• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Đàn chim câu mừng Đại lễ đang lâm nguy

Hoangminh

Member
Đàn chim câu mừng Đại lễ đang lâm nguy
Cập nhật lúc 08:19, Thứ Bảy, 30/10/2010 (GMT+7)
,

- Trong dịp Đại lễ kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội vừa qua (từ 1-10/10), hình ảnh 1.000 con bồ câu tung cánh trên bầu trời thu Hà Nội đã để lại những ấn tượng khó phai trong lòng người dân Việt Nam và du khách quốc tế. Thế nhưng, đàn chim hòa bình này đang bị chết dần chết mòn.
TIN BÀI KHÁC
Sự có mặt của đàn chim 1.000 con bồ câu đã góp phần không nhỏ vào thành công của Đại lễ. Phần lễ của Lễ khai mạc Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội (1/10) kết thúc bằng nghi thức thả 1.000 con bồ câu trên bầu trời hoà bình thật ấn tượng. Trong buổi lễ mít tinh chào mừng Đại lễ vào sáng 10/10, 1000 em thiếu nhi đã thả lên bầu trời quảng trường Ba Đình lịch sử 1000 quả bóng bay và chim bồ câu với ước nguyện đất nước hòa bình, phồn vinh, phát triển. Có thể nói, đàn chim 1.000 con bồ câu là điểm nhấn ấn tượng của Đại lễ.

Hàng nghìn con chim bồ câu được thả lên bầu trời trong ngày khai mạc Đại lễ. (Ảnh: Bee.net.vn)
Đại lễ kết thúc, đàn chim câu này được đưa về chăm sóc tại công viên Bách Thảo làm biểu tượng vườn chim hòa bình cho TP. Hà Nội. Tuy nhiên, thời gian gần đây, đàn chim này đang chết dần chết mòn với những diễn biến vô cùng phức tạp.

Có mặt tại khu vực hồ Bách Thảo những ngày này, thay vì nhìn thấy đàn chim câu tung cánh chao lượn trắng trời là một quang cảnh vô cùng ảm đạm. Những con chim câu sã cánh, đầu nghiêng vẹo, đúng rúm ró, ủ rũ ở những gốc cây, có con đã chết từ bao giờ.
Chia sẻ trên báo Đất Việt, ông Phạm Tài Thu - người hàng ngày chăm sóc và huấn luyện đàn chim câu này - cho biết, số lượng các con chim bị ốm, chết ngày càng tăng lên và tình trạng ngày càng trầm trọng.

Theo ông Thu, sự thay đổi đột ngột của thời tiết miền Bắc trong những ngày qua khiến cho đàn chim không thích ứng kịp dẫn đến việc chim kém ăn, sức đề kháng kém, dễ nhiễm bệnh…

Tuy nhiên, ông Thu cho rằng, nguyên nhân chính khiến đàn chim mắc bệnh đậu thứ nhất là do điều kiện sinh sống tại khu vực giữa hồ trong công viên Bách Thảo không được đảm bảo. Khu vực chuồng trại, sân chim không được chuẩn bị từ trước, đến ngày chim được mang đến đây thì mới vét bùn lên gò giữa hồ đắp ụ san bằng. Khi sân chưa kịp khô, mưa đến, bùn bẩn dễ bắn vào mắt, miệng chim gây nhiễm bệnh.

Thứ 2 là việc thiếu hệ thống nước sạch trong công viên cho chim uống. Dù ông Thu đã thuê một người xách nước sạch ở ngoài vào cho chim uống nhưng vẫn không thể đáp ứng đủ cho nhu cầu của cả ngàn con, do vậy đàn chim buộc phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm trong hồ. Mà chim câu chỉ uống nước sạch thì mới khỏe mạnh. Chính điều này đã khiến nhiều con bị bệnh và lây lan sang các con khác, số lượng chim bị chết tăng nhanh.
Một nguyên nhân quan trọng khiến số lượng chim bị giảm là do chim câu mới mang ra Hà Nội nên chưa quen địa hình, dễ lạc không quay về được, thậm chí, trong ngày bế mạc thả chim câu vào 20h (ngày 10/10) lại có bắn pháo hoa nên cả 200 con chim câu thả hầu như mất hết.
Nguyên nhân nữa khiến đàn chim thường xuyên bị hao hụt là do bị bắt trộm. Ông Thu cho biết nhiều lần thấy người dân bắt trộm chim câu, nhưng vì có một mình và cả vườn Bách Thảo cũng chỉ có một bảo vệ chung nên bảo vệ không xuể.

Nghệ nhân Phạm Tài Thu và chú bồ câu trắng (Ảnh: Dân Việt)

Hiện ông Thu và các học trò đang cố gắng hết sức để cứu đàn chim. Biện pháp trước mắt là mỗi sáng nhỏ thuốc thường xuyên cho từng con.

TIN LIÊN QUANTheo ông Thu, để khôi phục đàn chim, cần phải bổ sung một số lượng chim câu khoảng 200 - 300 con nữa, số còn lại sẽ tự sinh sản; phải nhanh chóng hoàn thành việc thi công tại khu vực tổ chim, rồi dùng thuốc sát khuẩn khử trùng chuồng trại cẩn thận, có máng ăn, máng uống hợp lý, có nước máy cho chim uống...

Trước đó, những con chim này đều là những con chim khỏe mạnh, được tuyển lựa kỹ càng từ nhiều tỉnh, thành; do ông Phạm Tài Thu đích thân mang từ Đà Nẵng quê ông ra để phục vụ Đại lễ. Ông Thu là một trong những chuyên gia hiếm hoi của Việt Nam theo nghề huấn luyện chim.

Trước khi mang ra Hà Nội, ông Thu đã phải bỏ công huấn luyện đàn chim cả tháng ròng, chăm chút từ thức ăn, nước uống rồi chuẩn bị cả thuốc thang sao cho khi vận chuyển, chim không bị ốm, mệt…

Mong muốn của nghệ nhân Phạm Tài Thu là xây dựng nhiều vườn chim hoà bình trên khắp đất nước. Trước khi thực hiện dự án nuôi 1.000 con chim bồ câu trắng cho Hà Nội, ông cũng đã thực hiện nhiều dự án nuôi chim bồ câu ở các tỉnh, thành khác. Chia sẻ trên báo Dân Việt, ông Thu cho rằng: "Hà Nội là thành phố hoà bình vậy nên các công viên Bách Thảo, Thống Nhất, Thủ Lệ, Hoà Bình... đều nên có sự hiện diện của những cánh chim bồ câu trắng".
  • Thu An (Tổng hợp)
 
X

xuka3691

Guest
đại lễ tốn tiền, tiến sức, bây giờ lại hại cả chim nữa...để có được 10 ngày huy hoàng thì phải đổi nhiều thứ quá. chỉ cần hoàng tráng 10 ngày là xong, còn những ngày sau đấy không quan tâm. chắc chắn nghệ nhân Phạm Tài Thu phải đau lòng lắm khi thấy đàn chim mình chăm chút, sau khi phục vụ đại lễ thành ra thế này. đọc xong bài này chắc chẳng ai muốn mang cái gì của mình ra cho đất nước mượn nữa. cống hiến rồi có được trân trọng đâu. lúc đi thì khỏe mạnh đẹp đẽ, bây giờ con chết con bị thương thế này...quá xót xa
 

meoxau

Member
Mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long mà lại tổ chức không đúng ngày dời đô của Vua Lý Thái Tổ nữa, theo sử sách ghi tháng 7 năm Thuận Thiên thứ nhất (1010). Thế mà ta lại tổ chức từ 1-10/10, 10/10 thì trùng với quốc khách của bọn Trung Quốc, cái bọn bắt ngư dân của ta, đầu độc thực phẩm nhân ta, phá hoại kinh tế nông nghiệp ta: Ốc bươu vàng, mua móng trâu, rùa tai đỏ...
 
Thêm một bằng chứng về bệnh thành tích, đầu voi đuôi chuột chỉ cần hào nhoáng một lúc còn sau đấy đi giải quyết hậu quả còn tốn kém hơn nhiều.
 

Mintha

Member
Mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long mà lại tổ chức không đúng ngày dời đô của Vua Lý Thái Tổ nữa, theo sử sách ghi tháng 7 năm Thuận Thiên thứ nhất (1010). Thế mà ta lại tổ chức từ 1-10/10, 10/10 thì trùng với quốc khách của bọn Trung Quốc, cái bọn bắt ngư dân của ta, đầu độc thực phẩm nhân ta, phá hoại kinh tế nông nghiệp ta: Ốc bươu vàng, mua móng trâu, rùa tai đỏ...
10 tháng 10 là ngày giải phóng Hà Nội, không hiểu cái gần không nghĩ bạn nghĩ tận đâu đâu?

Tháng 7 có 31 ngày, bạn nghĩ ngày nào trong đó là ngày dời đô mà tổ chức cho đúng?

Mình tiếc cho đàn chim cũng như hàng tấn bất cập của lần đại lễ, nhưng suy nghĩ tiêu cực thế này mình không thể thông nổi.
 

meoxau

Member
10 tháng 10 là ngày giải phóng Hà Nội, không hiểu cái gần không nghĩ bạn nghĩ tận đâu đâu?

Tháng 7 có 31 ngày, bạn nghĩ ngày nào trong đó là ngày dời đô mà tổ chức cho đúng?

Mình tiếc cho đàn chim cũng như hàng tấn bất cập của lần đại lễ, nhưng suy nghĩ tiêu cực thế này mình không thể thông nổi.
Mỗi người có một cách nhìn bạn ơi. Có người đồng ý với bạn, có người đồng ý với mình

Mình đâu phải là nhà sử gia mà biết nói ngày nào dời đô cho đúng. Nhưng chắc rằng tháng 7 thiếu gì sự kiện lịch sử.

Tổ chức đại lễ 1000 năm Thăng Long là để tưởng nhớ vua Lý Công Uẩn, một vị vua sáng suốt, bản lĩnh có tầm nhìn chiến lược khai sáng ra triều Lý và thủ đô Hà Nội, quyết định dời đô từ nơi núi non hiểm trở - Hoa Lư về đồng bằng trù phú - Đại La nơi thuận lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa .. Tên Thăng Long từ đó ra đời. Mùa thu tháng 7 năm 1010 thì khởi sự dời đô.

Mình nghĩ ngày tháng trong sử rất quan trọng, tháng 7 và tháng 10 xa nhau quá. Ví dụ thế này: 30/4 là nhà nhà điều biết là ngày gì. Nhưng giả như sau này có tổ chức đại lễ trăm năm mừng chiến thắng mà tổ chức trong tháng khác, ngoại trừ tháng tư thì có còn ý nghĩ nữa không?

Hơn nữa, đại lễ này là để kỷ niệm ngàn năm Thăng Long là chính chứ không phải là kỷ niệm ngày tháng nào khác hay là ngày 10/10. Nếu có, thì phải viết rõ, không thôi gây hiểu nhầm cho mọi người, người không quan tâm đến ngày tháng dời đô của vua thì cứ ngỡ rằng là tháng 10.

Mình biết tháng 7 có sự kiện là: 7/1976 tại kỳ họp đầu tiên của Quốc Hội khóa 6, thống nhấtt lấy Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam.
 
Không biết 1000 chú bồ câu này có giống số phận chú voi Khăn Bun không vậy???Thật đau lòng.......
 

Mintha

Member
Mỗi người có một cách nhìn bạn ơi. Có người đồng ý với bạn, có người đồng ý với mình

Mình đâu phải là nhà sử gia mà biết nói ngày nào dời đô cho đúng. Nhưng chắc rằng tháng 7 thiếu gì sự kiện lịch sử.

Tổ chức đại lễ 1000 năm Thăng Long là để tưởng nhớ vua Lý Công Uẩn, một vị vua sáng suốt, bản lĩnh có tầm nhìn chiến lược khai sáng ra triều Lý và thủ đô Hà Nội, quyết định dời đô từ nơi núi non hiểm trở - Hoa Lư về đồng bằng trù phú - Đại La nơi thuận lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa .. Tên Thăng Long từ đó ra đời. Mùa thu tháng 7 năm 1010 thì khởi sự dời đô.

Mình nghĩ ngày tháng trong sử rất quan trọng, tháng 7 và tháng 10 xa nhau quá. Ví dụ thế này: 30/4 là nhà nhà điều biết là ngày gì. Nhưng giả như sau này có tổ chức đại lễ trăm năm mừng chiến thắng mà tổ chức trong tháng khác, ngoại trừ tháng tư thì có còn ý nghĩ nữa không?

Hơn nữa, đại lễ này là để kỷ niệm ngàn năm Thăng Long là chính chứ không phải là kỷ niệm ngày tháng nào khác hay là ngày 10/10. Nếu có, thì phải viết rõ, không thôi gây hiểu nhầm cho mọi người, người không quan tâm đến ngày tháng dời đô của vua thì cứ ngỡ rằng là tháng 10.

Mình biết tháng 7 có sự kiện là: 7/1976 tại kỳ họp đầu tiên của Quốc Hội khóa 6, thống nhấtt lấy Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam.
Nếu thế rõ ràng bạn chưa trả lời được hai vấn đề:
1 là bạn muốn tổ chức đúng ngày, nhưng ngày đó sử liệu chưa nêu được, lập luận trên của bạn cũng không nêu được thời điểm nào trong tháng Lý Thái Tổ dời dô, chứ đừng nói đến ngày.
Mọi năm đến 10 tháng 10 TV đều có nhắc ít nhiều về HN với nội dung ngày đó là giải phóng thủ đô. Còn ngày quốc hội khóa 6, nó cũng chẳng có gì "Thăng Long" hơn so với ngày 10 tháng 10, và rất ít người dân nhớ được nó.
2 là tất cả luận điểm của bạn bắn đại bác cũng không làm người ta "liên thông" đến tận Trung Quốc được.

Nếu theo ý kiến của bạn thì chỉ thiếu sót duy nhất về việc "quên" ghi chú: "dời dô Thăng Long là tháng 7 nhé các đồng chí", việc này, so với việc 1000 con bồ câu ngoắc ngoải, bé lắm bạn ạ.

Còn phân tích ngày 30 tháng 4 của bạn là không hợp lí vì:
1: sự kiện 30/4 được ghi chép đến từng phút, khác với trường hợp này không xác định được ngày.
2: độ phổ biến của ngày 30/4 rất cao (cái này bạn so sánh ngược độ phổ biến của ngày quốc hội khóa 6 và ngày giải phóng thủ đô)
 
Mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long mà lại tổ chức không đúng ngày dời đô của Vua Lý Thái Tổ nữa, theo sử sách ghi tháng 7 năm Thuận Thiên thứ nhất (1010). Thế mà ta lại tổ chức từ 1-10/10, 10/10 thì trùng với quốc khách của bọn Trung Quốc, cái bọn bắt ngư dân của ta, đầu độc thực phẩm nhân ta, phá hoại kinh tế nông nghiệp ta: Ốc bươu vàng, mua móng trâu, rùa tai đỏ...
đang nói mấy con bồ câu các bác lại cho vấn đề khác vào (thích các bác chat với nhau thoải mái )

.Hôm nay lên bách thảo thấy mấy con bồ câu ủ rủ thấy cũng tội .Nước ta còn nghèo dân trí còn thấp ,kinh phí hạn chế mà lại nuôi bồ câu để làm biểu tượng (đúng là bắt chước không phải kiểu ) .Tốt nhất là mang giao bồ câu trao cho những người có tâm để chăm sóc chúng .Chứ để ở đó không sớm thì muộn không bị chuột ăn thì cũng bị bắt trộm nấu cháo hoặc chết bệnh .
 
yêu cái đẹp mà không biết chăm sóc, gìn giữ thì sẽ chẳng còn gì mà thưởng thức. Chẳng lẽ cứ mỗi lần lễ hội lại chịu mất đàn bồ câu? Sự thiếu ý thức của chính quyền chỉ làm khổ đàn bồ câu và những người chăm sóc chúng . Cha ông ta có câu: ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Đàn bồ câu làm đẹp đại lễ trong mắt người dân cả nước và bạn bè quốc tế. Và đây là những gì ban tổ chức Đại lễ làm để trả ơn chúng sao?


Những chú chim đứng ủ rũ, rã rời không buồn để ý những hạt ngô, hạt lúa dưới chân.

Chúng đang từng ngày chống chọi với thời tiết lạnh giá, và bệnh tật.

Những “tổ ấm” của chúng vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, giờ vẫn còn rất ngổn ngang​

Khi lại gần, cố tình xua đuổi chúng nhưng cũng vô ích, một số con còn khỏe cũng chỉ bay, nhảy được chút xíu rồi lại đáp ngay xuống đất chỉ cách chỗ cũ vài mét. Một số con khác chỉ chạy được mấy bước lảo đảo, rồi bất ngờ cắm đầu xuống đất, chúng phải gắng gượng lắm mới có thể đứng lên lảo đảo bước tiếp.

Số chim này được ông Phạm Tài Thu đưa từ Đà Nẵng ra để phục vụ các chương trình Đại lễ. Bác Thu cho biết: “Để có được số chim này tôi đã phải mất mấy tháng trời đi khắp các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên để thu thập về, sau đấy phải huấn luyên chúng thành một đàn, và nghe theo hiệu lệnh của mình”.

“Tâm huyết gửi vào đây, với bao gắn bó, giờ nhìn chúng nó chết dần đau như đứt từng khúc ruột chú ạ. Giờ tôi chỉ còn biết cố gắng bằng tất cả khả năng, hy vọng vớt vát, cứu sống được những con còn lại thôi". Hướng cái nhìn xa xăm về phía đàn chim trắng đang ủ rũ đứng trên cầu, đầu rúc vào trong cánh, không buồn để ý những hạt ngô, hạt lúa dưới chân chúng, ông Thu giọng như mếu.


Với tâm niệm “còn nước còn tát” ông Thu đang bằng mọi cách phục hồi đàn chim.​

Hằng ngày chúng kiến những “đứa con tinh thần” của mình đang chết dần, chết mòn, có ngày chết cả chục con, lòng ông như thắt lại. Hiện ông và một số cộng sự của mình chỉ còn biết cố gắng bằng mọi cách cứu đàn chim. Hơn tuần nay Hà Nội vào đông, có hôm nhiệt độ xuống dưới 18 độ C, nhưng ông Thu vẫn dậy thật sớm, bắt từng con kiểm tra, rồi nhỏ thuốc cho chim uống để phòng, và trị bệnh cho chúng.

“Còn nước còn tát thôi, chứ quả thật hiệu quả cũng chẳng là bao, số chim chết vẫn tăng lên mỗi ngày” ông Thu chua xót.

Dù Đại lễ đã qua, công việc của ônh Thu cũng đã hoàn thành. Nhưng ông vẫn cố nán lại, ngày đêm ăn ngủ cùng chim, cố thu xếp cho đàn chim có được những tổ ấm yên ổn. Hiện công việc xây dựng, lắp đặt hệ thống chuồng cho số chim này vẫn chưa xong, đàn chim lại bị nhiễm bệnh, nên ông vẫn chưa yên tâm để về Đà Nẵng, dù đã xa con xa cháu hơn 1 tháng trời.

Ông Thu cho biết thêm, việc đàn chim bồ câu bị chết một phần là do thời tiết miền Bắc thay đổi đột ngột, hơn một tuần này nhiệt độ xuống thấp làm đàn chim bị sốc, chưa kịp thích nghi, kém ăn, sức đề kháng yếu dần làm tăng khả năng nhiễm bệnh. Đa phần chúng chết là do bị bệnh đậu.

Ngoài ra, việc đạt chuồng chim ở giữa hồ, lại không được chuẩn bị từ trước, đến ngày mang chim ra mới vét bùn lên để tạo mặt bằng, rồi mới lắp đặt chuồng, làm chim thiếu chỗ trú ngụ. Những ngày mưa, chim không có chỗ phải đậu dưới đất, hay ở các gốc cây thường bị bùn bắn vào mắt, miệng khiến chim bị nhiễm bệnh.

Ngay đến nước sạch cho chim uống cũng khan hiếm, vì vị trí đặt chuồng chim không có hệ thống nước máy, nên hằng ngày ông Thu phải thuê người xách nước sạch vào cho chim uống. Nhiều con không quen, và vì sợ nên uống nước hồ ô nhiễm, làm sức khỏe của chúng giảm sút.

Một mối đe dọa khác, làm ông Thu đau xót nhất là hằng ngày phải chứng kiến cảnh tượng một số người dân thiếu ý thức đã bắt trộm chim bồ câu về làm thịt.

“Có nhiềm hôm tôi thấy người ta bắt chim ngay trước mắt, nhưng chỉ có mình tôi nên không thể trông nom hết được. Thấy mình chỗ này, họ lại tìm cách lẩn sang chỗ khác để lừa bắt chim. Biết đấy, nhưng lực bất tòng tâm thôi chú ạ".
 
Cái này dễ mà. Dùng thuốc 124 của Cường Nhỏ truyền đạt lại cho anh em là khỏi ngay. Kiểu này là chim bị bệnh do thay đổi thời tiết đó mà.
 
X

xuka3691

Guest
Cái này dễ mà. Dùng thuốc 124 của Cường Nhỏ truyền đạt lại cho anh em là khỏi ngay. Kiểu này là chim bị bệnh do thay đổi thời tiết đó mà.
mình thì chẳng thấy dễ tí nào. mà giả sử bây giờ có chữa được, thì những em đã chết hoặc sắp chết phải tính làm sao.
chỉ được cái bệnh thành tích là giỏi thôi, cái gì cũng muốn hoành tráng. nhưng mà dùng xong lại như thế này thì ai dám cống hiến nữa. dân không có ý thức bắt trộm để thịt đã đành, còn mấy ông lãnh đạo??? chắc người ta cũng chỉ coi nó là con vât thôi, con vật là động vật cấp thấp thì phải phục vụ con người là động vật cấp cao. chỉ thương những người bỏ công ra huấn luyện, đem tài sản, tâm huyết và cả tình yêu của mình ra cống hiến cho đất nước, kết quả thì....^:)^
 

hoangtkv

Active Member
Các bác thử nhìn nhận sang một khía cạnh khác xem, đằng sau những tấm huy chương luôn rất xù xì và xấu xí. Mình tán thành những nhận xét, lên án của các bạn nêu trên. Nhưng thử nhìn từ góc độ một người yêu chim, người cha của những đứa con tinh thần, ông Thu hẳn phải biết những chú chim đưa từ trong đó ra đây dù có chăm sóc tốt đến mấy cũng sẽ chết rất nhiều chứ tại sao ông vẫn mang ra? Nước Mỹ ngày quốc khánh còn phải tắt bớt đèn đi để cho chim khỏi bay lạc hướng cho nên việc thả chim dịp bế mạc chẳng cần đọc báo nhiều người cũng dự báo được là sẽ bị lạc mất hết.

Điều tôi muốn nói là, tại sao không dùng đàn chim câu của những người nuôi chim miền Bắc? Phóng sinh chim thì đâu cần thiết cầu kỳ, ra các chợ gom 1000 con chim câu chưa thịt mang về phóng sinh khéo có ý nghĩa nhân văn hơn nhiều. Nhưng mà như thế bên kiểm toán dễ dàng nhân giá thịt chim hơi với số lượng con chim câu là ra luôn tiền chi cho sự kiện, chẳng còn đầu nữa mà chấm mút. Cái đại lễ là 1 miếng bánh to, to chưa từng thấy từ trước đến giờ, đâm ra ai ai cũng có phần. Ai nghĩ ra được lí do để được chia bánh thì cứ nghĩ, cứ đề xuất, nhớ trích lại ít vụn bánh lại cho người chia là được. Hậu quả là chẳng có mấy bài báo dám viết về hậu đại lễ, viết về cái khoản ngân sách trống rỗng, treo lơ lửng trên đầu toàn dân ta. Những dự án lớn, cấp thiết hiện nay chẳng có tiền mà rải ngân, hậu quả là đất nước ta bị đẩy lùi phát triển thêm một vài năm nữa. Đời con cháu chúng ta không biết sẽ phải làm thuê cho nước ngoài bao nhiêu năm mới trả nợ được .... Thế nên thật dễ hiểu khi những con chim bồ câu bị bỏ rơi giữa lòng Hà Nội, vì làm gì còn tiền mà lo cho chúng nó. Có hàng ngàn con người, hàng ngàn công nhân tại các công trình bị chậm tiến độ rải ngân đang chết đói vì đại lễ nữa cơ các bạn ạ :)
 
Top