Để quay lại với chủ đề gợi mở về tầm quan trọng của nòi giống và giáo dục đối với các loại chó, tôi lại xin phép cố gắng phần nào đưa ra được câu trả lời đói với những câu hỏi mà bác Mit2011 đã nêu.
Trước khi đề cập lại, tôi xin bổ sung ý kiến là rất tâm đắc với ý kiến của bác Bebofang về tuổi của chó. Theo tôi, không nên nôn nóng dạy chó và khẳng định nó là khôn hay không khôn nếu chú chó đấy chưa hoàn toàn trưởng thành (theo tôi là trước 2 tuổi) – tức là sau tuổi sinh sản một thời gian ( từ 6 – 12 tháng sau tuổi sinh sản tùy theo giống chó). Con Quốc nhà tôi rất lành và không có vẻ tinh quái trước 2 tuổi. Còn em PAO thì khi 1.tuổi rưỡi mới đến tuổi sinh sản, sau khi sinh con thì điềm tĩnh hơn hẳn nhưng dù có là điềm tĩnh thì cũng không thể nhỏ thuốc mắt cho PAO hay nếu muốn chăm sóc vết thương đánh nhau thì đa phần là phải rình và đánh lừa PAO. Một điểm nữa là người có thể lừa được PAO lại là con trai của người trông nom nó hàng ngày, chứ không phải “bản chủ” là tôi các bác nhé. Lúc đó hễ tôi cứ thò tay định làm gì nó là nó phắn rất nhanh hoặc tỏ thái độ mà tôi phải rụt tay lại tức thì.
Cũng có thể tôi đã có một em Phú Quốc thông minh là Quốc và một em MC kém thông minh là PAO. Nhưng nếu đi vào so sánh chi tiết tôi vẫn muốn chia sẻ một số quan sát như sau:
1. Tôi quan sát 2 thế hệ chó (bố mẹ và con) đối với cả Phú quốc lẫn MC.
2. Ở cả 2 thế hệ tôi thấy: cún Phú quốc ngay từ nhỏ đã tỏ ra thông minh và bám chủ hơn MC. Cun MC đã tỏ ra ghê gớm và cảnh giác hơn Phú quốc. Thế nào gọi là thông minh ở một chú cún, với kinh nghiệm bản thân thì tôi cứ bế nó lên và đối thoại với nó, bạn hãy nhìn vào đôi măt của cún thì biết. Bạn có thể cảm nhận biểu cảm của cún qua ánh mắt. Tất cả lũ cún PQ nhà tôi (Cọp đã đẻ 4 lứa) ngay từ 4 - 5 tuần tuổi đã biết rối rít bắt tay và chồm lên bằng 2 chân để ôm chân chủ, đuổi theo chủ như đuổi theo mẹ vậy. Cún nhà PAO ngược lại, vô cùng cảnh giác và ngay từ 3 - 4 tuần tuổi đã tỏ ra khá dữ vì có thái độ như muốn đợp. Cún MC nhà PAO thì ngay khi chạy vững trên 4 chân đã bì bõm lội suối và phi như hoẵng cùng mẹ. Em Cộc con PAO hiện đã về nhà bác SHAKHI VIET là ví dụ, em bơi bì bõm suốt ngày dưới suối đến nỗi vắt chui cả vào mũi em. Nhưng Cộc lại có vẻ thân thiện với người hơn Tũn chính vì lẽ đó tôi cho em ấy về Hanoi với bác SHAKHI viet. Còn Tũn có vẻ giống mẹ PAO về tính cách nên tôi giữ lại trang trại để trông nhà (mặt này thì tuyệt vời)
3. Khi hoảng loạn cắn nhầm – điều này là biểu hiện về hệ thần kinh của cún. Với 4 thế hệ cún Phú Quốc đã ra đời ở trang trại + với 2 bố mẹ Quốc và Cọp tôi đã quan sát và có thể tin 100% là điều này không xảy ra với chó Phú Quốc. Chưa bao giờ tôi hay người trông trang bị chó PQ tợp nhầm khi hoảng sợ hay giận dữ. Có lúc để phản kháng chủ, mẹ Cọp cũng chỉ dám quay lại “nhằn nhằn” kiểu như cấu véo yêu ở người vào tay tôi thôi, tôi bèn đập cho một cái vào đít thì sợ lắm không dám nữa. Quốc thì chưa bao giờ dám láo gì với chủ từ nhỏ đến nay là 4 tuổi. Nhưng việc tợp nhầm đã xảy ra cả với mẹ PAO và Tũn nhà tôi, hic hic. Cho nên với các em MC là tôi rất cảnh giác không thể nhờn được vì có lẽ bản năng hoang dã của nó khá cao.
4. Hệ thần kinh: các cún PQ đã làm tôi rất ngạc nhiên, kể từ Quốc khi nhỏ mới bắt về đến các cún mà tôi đã mang về Hà nội cho các chủ mới dường như đều có hệ thần kinh khá tốt. Ngồi chễm chệ trên xe máy như em bé, các chủ mới chỉ việc zìn zìn về nhà thôi, mặc dù có tí run run trên đường. Cún nhà PAO, em Cộc được đón bằng 4 bánh từ trang trại thì cũng khá bình tĩnh, tỏ ra hơi run và buồn buồn. Nhưng tôi tin rằng nếu mang Tũn nhà tôi khi bé về Hanoi thì sẽ khó có chuyện zìn zìn xe máy chễm chệ theo chủ mới được, chắc sẽ quậy hơn.
Tóm lại tôi thì yêu chó PQ hơn vì nó khôn ngoan tình cảm bám chủ mặc dù phạm tội bắt gà và hay ngồi lên ghế (chịu lạnh kém – điều này thường chỉ ở chó con dưới một tuổi), còn người nuôi chó hàng ngày ở trang trại thì không thích PQ vì những tội kể trên nhưng họ lại yêu và thiên vị PAO vì 1/ ngoan không tham ăn và chầu mâm cơm 2/không bao giờ ngồi trên ghế và thích nằm những chỗ “phù hợp” với thân phận làm chó 3/ tận tụy canh giữ nhà rất tốt và ai đến cũng hãi sợ ( tất nhiên PAO không cắn bậy, khi đã chấp nhận khách vào nhà rồi thì cũng thôi không dọa dẫm nữa, nhưng khi khách tự ý mở cửa bếp là em nó cho ngay một đợp vào mông).
Kết luận: tôi thì sẽ luôn nuôi cả 2 loài ở trang trại vì cả 2 đều rất đẹp và mỗi loài có một ưu điểm riêng. Và tôi đã rất buồn khi bị mất PAO
Bây giờ xin phép quay lại những ý kiến của bác Mit 2011.
Tôi vẫn bảo vệ ý kiến của mình là phàm đã kém thông minh thì rất khó dạy và nếu có dạy thì tiến bộ chẳng được là bao.
Thứ hai là tôi không tin là một vị giáo sư tiến sĩ lại thông minh hơn các bác đâu nhé. Mỗi người giỏi về một thứ, có những khía cạnh các bác sẽ giỏi hơn các vị giáo sư tiến sĩ đó, một cách khiêm tốn mà nói. Tôi chưa bao giờ ngần ngại ngồi tranh luận với một số bạn bè viện sĩ khoa học cả. Nhất là về vật lý vũ trụ, họ cứ trình bày những thuật ngữ chuyên môn này nọ, còn tôi thì chỉ hỏi đến cùng con người ta sinh ra từ đâu, vật chất từ đâu mà có. Các bác tha hồ nói nào là notron, potron electron. Tôi lại hỏi thế notron potron và electron từ đâu mà sinh ra, hehee pó tay!)
Vậy học vị không 100% chính là sự thông minh các bác nhé. Bác Mit nói đúng, châu Âu, Mỹ hơn Vietnam ta một cách nói chung về nhiều mặt, vì nền giáo dục của họ tốt trang bị cho con người một cách tiếp cận và tư duy tốt. Chính vì vậy, khi học phổ thông họ rất bình thường, nhưng khi lên đại học họ thường vượt xa con em chúng ta. Nhưng tôi không nghĩ là họ thông minh hơn. Để so sánh thì phải đặt 2 con người cùng xuất phát điểm như nhau chứ không thì mọi sự so sánh đều khập khiễng.
Thứ ba là, chữ “tâm”. Không phải chỉ có người theo đạo phật mới có “tâm”, nó chỉ là “từ ngữ” của văn hóa phật giáo để nói đến một thứ mà con người ai cũng có là “tâm”. Tâm sáng hay tâm tối hay tâm gì khác nữa…tùy. Cũng như là để nói đến chân lý tối thượng thì tùy theo văn hóa tín ngưỡng của từng nơi mà nói là : phật, chúa, đấng tối thượng…..gì gì nữa. Theo phật thì nói đến cõi niết bàn, theo thiên chúa giáo thì nói đến thiên đường v.v…
Tôi lại xin quay lại chủ đề nòi giống và giáo dục chó. Tôi nghĩ giáo dục rất quan trọng, nhưng phải dựa trên cơ sở con chó đó đủ thông minh (chứ không cần rất thông minh đâu) để được giáo dục. Và một điều nữa, theo tôi cũng giống như giáo dục một đứa trẻ, để giáo dục được một con chó người chủ cần phải có một tình thương yêu thật sự. Do vậy, một người chủ tốt sẽ góp phần quyết định rất nhiều tính cách của một con chó. Tôi thiết nghĩ là nếu giữa chủ với chó có sự tâm giao, tâm sự chuyện trò thì con chó sẽ thông minh hơn chăng
Các bác thông cảm bỏ qua nếu tôi trình bày quá dài dòng nhé.
Chúc các bác một ngày vui vẻ và hiệu quả.
Dưới đây là ảnh Mẹ Cọp khi 5 tháng tuổi - chuyên phạm tội phạm thượng ngồi ghế! ) và ăn trộm dép.
Trước khi đề cập lại, tôi xin bổ sung ý kiến là rất tâm đắc với ý kiến của bác Bebofang về tuổi của chó. Theo tôi, không nên nôn nóng dạy chó và khẳng định nó là khôn hay không khôn nếu chú chó đấy chưa hoàn toàn trưởng thành (theo tôi là trước 2 tuổi) – tức là sau tuổi sinh sản một thời gian ( từ 6 – 12 tháng sau tuổi sinh sản tùy theo giống chó). Con Quốc nhà tôi rất lành và không có vẻ tinh quái trước 2 tuổi. Còn em PAO thì khi 1.tuổi rưỡi mới đến tuổi sinh sản, sau khi sinh con thì điềm tĩnh hơn hẳn nhưng dù có là điềm tĩnh thì cũng không thể nhỏ thuốc mắt cho PAO hay nếu muốn chăm sóc vết thương đánh nhau thì đa phần là phải rình và đánh lừa PAO. Một điểm nữa là người có thể lừa được PAO lại là con trai của người trông nom nó hàng ngày, chứ không phải “bản chủ” là tôi các bác nhé. Lúc đó hễ tôi cứ thò tay định làm gì nó là nó phắn rất nhanh hoặc tỏ thái độ mà tôi phải rụt tay lại tức thì.
Cũng có thể tôi đã có một em Phú Quốc thông minh là Quốc và một em MC kém thông minh là PAO. Nhưng nếu đi vào so sánh chi tiết tôi vẫn muốn chia sẻ một số quan sát như sau:
1. Tôi quan sát 2 thế hệ chó (bố mẹ và con) đối với cả Phú quốc lẫn MC.
2. Ở cả 2 thế hệ tôi thấy: cún Phú quốc ngay từ nhỏ đã tỏ ra thông minh và bám chủ hơn MC. Cun MC đã tỏ ra ghê gớm và cảnh giác hơn Phú quốc. Thế nào gọi là thông minh ở một chú cún, với kinh nghiệm bản thân thì tôi cứ bế nó lên và đối thoại với nó, bạn hãy nhìn vào đôi măt của cún thì biết. Bạn có thể cảm nhận biểu cảm của cún qua ánh mắt. Tất cả lũ cún PQ nhà tôi (Cọp đã đẻ 4 lứa) ngay từ 4 - 5 tuần tuổi đã biết rối rít bắt tay và chồm lên bằng 2 chân để ôm chân chủ, đuổi theo chủ như đuổi theo mẹ vậy. Cún nhà PAO ngược lại, vô cùng cảnh giác và ngay từ 3 - 4 tuần tuổi đã tỏ ra khá dữ vì có thái độ như muốn đợp. Cún MC nhà PAO thì ngay khi chạy vững trên 4 chân đã bì bõm lội suối và phi như hoẵng cùng mẹ. Em Cộc con PAO hiện đã về nhà bác SHAKHI VIET là ví dụ, em bơi bì bõm suốt ngày dưới suối đến nỗi vắt chui cả vào mũi em. Nhưng Cộc lại có vẻ thân thiện với người hơn Tũn chính vì lẽ đó tôi cho em ấy về Hanoi với bác SHAKHI viet. Còn Tũn có vẻ giống mẹ PAO về tính cách nên tôi giữ lại trang trại để trông nhà (mặt này thì tuyệt vời)
3. Khi hoảng loạn cắn nhầm – điều này là biểu hiện về hệ thần kinh của cún. Với 4 thế hệ cún Phú Quốc đã ra đời ở trang trại + với 2 bố mẹ Quốc và Cọp tôi đã quan sát và có thể tin 100% là điều này không xảy ra với chó Phú Quốc. Chưa bao giờ tôi hay người trông trang bị chó PQ tợp nhầm khi hoảng sợ hay giận dữ. Có lúc để phản kháng chủ, mẹ Cọp cũng chỉ dám quay lại “nhằn nhằn” kiểu như cấu véo yêu ở người vào tay tôi thôi, tôi bèn đập cho một cái vào đít thì sợ lắm không dám nữa. Quốc thì chưa bao giờ dám láo gì với chủ từ nhỏ đến nay là 4 tuổi. Nhưng việc tợp nhầm đã xảy ra cả với mẹ PAO và Tũn nhà tôi, hic hic. Cho nên với các em MC là tôi rất cảnh giác không thể nhờn được vì có lẽ bản năng hoang dã của nó khá cao.
4. Hệ thần kinh: các cún PQ đã làm tôi rất ngạc nhiên, kể từ Quốc khi nhỏ mới bắt về đến các cún mà tôi đã mang về Hà nội cho các chủ mới dường như đều có hệ thần kinh khá tốt. Ngồi chễm chệ trên xe máy như em bé, các chủ mới chỉ việc zìn zìn về nhà thôi, mặc dù có tí run run trên đường. Cún nhà PAO, em Cộc được đón bằng 4 bánh từ trang trại thì cũng khá bình tĩnh, tỏ ra hơi run và buồn buồn. Nhưng tôi tin rằng nếu mang Tũn nhà tôi khi bé về Hanoi thì sẽ khó có chuyện zìn zìn xe máy chễm chệ theo chủ mới được, chắc sẽ quậy hơn.
Tóm lại tôi thì yêu chó PQ hơn vì nó khôn ngoan tình cảm bám chủ mặc dù phạm tội bắt gà và hay ngồi lên ghế (chịu lạnh kém – điều này thường chỉ ở chó con dưới một tuổi), còn người nuôi chó hàng ngày ở trang trại thì không thích PQ vì những tội kể trên nhưng họ lại yêu và thiên vị PAO vì 1/ ngoan không tham ăn và chầu mâm cơm 2/không bao giờ ngồi trên ghế và thích nằm những chỗ “phù hợp” với thân phận làm chó 3/ tận tụy canh giữ nhà rất tốt và ai đến cũng hãi sợ ( tất nhiên PAO không cắn bậy, khi đã chấp nhận khách vào nhà rồi thì cũng thôi không dọa dẫm nữa, nhưng khi khách tự ý mở cửa bếp là em nó cho ngay một đợp vào mông).
Kết luận: tôi thì sẽ luôn nuôi cả 2 loài ở trang trại vì cả 2 đều rất đẹp và mỗi loài có một ưu điểm riêng. Và tôi đã rất buồn khi bị mất PAO
Bây giờ xin phép quay lại những ý kiến của bác Mit 2011.
Tôi vẫn bảo vệ ý kiến của mình là phàm đã kém thông minh thì rất khó dạy và nếu có dạy thì tiến bộ chẳng được là bao.
Thứ hai là tôi không tin là một vị giáo sư tiến sĩ lại thông minh hơn các bác đâu nhé. Mỗi người giỏi về một thứ, có những khía cạnh các bác sẽ giỏi hơn các vị giáo sư tiến sĩ đó, một cách khiêm tốn mà nói. Tôi chưa bao giờ ngần ngại ngồi tranh luận với một số bạn bè viện sĩ khoa học cả. Nhất là về vật lý vũ trụ, họ cứ trình bày những thuật ngữ chuyên môn này nọ, còn tôi thì chỉ hỏi đến cùng con người ta sinh ra từ đâu, vật chất từ đâu mà có. Các bác tha hồ nói nào là notron, potron electron. Tôi lại hỏi thế notron potron và electron từ đâu mà sinh ra, hehee pó tay!)
Vậy học vị không 100% chính là sự thông minh các bác nhé. Bác Mit nói đúng, châu Âu, Mỹ hơn Vietnam ta một cách nói chung về nhiều mặt, vì nền giáo dục của họ tốt trang bị cho con người một cách tiếp cận và tư duy tốt. Chính vì vậy, khi học phổ thông họ rất bình thường, nhưng khi lên đại học họ thường vượt xa con em chúng ta. Nhưng tôi không nghĩ là họ thông minh hơn. Để so sánh thì phải đặt 2 con người cùng xuất phát điểm như nhau chứ không thì mọi sự so sánh đều khập khiễng.
Thứ ba là, chữ “tâm”. Không phải chỉ có người theo đạo phật mới có “tâm”, nó chỉ là “từ ngữ” của văn hóa phật giáo để nói đến một thứ mà con người ai cũng có là “tâm”. Tâm sáng hay tâm tối hay tâm gì khác nữa…tùy. Cũng như là để nói đến chân lý tối thượng thì tùy theo văn hóa tín ngưỡng của từng nơi mà nói là : phật, chúa, đấng tối thượng…..gì gì nữa. Theo phật thì nói đến cõi niết bàn, theo thiên chúa giáo thì nói đến thiên đường v.v…
Tôi lại xin quay lại chủ đề nòi giống và giáo dục chó. Tôi nghĩ giáo dục rất quan trọng, nhưng phải dựa trên cơ sở con chó đó đủ thông minh (chứ không cần rất thông minh đâu) để được giáo dục. Và một điều nữa, theo tôi cũng giống như giáo dục một đứa trẻ, để giáo dục được một con chó người chủ cần phải có một tình thương yêu thật sự. Do vậy, một người chủ tốt sẽ góp phần quyết định rất nhiều tính cách của một con chó. Tôi thiết nghĩ là nếu giữa chủ với chó có sự tâm giao, tâm sự chuyện trò thì con chó sẽ thông minh hơn chăng
Các bác thông cảm bỏ qua nếu tôi trình bày quá dài dòng nhé.
Chúc các bác một ngày vui vẻ và hiệu quả.
Dưới đây là ảnh Mẹ Cọp khi 5 tháng tuổi - chuyên phạm tội phạm thượng ngồi ghế! ) và ăn trộm dép.