• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Sức khỏe cho chó trong những ngày nắng nóng

Mit2011

Member
Nhà Mít lập topic này để anh em vào trao đổi cách chăm sóc cho chó trong những ngày nắng nóng...

Chó chịu nóng kém hơn người rất nhiều.. nhất là khi tập nặng... mất nước khi trời nóng khá hại cho chó... thậm chí mất nước có thể dẫn tới nguy cơ tử vong cho chó nữa...

CLB Malinois có tập hàng tuần vào sáng chủ nhật, khi nắng lên là dừng tập ngay... tuy nhiên chó vẫn có hiện tượng sau buổi tập mất nước nghiêm trọng... (cả ngày hôm sau uống nước liên tục, kém ăn, ngủ nhiều.... gần như 2 ngày sau mới trở lại bình thường)

Mít cũng thử tìm kiếm thông tin nhưng rất ít thông tin nói về vấn đề này nên đưa lên đây để các bác cùng trao đổi....
- Cách chăm sóc chó khi trời nóng
- Chế độ ăn uống của chó mùa nóng
- Đặc biệt là cách bù nước cho chó sau khi tập
- ..................


.
 

tyty70

Member
kinh nghiệm nuôi chó của mình, nếu chó bị đi ngoài hay mất nước do nô đùa nhiều mình pha 200 miu nước lọc với 1 gói IONRESOL là được . sau đó để nơi thoáng mát nằm nghỉ là được
 

vanglai213

Active Member
Nhà Mít lập topic này để anh em vào trao đổi cách chăm sóc cho chó trong những ngày nắng nóng...

Chó chịu nóng kém hơn người rất nhiều.. nhất là khi tập nặng... mất nước khi trời nóng khá hại cho chó... thậm chí mất nước có thể dẫn tới nguy cơ tử vong cho chó nữa...

CLB Malinois có tập hàng tuần vào sáng chủ nhật, khi nắng lên là dừng tập ngay... tuy nhiên chó vẫn có hiện tượng sau buổi tập mất nước nghiêm trọng... (cả ngày hôm sau uống nước liên tục, kém ăn, ngủ nhiều.... gần như 2 ngày sau mới trở lại bình thường)

Mít cũng thử tìm kiếm thông tin nhưng rất ít thông tin nói về vấn đề này nên đưa lên đây để các bác cùng trao đổi....
- Cách chăm sóc chó khi trời nóng
- Chế độ ăn uống của chó mùa nóng
- Đặc biệt là cách bù nước cho chó sau khi tập
- ..................


.
CHó nhà em về vẫn ăn khỏe như thường, không sao cả, chú ý nuôi chó trong nhà đừng mở điều hòa cho chó nằm ngoài cửa những nơi mát để chó cảm thấy điều hòa thân nhiệt môi trường.
Việc đi tập về, cho chó uống nước nhẹ, về nhà mát phụt ít nước lên chán của nó rồi cho chó nằm nghỉ ...chưa cho ăn vội...
 

john-sam

Member
Cái này cần đây các bác ơi, Este nhà ỳ quá, chơi một lúc là mệt- nghỉ, gọi lại bơ bơ chán ghê.:-/
 

Mit2011

Member
CHó nhà em về vẫn ăn khỏe như thường, không sao cả, chú ý nuôi chó trong nhà đừng mở điều hòa cho chó nằm ngoài cửa những nơi mát để chó cảm thấy điều hòa thân nhiệt môi trường.
Việc đi tập về, cho chó uống nước nhẹ, về nhà mát phụt ít nước lên chán của nó rồi cho chó nằm nghỉ ...chưa cho ăn vội...
Không đùa được đâu.... Em thử search trên mạng việc các vận động viên mất nước sau khi tập xem... Có trường hợp đột tử luôn đó....
Trời nóng trong nhà đo nhiệt độ 40 độ C, người còn lả nói gì chó... Chó mệt đẫn tới lờ đờ.. Lâu dần thành nết....

Mất nước ở đây không phải chỉ cho uống nước không? Cơ thể Ta có 90% là nước... Trời nóng nắng, không Bổ xung kịp nước ( đướng uống, nước chỉ vào dạ dày.. Không cung cấp kịp cho các cơ quan, cơ bắp khác trên cơ thể đâu....Các cơ bắp bị mất nước sẽ co thắt, Gây chuột rút... Cơ tim rút dẫn đến thiếu máu não... Nhẹ thì lờ đờ.. Nặng hơn gây ngất xỉu.. Thậm chí tử vong... Anh Thành chắc còn nhớ Anh Sơn Tùng kể chuyện con GSD chạy chưa đến 10 km buổi chiều mùa hè mà vỡ Tim chết... Do mất nước đó... Một buổi tập của CLB Malinois chắc chắn nặng hơn việc chạy đều 10km....

Anh muốn nói có cách nào trợ giúp chó chịu nóng tốt không? Chế độ ăn, thuốc...
Như người nếu làm việc ngoài trời nóng.. Sẽ cho uống Oresol, nứoc chanh, Chè đỗ đen..... Thậm chí mất nước nghiêm trọng phải truyền nước cấp cứu..

Có ai có tài liệu hay Kinh nghiệm gì hay không?

.
 

bugatti

Member
Mình nghĩ pha đường gluco cho các cháu nó uống, cũng có thể tính là một cách không nhỉ.
 

bưởi

Member
khi chó đang nóng , đang mệt . Chớ lấy nước hất lên ngươì chó . Phải hạ nhiệt nó trước , bằng cách lấy nước vỗ dươí ngược chó , vỗ phần bụng thứ hai và sai đến phần háng . cuối cùng là lấy khăn ươt& vắt tương đối ẩm để lau cho chó .
Tuyệt đối không phun , xối nước lên chó hoặc cho chó lao thảng xuống hồ , có ngày chó chết bất đác kỷ tử .
- Hàng ngày , thay vì tắm cho chó , chỉ là lấy khăn thấm ươt& nước lá xả hoặc lá tre , lá chanh ( những thứ lá làm sạch da và giữ kín rất mau các kho hở củ các lỗ ch-an lông . nước chỉ vỗ lên ngực chó mà thôi , đừng vỗ nước lên đấu chó .
- trước khi cho chó tắm suối , sông hay biển , phải dát chó đến gần nước , vô nước lên ngực chó cho đẫm , sau chừng ba bốn phút mơí cho chó lao xuôốgg nước vùng vẫy .
 

vanglai213

Active Member
Không đùa được đâu.... Em thử search trên mạng việc các vận động viên mất nước sau khi tập xem... Có trường hợp đột tử luôn đó....
Trời nóng trong nhà đo nhiệt độ 40 độ C, người còn lả nói gì chó... Chó mệt đẫn tới lờ đờ.. Lâu dần thành nết....

Mất nước ở đây không phải chỉ cho uống nước không? Cơ thể Ta có 90% là nước... Trời nóng nắng, không Bổ xung kịp nước ( đướng uống, nước chỉ vào dạ dày.. Không cung cấp kịp cho các cơ quan, cơ bắp khác trên cơ thể đâu....Các cơ bắp bị mất nước sẽ co thắt, Gây chuột rút... Cơ tim rút dẫn đến thiếu máu não... Nhẹ thì lờ đờ.. Nặng hơn gây ngất xỉu.. Thậm chí tử vong... Anh Thành chắc còn nhớ Anh Sơn Tùng kể chuyện con GSD chạy chưa đến 10 km buổi chiều mùa hè mà vỡ Tim chết... Do mất nước đó... Một buổi tập của CLB Malinois chắc chắn nặng hơn việc chạy đều 10km....

Anh muốn nói có cách nào trợ giúp chó chịu nóng tốt không? Chế độ ăn, thuốc...
Như người nếu làm việc ngoài trời nóng.. Sẽ cho uống Oresol, nứoc chanh, Chè đỗ đen..... Thậm chí mất nước nghiêm trọng phải truyền nước cấp cứu..

Có ai có tài liệu hay Kinh nghiệm gì hay không?

.
Anh lại nói việc chó mất nước thì lại là 1 chuyện khác, mình phải cứu chó 1 cách khác , em đang nói việc con chó chịu đựng khi cùng ra sân tập cùng trở lúc về vẫn khỏe khoắn ...Việc Bin nhà anh ở trong nhà lúc nào cũng phải có điều hòa là việc nó chịu đựng với môi trường ngoài kém sau khi tập hoặc vận động. Đây là điều hiển nhiên chó ko thể chịu đc mỗi lần tập luyện như thế .ANh hỏi các anh em, những con chó sau khi về tập biểu hiện chỉ mệt nhưng ít khi bị lả ,có bỏ ăn không ? để cùng so sanh hay đa phần vài ngày lại bình thường ....Em có nói đến điều kiện môi trường rất quan trọng trong việc điều hòa thân nhiệt của cún và sức chịu đựng của bean . Chứ để chó xỉu đi mất nước bỏ ăn là 1 chuyện phải bàn thêm viêc đó ngoài chuyên môn của anh em ta, em nghĩ phải truyền nước và thuốc trợ tim gì đó ...
 

vanglai213

Active Member
khi chó đang nóng , đang mệt . Chớ lấy nước hất lên ngươì chó . Phải hạ nhiệt nó trước , bằng cách lấy nước vỗ dươí ngược chó , vỗ phần bụng thứ hai và sai đến phần háng . cuối cùng là lấy khăn ươt& vắt tương đối ẩm để lau cho chó .
Tuyệt đối không phun , xối nước lên chó hoặc cho chó lao thảng xuống hồ , có ngày chó chết bất đác kỷ tử .
- Hàng ngày , thay vì tắm cho chó , chỉ là lấy khăn thấm ươt& nước lá xả hoặc lá tre , lá chanh ( những thứ lá làm sạch da và giữ kín rất mau các kho hở củ các lỗ ch-an lông . nước chỉ vỗ lên ngực chó mà thôi , đừng vỗ nước lên đấu chó .
- trước khi cho chó tắm suối , sông hay biển , phải dát chó đến gần nước , vô nước lên ngực chó cho đẫm , sau chừng ba bốn phút mơí cho chó lao xuôốgg nước vùng vẫy .
Em nghe như kiểu anh chữa gà chọi ý nhỉ ^^...theo em được biết , chó không làm mát qua da và lỗ chân lông là mấy .Đa phần chó làm mát bằng đầu lưỡi , việc chó đang nóng em nghĩ tuyệt đối chỉ lấy dẻ dưới vắt khô lau nhẹ vào vùng háng và vùng bắp chân sau mông và trước ngực xíu thôi ..Còn việc phun nhẹ nước vào đầu chó là việc lên làm chứ không phải sợ khi dấp nươc nhẹ vào chán chó .Nguyên nhân cũng vì chó làm mát bằng lưỡi... nếu ta không xử lí bộ não , làm mát cho chán nó trước nó có thể bị tổn thương ngay tức khắc, việc dấp nước nhẹ lên chán cũng không ảnh hưởng đến việc chó bị cảm đột ngột đâu mà chó còn thoải mái nữa. Còn việc tắm chó là không nên điều này loại bỏ .....Việc cứu chó sơ qua để chó đc khỏe mạnh và thoải mái, cũng có nhiều cách, trên sân tập nếu anh em nào có SÂM hoặc nước Sâm cho chó uống, những bài nước làm mát và tỉnh táo ^^ cái này hơi quá phải không, hoặc cho chó uống nước bù như đường Gluco và nước OlyZon kèm với nước lọc để chó vừa tập vừa đc khỏe mạnh . Vài ý kiến của em .
 

Mit2011

Member
Đây là sưu tầm trên internet dành cho người
Green Vietnam | Du lịch, giải trí, âm nhạc chia sẻ, kỹ năng sống, nước sạch và sức khỏe

Khi cơ thể mất nước

Cảm giác khát nước, khô miệng, nhức đầu, khó tập trung khi làm việc, phản xạ chậm… là những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo cơ thể mất nước. Phải làm sao?

Tập thói quen thường xuyên bổ sung nước

Theo BS Trọng Thông (Bộ môn Dược lý, Trường ĐH Y Hà Nội), trung bình một ngày cơ thể chúng ta có thể mất hai - ba lít nước qua tiết mồ hôi, tiểu tiện, đại tiện và cả trong quá trình hô hấp. Thời tiết nắng nóng, cơ thể có thể mất nước nhiều hơn. Bởi vậy, nếu không cung cấp nước đầy đủ rất dễ dẫn đến tình trạng cơ thể mất nước. Trẻ em và người cao tuổi là đối tượng đặc biệt bị đe dọa nguy cơ mất nước. Trẻ em thường ham chơi hoặc mải mê học tập mà ít uống nước. Với người cao tuổi, một số gặp vấn đề về trí nhớ khiến họ quên uống nước, một số sợ phải đi tiểu nhiều, tiểu đêm, nên hạn chế uống nước.

Khi cơ thể mất nước, thậm chí cả khi mất nước không nhiều, chỉ ở mức xấp xỉ 2% trọng lượng cơ thể, đã có thể dẫn đến những hiện tượng khó chịu, như nhức đầu, mệt mỏi, kém tập trung, dễ quên và phản xạ chậm chạp. Để ngăn ngừa tình trạng đó, bạn cần uống nước thường xuyên, ngay cả khi không cảm thấy khát nước. Bạn nên uống từng ngụm nhỏ, thường xuyên trong ngày, không nên uống ít lần với số lượng lớn vì dễ gây tức bụng. Bằng cách này chúng ta cung cấp cho cơ thể lượng nước cần, để cơ thể duy trì hoạt động bình thường.

Nam giới trưởng thành cần uống trung bình 2,5 lít nước/ngày, phụ nữ cần khoảng hai lít. Nguồn nước trong thực đơn bao gồm cả thức ăn hàng ngày (chiếm khoảng 20-30% nhu cầu nước của cơ thể) và các loại đồ uống đảm bảo khoảng 70-80% còn lại, tuy nhiên, tỷ lệ này tùy thuộc vào thực đơn cụ thể của từng người. Đó là khuyến cáo của Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA). Theo khuyến cáo của EFSA, với trẻ sơ sinh đến sáu tháng tuổi cần bổ sung 680ml/ngày, hoặc 100-190ml/ngày (sữa mẹ hoặc sữa bò đã chế biến). Trẻ từ 6-12 tháng tuổi cần bổ sung 0,8 - 1,0 lít/ngày (sữa mẹ, sữa bò đã chế biến và những thức ăn, đồ uống thích hợp). Trẻ từ một-hai tuổi cần 1,1 - 1,2 lít/ngày. Trẻ từ hai-ba tuổi cần 1,3 lít/ngày. Trẻ em từ bốn-tám tuổi cần 1,6 lít/ngày. Trẻ em trai từ 9-13 tuổi cần 2,1 lít/ngày, tuổi tương tự với trẻ em gái cần 1,9 lít/ngày. Trẻ vị thành niên 14-18 tuổi, cần 2-2,5 lít/ngày. Lượng nước này được chỉ định trong điều kiện thời tiết và cường độ hoạt động thể chất bình thường.

Điều trị mất nước

Trường hợp người lớn hay trẻ nhỏ mất nước và các chất điện giải do bị bệnh như tiêu chảy hoặc sốt cao… thì phải bù nước bằng thuốc. Theo BS Trọng Thông, khi rối loạn nước, điện giải, nhẹ có thể bị chướng bụng, mệt mỏi, khát nước; nặng có thể đi tiểu ít, co giật, hôn mê. Nếu không bù nước và chất điện giải kịp thời sẽ gây nên rối loạn chuyển hóa và dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Tốt nhất, người bệnh nên dùng Oresol.

Trên thị trường hiện nay, Oresol có hai dạng đóng gói: gói bột 27,9g (gồm có: glucose khan 20g; atri clorid 3,5g; natri citrat 2,9g; kali clorid 1,5g), cách dùng: hòa tan cả gói trong một lít nước đun sôi để nguội. Người lớn uống theo nhu cầu. Trẻ em uống theo liều (theo bảng hướng dẫn, trong bốn giờ đầu). Với gói bột 5,5g (gồm có: glucose khan 4.000mg, natri citrat 580mg, natri clorid 700mg, kali clorid 300mg), sử dụng như sau: hòa tan cả gói trong 200ml nước đun sôi để nguội. Người lớn uống theo nhu cầu. Trẻ em uống theo liều (theo bảng hướng dẫn, trong bốn giờ đầu).Với trẻ nhỏ cần cho uống từng ít một, uống chậm và nhiều lần. Nếu chưa hết 24 giờ, trẻ đã uống hết 150ml dịch/kg thì nên cho uống thêm nước trắng để tránh tăng natri huyết và đỡ khát.

Lưu ý: Các dung dịch Oresol pha xong chỉ uống trong ngày, số còn thừa phải bỏ.

Đối với người dân các vùng nông thôn, miền núi, nếu không có điều kiện mua Oresol, theo BS Trọng Thông, có thể tạo dung dịch muối - đường bằng một trong hai cách. Cách 1: pha một muỗng cà phê muối ăn (gạt ngang) và tám muỗng cà phê đường (gạt ngang) vào một lít nước đun sôi để nguội, vắt nửa quả cam vào dung dịch để có thêm kali. Cách 2: nấu 50g gạo với nước, cho thêm một muỗng cà phê muối, ninh nhừ thành cháo, lấy nước cháo uống (tinh bột của gạo khi nấu lên đóng vai trò chất đường).

Nguồn: http://www.green-vietnam.com

-------------------------------------------------------------------------

Cách uống nước khi chơi thể thao

Không cung cấp đủ nước cho cơ thể trong lúc chơi thể thao có thể làm mất hiệu quả tập luyện và dẫn đến nguy cơ chấn thương.

Khi chơi thể thao, hệ cơ-xương-khớp của chúng ta phải làm việc rất nhiều. Mọi vận động của hệ cơ đều sinh ra nhiệt. Trên thực tế, chỉ có 20% năng lượng mà hệ cơ sử dụng được biến đổi thành cơ năng. Phần còn lại (80%) hoàn toàn bị biến đổi thành nhiệt năng. Cơ thể bắt buộc phải “làm mát” bằng cách tiết ra mồ hôi để giữ nhiệt độ cơ thể ở mức bình thường. Theo bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp Lâm Quang Dũng, nếu đợi đến khi cảm thấy khát mới uống nước thì cơ thể đã ở vào trạng thái mất nước nhẹ. Đặc biệt với người chơi thể thao, hệ cơ khi bị mất nước sẽ thiếu điện giải, dễ dẫn đến vọp bẻ và mau mỏi mệt.

Ngoài ra, khi lượng nước trong cơ thể giảm dưới mức bình thường, thể tích nước trong huyết tương sẽ giảm và khiến cho máu trở nên “cô đặc” lại. Kết quả là việc lưu thông máu trong các mao mạch trở nên khó khăn hơn. Thể tích máu giảm sẽ khiến tim phải đập nhanh hơn để giữ áp lực động mạch. Trong những điều kiện đó, tính hiệu quả của việc tập luyện chắc chắn sẽ giảm đi. Theo nhiều nghiên cứu khi mất lượng nước tương đương 1% trọng lượng cơ thể, năng lực vận động của vận động viên sẽ giảm 10%.

Uống nước đúng cách:

- 2 giờ trước khi vận động, nên uống dần khoảng nửa lít nước. Việc uống nước sớm rất quan trọng vì cơ thể cần phải có thời gian tối thiểu để hấp thụ nước.
- Trong lúc luyện tập, trung bình 10-20 phút nên uống nước một lần, mỗi lần khoảng 200 ml. Không được uống quá nhiều vì bao tử chúng ta chỉ có thể hấp thụ tối đa 750 ml chất lỏng/giờ.
- Cần phải uống nước ngay khi kết thúc buổi tập và uống nhiều lần trong suốt 2 tiếng đồng hồ sau đó (số lần tùy theo cường độ, thời gian tập luyện) để bù lại lượng nước mất đi. Điều này sẽ giúp loại bỏ các chất thải a-xít của hệ cơ và cung cấp nước cho các mô.
- Nước uống lý tưởng nhất là ở nhiệt độ từ 10-15°C (nước mát). Tránh uống nước quá lạnh (nước đá), có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây khó chịu.

Nguồn: http://www.baoloccity.net

Người là vậy.....Còn chó chó thì sao?

.
 

vanglai213

Active Member
EM nghĩ tuần tiếp lên cho tập vừa phải thôi, giảm đi 1/2 những trò vận động mạnh để chó làm những việc cần thấp ..chứ không lên chủ hứng chó tập nhiều ^^ .
Thân .
 
Các bác chăm sóc kĩ quá! Bingo nhà em thì ngày nào cũng như ngày nào, vẫn chạy vẫn nhảy bình thường. Trước đây em cũng thương nó lắm tập về cũng cho nằm quạt mát .... nhưng như thế tự nhiên mình lại làm cho nó yếu đi. Mình nên hình thành cho nó một hoàn cảnh sống gần với tự nhiên sẽ hay hơn cho nó. Vì như vậy dần dần sẽ hình thành ở nó khả năng chống chọi với môi trường khắc nghiệt nó sẽ khỏe hơn và dẻo dai hơn! Bingo nhà em vẫn phải chịu đựng như vậy đấy!
Về chế độ dinh dưỡng cho em nó thì vẫn đảm bảo.
 

Mit2011

Member
Các bác chăm sóc kĩ quá! Bingo nhà em thì ngày nào cũng như ngày nào, vẫn chạy vẫn nhảy bình thường. Trước đây em cũng thương nó lắm tập về cũng cho nằm quạt mát .... nhưng như thế tự nhiên mình lại làm cho nó yếu đi. Mình nên hình thành cho nó một hoàn cảnh sống gần với tự nhiên sẽ hay hơn cho nó. Vì như vậy dần dần sẽ hình thành ở nó khả năng chống chọi với môi trường khắc nghiệt nó sẽ khỏe hơn và dẻo dai hơn! Bingo nhà em vẫn phải chịu đựng như vậy đấy!
Về chế độ dinh dưỡng cho em nó thì vẫn đảm bảo.
Anh có mấy thắc mắc?

1. Vấn đề thích nghi với môi trường nóng:
Thời tiết có ảnh hưởng đến sự phát triển hài hòa của chó không?
Tại sao các nước khí hâu ôn đới động vật phát triển thể trạng tốt hơn các nước nhiệt đới?
Việc cho chó (chó có xuất xứ ở các nước lạnh) chịu nóng liệu có làm giảm thể trạng đi không? kể cả việc cho nó làm quen dần.. liệu chó có "còi" đi để "thích nghi" không?
Loại trừ vấn đề dinh dưỡng nhé...

2. Vấn đề anh đề cập ở topic này là làm sao giảm được hiện tượng mất nước của chó trong và sau khi tập...
Mất nước sẽ làm chó mệt mỏi, kém ăn những ngày sau đó... Việc mất nước ở chó khi tập nặng khác hẳn với tập cho chó thích nghi với môi trường nóng...
Buổi sau em để anh quần với Bingo thả phanh xem thử... khẳng định 2 ngày sau khỏi ăn... chỉ uống nước và nằm thở thôi...

Tạm thời chỉ có thể đưa ra giải pháp cho các buổi tập sau:
- Giảm cường độ tập luyện cho mùa hè...Giảm thời gian tập, nắng lên cho nghỉ ngay...
- Tìm cách giảm nhiệt độ sân tập (che nắng, phun hơi nước...)
- Tìm cách làm mát trực tiếp cho chó trong và sau tập (dùng khăn lau ướt lau đầu, mặt, ngực, háng...)
- Cho chó uống nước có pha Oresol trong lúc tập và sau khi tập để bù nước cấp tốc...


.
 

tran van hoan

Active Member
Anh có mấy thắc mắc?

1. Vấn đề thích nghi với môi trường nóng:
Thời tiết có ảnh hưởng đến sự phát triển hài hòa của chó không?
Tại sao các nước khí hâu ôn đới động vật phát triển thể trạng tốt hơn các nước nhiệt đới?
Việc cho chó (chó có xuất xứ ở các nước lạnh) chịu nóng liệu có làm giảm thể trạng đi không? kể cả việc cho nó làm quen dần.. liệu chó có "còi" đi để "thích nghi" không?
Loại trừ vấn đề dinh dưỡng nhé...

2. Vấn đề anh đề cập ở topic này là làm sao giảm được hiện tượng mất nước của chó trong và sau khi tập...
Mất nước sẽ làm chó mệt mỏi, kém ăn những ngày sau đó... Việc mất nước ở chó khi tập nặng khác hẳn với tập cho chó thích nghi với môi trường nóng...
Buổi sau em để anh quần với Bingo thả phanh xem thử... khẳng định 2 ngày sau khỏi ăn... chỉ uống nước và nằm thở thôi...

Tạm thời chỉ có thể đưa ra giải pháp cho các buổi tập sau:
- Giảm cường độ tập luyện cho mùa hè...Giảm thời gian tập, nắng lên cho nghỉ ngay...
- Tìm cách giảm nhiệt độ sân tập (che nắng, phun hơi nước...)
- Tìm cách làm mát trực tiếp cho chó trong và sau tập (dùng khăn lau ướt lau đầu, mặt, ngực, háng...)
- Cho chó uống nước có pha Oresol trong lúc tập và sau khi tập để bù nước cấp tốc...


.
Vấn đề anh Mit nói anh em đáng phải quan tâm .

Bean nhà anh Mit thì anh Mit đã nói rõ , còn Kenton như hôm rồi anh em đã rõ , lúc đầu nó tập rất tốt , ngay cả với lần tập đầu tiên tập bài mới nó làm cũng rất tốt , nhưng sau khi chạy nhảy 1 lúc giữa trời nắng thì thấy rõ sức ỳ của nó , và làm bài không còn hiệu quả nữa , và do hôm đó chủ quan xích nó ở gốc cây nhưng vẫn bị nóng , và khi cho nó vào hàng bia thì nó tỏ ra rất mệt mỏi và đã bị nôn , về nhà mắt hôm sau thì toét nhèm , mệt mỏi kém ăn sau 2 ngày ! Mặc dù sau khi tập đã làm mát lau thân nhiệt bằng nước . Vì vậy nếu những buổi tập lần sau mà trời quá oi bức thì ta chỉ cần tập rất nhẹ thôi để giữ sức khỏe cho cún cưng của mình được đảm bảo .
 

my_lucky

Active Member
Em nghe như kiểu anh chữa gà chọi ý nhỉ ^^...theo em được biết , chó không làm mát qua da và lỗ chân lông là mấy .Đa phần chó làm mát bằng đầu lưỡi , việc chó đang nóng em nghĩ tuyệt đối chỉ lấy dẻ dưới vắt khô lau nhẹ vào vùng háng và vùng bắp chân sau mông và trước ngực xíu thôi ..Còn việc phun nhẹ nước vào đầu chó là việc lên làm chứ không phải sợ khi dấp nươc nhẹ vào chán chó .Nguyên nhân cũng vì chó làm mát bằng lưỡi... nếu ta không xử lí bộ não , làm mát cho chán nó trước nó có thể bị tổn thương ngay tức khắc, việc dấp nước nhẹ lên chán cũng không ảnh hưởng đến việc chó bị cảm đột ngột đâu mà chó còn thoải mái nữa. Còn việc tắm chó là không nên điều này loại bỏ .....Việc cứu chó sơ qua để chó đc khỏe mạnh và thoải mái, cũng có nhiều cách, trên sân tập nếu anh em nào có SÂM hoặc nước Sâm cho chó uống, những bài nước làm mát và tỉnh táo ^^ cái này hơi quá phải không, hoặc cho chó uống nước bù như đường Gluco và nước OlyZon kèm với nước lọc để chó vừa tập vừa đc khỏe mạnh . Vài ý kiến của em .
Theo như cách mình đã từng sơ cứu cho vài chú chó to bị cảm nóng và cảm nắng, cũng như đề phòng cho chó phải vận động dưới cái nóng oi bức, giúp chó luôn đủ sức khỏe để có thể chống chọi với cái nóng mùa hè khi phải lao động hoặc tập luyện :

_ Khi đi tập anh em nên chuẩn bị sẵn 1 chai nước 200ml pha với 1 gói oresol , cho chó uống để chống mất nước và cân bằng điện giải.
_ 1 chai Lavie to pha sẵn với đường Gluco ( loại dành cho bệnh nhân tiểu đường), vừa giúp chó chống choáng, vừa hồi phục sức khỏe nhanh....
_ Chuẩn bị sẵn 1 hoặc 2 chiếc khăn mặt to, nếu thấy tình trạng chó bị quỵ do cảm nóng hoặc cảm nắng, cách sơ cứu nhanh nhất là thấm đẫm nước vào khăn, chườm ngay 1 cái vào khu vực hậu môn và cơ quan sinh dục. Chườm tiếp 1 cái nữa vào hốc nách của chó. Cứ thấy khăn nóng lên là lại nhúng lại khăn rồi chườm tiếp. Kiểm tra đồng tử, nhịp tim, mạch, cố gắng bế chó ra nơi có bóng mát, có nền cỏ là tốt nhất.Vạch mồm chó ra cố mớm cho nó uống được nước đường GLuco là tốt nhất, không thì ít nhất cũng phải mớm được cho nó uống nước oresol , sau khoảng 15 phút kết hợp chườm và uống nước như thế thì có thể gọi xe mang chó về, hoặc sau 1 tiếng chó có thể đã bình phục.
Tuyệt đối không được cho chó uống quá nhiều nước ngay lúc đó, cũng như không được hất nước lên cơ thể chó nhất là vùng đầu.Thân!

[/url][/IMG]
 

bưởi

Member
Theo như cách mình đã từng sơ cứu cho vài chú chó to bị cảm nóng và cảm nắng, cũng như đề phòng cho chó phải vận động dưới cái nóng oi bức, giúp chó luôn đủ sức khỏe để có thể chống chọi với cái nóng mùa hè khi phải lao động hoặc tập luyện :

_ Khi đi tập anh em nên chuẩn bị sẵn 1 chai nước 200ml pha với 1 gói oresol , cho chó uống để chống mất nước và cân bằng điện giải.
_ 1 chai Lavie to pha sẵn với đường Gluco ( loại dành cho bệnh nhân tiểu đường), vừa giúp chó chống choáng, vừa hồi phục sức khỏe nhanh....
_ Chuẩn bị sẵn 1 hoặc 2 chiếc khăn mặt to, nếu thấy tình trạng chó bị quỵ do cảm nóng hoặc cảm nắng, cách sơ cứu nhanh nhất là thấm đẫm nước vào khăn, chườm ngay 1 cái vào khu vực hậu môn và cơ quan sinh dục. Chườm tiếp 1 cái nữa vào hốc nách của chó. Cứ thấy khăn nóng lên là lại nhúng lại khăn rồi chườm tiếp. Kiểm tra đồng tử, nhịp tim, mạch, cố gắng bế chó ra nơi có bóng mát, có nền cỏ là tốt nhất.Vạch mồm chó ra cố mớm cho nó uống được nước đường GLuco là tốt nhất, không thì ít nhất cũng phải mớm được cho nó uống nước oresol , sau khoảng 15 phút kết hợp chườm và uống nước như thế thì có thể gọi xe mang chó về, hoặc sau 1 tiếng chó có thể đã bình phục.
Tuyệt đối không được cho chó uống quá nhiều nước ngay lúc đó, cũng như không được hất nước lên cơ thể chó nhất là vùng đầu.Thân!

[/URL][/IMG]

Chính xác , bài cấp cứu "Cú đờ sô "/ Trúng nắng . Anh em rất cần thuộc lòng .
Điều Bưởi muốn anh em lưu ý là ở khoản này . Việc làm mát vùng ngực/ nách bằng nước cũng từ ý tưởng này mà ra vì con chó khi đã qua mệt không còn có thể tự điều hòa thân nhiệt bằng miệng .
Tuy nhiên , việc phòng ngừa vẫn là tiên quyết , khi giữa nắng , vạn bất đác dĩ mơí cho chó làm các bài tấn công hoặc chạy nhảy đuổi bắt . Khi bược phải làm việc , luôn luôn giữ mát cho vùng ngực ( nạch) chó . Đây là kinh nghiệm và là bải học thuộc lòng của dân chuyên môn chứ không phải chuyện suy diễn từ ... chuyện đá gà.
 

vanglai213

Active Member
Theo như cách mình đã từng sơ cứu cho vài chú chó to bị cảm nóng và cảm nắng, cũng như đề phòng cho chó phải vận động dưới cái nóng oi bức, giúp chó luôn đủ sức khỏe để có thể chống chọi với cái nóng mùa hè khi phải lao động hoặc tập luyện :

_ Khi đi tập anh em nên chuẩn bị sẵn 1 chai nước 200ml pha với 1 gói oresol , cho chó uống để chống mất nước và cân bằng điện giải.
_ 1 chai Lavie to pha sẵn với đường Gluco ( loại dành cho bệnh nhân tiểu đường), vừa giúp chó chống choáng, vừa hồi phục sức khỏe nhanh....
_ Chuẩn bị sẵn 1 hoặc 2 chiếc khăn mặt to, nếu thấy tình trạng chó bị quỵ do cảm nóng hoặc cảm nắng, cách sơ cứu nhanh nhất là thấm đẫm nước vào khăn, chườm ngay 1 cái vào khu vực hậu môn và cơ quan sinh dục. Chườm tiếp 1 cái nữa vào hốc nách của chó. Cứ thấy khăn nóng lên là lại nhúng lại khăn rồi chườm tiếp. Kiểm tra đồng tử, nhịp tim, mạch, cố gắng bế chó ra nơi có bóng mát, có nền cỏ là tốt nhất.Vạch mồm chó ra cố mớm cho nó uống được nước đường GLuco là tốt nhất, không thì ít nhất cũng phải mớm được cho nó uống nước oresol , sau khoảng 15 phút kết hợp chườm và uống nước như thế thì có thể gọi xe mang chó về, hoặc sau 1 tiếng chó có thể đã bình phục.
Tuyệt đối không được cho chó uống quá nhiều nước ngay lúc đó, cũng như không được hất nước lên cơ thể chó nhất là vùng đầu.Thân!

[/url][/IMG]
Ý tớ nói lúc đó không phải chó đã bị cảm viẹt anh à, mà trên sân lúc chó cảm giác uể oải ta làm mát chó , nhưng tránh phần làm mát chó quá mức dẫn đến chó bị cảm. Còn việc chó bị cảm chưa theo 1 cách đã nói như trên, sử dụng nước bù, đường gluco...vv
 

vanglai213

Active Member
Chính xác , bài cấp cứu "Cú đờ sô "/ Trúng nắng . Anh em rất cần thuộc lòng .
Điều Bưởi muốn anh em lưu ý là ở khoản này . Việc làm mát vùng ngực/ nách bằng nước cũng từ ý tưởng này mà ra vì con chó khi đã qua mệt không còn có thể tự điều hòa thân nhiệt bằng miệng .
Tuy nhiên , việc phòng ngừa vẫn là tiên quyết , khi giữa nắng , vạn bất đác dĩ mơí cho chó làm các bài tấn công hoặc chạy nhảy đuổi bắt . Khi bược phải làm việc , luôn luôn giữ mát cho vùng ngực ( nạch) chó . Đây là kinh nghiệm và là bải học thuộc lòng của dân chuyên môn chứ không phải chuyện suy diễn từ ... chuyện đá gà.
Anh ơi kinh nghiệm không phải là thừa, chữa gà là ta làm mát, làm cho chú gà hưng phấn khỏe mạnh hơn..CHữa say nắng lại 1 chuyện cần thiết có chuyên môn vì vậy em không bàn tới .Nhưng em cũng nhắc lại, đối với những chú chó ít vận động cường độ cao hay nằm mát cũng có thể dẫn đến những trường hợp trên nếu ta cho chúng vận động quá mức với ngày hôm đó .Quay lại trường hợp chó nhà mình khỏe mạnh vận động nhiều, giờ em mới nghiệm ra là bean nhà bác Mít luôn đc tập nhiều nhất các bài, như nhẩy cao, nhẩy xa ...Màn cuối cùng lại là màn cắn, lúc đó lại là lúc nắng nhất vì vậy bean đã đuối sức đây là trường hợp 2 tuần liền bean đều triệu chứng này...ANh em ta rút kinh nghiệm từ đây, nếu đánh cắn trước thì lên tập sớm, còn những bài nhẹ ta để sau và có thế để buổi tới , không lên quá tận dụng để chó phải chịu mệt mỏi...
 

my_lucky

Active Member
Trong thời tiết oi bức của mùa Hè như thế này, sao các bác không bổ xung thêm củ cải trắng và cà rốt vào thực đơn hàng ngày cho cún nhà mình??? Trong củ cải và cà rốt rất nhiều vitamin và đường thực vật, vừa giúp cún của mình giải độc ở gan, vừa tăng cường sức khỏe, đường thực vật giúp cơ thể cún luôn luôn sung mãn và phục hồi cơ thể rất nhanh sau khi vận động mạnh:D:D:D. Nếu cún nào mà hay đi táo thì cũng có thể bổ xung vào đó ít rau lang, sẽ giúp cún đi vệ sinh dễ hơn.Thường xuyên bổ xung 1 củ khoai lang nhỏ vào bữa ăn của cún cũng giúp cún nhuận tràng.Thân!
 

vanglai213

Active Member
Trong thời tiết oi bức của mùa Hè như thế này, sao các bác không bổ xung thêm củ cải trắng và cà rốt vào thực đơn hàng ngày cho cún nhà mình??? Trong củ cải và cà rốt rất nhiều vitamin và đường thực vật, vừa giúp cún của mình giải độc ở gan, vừa tăng cường sức khỏe, đường thực vật giúp cơ thể cún luôn luôn sung mãn và phục hồi cơ thể rất nhanh sau khi vận động mạnh:D:D:D. Nếu cún nào mà hay đi táo thì cũng có thể bổ xung vào đó ít rau lang, sẽ giúp cún đi vệ sinh dễ hơn.Thường xuyên bổ xung 1 củ khoai lang nhỏ vào bữa ăn của cún cũng giúp cún nhuận tràng.Thân!
CHuẩn không cần chỉnh, thức ăn cũng là năng lượng để các cún chống lại đc cái nóng mùa hè này ....Cám ơn VA đã cho 2 bài bổ ích .:x
 
Top