sông này, những người dân đánh cá cũng phải bỏ nghề hoặc phải giạt đi nơi khác làm ăn.
Các trưởng Họ họp bàn cách trừ diệt con giải tai ác này.
Nào dùng thuyền to lưới sắt , nhưng con giải lanh ma này đều tìm cách thoát khỏi vùng lưới.
Nào dùng lưỡi câu chùm để kéo ngang sông, nhưng nó cũng lặn xuống bùn dưới lòng sông sâu thăm thẳm cuồn cuộn nước chảy.
Có người còn hiến kế dùng bom mìn , súng ống mai phục để đánh cho nó tan xác. Con giải như ngửi thấy mùi thuốc súng , nên lánh sang khúc sông khác.
Cả vùng sinh hoạt đảo lộn , nhiều đôi trai gái hai bên sông ước hẹn lấy nhau, nhưng nghĩ đón dâu qua sông , không may gặp con giải này , nhỡ dại , nó đớp mất cô dâu hoặc chú rể thì sao? Thế là bao nhiêu đôi trai tài gái sắc , vì sợ hãi , vì thương cha mẹ họ hàng mà không dám lấy nhau, nhỡ lấy nhau rồi , giỗ tết còn phải đi lại, nếu đẻ thì ông cha , họ hàng phải thăm nom , nhỡ dại ... Cứ nghĩ , ai cũng rùng mình! Bao nhiêu mối tình bị lỡ làng!
Rằm Tháng Bẩy năm nọ, nhân cúng chúng sinh cho những người chết đuối ở đoạn sông này, gia đình nọ có con chết đuối đã báo mộng: " Nếu có con chó trắng , hiến tế cho nó , thì may ra nhân đó mới trừ diệt được con giải này.
Các trưởng Họ họp bàn theo cách báo mộng của người chết đuối ở khúc sông này.
Họ đánh cái xích sắt dài hàng trăm thước , xích con chó trắng vào cái xích với nhiêuì móc sắt sắc nhọn và cột cái xích này vào cây gạo cổ thụ bên bến sông .
Con chó trắng này cũng như những con chó vùng này đều có khả năng bơi qua sông . Do vậy khi thả xuống nước, nó bơi ngay ra giữa sông , nhưng vướng xích lại bơi lộn vào bờ. Con chó cứ bơi đi bơi lại nhiều lần.
Bỗng chú chó chìm nghỉm , xích bị kéo căng. Xích xiết vào gốc cây gạo rách tướp, mủ chảy lênh láng. Hoa gạo đỏ rụng đầy mặt đất. Thuyền bè qua khúc sông bị nghẽn lại, dân hai bên bờ kéo ra đen đặc để xem cuộc vật lộn giữa con giải và chú chó trắng.
Con giải đã nuốt con chó có móc sắt vào bụng , nhưng không thể kéo đổ cây gạo cổ thụ . Suốt một ngày một đêm vật lôn, cả khúc sông phù sa đục ngầu. Đúng ngọ ngày hôm sau , nó chết nổi phềnh trên mặt sông.
Hàng chục trai tráng trong làng , hò reo kéo con giải hung ác lên đê!
Theo yêu cầu của chủ hiến chó , người ta mổ bụng con giải để lấy con chó trắng ra , và con chó trắng được chôn cất theo nghi lễ nbư người, mộ nó không xa cây gạo cổ thụ của làng.
Chủ chó là cụ Tổng Doãn họ Nguyễn , cụ là người giỏi chữ nho nhất vùng. Nghe truyền lại cụ là học trò của cụ Chu Văn An khi về trí sỹ ở Chí Linh . Thi đỗ tiên sỹ , nhưng cáo bệnh không ra làm quan mà chỉ ở nhà mở lớp dậy học . Nhiều học trò của cụ đều đức dộ và học hành đỗ đạt " mũ cao áo dài" , và "nói có người nghe , đe có người sợ".
Bình thường những con chó khác , chủ nuôi để làm cỗ ngày giỗ.Nó chết đi chỉ còn lại ký ức của mỗi gia đình.
Nhưng cụ Tổng Doãn quý con chó trắng này lắm. Cụ đóng cho nó cái cũi , mùa đông có nệm ấm. Cụ quý đến mức , cụ ăn gì , nó đựoc gia nhân cho ăn ấy . Cụ đi ăn cỗ thiên hạ , gia chủ quanh vùng đều biết ý , lấy thêm một phần cho chó của cụ.
Khi Cụ dậy học , nó nằm bên lắng nghe như cậu học trò chăm chỉ nhất lớp.
Vì nghĩa lớn trừ khử con giải tinh ma , cụ đã hiến tế con chó yêu quý cuỉa mình.
Khi làm ma chó , cụ đã rưng rưng nước mắt . Ai cũng biết cụ là người cúng rắn lắm!
Cụ làm đámấm rất to , mời già trẻ gái trai từ trẻ ẵm ngửa cả làng đến ăn cỗ, cả học trò cũ của cụ từ Kinh Thành cũng lũ lượt kéo nhau về dự đám ma này.
Cụ còn thuê phường nhạc hiếu ( nhạc đám ma) khóc lóc thảm thiết , như người bạn tri âm tri kỷ, như người liệt sỹ đã xả thân vì nghĩa lớn.
Ai dự đám ma cũng đều rưng rưng nước mắt.
Cơn lũ năm Tân Hợi đã cuốn trôi mả con chó trắng và cả tượng con chó đá mà cụ Tổng Doãn cho đặt trên mộ này!
Những ngưòi già còn truyền tụng bài văn tế con chó trắng của cụ Tổng Doãn , nhưng đến này đã bị thất truyền, loạn lạc triền miên sách vở mối mọt mục nát , người già cùng trí nhớ cũng mang theo xuống cõi âm mất rồi!
Bây giờ dân làng cứ thấy con chó trắng nào lại nhớ đến cụ Tổng Doãn đã hiến con chó yêu quý để trừ diệt con giải tinh ma!
 

tina90

Member
Câu chuyện hay ý nghĩa thật ,chỉ mong sao càng có nhiều người như cụ Tổng Doãn trên đời này càng tốt.Cảm ơn bạn nguyentuanhn
 

Cún Mèo

Member
Câu truyện của bạn cổ kính như mái đình làng vậy bạn à..

Phải, người Việt với những chú chó ta hiền hậu đã đi sâu vào tâm thức và văn học Việt Nam như thế đó..

Những câu truyện viết theo lối Nôm này rất mang hồn Việt, nên gìn giữ và phát triển cho thế hệ sau.

Cảm ơn bạn NguyenTuanHN.
 
Top