Bác sĩ bảo chỉ trong 1-2 ngày nữa là con sẽ rời xa mẹ thôi, chậm thì ngày kia nhanh thì ngày mai con sẽ bỏ mẹ mà đi. Bây giờ con nằm đó thoi thóp thở mà lòng mẹ đau như cắt, mẹ thực sự bối rối không biết làm gì cho con bây giờ??
Chiều này khi nghe bác sĩ nói thế mẹ nghẹn ngào không muốn tin. Mẹ đã cố gắng hết sức để cứu con rồi sao con không ở lại với mẹ mà lại rời xa như thế. Bác sĩ cũng bảo nếu con có khỏi thì sau này con có ăn gì vào rồi cũng đi ngoài hết. Mẹ buồn quá
Mẹ nguyền rủa căn bệnh giảm bạch cầu quái ác đã cướp con của mẹ đi. Và mẹ cũng tự trách mình nhiều lắm, nếu mẹ chăm con cẩn thận hơn con sẽ không bỏ mẹ mà đi. Mẹ xin lỗi, thực sự xin lỗi con. Tại mẹ mà giờ đây con bị như thế này.
Cậu đem con về từ hôm 13/1, ngày mới về con chỉ bé bằng nắm tay, nhỏ xíu, cậu bảo con là đứa út trong đàn rất nhút nhát, nhưng cậu thích vì bộ lông của con màu vàng có những vân trắng. Mới đây mẹ mới biết chúng được gọi là vân áng.
Mẹ nhớ ngày đầu tiên về mẹ lôi con ra bắt rận, 5 con rận to đùng, mẹ giết không thương tiếc. Những ngày đầu mẹ cho con uống sữa, vì cậu bảo con mới chỉ được 1 tuần tuổi, con lớn hơn tí nữa mẹ mua thịt nạc về luộc rồi cắt nhỏ cho con ăn. Có hôm mẹ đi công tác, cậu chịu khó ngồi nhá cơm với thịt để cho con ăn. Con được 1 tháng chuyển sang ăn hạt khô. Tốc độ ăn của con thật king hoàng. Cứ 3- 4 ngày mẹ lại phải mua cho con 1 gói wishcat, mỗi ngày con ăn đến 4 bữa mỗi bữa được nửa bát cơm hạt khô như thế bảo sao không nhanh hết. Con lớn nhanh như thổi bụ bẩm trắng trẻo trông rất đẹp trai vì thường xuyên được cậu lôi ra tắm, sấy cẩn thận. Con có 2,5 tháng tủôi mà béo múp míp ai nhìn thấy cũng phải giật mình trông con cứ như anh chàng đã vài năm tuổi.
Mẹ nhớ con ham chơi lúc nào cũng chỉ rình mẹ không khoá cửa sân là chạy tót ra bãi đỗ xe trước cửa nhà. Mẹ lại vội vàng chạy theo bắt con về, có khi chỉ trong vòng 2 tiếng mà mẹ chạy đuổi theo con tới 4 lần. Ham chơi có lần con vừa chạy ra ngoài liền bị hàng xóm bắt trộm, 3 ngày trời mẹ và cậu thay nhau đi gọi tìm con, nếu không phải nhà người ta có khách mở cửa mẹ vô tình đi qua nhìn thấy con thì chẳng biết bao giờ mới tìm được con. Mẹ liền xông vào đòi con về, họ kêu không biết con là của mẹ thấy con đến nhà họ cứ tối thì chạy đi, sáng thì chạy về nhà họ. Điêu. Nhà mình cách nhà họ có 3 cái nhà, nếu không phải họ cố tình bắt trộm thì làm sao con lại không tìm về nhà được.
3 ngày đi hoang con về nhà gày xác xơ, bụng thì hóp lại bẩn thỉu đen xì, mẹ lấy hạt khô cho con ăn, con liền ăn hết cả bát, chắc tại đói quá, ăn no cậu cho con nằm nghỉ 2 tiếng rồi lôi con ra tắm rửa sạch sẽ.
Con sống rất tình cảm lúc nào cũng quấn theo chân mẹ và cậu, chạy nhảy khắp nhà lại còn hay đùa với ông bà ngoại. Ông ngoại thương con, cứ khi nào không phải đi công tác lại ở nhà vác cần đi câu cá về cho con ăn, giờ con nằm im một chỗ cả ông lẫn bà đều xót xa cho con. Bà ngoại thì luôn miệng Nam mô a di đà phật để xin trời phật phù hộ cho con được sống bên mọi người.
Mọi người yêu con nhiều như thế vậy mà con lại nỡ rời xa cả nhà???
Thứ 6 tuần trước con bỏ ăn nguyên ngày, thứ 7 thấy con bị nôn mẹ vội vàng mang con đi bác sĩ khám. Họ bảo con bị giảm bạch cầu, mẹ nghĩ bụng phát hiện sớm lại đưa con đi tiêm luôn như thế này chắc con sẽ khoẻ mạnh lại thôi.
Ngày nào đi làm mẹ cũng xin về sớm để đưa con đi tiêm, nhà mình cách nhà bác sĩ đến hơn chục cây, hai mẹ con mình cứ đi đi về về như thế. Đêm đến, con nằm trên giường cùng mẹ ngủ, 4 đêm liền mẹ ngủ chập chờn vì lo cho con chỉ sợ con nôn, lo con mệt. 4 ngày liên tiếp bệnh con không giảm lại càng nặng hơn, đến ngày thứ 5 con bị chảy dãi mẹ quyết định để con lại phòng khám với hi vọng một ngày 2 lần tiêm con sẽ nhanh khỏi hơn.
Xa con 2 ngày nhớ quá không chịu được chiều hôm qua mẹ lên thăm xem con thế nào? Ai ngờ họ nhốt con ở trong chuồng, con quen chạy nhảy giờ nhốt thế này chắc con khó chịu lắm. Nhìn con nhứ thế mẹ bật khóc mở chuồng cho con, con liền chạy ra ngồi vào lòng mẹ. Nhìn thấy con hai chân trước cũng đuôi ướt sũng, khắp người thì hôi rình toàn mùi khai thối. Xót con mẹ xin bác sĩ mang con về, phần vì nhớ con phần vì không thể để con sống trong môi trường này được. Con của mẹ chẳng bao giờ bị nhốt, con của mẹ luôn sạch sẽ thơm tho nên mẹ không thể chịu được khi nhìn thấy tình cảnh này của con.
Hôm nay con nằm thở thoi thóp, thỉnh thoảng lại run bần bật mẹ chỉ biết ở bên cạnh vuốt ve cầu xin trời phật phù hộ cho con mau khỏi. Đến chiều mẹ lại đưa con đi đến bác sĩ bởi mẹ không thể chịu đựng được khi nhìn thấy con nằm thở như thế. Bác sĩ bảo mẹ lần này con không qua khỏi, bảo mẹ chuẩn bị tinh thần, thậm chí dù mới truyền cho con có 10' đã không truyền nữa bởi con thể cứu được, mẹ bật khóc. 27 tuổi rồi nhưng mẹ vẫn có thể khóc ngon lành vì lo và thương con.
Mẹ đem con về vừa đi đường vừa khóc bao người ngoáy lại nhìn, mẹ gọi điện cho bà ngoại, bà vội vàng mang muối gạo ra trước sân nhà vừa rắc vừa khấn xin phù hộ cho con.
Mẹ thực sự không biết bây giờ phải làm gì cho con? Mẹ bối rối khi nhìn con như thế này. Dưới sân cậu đang đóng cho con một cái hộp gỗ để con có cái nằm nơi đất lạnh. Đêm nay có lẽ mẹ sẽ không ngủ được, bởi mẹ muốn ở bên con lúc con ra đi, bởi mẹ sợ sáng mai khi thức giấc sẽ bàng hoàng nhìn thấy con nằm đó ra đi từ khi nào..........
Chiều này khi nghe bác sĩ nói thế mẹ nghẹn ngào không muốn tin. Mẹ đã cố gắng hết sức để cứu con rồi sao con không ở lại với mẹ mà lại rời xa như thế. Bác sĩ cũng bảo nếu con có khỏi thì sau này con có ăn gì vào rồi cũng đi ngoài hết. Mẹ buồn quá
Mẹ nguyền rủa căn bệnh giảm bạch cầu quái ác đã cướp con của mẹ đi. Và mẹ cũng tự trách mình nhiều lắm, nếu mẹ chăm con cẩn thận hơn con sẽ không bỏ mẹ mà đi. Mẹ xin lỗi, thực sự xin lỗi con. Tại mẹ mà giờ đây con bị như thế này.
Cậu đem con về từ hôm 13/1, ngày mới về con chỉ bé bằng nắm tay, nhỏ xíu, cậu bảo con là đứa út trong đàn rất nhút nhát, nhưng cậu thích vì bộ lông của con màu vàng có những vân trắng. Mới đây mẹ mới biết chúng được gọi là vân áng.
Mẹ nhớ ngày đầu tiên về mẹ lôi con ra bắt rận, 5 con rận to đùng, mẹ giết không thương tiếc. Những ngày đầu mẹ cho con uống sữa, vì cậu bảo con mới chỉ được 1 tuần tuổi, con lớn hơn tí nữa mẹ mua thịt nạc về luộc rồi cắt nhỏ cho con ăn. Có hôm mẹ đi công tác, cậu chịu khó ngồi nhá cơm với thịt để cho con ăn. Con được 1 tháng chuyển sang ăn hạt khô. Tốc độ ăn của con thật king hoàng. Cứ 3- 4 ngày mẹ lại phải mua cho con 1 gói wishcat, mỗi ngày con ăn đến 4 bữa mỗi bữa được nửa bát cơm hạt khô như thế bảo sao không nhanh hết. Con lớn nhanh như thổi bụ bẩm trắng trẻo trông rất đẹp trai vì thường xuyên được cậu lôi ra tắm, sấy cẩn thận. Con có 2,5 tháng tủôi mà béo múp míp ai nhìn thấy cũng phải giật mình trông con cứ như anh chàng đã vài năm tuổi.
Mẹ nhớ con ham chơi lúc nào cũng chỉ rình mẹ không khoá cửa sân là chạy tót ra bãi đỗ xe trước cửa nhà. Mẹ lại vội vàng chạy theo bắt con về, có khi chỉ trong vòng 2 tiếng mà mẹ chạy đuổi theo con tới 4 lần. Ham chơi có lần con vừa chạy ra ngoài liền bị hàng xóm bắt trộm, 3 ngày trời mẹ và cậu thay nhau đi gọi tìm con, nếu không phải nhà người ta có khách mở cửa mẹ vô tình đi qua nhìn thấy con thì chẳng biết bao giờ mới tìm được con. Mẹ liền xông vào đòi con về, họ kêu không biết con là của mẹ thấy con đến nhà họ cứ tối thì chạy đi, sáng thì chạy về nhà họ. Điêu. Nhà mình cách nhà họ có 3 cái nhà, nếu không phải họ cố tình bắt trộm thì làm sao con lại không tìm về nhà được.
3 ngày đi hoang con về nhà gày xác xơ, bụng thì hóp lại bẩn thỉu đen xì, mẹ lấy hạt khô cho con ăn, con liền ăn hết cả bát, chắc tại đói quá, ăn no cậu cho con nằm nghỉ 2 tiếng rồi lôi con ra tắm rửa sạch sẽ.
Con sống rất tình cảm lúc nào cũng quấn theo chân mẹ và cậu, chạy nhảy khắp nhà lại còn hay đùa với ông bà ngoại. Ông ngoại thương con, cứ khi nào không phải đi công tác lại ở nhà vác cần đi câu cá về cho con ăn, giờ con nằm im một chỗ cả ông lẫn bà đều xót xa cho con. Bà ngoại thì luôn miệng Nam mô a di đà phật để xin trời phật phù hộ cho con được sống bên mọi người.
Mọi người yêu con nhiều như thế vậy mà con lại nỡ rời xa cả nhà???
Thứ 6 tuần trước con bỏ ăn nguyên ngày, thứ 7 thấy con bị nôn mẹ vội vàng mang con đi bác sĩ khám. Họ bảo con bị giảm bạch cầu, mẹ nghĩ bụng phát hiện sớm lại đưa con đi tiêm luôn như thế này chắc con sẽ khoẻ mạnh lại thôi.
Ngày nào đi làm mẹ cũng xin về sớm để đưa con đi tiêm, nhà mình cách nhà bác sĩ đến hơn chục cây, hai mẹ con mình cứ đi đi về về như thế. Đêm đến, con nằm trên giường cùng mẹ ngủ, 4 đêm liền mẹ ngủ chập chờn vì lo cho con chỉ sợ con nôn, lo con mệt. 4 ngày liên tiếp bệnh con không giảm lại càng nặng hơn, đến ngày thứ 5 con bị chảy dãi mẹ quyết định để con lại phòng khám với hi vọng một ngày 2 lần tiêm con sẽ nhanh khỏi hơn.
Xa con 2 ngày nhớ quá không chịu được chiều hôm qua mẹ lên thăm xem con thế nào? Ai ngờ họ nhốt con ở trong chuồng, con quen chạy nhảy giờ nhốt thế này chắc con khó chịu lắm. Nhìn con nhứ thế mẹ bật khóc mở chuồng cho con, con liền chạy ra ngồi vào lòng mẹ. Nhìn thấy con hai chân trước cũng đuôi ướt sũng, khắp người thì hôi rình toàn mùi khai thối. Xót con mẹ xin bác sĩ mang con về, phần vì nhớ con phần vì không thể để con sống trong môi trường này được. Con của mẹ chẳng bao giờ bị nhốt, con của mẹ luôn sạch sẽ thơm tho nên mẹ không thể chịu được khi nhìn thấy tình cảnh này của con.
Hôm nay con nằm thở thoi thóp, thỉnh thoảng lại run bần bật mẹ chỉ biết ở bên cạnh vuốt ve cầu xin trời phật phù hộ cho con mau khỏi. Đến chiều mẹ lại đưa con đi đến bác sĩ bởi mẹ không thể chịu đựng được khi nhìn thấy con nằm thở như thế. Bác sĩ bảo mẹ lần này con không qua khỏi, bảo mẹ chuẩn bị tinh thần, thậm chí dù mới truyền cho con có 10' đã không truyền nữa bởi con thể cứu được, mẹ bật khóc. 27 tuổi rồi nhưng mẹ vẫn có thể khóc ngon lành vì lo và thương con.
Mẹ đem con về vừa đi đường vừa khóc bao người ngoáy lại nhìn, mẹ gọi điện cho bà ngoại, bà vội vàng mang muối gạo ra trước sân nhà vừa rắc vừa khấn xin phù hộ cho con.
Mẹ thực sự không biết bây giờ phải làm gì cho con? Mẹ bối rối khi nhìn con như thế này. Dưới sân cậu đang đóng cho con một cái hộp gỗ để con có cái nằm nơi đất lạnh. Đêm nay có lẽ mẹ sẽ không ngủ được, bởi mẹ muốn ở bên con lúc con ra đi, bởi mẹ sợ sáng mai khi thức giấc sẽ bàng hoàng nhìn thấy con nằm đó ra đi từ khi nào..........