• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Bát xát mùa hoa Mộc miên

liensapa

Member
Thay mặt anh em VP Lào Cai nhân dịp năm mới xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới toàn thể anh em trong diễn đàn. Đặc biệt là những người bạn đã dành những tình cảm sâu nặng cho đất và người Lào Cai .
Để không ngừng kết nối đam mê Thay mặt AE Lao Cai xin gửi lời mời tới toàn thể AE gần xa cùng tham gia chuyến du xuân và giao lưu với đồng bào Lào cai.
Thời gian dự định 02 ngày từ ngày 18/2 đến 19/2.(Tức thứ 7, Chủ nhật tuần sau ạ.
trương trình cụ thể sẽ thống nhất sau. Dự định sẽ qua các địa danh của Huyện Bát Xát Lào Cai như Chợ Mường Hum,Y Tý,A Mú Sung...
Phương tiện: Xe Máy
Mong anh em đóng ý kiến để chuyến đi được thanh công.
 

10@10

New Member
Cho em tham gia với bác Liên ơi !
..............................................................................
 

liensapa

Member
Để tìm hiểu thêm thông tin về Bát Xát AE có thể liên hệ với "Đồng bào"
ĐT: 01687669777
 

liensapa

Member
Hoa gạo cột mốc và ước mơ giữ gìn đất nước Người U Ní ở vùng biên giới Bát Xát, Lào Cai ít khi nhắc lại việc mình được đổi tên là dân tộc Hà Nhì. Lý do rất đơn giản: Họ muốn giữ tên dòng họ để bảo vệ, nuôi dưỡng huyền thoại về cây mộc miên (cây gạo) - linh hồn của người anh hùng nơi biên giới.
Chuyện ngày xưa kể lại rằng: Xưa kia, vùng đất địa đầu của người U Ní, đêm đêm thường bị kẻ thù xâm lấn. Chúng kéo nhau lẻn sang, nhổ những chiếc cột mốc biên giới, cắm sâu sang bên địa phận của người U Ní, để hòng xâm lấn đất đai của người U Ní, Những người con trai, con gái của dòng tộc U Ní đã bao đời anh dũng chiến đấu, đến hơi thở cuối cùng với lời nguyền “Nếu hy sinh, sẽ biến thành những cột mốc biên giới mà quân thù không thể nhổ đi được”.
Trời cao đã nghe thấy được những lời nguyền và gieo xuống phía bên này cột mốc biên giới, những hạt giống cây gạo. Những cây gạo ở đây có sức chịu đựng sương gió, thời tiết khắc nghiệt phi thường và cứ mọc, nở hoa đỏ rực rỡ dài suốt theo đuờng biên giới. Lên Bát Xát mới thấy: Không ở đâu có những bông hoa gạo nở to và rực rỡ như nơi đây. Những bông hoa có đường kính như cái bát ăn cơm, 5 cánh xoè rộng, xoay như chong chóng rơi lã chã như những đốm lửa xẹt vào không gian. Đặc biệt, hoa gạo chỉ mọc ở phần đất đường biên của người U Ní. Còn phía bên kia biên giới, tuyệt nhiên không có bóng dáng cây gạo.
Những người già của tộc người U Ní kể: Mỗi khi quân thù có ý định xâm lấn bờ cõi của người U Ni, những bông gạo lại rơi và cháy loá. Khiến quân thù tưởng đó là linh hồn của những người lính U Ni hiển linh nên vội vàng tháo chạy, nhờ đó mà người U Ni thoát khỏi chiến tranh. Có lẽ từ đó mà có câu: “Thần cây đa, ma cây gạo”. Theo ghi chép trong lịch sử Trung Quốc, thì vua Nam Việt là Triệu Đà đã tặng một cây gạo cho vua của nhà Hán vào thế kỷ 2 TCN, từ đó Trung Quốc mới có hoa gạo
Ở Bát Xát, khi người U Ní vùng biên bước ra khỏi căn nhà đất đầy kín, đặt vai vào cổ trâu, đi những đường cày đầu tiên... thì hoa gạo bắt đầu nở. Khắp đất nước, có lẽ không ở đâu hoa có cung màu đẹp tuyệt như ở đây: Trời xanh trong văn vắt, thanh lọc đến kỳ hết vẩn bụi và mắt người nhìn được vào tận cõi vô cùng. Sau một mùa đông giá lạnh, xo ro, cây bung nở hết mình cái sức tích tụ bao tháng ngày... - Nhà văn Ma Văn Kháng đã sững sờ tả như vậy khi lên với Bát Xát năm 1979: Năm Trung Quốc xua quân tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta và co kéo, nổ súng hòng chiếm đất của ta cả chục năm sau.
Suốt một rẻo biên giới, trên những nương lúa đã bỏ hóa, hoa gạo rừng rực cháy đỏ một vệt dài tít tắp. Trong cái ngẫu hứng tài tình của tự nhiên ấy, ta cứ nghĩ tới một sự sắp xếp cố tình của con người. Ối chao! Thì ra thiên nhiên cũng muốn tham gia vào đời sống con người. Biên giới không chỉ hoạch định bằng cột mốc. Mà còn bằng cây cỏ. Và như vậy, những hạt gạo, đuôi xòe lông tơ từ một miền nảo miền nào theo gió tán tới đây, giống như một hiện tượng chim đậu đất lành, lại như là có ý thức hẳn hoi trong việc xác định ranh giới Quốc gia... - Khái niệm về cột mốc Quốc gia, biên cương Tổ quốc không "đao to búa lớn", ngôn từ tra từ điển cả ngày cũng chịu, mà đơn giản chỉ là những thân hoa gạo rực lửa.
 

liensapa

Member
Ây da. Cái đồng bào này bận nhất một lần à. Một lúc,một lúc gọi cho cái đòng bào nhá.
 

liensapa

Member
Cảnh sắc Mường Hum
Chợ Mường Hum nay họp ngày Chủ nhật, là nơi hội tụ, giao lưu gắn bó tình đoàn kết. Từ chiều tối hôm trước, người từ các xã dồn về. Các quán thắng cố nghi ngút khói, toả lên hương vị của núi rừng...
Từ thị xã Lào Cai theo hướng Bắc 45 km, qua quần thể hang động Mường Vi, tới Bản Xèo, trước mắt là vùng núi non hùng vĩ với những làn mây lan toả, con đường vắt ngang sườn sốc thoải dần dẫn ta vào một phố nhỏ. Đó là phố núi Mường Hum.

Mường Hum xưa chỉ có hai dãy nhà chạy dọc đường, nên có vẻ buồn hiu hắt. Chỉ đến ngày chợ, mới bừng dậy náo nhiệt tiếng người ngựa và rực rỡ sắc màu trang phục từ các núi cao dồn về. Nay phố đã đông đúc hơn lên. Bên cạnh những nếp nhà trình tường lợp ngói ống phong rêu cổ kính, có xen lẫn những nếp nhà ngói đỏ và lác đác nhà hình hộp không mấy hợp cảnh, nhưng đó là những vật chứng của cuộc sống h, hiện đại.

Suối Mường Hum là khúc hát tình ca không lời suốt đời lặng lẽ làm đuyên cho đất trời và con người. Tới đây ai có dịp ăn cá suối một lần, hẳn không dễ quên được dư vị của nó. Cá nướng hoặc rán thơm ngon, không tanh. Đó là cá suối Pia ngờ. cá Pia ngờ mình xanh, đầu dẹt, thân nạc. Nõn đu đủ băm nhỏ trộn nhuyễn với ruột cá tra nhiều gia vị, rồi chưng, hoặc hấp lên, sẽ được một món đặc sản. Đó cũng là môn thuốc bổ quý hiếm. Mường Hum còn bảo lưu gần như nguyên vẹn nếp sống VN nam hoá truyền thống. Khách đường xa dẫu là chưa quen biết, cũng đều được tiếp đón niềm nở chân tình, sự tiếp đón không chỉ là vài lời xã giao mà được mời bữa cơm, uống chén rượu tình. Vào ngày Tết Nguyên đán, ........t hội roóng poọc, tiết thanh minh, ngày lễ xá tội vong nhân hay ngày ăn cơm mới mừmg thu hoạch, nhà nhà mời nhau ăn bữa cơm rau muối với thịt vịt, thịt lợn hoặc thịt trâu, bò sấy khô nấu với rau cải. xưa kia cùng với nó là hội xoè, múa quạt. Đất đai cho cơm gạo thơm dẻo, suối nước cho csa nhọn, nên ở đây các cô gái đều trắng nõn nà, dù đi đâu, ở đâu, ai cũng nhận ra đó là cô gái Mường Hum.

Chợ Mường Hum nay họp ngày Chủ nhật, là nơi hội tụ, giao lưu gắn bó tình đoàn kết. Từ chiều tối hôm trước, người từ các xã dồn về. Các quán thắng cố nghi ngút khói, toả lên hương vị của núi rừng. Người có tuổi thi dốc bầu tâm sự thăm hỏi. Các chàng trai cô gái thủ thỉ tâm tình, rồi hẹn nhau một ngay lên đôi lứa.

Với Mường Hum còn nhiều điều chưa thể nói hết. Phố núi vùng cao thanh bình này còn chứa đựng nhiều nét văn hoá cổ truyền qua các dịp lễ hội, đang vẫy gọi du khác ghé thăm.
 

liensapa

Member
Kiều lên hộ chương trình đi Bát xát cho anh em tham khảo chút. Anh dự định lộ trình như sau: Sáng 18/1. TT Bát Xát- Bản Vược - Cốc mỳ -Trịnh tường(Ăn chưa ở Trịnh tường) - Nậm chạc - Lũng Pô - A Mú Sung(Nghi đêm tại đây) Ngày 19/2 AMS - Y Ty - Dền Sáng - Mường Hum(Ăn chưa chợ MH) - Bản xèo - Mường Vi - Bản Vược - Bát Xát - Lào Cai( Giao lưu chia tay tại Lào Cai.
 

Con Lợn Lòi

Active Member
Hic, mấy bác Lào Cai Bát Xát vui thế, liên tục ăn mèn nén và du xuân, chỉ nghe các bác kể thôi đã thấy thèm rồi. Bác Đồng bào xem thế nào kiếm em mảnh đất em lên định cư với ........... :(
 

kieumailc

Active Member
Dự kiến lịch trình.

Chiều thứ 6 bác xuống B xát- vào câu cá ở Cốc Mỳ ( em đã tăm dc trắm đen)-tối chiến ở B Xát;
thứ 7 ăn sáng ở Trịnh tường- N chạc- ăn trưa ở Amusung - ăn, nghỉ tối ở Y Tý;
Cnhat:............................
 

liensapa

Member
Vậy thì anh phải chuẩn bị uống bia Hà Nhì và ngủ nhà trình tường ở Y Tý rồi.
nếu hôm về có thời gian cũng phải thả cần ở suối hồ Mường Hum mới được.
Anh chưa biết chắc nhưng đang định phóng thẳng từ Sa Pa sang có giif sẽ ới Đồng bào nhé.
 

kieumailc

Active Member
Sáng mai em đi tiền trạm trước, lần này chắc 7-8 ngày với về- có j bác hú em nha !
 

liensapa

Member
Vẻ đẹp hồ Tả Sín (Bát Xát)

Hồ rộng khoảng 4 ha, quanh năm đầy nước, cung cấp. Nhờ có nguồn nước này mà cánh đồng thị trấn Bát Xát bốn mùa lúa, ngô, hoa màu xanh tươi; là môi trường lý tưởng cho các loài thủy sinh phát triển.
Hồ Tả Sín nằm ở tổ 1, thị trấn Bát Xát, huyện Bát Xát (còn có tên gọi khác là hồ Ná Luộc, vì ngày trước thuộc thôn Ná Luộc, xã Bản Qua). Vào đầu thập niên 80, hồ được nhân dân đào đắp và cho đến bây giờ, đây vẫn được coi là công trình thủy lợi lớn nhất của huyện Bát Xát.
Hồ rộng khoảng 4 ha, mùa cạn cũng như mùa khô, quanh năm đầy nước. Nhờ có nguồn nước này mà cánh đồng thị trấn Bát Xát bốn mùa lúa, ngô, hoa màu xanh tươi. Hồ còn là môi trường lý tưởng cho các loài thủy sinh phát triển.
Hàng năm, hồ cho thu hàng chục tấn cá các loại. Hồ Tả Sín và những cánh rừng sản xuất, rừng đầu nguồn bao quanh nó đã tạo nên một lá phổi xanh làm cho bầu không khí cả khu vực thị trấn Bát Xát và các xã lân cận luôn trong lành, mát mẻ. Hiện đã có đường xe máy đi vòng quanh hồ để du khách dạo chơi, vãn cảnh, nhưng người dân quanh hồ vẫn giữ nếp quen mấy chục năm đi lại bằng thuyền làm cho khung cảnh hồ thêm bình yên và nên thơ. Mỗi hoàng hôn, từng đàn cò trắng sau một ngày kiếm ăn lại quần tụ về đây, bay lượn trên hồ, đậu trắng rặng tre.
Hiện nay, hồ Tả Sín đang được quy hoạch trở thành hồ sinh thái trong Đề án phát triển du lịch của huyện Bát Xát. Trong tương lai khi được đầu tư cải tạo, hồ sẽ trở thành một trong những địa điểm đẹp, hấp dẫn du khách đến dạo chơi, vãn cảnh, câu cá, hưởng thụ các món ẩm thực độc đáo... trên hành trình khám phá vòng cung Bát Xát.
 
Top