• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Dinh dưỡng và một số điều cần biết dành cho chó đến lúc trưởng thành

Một số người nghĩ rằng thịt là tốt nhất để nuôi chó, có thể làm cho nó phát triển và mạnh mẽ hơn. Trong thực tế nó không chỉ tốn kém và phần lớn sẽ làm cho các con chó bị tiêu chảy, hình thành các chứng khó tiêu, khó hấp thụ. Cũng có những nguồn khác để có được protein thông qua việc hấp thụ những thành phần của Carbohydrate . Ngoài ra dù ăn nhiều thịt chúng vẫn thiếu những Vitamin A, D, E..
Trong những trường hợp bình thường chỉ ăn thịt sẽ là quá mức, nếu chỉ dùng thịt không trong khoảng từ 3 đến 12 tháng tuổi việc hình thành xương của chó con sẽ chắc chắn gặp lỗi, vì Canxi trong thịt thiếu đi thành phần Phốt pho nói cách khác là con chó cần Phốt pho canxi chứ không chỉ đơn thuần là canxi. Ngoài ra chó còn có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, trong thời gian chó bắt đầu biết ăn để xương hình thành tốt thì bột canxi tổng hợp là không thể thiếu.
Lượng canxi con chó cần cụ thể trong 1 năm đầu là 2,2kg/1 thìa cafe bột canxi, ngoài một năm tuổi sẽ là 4,5kg/1 thìa vì ở thời điểm này tốc độ tăng trưởng đã giảm đi một nửa chỉ còn lại nhu cầu cho răng và xương đi vào thời kỳ ổn định. Ngoài ra bạn phải chú ý cho con chó tập thể dục để có thể hấp thụ tốt lượng canxi như trên nếu không sẽ phản tác dụng hại nhiều hơn lợi.
Đừng cho con chó của bạn uống sữa, mọi người nghĩ rằng nó đang bú mẹ và được bổ sung sữa thêm mỗi ngày sẽ là tốt nhưng kết quả thống kê chỉ ra hầu hết các con chó đều sẽ bị viêm niêm mạc đường tiêu hóa và bị tiêu chảy, sữa mẹ và sữa thực phẩm hoàn toàn khác nhau về các thành phần. Trong sữa mẹ lượng Protein là rất cao, nhiều chất béo và đường lactose, trong sữa những thành phần này ít hơn nhưng hàm lượng đường lactose lại cao nó gây ra tiêu chảy. Từ 6 tháng thì việc uống sữa có thể áp dụng được vì hệ tiêu hóa đã ổn định.
Đừng cho chó ăn xương gà bất kể kích thước nào, quan điểm này chính là sai lầm, tiêu hóa được xương gà là rất khó, nếu các mảnh vỡ là hình lăng trụ nó dễ dàng làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa và gây ra chấn thương ruột. Biểu hiện là đi phân trắng tiếp theo là phân có chất nhày, đôi khi nôn mửa và cuối cùng là có sự hiện diện của máu trong phân.
Không cho con chó có cơ hội để nuốt xương gà, xương sườn hoặc xương cá bởi nó có thể bị mắc kẹt tại cổ họng sau đó phân mảnh (gãy) nếu không ở trong cổ họng nó có thể làm thủng dạ dày hoặc ruột.
Không cho con chó ăn thừa của người vì nhu cầu dinh dưỡng của con chó và con người khác nhau trong vận động, ngoài ra nó còn làm con chó vất vả trong việc hấp thu được các lượng dinh dưỡng trong khẩu phần của con người, hãy sử dụng thức ăn sẵn dành cho chó, nguồn cấp dinh dưỡng đã được tính toán kỹ cho động vật. Ngoài ra đừng quên cung cấp đủ Nước sạch cho nó.
Cho ăn đúng giờ và đúng bữa sẽ làm tăng khả năng tiết dịch tiêu hóa trong ruột, tăng cảm giác đói, vì vậy việc tiêu hóa và hấp thu sẽ được tốt nhất. Nếu cho ăn không theo quy luật nào nó sẽ làm việc tiêu hóa bị kém đi và cũng dễ mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa.
Không cho các con chó ăn chung bát vì bạn sẽ không kiểm soát được việc tiêu thụ và hấp thụ của mỗi cá thể. Trong trường hợp con chó trưởng thành bạn sẽ không kiểm soát được việc nên cho con chó ăn thêm bao nhiêu để không gây quá tải cho hệ tiêu hóa.
Chú ý: Nhiệt độ tốt nhất khi cho chó ăn là 40 độ C, trách quá nóng hoặc quá lạnh, nhiệt độ cao hơn 50 độ C con chó sẽ từ chối không ăn. Không để thức ăn qua đêm, bát ăn phải khử trùng thường xuyên, nước uống phải là sạch sẽ để tránh sự xâm nhập của ký sinh trùng làm rối loạn tiêu hóa.
Những lý do làm cho con chó của bạn khi ăn cảm thấy không ngon miệng và gây hậu quả không tốt cho đường tiêu hóa có nhiều nhưng chủ yếu là 3 lý do sau:
- Ăn một loại thức ăn duy nhất, thức ăn chứa nhiều gia vị gốc hóa chất, chất thơm, cay, mùi hăng ngọt làm ảnh hưởng đến sự ngon miệng.
- Cho ăn ở những nơi không thích hợp với các tiêu chuẩn nhạy cảm về ánh sáng, tiếng ồn, phải ăn chung và tranh ăn với các con khác, sự có mặt của người lạ, sự có mặt hoặc can thiệp của các động vật khác.
- Nếu các lý do trên đã được loại trừ bạn nên nghĩ đến khả năng ủ hoặc đã nhiễm Bệnh, hãy nhờ sự can thiệp có kinh nghiệm của Bác sĩ thú y

PS: Mọi người nên tìm hiểu thêm về các gốc hóa học có ích hoặc có hại.


Đây là bản dịch từ bài viết tại Trung Quốc

CHUYÊN NGHIỆP HƠN - THÀNH CÔNG HƠN
 

my_lucky

Active Member
Bài viết này có nhiều điểm em cảm thấy không thoải mái lắm anh ạ.
Ví dụ : Đừng cho con chó của bạn uống sữa, mọi người nghĩ rằng nó đang bú mẹ và được bổ sung sữa thêm mỗi ngày sẽ là tốt nhưng kết quả thống kê chỉ ra hầu hết các con chó đều sẽ bị viêm niêm mạc đường tiêu hóa và bị tiêu chảy, sữa mẹ và sữa thực phẩm hoàn toàn khác nhau về các thành phần. Trong sữa mẹ lượng Protein là rất cao, nhiều chất béo và đường lactose, trong sữa những thành phần này ít hơn nhưng hàm lượng đường lactose lại cao nó gây ra tiêu chảy. Từ 6 tháng thì việc uống sữa có thể áp dụng được vì hệ tiêu hóa đã ổn định.
Em không biết đoạn này dịch có bị sai hay thiếu không nhưng sữa mẹ thì sao có thể khiến chó con bị tiêu chảy được ạ??? Còn chuyện dùng bổ sung thêm sữa ngoài thì em thấy nếu chó con được bổ xung thêm sữa bột hoặc sữa bò tươi hàng ngày và đều đặn thì tốt chứ ạ???

Ví dụ :Đừng cho chó ăn xương gà bất kể kích thước nào, quan điểm này chính là sai lầm, tiêu hóa được xương gà là rất khó, nếu các mảnh vỡ là hình lăng trụ nó dễ dàng làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa và gây ra chấn thương ruột. Biểu hiện là đi phân trắng tiếp theo là phân có chất nhày, đôi khi nôn mửa và cuối cùng là có sự hiện diện của máu trong phân.
Không cho con chó có cơ hội để nuốt xương gà, xương sườn hoặc xương cá bởi nó có thể bị mắc kẹt tại cổ họng sau đó phân mảnh (gãy) nếu không ở trong cổ họng nó có thể làm thủng dạ dày hoặc ruột.

Chuyện chó con hoặc chó to nếu cho ăn xương ống đùi hoặc xương cánh gà dễ bị hóc thì em thấy còn hợp lý.Nhưng em nuôi nhiều con chó con và chó to, em tập cho ăn tất cả các loại xương từ bé nhưng chưa bao giờ có hiện tượng chó khó tiêu hoặc bị mắc nghẹn chứ chưa nói đến chuyện là bị thừa canxi dẫn đến phân cục khô trắng vàng và tiêu chảy ra máu cả.
Tất cả các loại thực phẩm dành cho chó đều tốt, nhưng muốn tốt thì cần phải có chế độ riêng, ăn đúng ăn đủ thì chẳng có gì đáng lo cả.Cứ nhìn phân chó là có thể thấy và điều chỉnh được chế độ cũng như nhu cầu dinh dưỡng của chó rồi ạ.Thân!>:D<
 

my_lucky

Active Member
Chăm sóc chó con.

Muốn có đàn chó con khỏe mạnh cần chú ý đến chất lượng chó bố và chó mẹ. Khi chó mẹ mang thai và cả khi nuôi con đều phải được nuôi dưỡng, chăm sóc đầy đủ, chú ý chất đạm, chất khoáng và vitamin.



Những thiên thần cún cưng luôn là niềm quan tâm hàng đầu với các bạn yêu thú vật. Việc chăm sóc cún cưng trong giai đoạn này khá quan trọng. Nếu chăm sóc không đúng hoặc không đủ đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chó cưng.

Sau đây là một số kỹ thuật chăm sóc cún con dành cho các bạn có cún đang trong giai đoạn sơ sinh

Chó con đang trong thời kỳ bú sữa.

Sau khi ra khỏi bụng mẹ, chó con bắt đầu phải chịu đựng điều kiện sống tương đối khắc nghiệt như : nhiệt độ, ôn độ, ẩm độ và điều kiện dinh dưỡng hoàn toàn mới lạ và việc bú sữa mẹ, cơ quan tiêu hóa chính thức hoạt động.

Việc nuôi dưỡng chó con tuân theo một số giai đoạn với những biện pháp kỹ thuật hết sức khoa học, nhằm hướng tới đích là: chó khỏe mạnh, phát triển tốt.

Nuôi chó con đúng khoa học là tạo cho con chó có sức chịu đựng dẻo dai, thích nghi với hoàn cảnh sống Việt Nam, chó luôn cảnh giác với người lạ, khứu giác, thính giác phải nhạy, cũng cần dạy cho chó “vâng lời”.

Chó con mới sinh ra chưa thích nghi với điều kiện sống mới, nên phải quan tâm đầy đủ tới chúng như: đệm lót phải sạch, khô, đảm bảo nhiệt độ ấm thường xuyên (nếu nhiệt độ thích hợp, chó con tản đều, ngủ tốt, nếu quá lạnh chúng chụm vào nhau, quá nóng chúng phân tán nhiều hơn, tỏ ra khó chịu). Chú ý, khi khí hậu thời tiết thay đổi bất thường (mưa bão đột ngột).

Chó con mới sinh ra phải cho bú sữa mẹ, nhất thiết phải được bú sữa đầu (vì trong sữa đầu có nhiều kháng thể giúp chó con chống đỡ bệnh tật). Khi mới sinh chó chưa có răng, lỗ khe tai đóng lại chó con chuyển động rất khó khăn, mọi hoạt động của chó con lúc này nhờ bản năng như: tìm vú mẹ và bú mút, chó mẹ cũng tạo thuận lợi cho chó con bú sữa. Nếu chó mẹ vụng về (tức là bản năng không phát triển) người chủ chó phải đưa sát mõm chó con vào đầu vú mẹ, lúc này cần theo dõi hành vi của chó mẹ và sự bú mút của chó con, nếu có gì không bình thường cần mời bác sĩ thú y.

Sau khi chó con ra đời được 1 ngày phải theo dõi chúng hoạt động có bình thường không, đồng thời kiểm tra các ngón thừa. Thường sau 3 - 4 ngày người ta phải cắt ngón thừa cho gọn. Mỗi ổ chó sinh ra thường nuôi từ 4 - 7 con tùy khả năng và sự tiết sữa của chó mẹ, từ ngày thứ 3 - 10 cần cắt phần nhọn ở hai chân trước của chó con (đề phòng chúng cào rách vú mẹ) đến ngày thứ 20 cắt lại một lần nữa.

Cần cho chó mẹ ăn đủ chất, chú ý đủ chất đạm (protit, khoáng và vitamin nhóm A, nhóm B).

Ngoài bú mẹ, chó con cần được bổ sung các dưỡng chất khác

Trong thời kỳ đầu nuôi chó con chủ yếu bằng sữa chó mẹ, và từ ngày thứ 5 trở đi có thể cho chó con ăn thêm sữa bò.

Việc cho chó con ăn theo một khẩu phần hợp lý có ý nghĩa lớn đến sự phát triển của chó sau này. Khi mới sinh chó được bú sữa mẹ tương đối đủ (nếu được bú no đủ, chó ngủ tốt) nếu thiếu sữa chó cựa quậy đòi ăn.

Sau khi đẻ được 5 - 10 ngày cho chó con ăn thêm sữa hâm nóng, lúc đầu bú bằng vú cao su, về sau rót sữa ra **a và dúi mõm chó con vào **a có sữa để chó con tự liếm sữa cho quen dần cách “tợp” sữa. Hàng ngày cho mỗi chó con ăn thêm 100 - 200 ml sữa đến khi chó được 120 ngày tuổi.

Chó con được 15 ngày tuổi, cho ăn thêm cháo sữa, có thịt băm (khoảng 20 gam thịt nạc), mỗi ngày cho ăn 1 - 2 bữa.

Từ tuần tuổi thứ ba (21 ngày tuổi) cho chó con ăn thêm cháo gạo ninh nhừ, trộn thịt nạc băm, mỗi ngày cho chó ăn 2 bữa. Từ 30 ngày tuổi trở đi, lượng thịt tăng lên từ 20 - 50 gam cho mỗi ngày.

Cũng từ ngày tuổi thứ 30 trở đi cho ăn thêm khoai tây, rau xanh, lượng rau và khoai tây tăng dần, tăng lượng vitamin.

- Các loại vitamin A và D thường được quan tâm hơn cả, và được bổ sung bằng dầu gan cá thu.

- Các chất khoáng đa lượng và vi lượng rất cần thiết cho quá trình tạo khung xương và tham gia nhiều quá trình trao đổi chất.

- Chó con dưới 120 ngày tuổi, mỗi ngày cho ăn 5 bữa, từ 4 - 6 tháng tuổi, mỗi ngày cho ăn 4 bữa, từ 6 tháng trở lên mỗi ngày cho ăn 3 bữa hoặc 2 bữa, lượng thức ăn được tăng dần theo mức độ phát triển của cơ thể chó con. Cần quan tâm đến độ choán dạ dày chó con.

Chó con từ 30 - 60 ngày tuổi mỗi bữa cho ăn từ 100 - 200 ml thức ăn, từ 2 - 4 tháng tuổi mỗi bữa cho ăn từ 0,2 - 0,3 lít. Từ 6 - 11 tháng tuổi mỗi bữa cho ăn 0,4 lít hỗn hợp thức ăn (tùy chó lớn hay bé mà điều chỉnh dung tích thức ăn).

Cân trọng lượng để đánh giá tình trạng phát triển và sức khỏe của chó con

Theo dõi tình hình phát triển bình thường của chó con theo một trình tự như sau : chó con sinh ra được 5 - 8 ngày, khe tai mở, thính giác bắt đầu phát triển, đến 11 - 16 ngày thính giác đã hoạt động bình thường. Từ ngày thứ 11 - 15 (tùy theo số lượng chó con sinh ra) khe mắt bắt đầu mở. Từ ngày thứ 20 - 25 răng sữa bắt đầu mọc. Trong khoảng từ 8 - 10 ngày (kể từ khi mọc răng) răng cửa, răng nanh mọc xong. Khi chó con được 60 ngày tuổi răng sữa cơ bản mọc xong. Nếu răng mọc chậm, chứng tỏ sự nuôi dưỡng không đầy đủ và sự phát triển của chó con là kém.

Chó xù Nhật Bản nuôi ở Việt Nam bình quân trọng lượng khi mới sinh dao động trong khoảng 0,1 - 0,5 kg. Trong 10 ngày đầu mỗi ngày cân một lần, từ 30 ngày trở đi cách một ngày cân một lần. Sau đó cách 5 ngày cân một lần. Kết quả mỗi lần cân đều ghi cẩn thận vào sổ đăng ký. Căn cứ vào bảng ghi ta đánh giá tình trạng phát triển của chó con, và dựa vào qui luật sau đây để đánh giá.



Nếu nuôi dưỡng đầy đủ, khi 30 ngày tuổi một số chó có thể nặng 1 - 1,2 kg.

Theo một số chuyên gia nuôi chó cho biết tốc độ chó con tăng nhanh 60 - 180 ngày tuổi, độ dài tứ chi tăng từ 2,5 - 3 lần, lúc này xương ống ngừng phát triển, ***g ngực vẫn phát triển, độ dài đốt các ngón, chiều cao vây tạm ổn định.

Mức tăng trọng của chó so với sơ sinh :

+ 8 - 9 ngày tuổi : Tăng gấp 2 lần
+ 18 ngày : Tăng 3,5 - 4 lần
+ 25 ngày : Tăng 5 - 6 lần
+ 30 ngày : Tăng 6 -7 lần
+ 45 ngày : Tăng 10 - 11 lần

Tốc độ lớn mãnh liệt nhất của chó diễn ra trước khi nó được 6 tháng tuổi. Chiều cao vây tăng từ 87,5 - 108% khi chó được 120 ngày tuổi, và từ 120 - 180 ngày tuổi chỉ tăng thêm 3,5 - 7%, từ 180 - 210 ngày tuổi tăng 7,1 - 8,3%, từ 6 - 11 - 12 tháng tuổi, chó lớn lên rất ít, hầu như ngừng lại, tuy vậy mãi cho tới khi chó được 2,5 tuổi mới ngừng lớn.

Từ đặc điểm sinh lý này của chó, giúp ta nuôi dưỡng chó một cách hợp lý. Việc chăm sóc nuôi dưỡng chó con từ khi mới sinh cho đến khi chó được 210 ngày tuổi có tính chất quyết định trong nghề nuôi chó.

Cũng trong thời kỳ này việc cho ăn thức ăn bổ sung giàu chất khoáng và vitamin cực kỳ cần thiết. Các chất khoáng, vitamin có nhiều trong thịt nạc, trứng, sữa, gan.

Trong 100 gam sữa tươi có 120 mg canxi, 95 mg phốt pho, 14 mg magiê, 0,1 mg sắt và 34 mg lưu huỳnh. Hàm lượng sắt trong sữa là thấp nhất. Trong khi đó đậu tương có 11,0 mg sắt, gan lợn 12,0 mg, gan bò 10,0 mg vì vậy vấn đề bổ sung sắt cho chó con bằng con đường dinh dưỡng rất cần thiết cho quá trình tạo máu.

Chó con mới sinh cần phải được bú sữa đầu. Vì trong sữa đầu có các kháng thể giúp chó con chống đỡ với một số bệnh truyền nhiễm. Hàm lượng kháng thể này giảm dần, đến khi 2 tháng tuổi hầu như không còn. Vì vậy kể từ lúc này người ta đã phải gây miễn dịch chủ động cho chó.

Một chút kiến thức, kinh nghiệm nhỏ và đôi lời muốn chia sẻ với anh chị và các bạn. Và sưu tầm thêm từ các nguồn khác.

Thân!

( Trích dẫn từ bài viết của nick Hung.tinhyeu )
 
hey ôe đọc lại xem, có dấu phảy ở trước từ : trong sữa ...đấy chứ 8->
Việc tiêu chảy ở đây nói tách ra là hàm lượng đường lactosen trong sữa mẹ và sữa thường được coi là nguyên nhân chủ yếu cho việc bị viêm niêm mạc đường tiêu hóa và gây ra tiêu chảy.
còn vụ xương gà thì đúng như e nói chừ xương đùi và xuơng cánh nhưng bài viết này là dành cho chó non, vấn đề của chó to chỉ được đề cập ở vụ phốt pho canxi thôi.
Hơn nữa đây là vấn đề được người nuôi chó Pit tại Trung quốc đưa ra thôi, cá nhân anh đồng quan điểm nên dịch để mang tính tham khảo..., kiểu kho đồ cũ ý mà ai dùng được gì thì dùng 8->8->8->
a nghĩ cần phải hiểu thêm về các thành phần mỗi chất có trong thức ăn, đồ uống có cái có chất cần nhưng nó cũng đi kèm chất không cần, thậm chí là có hại thì sao.
 

my_lucky

Active Member
Theo các bác....nếu chó bị tiêu chảy do giun sán thì biểu hiện sẽ như thế nào và hướng điều trị sẽ ra sao:D:D:D:D
 
Theo các bác....nếu chó bị tiêu chảy do giun sán thì biểu hiện sẽ như thế nào và hướng điều trị sẽ ra sao:D:D:D:D
Miệng hôi, lợi nhạt màu, trước đó ăn tốt nhưng còi, chậm lớn, trong phân có thể nhìn thấy trứng giun hoặc sán. Nên điều trị để dứt tiêu chảy trước rồi tẩy giun và sán sau.:-w:-w:-w
...hồi hộp chờ Kết Quả
 

my_lucky

Active Member
Miệng hôi là do chó bị viêm tai giữa, sau khi điều trị dứt điểm viêm tai giữa thì tự khắc mồm sẽ hét hôi:D
Chó bị tiêu chảy do giun sán thực ra có biểu hiẹn từ sớm mà mọi người không để ý.
Ví dụ :
Biểu hiện của chó bị nhiễm giun sán là ăn nhiều mà chậm lớn, chó hay ra gỉ mắt ướt màu xanh như mủ, chó hay gãi ở phần cổ chỗ gần tai, phân có trứng sán hoặc có cả sán nhỏ nếu ai tinh mắt hoặc có kinh nghiệm nhìn là thấy ngay.

Giai đoạn giun sán đã quá nhiều và chó bị nhiễm giun sán nặng thì niêm mạc đường ruột đã bị làm cho tổn thương nghiêm trọng, mỗi lần chó ăn đồ ăn vào là lại ỉa phân sống, tiêu chảy có khi phun như vòi nước, có lẫn cả dịch đỏ, thức ăn, giun sán.Trong trường hợp đó chó sẽ mệt mỏi do mất nước, bỏ ăn dẫn đến chó bị suy kiệt rất nhanh.
Có rất nhiều người chủ quan nên không tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến con chó bị mất nước, suy thận mà chết.
Nhiều người thì lo lắng quá, thấy chó bỏ ăn, tiêu chảy nhưng lại không cho đi khám kịp thời, chó bị mất nước mà không biết....thấy chó bỏ ăn lại càng nhồi nó uống sữa, đồ ăn nhiều đạm....càng khiến tình trạng của chú chó thêm thảm thương....cuối cùng là chỉ chết sau 1 tuần bị tiêu chảy=((=((

Các bác nói em...cách chữa thế nào là đơn giản và hiệu quả nhất ???

P/S : bài viết chỉ chia sẻ kinh nghẹm thực tế nên các câu từ chuyên môn không có, mong mấy bác sĩ bỏ quá cho:D
 

my_lucky

Active Member
Xin thưa với quý tòa rằng nếu cứ bị bức cung thế này thì chỉ khi ....say thì mới khai thôi ạ....quan trọng là bị cáo lúc khai thì phải có người làm chứng:D:D:D....thì nó mới vui ạ;);)
 

my_lucky

Active Member
Bị cáo vẫn còn ngoan cố à, có muốn tăng nặng tình tiết lên khôngx-(...khai nốt với Bản Tòa nhanh :-w:-w:-w:-w
Bác định bắt em khai ở đoạn nào đây ??

Chữa viêm tai ??? giun sán hay tiêu chảy??
 

my_lucky

Active Member
Đây là cách em áp dụng để chữa bất kỳ chú chó nào mà em nuôi nếu bị dính 3 bệnh trên , lưu ý là đây là kinh kiệm thực tế chứ không phải là bác sĩ nói ạ, cách tốt nhất là Phòng còn hơn Chống.

Viêm tai :
- Đối với chó và mèo, điều cần thiết là phải lau và vệ sinh tai hằng ngày vì chó mèo rất ham vận động, lại hay chui rúc hoặc nghịch bẩn:D, nếu không vệ sinh tai hàng ngày sẽ khiễn các chất bẩn bám lại trong vành tai, tạo ổ cho Rận tai, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chó mèo.

- Đối với những chó mèo bị viêm tai giữa sẽ khiến cho chó mèo hay ngứa ngáy và gãi liên tục tại phần giữa cổ và hốc tai, hơi thở và miệng rất hôi, ra gỉ mắt ướt như mủ xanh....Cách chữa đơn giản em hay dùng là dùng oxi già để nhỏ vào tai.Cách làm : bắt chó ngồi im và kẹp chặt người chó, tìm cách phụt nhanh một lượng kha khá oxi già vào tai rồi vừa bịt tai chó lại vừa giữ chặt đầu chó để chó không lắc đầu được trong vòng 1 phút, tiếp tục phụt thật nhanh một lượng kha khá oxi già nữa vào cũng tai đó rồi nhả ra.Theo phản xạ tự nhiên thì chó sẽ lắc đầu nhiều lần khiến cho mủ trong tai đã bị oxi già làm loãng ra bắn hết ra ngoài.Cách này làm 1 ngày 3 lần, làm xong nhớ lấy khăn mềm hoặc giấy vệ sinh lau sạch tai cho chó.Kết hợp uống thêm kháng sinh và thuốc tiêu viêm nhẹ.

Riêng về bị tiêu chảy em sẽ viết một bài riêng để dễ đọc ạ:D:D

-
 

my_lucky

Active Member
Bệnh tiêu chảy ở chó

Bệnh tiêu chảy ở chó là một bệnh cấp tính hoặc mạn tính được gây nên bởi một hay nhiều nguyên nhân khác nhau và đều có chung một hậu quả là triệu chứng tiêu chảy phân lỏng ở chó, làm gia tăng số lần đi tiêu và trọng lượng phân trong một ngày so với mức bình thường.

Đặc điểm

Bệnh có thể do một hoặc một nhóm nguyên nhân gây nên.
Mức độ nguy hiểm có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cá thể...
Tiêu chảy có thể kèm theo các triệu chứng như nôn mửa, viêm dạ dày-ruột làm mất nước, điện giải, máu... dẫn đến suy nhược cơ thể và có thể gây tử vong. Nguy hiểm nhất là tiêu chảy cấp tính.
Bệnh có thể lây hoặc không lây tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên nhân, triệu chứng, bệnh tích

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở chó. Một số nguyên nhân thông thường của tiêu chảy như: nhiễm virut, nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm, thuốc, thức ăn...

Tiêu chảy do nhiễm virut
Tiêu chảy do virut bệnh caré. Virut bệnh caré có tên khoa học là Canine distempervirus, thuộc chi Morbilivirus, họ Paramixoviridae [1]
Bệnh Caré đã có ở châu Âu, châu Á và Nam Mỹ từ giữa thế kỷ XIII. Năm 1905, Henri Caré người pháp đã phân lập được virut này và từ đó bệnh này mang tên ông. Đặc điểm gây bệnh của virut này là làm viêm cata niêm mạc tiêu hóa, viêm phổi và triệu chứng thần kinh. Sức đề kháng của virut này rất yếu, ở nhiệt độ thường, ngoài ánh sáng, virut chết sau vài giờ.
Virut xâm nhập vào cơ thể chó qua đường tiêu hóa, đường hô hấp rồi vào máu. Tiếp đó xâm nhập vào các tế bào biểu mô. Thời gian nung bệnh 6 - 9 ngày.[3]
Chó mắc bệnh này ở hầu hết các lứa tuổi, chó 2 - 3 tháng tuổi bị bệnh sẽ rất nặng và chết với tỷ lệ cao.
Ban đầu con vật sốt cao 1 - 2 ngày rồi lùi lại, chó ủ rủ, bỏ ăn, nôn mữa, thích nằm một chổ (có trường hợp bị kích thích), sau đó vài ngày, cơn sốt tiếp theo lại xuất hiện và đồng thời xuất hiện các triệu chứng ở đường tiêu hóa, hô hấp và da. Ở đường tiêu hóa, viêm cata dạ dày-ruột, nôn mữa, đi chảy phân lỏng lẫn niêm mạc ruột và máu, con vật khát nước. Ở đường hô hấp, viêm mũi, viêm thanh quản, viêm phế quản rồi thành viêm phổi, con vật khó thở, chảy nước mũi, thậm chí lẫn máu. niêm mạc mắt của chó bị viêm thường xuyên, con vật chảy nước mắt, ban đầu trong, loãng, sau đó đục dần. Ở da, phần da bụng, trong đùi, bẹn, mi mắt xuất hiện những mụn đỏ hoặc vàng. Gang bàn chân thường tăng sinh sau 3 tuần. Trạng thái con vật có thể buồn bả, ủ rủ hoặc hung dử, về sau thường co giật các cơ, run rẩy, cuối cùng có thể bị bại liệt.

Nguồn: sưu tầm.
 

cody

Member
thế chĩ mình cách pha chế thức ăn cho chó đang bị thiếu canxi được ko ah.? chó cần ăn gí và cách pha chế sao để nó ăn ngon miệng hơn?
 

my_lucky

Active Member
Bạn cần cho mình chút thông tin :

Giống chó, bao nhiêu tháng tuổi.
Hình ảnh hoặc clip là tốt nhất.
Hiện trạng của nó thế nào, chế độ ăn hiện giờ ra sao và quan trọng nhất là nó có được vận động thường xuyên hay không,Thân!
 

hamhochoi

Member
đọc bài viết xong chỉ muốn nói 1 câu với ông lập topic này...chuyển nuôi heo sữa đi :)
 

Toanfo

Member
Care hình như nó là cái cầu chung của các loại bệnh trong cơ thể chó , nó làm suy zảm hệ miễn dịch ... hay còn gọi là sida của chó .

tiêu chảy nên chia za 2 kiểu :
1. Nhiễm khuẩn :
2. Tổn thương vật lý , hóa chất :
3. Giun sán
vì bh chưa có dược phẩm zành ziêng cho chó , mà vẫn phải dùng thuốc của người nên chia za như thế để zẽ chữa đúng cách
 
Top