Nguồn gốc chó béc-giê Bỉ do cha đẻ ra chúng - ông Adolph Reul - viết
Nguồn gốc chó béc-giê Bỉ do cha đẻ ra chúng - ông Adolph Reul - viết
VỀ LỊCH SỬ VÀ NGUỒN GỐC GIỐNG CHÓ
A.Reul
1891-1894
(trích từ trang 247 đến trang 272)
e) Chó chăn gia súc Bỉ
Sau khi có một cái nhìn lướt qua về các giống chó chăn cừu của nước ngoài đã du nhập vào nước ta, giờ ta sẽ nhìn lại về các giống chó của chúng ta.
Diện tích địa lý mà nước Bỉ đang sở hữu có trong một thời gian dài vừa qua là khá nhỏ , một số lượng đáng kể của bày chó chăn gia súc được sử dụng để bảo vệ đàn cừu và các giống gia súc tương tự - thậm chí cả ngỗng - sau khi đàn gia súc lớn lên và hết khả năng khai thác len cho người, hoặc những con cừu quá béo, đặc biệt ở các vùng Condroz, la Famenne, l'Entre-Sambre-et-Meuse, khu vực chiếm đóng ở Herve, khu đất trống trên nền đá vôi, khu đất cát la Campine và Flandres, cũng như trong vùng núi đá và khu của những người nghèo ở l'Ardenne. Sau đó, họ giết thịt gia súc để sản xuất món thịt cừu có tên là “leg-O-Lamb” (ardenais "leg-O-Lamb") – đây là một sản phẩm thương mại có lợi nhuận rất cao và đã đạt nổi tiếng rộng khắp ở nhiều nơi.
Ngày nay, đã có sự phân hóa và khác biệt giữa các nơi với nhau: từ những vùng có giá lông thấp, cũng như giá thịt cũng giảm đáng kể - một kết quả tất yếu của việc cạnh tranh tai hại từ các nước Cộng hòa Argentina và Australia - đặc biệt là đã làm cho các nhà sản xuất bản địa của chúng tôi điêu đứng, cũng như việc làm cho họ cũng không đi theo định hướng mở rộng trồng trọt; cùng với sự tiến bộ của khoa học vẫn đang được thực hiện trong ngành nông nghiệp đã làm giảm dần diện tích của các vùng đất hoang hóa, và từ đó đã gây ra sự giảm sút về số lượng cũng như tầm quan trọng của các bầy gia súc.
Bằng chứng chứng minh: tại thời điểm điều tra đầu tiên vào năm 1836, có 969.630 con cừu trên lãnh thổ của Bỉ; năm 1856, chỉ có 583.485 con và 586.097 con vào năm 1866. Lần điều tra cuối cùng được tiến hành chính thức vào năm 1880 cho thấy chỉ còn 365.400 con cừu còn hiện diện, và chúng tôi tiến hành phép nội suy và tin nếu tiến hành vào thời điểm hiện tại, sẽ không có quá 250,000 con gia súc nuôi lấy lông trên lãnh thổ Bỉ.
Năm 1880, các số liệu quan trọng của bầy gia súc được phân bố như sau, theo địa phương:
Luxembourg: 74.730 con cừu.
Hainaut. : 63.201 "
Namur. : 48.264 "
Phía đông Fl.. (đông Flander – ND): 37.452 "
Liege. : 34.250 "
Limbourg. : 33.851 "
Anvers. : 26.269 "
Brabant. : 24.439 "
Ft. oecid. (tây Flander – ND) . : 22.944 "
Có vẻ như là nếu số gia súc trên toàn lãnh thổ vào năm 1880 giảm mất 2/3 so với số đã có và năm 1836, các con chó chăn cừu làm nhiệm vụ chăn và bảo vệ những bầy cũng bị giảm theo một tỷ lệ tương tự. Chúng tôi sẽ đề cập đến sau về việc “tại sao một sự lo lắng hão huyền như thế lại có thể trở thành sự thực”.
Hãy để chúng tôi nói trước số lượng chó chăn cừu đang được nuôi và làm việc tại Bỉ. Chúng tôi xác định nó một cách tương đối bằng các biện pháp suy luận toán học.
Mọi người có thể không thừa nhận tính hợp lý rằng, quả thực, trong một quốc gia bị chia cắt như chúng ta, và những con cừu cái thường xuyên được chăn thả cho ăn cỏ ngay cạnh các thửa đất, đường đi ven các trang trại, liệu việc chăn và giám sát các đàn gia súc có thể có được hiệu quả nếu giả sử một con chó chăn năm mươi con cừu ? Nếu giả sử này được chấp nhận, sẽ cần có 19.393 con chó chăn cừu để chăn 969.630 con cừu mà nước Bỉ có vào năm 1836. Và, do việc giảm số cừu đã được ghi nhận chính thức vào năm 1880, số lượng chó giảm xuống còn vào khoảng 7.308 con, tức là giảm mất 12.085 con.
7.308 con chó cần thiết để bảo vệ đàn gia súc của Bỉ năm 1880 ước sẽ được phân chia như sau, theo từng vùng, theo như số cừu đã công bố:
Luxembourg: 1495 chó con cừu.
Hainaut. : 1264 "
Namur: 965 "
Đông Flander. : 749 "
Liege: 685 "
Limbourg. : 677 "
Anvers: 525 "
Brabant: 489 "
Tây Flanders. : 459 "
Tổng số 7,308
Trong những con số thống kê và tính toán này, tất nhiên, chỉ có những con chó chăn cừu thực sự làm việc để bảo vệ đàn cừu, hay nói cách khác, những con chó gắn liền và là một phần của đàn cừu, mới được tính đến.
Trong hệ quả của tình hình kinh tế mới, từng chút một tính từ thời điểm năm 1836, 12.085 chó chăn cừu đã bị “mất việc làm”, mặc dù chắc chắn là chúng cũng rất thích hợp và cũng vô cùng thông minh như những con còn được giữ lại
Điều gì đã xảy ra tiếp sau đó với hàng ngàn những con chó trở thành những con chó "thất nghiệp"? Chúng có bị chết trong đói khát và khổ cực? Có ai đã nhìn thấy cảnh một con chó chăn cừu bị giết? Nếu có cũng bởi không có cách nào khác.
Ở chiều ngược lại, những con chó mới được sinh ra cũng đã lấp đầy những khoảng trống để lại bởi sự chết chóc và những nguyên nhân khác. Và mọi người cũng có thể thấy rõ ràng rằng, thay cho việc giảm không thương tiếc số lượng chó chăn cừu do đàn gia súc giảm đi, trong điều kiện hiện tại, số lượng chó chăn cừu lại tăng lên đến mức có thể nói là lớn hơn bao giờ hết tại nước Bỉ. Nhờ vào những phẩm chất mà nó có, những con chó chăn gia súc thời trước của chúng ta đã nhanh chóng tìm thấy một công việc thích hợp ở những nơi khác, ở đó, nó có những công việc cũng bận rộn như làm chó canh gác, hoặc chó bảo vệ cho những ngôi nhà có sân vườn, hoặc trở thành những con chó chăn bò và gia súc lớn (Bouvier – ND); một số khác chấp nhận đeo yên cương làm chó kéo xe, cuối cùng là những con chó hạnh phúc mà may mắn hơn, nhanh chóng có chỗ ở trong những giai cấp cao hơn trong xã hội. Từ những con chó của nông thôn mộc mạc và mạnh mẽ, những ký ức về nông thôn đã xa dần khi được từ di truyền lại qua nhiều thế hệ, và dần dần, chúng đã trở thành những cư dân của đô thị và thành phố.
Tại thành phố, cũng như trong lâu đài, chúng không mất nhiều thời gian để chiếm được cảm tình từ những người chủ nuôi mới cũng như những người chủ đất. Với các hoạt động liên tục, vào cuối năm 1894, một số lượng lớn những người nuôi chó nghiệp dư, với niềm say mê và ngưỡng mộ, đã gặp gỡ nhau tại Brussels để tìm kiếm những phương cách tốt hơn nhằm nâng cao hiểu biết và sự nhìn nhận đúng mức về những tố chất nổi trội về thể chất và thần kinh của của những con chó chăn cừu bản địa của nước Bỉ.
Cũng vào dịp này, Câu lạc bộ chó chăn cừu Bỉ (Club du Chien de Berger Belge - CCBB) đã được khai sinh ra, với nhiệm vụ nghiên cứu kỹ lưỡng giống chó, phục hồi lại chúng trong những trường hợp cần thiết, và xem qua tất cả những gì người ta đã tiến hành với giống chó này, và cải thiện chất lượng của chúng bằng phương pháp lai cận huyết (inbreeding), cũng như tiến hành lựa chọn và sàng lọc một cách kỹ lưỡng và nhất quán qua các thế hệ.
Ðó là nguồn gốc và mục tiêu của CCBB, đã được Société Royale Saint-Hubert công nhận, khuyến khích và bảo trợ kể từ những bước đi đầu tiên.
Câu lạc bộ mới không lãng phí thời gian. Họ hiểu rằng, nhiệm vụ đầu tiên của họ là điều tra một cách kỹ lưỡng, tỉ mỉ về tình trạng thuần nhất của giống chó chăn cừu ở chín vùng khác nhau ở Bỉ. Cuối cùng, các con chó của khối thống nhất Brussels đã được tập hợp lại với nhau tại Trường thú y của Cureghem, tại phòng tư vấn lớn, đã được giám đốc, Giáo sư Degive, với sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, cung cấp miễn phí cho chúng tôi toàn quyền sử dụng, vào ngày 15 tháng 11 năm 1891.
117 con chó đã được tập hợp. Ngoài ra, một số lượng lớn chó ở các vùng khác đã được kiểm tra ngay tại nơi cư trú của chúng – việc này do một số đại diện của Câu lạc bộ tiến hành. Phần lớn những con chó giống đẹp theo đúng dạng những con chó chăn gia súc cổ xưa của Bỉ đã được các bác sĩ thú y xác định, theo đó, tôi đã được ủy quyền để gửi một công văn, trong đó kêu gọi sự đóng góp và lòng tận tụy của họ, kiến thức cùng với tinh thần yêu nước của họ vào việc đóng góp cho lợi ích chung của giống chó.
Tôi xin lưu ý ở đây là, với sự tôn vinh đã có trong nghề nghiệp của họ, những thành viên mới tham gia CLB này luôn sẵn sàng và biết rõ về những ích lợi mà họ có thể làm và mang lại lợi ích cho các câu lạc bộ, bằng cách cung cấp cho tôi, theo một cách hấp dẫn nhất và hoàn toàn không tư lợi, những thông tin mà tôi có yêu cầu đối với họ.
Khi nhận được các tài liệu này, tôi tự thấy mình có trách nhiệm gửi tới từng cá nhân đã cung cấp thông tin cho tôi những lời cám ơn chân thành nhất, nhưng điều đó vẫn là chưa đủ và nhân dịp này, tôi muốn công khai gửi lời cảm ơn tới tất cả những người đã cung cấp thông tin cho tôi. Tất cả việc làm và tư cách của các ông, bà thực là xứng đáng với những lời ngợi ca nồng nhiệt nhất, và nó xứng đáng với sự vinh danh về các bác sỹ thú y chuyên nghiệp, cũng như nâng cao vai trò của các ông bà trong con mắt của công chúng. Các ông bà luôn được đánh giá cao trong CCBB, xin hãy tin tưởng điều đó, các đồng nghiệp đáng kính! Và một lần nữa, xin cảm ơn tất cả với những lời nồng nhiệt nhất từ trái tim tôi.
Tôi muốn mọi người biết rằng tại thời thời điểm kêu gọi các bác sĩ giải phẫu thú y của Bỉ liên quan đến các lợi ích chung, một người luôn luôn nhận được, và có thể tin cậy vào sự hy sinh và cống hiến của họ.
Chỉ sau khi đã được nhìn nhận và nghiên cứu kỹ lưỡng, so sánh hàng trăm con chó với nhau, sau khi có thể nhận biết và nhận ra được tất cả đặc điểm đặc trưng của một giống chó thuần nhất, cũng như so sánh các đặc trưng với những giống chó của nước ngoài , CCBB đã chấp nhận các điểm sau đây là hoàn toàn chỉ thuộc vào giống chó chăn gia súc của nước Bỉ, và nó bao gồm ba dòng chó, với các điểm khác nhau lớn nhất là đặc điểm nổi bật về bộ lông phủ bên ngoài cơ thể, bao gồm chiều dài và kiểu lông.
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÓ CHĂN GIA SÚC BỈ.
Các đặc điểm tổng quát của giống chó.
Vẻ tổng thể chung cho thấy, đây là một con chó thông minh, mộc mạc, phù hợp với cuộc sống ngoài trời, có các đặc điểm tự nhiên để có thể chống lại thời tiết không thuận lợi giữa các mùa và những biến động về nhiệt độ, áp suất giữa các vùng khí hậu của Bỉ.
Năng khiếu bẩm sinh của chúng là bảo vệ các bầy gia súc, chúng cũng có thêm những phẩm chất vô giá của một con chó canh gác tốt nhất cho những điền sản; và nếu cần thiết, chúng sẽ trở thành những người bảo vệ nhiệt tình và hiệu quả cho chủ của mình mà. không hề có một chút do dự nào.
Chúng luôn cảnh giác và thận trọng, rất tập trung, di chuyển liên tục một cách không mệt mỏi. Chúng có xu hướng di chuyển thành vòng tròn hơn là chạy trên một đường thẳng.
Phần sọ rộng, với trán có dạng phẳng nhiều hơn là tròn.
Điểm gập của mũi (phần chuyển tiếp giữa sọ xuống mõm-sống mũi) ở mức vừa phải.
Đầu dài và mõm nhọn.
Chóp mõm (cuối mũi) có màu đen.
Mắt có màu nâu hoặc màu vàng; có ánh nhìn dò xét và lộ rõ vẻ thông minh lanh lợi.
Tai có hình tam giác, cứng và dựng đứng lên, nằm gọn gàng và có chiều dài vừa phải.
Cổ hình trụ, không quá dài.
Đường dọc lưng trên (lưng, hông, mông) nằm ngang, rộng và mạnh mẽ, dài trung bình.
Đuôi có gốc đuôi to, có chiều dài trung bình, đuôi có hình dạng đặc trưng riêng và khác nhau tùy theo từng dòng (nhánh). Ở phần còn lại, đuôi luôn nằm thấp, đuôi cong lại ở phần ngang với đoạn giữa của khủy chân sau (đầu gối). Khi vận động, nó tạo thành một đường cong rõ rệt về phía chóp đuôi. Đuôi không thẳng ra như hình dạng một chiếc kèn trumpet. Xin lưu ý rằng một số con chó được sinh ra mà không có đuôi hoặc chỉ có một phần đuôi ở gốc (đuôi cộc).
Phần ức có xu hướng hẹp hơn là rộng.
Ngực không quá rộng, nhưng lại sâu, cũng như trong tất cả các loài động vật với cần chuyển động nhanh.
Phần bụng phát triển vừa phải (không thắt lên, cũng không gập hẳn lên như chó Greyhound).
Bả vai dài và xiên, tạo thành một góc rất gấp với cẳng chân trên.
Khuỷu chân trước nằm thẳng chính xác dọc theo chiều dài của cơ thể.
Cẳng chân trước dài.
Mông và đùi sau rất cơ bắp.
Các chân dài.
Bàn chân tròn kiểu bàn chân mèo.
Tư thế đứng thoải mái, bình thường.
Kích thước: trung bình 55 cm.
Màu lông: có màu lông kiểu pha trộn hỗn hợp từ màu đen, màu đen bạc, nâu, nâu vện, màu xám xỉn, màu xám nhôm nhoam….v.v
Thân mìn có rất nhiều lông, dày và nằm sát với người, tạo thành một lớp bảo vệ bên ngoài rất tốt. Lông có các dạng khác nhau, cả về chiều dài, vẻ ngoài, kiểu lông theo những kiểu đặc trưng cho các loại chó chăn cừu của Bỉ. Bộ lông là một điểm cần thiết để sử dụng như một thước đo, dùng để nhận dạng các loại chó, và để phân biệt ba dòng chó khác nhau của giống chó này:
A - Với bộ lông dài.
Điểm đặc biệt: lông mượt, khá dài trên toàn bộ cơ thể, ngoại trừ ở phần đầu, phía bên ngoài của tai và phần dưới của chân. Phần quanh lỗ tai có một lớp lông rậm rạp bao phủ.
Phần cổ có một lớp lông rất dài và rậm rạp, tạo thành một bờm lông như kiểu quàng khăn choàng (collerette).
Đuôi có lông dài phất phơ như chòm lông chim trên mũ các kỵ sỹ.
Trên mặt sau của cẳng chân trước, từ khuỷu chân đến cổ chân, có một lớp lông dài tạo thành một rải lông.
Phần mông có lông dài và rậm che phủ.
B - Với bộ lông xoăn.
Điểm khác biệt với loại lông dài nêu trên là ở bộ lông, không mượt mà lại xoăn, bù xù, dài vừa phải và khá đồng đều trên toàn thân, phần trên mõm có nhiều lông, tạo thành một chòm lông kiểu râu dê.
Hộp sọ hẹp hơn.
Phần chuyển tiếp giữa trán và sống mũi không gập rõ bằng.
Tai dài hơn, hướng về phía trước nhiều hơn, gốc tai không quá rộng.
Đuôi không có lông dài phất phơ như chòm lông chim trên mũ các kỵ sỹ.
C - Với bộ lông ngắn
Giống này nhận biết khá dễ, ngoài các đặc điểm chung của giống chó, dòng này có chiều dài lông chỉ bằng khoảng một nửa so với hai loại trên và đều trên toàn thân. Phần lông ở đầu ngắn, lông quanh cổ và đuôi dài hơn.
Ngoài ra, rìa phía sau của phần mông có các sợi lông dài hơn, nằm trên mặt cạnh mép của đùi sau.
Đuôi có chóp nhọn, dài khoảng 6 inches (tail is spiked).
Mức độ đánh giá:
1. Tổng quan hoặc dáng người tổng thể (bước chạy, các tỷ lệ, vv) 10 điểm
2. Đầu (hộp sọ, mặt hoặc mõm, điểm gập ở trán- sống mũi, mắt, tai) và cổ: 9 điểm
3. Đường dọc trên thân và đuôi: 9 điểm
4. Ức, ngực và bụng: 5 điểm
5. Bốn chân (vai, khuỷu chân trước, cẳng chân, mông, đùi sau, chân sâu, bàn chân) và thế đứng 8 điểm
6. Lông 9 điểm
Tổng cộng 50 điểm
Chúng tôi đưa ra đây tranh vẽ chân dung của ba con chó – trong đó mỗi con đại diện cho một dòng của chó chăn cừu của Bỉ.
Chúng tôi có những hình ảnh giới thiệu bộ ba con chó một cách rất tự nhiên này (trio ad naturam- ND) là nhờ vào lòng tốt lớn lao của của nhà động vật học M.A. Clarys, một trong số những người ủng hộ nhiệt thành nhất cho chúng tôi và là một nhà động vật học nổi tiếng được nhiều người biết tới, một người mà chúng tôi không thể dùng từ ngữ nào để bày tỏ đầy đủ lòng biết ơn!
Ông Clarys đã đồng ý dùng ngòi bút chì điêu luyện của mình để hỗ trợ cho chúng tôi, và ông đã rất vui vẻ vẽ ba con chó mà chúng tôi giới thiệu với ông để làm mẫu vẽ, cụ thể là:
Duc, một con chó chăn cừu Bỉ với bộ lông dài, màu xám sẫm có sọc vện, 2.5 tuổi, đạt giải nhất trong cuộc thi tại Cureghem, tại Brussels, và tại Antwerp và giải thưởng danh dự tại cuộc thi Brussels và Antwerp năm 1892. Chủ chó: Ông Arthur Meul, ở Saint-Gilles-Bruxelles.
Charlot, một con chó chăn cừu Bỉ với bộ lông mượt, ngắn, màu vàng, có các vệt xám đen trên lưng và đầu, ức có vệt màu trắng, 2 tuổi, giải nhất cuộc thi tại Antwerp, giải hai trong các cuộc thi tại Cureghem và tại Brussels năm 1892. Chủ chó: Ông Jean Verbruggen, ở Cureghem.
Dick, một con chó chăn cừu Bỉ với bộ lông xoăn màu xám. Chủ chó: Ông Aug. Dagnelie, ở Brussels.
Có rất nhiều người đã chỉ ra cho chúng tôi những nơi có tồn tại hay vẫn còn tồn tại một “giống chó” hoặc “một loại” chó (nếu dùng từ “dòng chó, dạng chó” – variety – có lẽ sẽ chính xác hơn) có những đặc điểm đại diện rất giống với các con chó sói, hay trông giống hệt như hình ảnh của các con cáo. Đó là những kiểu đột biến đặc thù, điều mà vẫn xảy ra trong tất cả các giống vật của mọi loài; thậm chí chúng có thể được tạo ra do sự lai giống cận huyết. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn lưu ý thêm rằng, có một giống chó chăn cừu nhỏ xíu, lùn, xuất hiện trên khắp vùng Bauffe (Hainaut), chúng chỉ nặng cỡ 7 kg, với bộ lông đen, giống như chó Schipperkes cỡ lớn, cực kỳ thông minh và là một con chó canh gác đáng nể.
Ở vùng Ardenne, một số con chó chăn bò, hoặc chó chăn cừu còn là những trợ thủ đắc lực và được coi là vô giá trong những cuộc đi săn thú, đặc biệt là săn heo rừng.
Những đặc điểm khác biệt như đang tồn tại theo các điểm đánh giá của ba dòng chó liên quan đến lông đang ở mức độ rất khó xác định được một cách rõ ràng trong từng cá thể. Chúng ta có thể hy vọng sẽ còn tìm thấy những điểm phân biệt như những gì Dalziel trước đây đã thông tin về việc phân biệt trong dòng chó Collie, ví dụ như xem xét một số cá thể với bộ lông dài, một số khác với bộ lông ngắn, và một số khác với bộ lông xoăn, được sinh ra từ cùng một cặp cha mẹ và những đàn chó con thuần nhất . Điều này có thể hiểu dễ dàng nếu những người nuôi chó biết cách chăm sóc và nhân giống chúng, rằng chỉ cho các con chó chăn cừu cái phối giống với một con chó đực cùng loại. Sự lựa chọn và sàng lọc thông minh này sẽ nhanh chóng đưa lại các hiệu quả rõ rệt trong quá trình nuôi và nhân giống.
Có một nơi mà dạng chó kiểu lông ngắn đã được duy trì một cách đồng nhất trong tất cả các cá thể của nó trong vùng là ở La Campine, Antwerp, ở gần phía biên giới Hà Lan và xa hơn thế nữa, đó là trong vùng Noord-Brabant (Hà Lan).
Một sự ngạc nhiên lớn của chúng tôi trong suốt năm qua, từ ngày 07 tháng 9 năm 1892, trong khi tham gia vào một cuộc triển lãm nông nghiệp được Noord-Brabantsche Maatschhappij van Landbouw tổ chức, tại Oosterhout, cách địa giới Antwerp một vài dặm, đó là sự có mặt của 12 con chó chăn cừu lông ngắn (một tá, a dozen - ND), đều thuộc vào hàng những con chó tốt nhất của dòng chó chăn cừu Bỉ, những con chó này của những người nông dân ở vùng xung quanh. Chúng tôi có một bức ảnh xấu về nhóm chó có hình dạng đồng nhất này.
Những con chó đó có kích thước ngang cỡ con cáo cho tới chó sói, có bộ lông ngắn, có lông màu vện vàng; tai của chúng dựng rõ rệt, mỏng và nhọn, hướng về phía trước. Các đặc điểm khác: mõm hình tam giác và nhọn dần về phía chóp, mũi màu đen nhánh; đuôi nhọn, nằm gần như theo chiều ngang, mặc dù ở phía chóp đuôi hơi có xu hướng cong lên. Giải nhất được trao cho một con chó có một trí thông minh hiếm có, và đã dùng mũi để phát hiện ra trong đống giỏ đồ đạc một cái khăn tay mà chủ nó đã cho nó ngửi, mặc dù nó không nhìn thấy ông ta cất khăn vào trong giỏ.
Chúng có thể tồn tại ở Indonesia, vùng thuộc địa của Hà Lan (Dutch East Indies – ND)- theo thông tin mà tôi có được từ một quý ông hoàn toàn đáng tin, ông Van H., một nhà hóa học được bổ nhiệm làm việc tại một nhà máy mía đường ở vùng đất ngoại quốc đó - có một giống chó đã được nhập khẩu vào và có nhận dạng giống hệt nhau, hoàn toàn, về hình dáng, kích thước, bước chạy, v..v, so với những con chó mà chúng tôi quan sát thấy trong triển lãm ở Oosterhout.
Chỉ có một sự khác biệt, đó là chúng không có sự đồng nhất trong màu lông. Những con chó đó, thay vì chỉ có màu lông vàng, thì có tất cả các màu lông. Chúng được nuôi và sử dụng theo từng bầy để tấn công và tiêu diệt heo rừng – loài động vật hoang chuyên sống ở vùng các đồn điền mía và gây ra sự tàn phá lớn nhất ở đó. Heo rừng không phá hoại các nhà máy sản xuất mía đường công nghiệp theo cách ăn cây mía, mà chúng thường đào hang trú ẩn trong các đồn điền trồng mía, rồi cày ngang dọc và phá hoại các ruộng mía, làm đổ hoặc gãy bất cứ những cây mía nào vướng đường đi của chúng, phá hoại tới mức nhìn như có một cơn bão đi qua, và phá hỏng vụ mùa thu hoạch của người trồng mía.
Do diễn biến như vậy, các nhà sản xuất đường đã kêu gọi tới các chuyên gia. Các chuyên gia đến cùng với khoảng ba mươi con chó chăn cừu – dạng chó của Bỉ (và dạng chó của vùng Oosterhout), với bộ lông ngắn, đã được đào tạo kỹ năng tấn công.
Những con chó lùa bầy heo rừng chưa bị phát hiện ra khỏi chỗ nấp, bao vây xung quanh, quấy rầy chúng, xé thịt chúng và thường cuối cùng, dựa vào số đông để kết liễu những con heo rừng này mà không phải chịu tổn thất hoặc mất mát nào cho chúng. Xác của những con heo rừng này được làm sạch, cắt thành bốn phần, được thui qua ngọn lửa nhóm lên từ những cành cây ngay tại chỗ, rồi sau đó được chia cho những con chó để làm mồi, điều này để tránh cho những con chó không bị cám dỗ vào thú vui ăn thịt sống.
Điều đáng chú ý là, hầu như tất cả những con chó chăn cừu, làm chó săn heo rừng ở vùng đảo Java, tỏ ra hung dữ với những người da màu bản địa ở Java; nhưng ngược lại, chúng lại tỏ ra sợ sệt những người da trắng, những người lai da trắng và không bao giờ dám tấn công những người này. Vì vậy, năm 1890, khi một con chó trong đám này, không có bất cứ lý do gì, đã cắn một người làm công mang dòng máu lai giữa người Hà Lan và người Java, bác sĩ ở vùng này đã thấy sự việc đó rất bất thường và hiếm gặp, và bác sĩ này đã cho rằng con chó đó có thể bị dại và đã cho giết và chôn nó ngay mà không cần có bất kỳ chẩn đoán nào.
Do mọi người chưa bao giờ nhìn thấy những con chó dạng này tấn công một người da trắng, cũng như những người lai. Sự hung tợn không giải thích được này có thể đáng giá với mạng sống của một con người trong vụ việc này. Và người làm công bị thương (người lai), đã được gửi đến Paris, phòng thí nghiệm của Pasteur, mọi chi phí đều được Công ty mía đường mà người này, cũng như ông Van H. – người đã cung cấp thông tin cho chúng ta, đang làm việc chi trả. Người làm công này sau đó khoẻ mạnh bình thường, họ nói lại cho tôi biết như vậy.
Mọi người chắc chắn sẽ bỏ qua cho chúng tôi về câu chuyện lạc đề và dài dòng này, tuy nhiên, câu chuyện này gắn liền trực tiếp với lịch sử về giống chó chăn cừu của Bỉ, đển mức chúng tôi không thể cưỡng lại mong muốn tái tạo một cách chính xác những gì chúng tôi đã được nghe trong quá trình thu thập các thông tin về giống chó.
Đâu là sự quan trọng và cần thiết cho việc phải có một cái đuôi – hoặc không cần một cái đuôi đối với con chó chăn cừu Bỉ?
Chúng tôi đã chỉ ra ở phần trên những lý do dẫn đến việc những con chó chăn cừu dạng nguyên thủy bị cắt đuôi, và đôi khi là cắt cả những đôi tai của chúng. Chúng tôi cho rằng, chúng nhằm mục đích đặc biệt là làm giảm bớt khả năng cho những con chó chăn cừu này bị giữ chặt trong những hàm răng ghê gớm của kẻ thù truyền kiếp và dã man nhất của chúng: chó sói, những con thú mà trước đây đầy rẫy - và để đối phó lại những con chó sói, những con chó chăn cừu đã thường xuyên phải đánh nhau để bảo vệ sự sống của những bầy cừu đã được con người tin tưởng giao cho chúng trông giữ.
Mọi người đều biết rằng, một con chó khi bị vồ chặt, và tai hoặc đuôi của nó cụp xuống tức là nó đã bị đánh bại một nửa, nó là một chiến binh không có vũ khí, nó chỉ còn biết kêu la những tiếng van nài rên rỉ và chỉ còn ý nghĩ xin được để yên thân. Khi cắt các cơ quan dễ bộc lộ sự yếu ớt này, và cũng là những cơ quan dễ bị những con chó khác vồ cắn lấy, chính là một cách làm cho những con chó canh gác bầy gia súc trở nên mạnh mẽ hơn.
Và trong nhiều năm sau đó – mặc dù không trở thành quy luật – rất nhiều lần mọi người đã gặp những trường hợp mà trong cùng một lứa chó con, có thể có một hoặc nhiều hơn vậy những con chó con có số lượng các đốt sống đuôi ít hơn so với tiêu chuẩn. Đây là những con chó có đuôi ngắn, chúng là các ngoại lệ, đột biến, bởi vì chúng đã không tuân theo những quy luật chung theo cách mà tự nhiên vẫn duy trì, đó là có đuôi dài.
Tuy nhiên, một số những con vật có phần đuôi không phát triển tự nhiên có xu hướng sinh sản ra các cá thể khác cũng có đuôi ngắn. Tuy nhiên, qua việc được lựa chọn một cách cẩn trọng, với sự hỗ trợ của việc phối giống cận huyết, chúng ta có thể ít nhiều loại bỏ được những đối tượng có những đột biến bất thường này.
Như chúng tôi đã được chứng kiến, vào ngày 29 tháng 1 năm 1893, tại nhà ông A. Wendelen, một luật sư sống tại Brussels, một con chó bố và chó mẹ đuôi ngắn (dấu hiệu bất thường bẩm sinh của bố mẹ chúng), con chó bà (mẹ của con chó mẹ), đã được giới thiệu cho chúng tôi xem, cũng có đặc điểm tương tự như vậy (đuôi ngắn), con chó ông không được xác định rõ, đã sinh được một lứa gồm tám con chó chăn cừu con. Trong thực tế, trong số những tám con chó con đó, chúng tôi đếm được 03 con có đuôi dài hoàn chỉnh, con thứ tư có đuôi dài bằng một nửa so với bình thường, 01 con có đuôi dài bằng một phần ba so với bình thường và hai con còn lại có đuôi rất ngắn (tối đa chỉ gồm 1 hoặc 2 đốt sống đuôi). Chúng tôi cũng bổ sung thêm rằng tất cả các con chó con đều có mầu xám than ánh nâu giống như bố mẹ chúng, và chỉ có duy nhất một con chó con có màu đậm hơn, và có vệt trắng trên ức.
Có thể thấy rằng, qua những gì đã được báo cáo lại với chúng tôi, chó chăn cừu có thể có những ngoại lệ với một cái đuôi ngắn bẩm sinh (tức là không có đủ từ 18 đến 22 đốt sống đuôi theo quy luật chung). Các cá thể có đột biến như vậy có giá trị lớn hơn những cá thể bình thường hay không? Ðó là những câu hỏi đã được đưa ra, và nó tạo ra những sự quan tâm và rất hấp dẫn với những người nghiệp dư. Chúng tôi tìm cách để có một lời giải thích cho câu hỏi là: tại sao những con chó bất thường này vẫn được coi là thuần chủng nếu so với những con chó thuần chủng thông thường khác của giống chó, như những người hâm mộ chúng đã khẳng định rất công khai, và tại sao việc không có đuôi nên được coi là một tiêu chuẩn cổ xưa trong nguồn gốc của các con chó?.
Gần đây chúng tôi đã thấy trong các công ty của hai học sinh của chúng tôi một con chó lai, dạng rất phổ biến, một con chó ngoài đường phố xấu xí, sinh ra đã không có đuôi. Từ sự tồn tại của cá thể bất thường này, chúng tôi có nên đưa ra kết luận rằng con chó này là thuần chủng! Nên nhìn nhận rõ ràng rằng: Điều này không phải là một việc làm khôn ngoan và có kiến thức.
Chúng tôi sẽ chấp nhận quan điểm này khi một người nào đó thành công trong việc làm cho chúng tôi hiểu là tại sao ba con chó con đuôi dài trong lứa chó con của con chó chăn cừu mà chúng tôi nói trên có nguồn gốc không cổ xưa bằng những anh em sinh cùng lứa với nó, những con chó mà có đuôi ngắn hơn, mặc dù chúng có cùng một nguồn gốc và cùng bú chung một dòng sữa mẹ trong cùng một thời điểm!
Và đây là phần còn lại của sự khẳng định đó: đó là việc chấp nhận ngay mà không cần phải nghĩ ngợi bất kỳ điều gì, một cách mà những người nghiệp dư thường hay thực hiện!
Một con chó chăn cừu sinh ra với một cái đuôi phát triển không đầy đủ là do nó có nguồn gốc, phả hệ không được kiểm soát một cách chặt chẽ bằng một người anh em của nó nhưng có một cái đuôi dài cử động lanh lẹ, vui nhộn và có phần xương đuôi có cấu tạo gồm từ 18 đến 22 đốt.
Còn đây là cảm giác của chúng tôi về ý nghĩa và giá trị phải thuộc về sự có mặt hay vắng mặt của cái đuôi chó ở chăn cừu:
Chúng tôi hiểu rằng trước đây, mọi người đã nhận thấy rằng có một nhu cầu cần thiết là phải cắt đuôi những con chó bảo vệ bầy gia súc để chúng làm tốt chức năng bảo vệ và bảo vệ chính chúng. Tuy nhiên ngày nay, các điều kiện đã thay đổi, chó sói đã biến mất và như vậy, chó không cần phải tham gia và đánh bại các cuộc tấn công của chó sói, hơn nữa chó chăn cừu đã trở thành những cư dân thành phố, hoặc hơn nữa là một con chó trong những nơi sang trọng, và chúng tôi cho rằng chúng cần phải có một cái đuôi đẹp đẽ, được coi như là một vật trang trí lộng lẫy và có khả năng để tô điểm thêm vẻ đẹp của chúng.
Ngoài ra, bất kỳ con chó nào mà không có đuôi sẽ có chuyển động ít nhịp nhàng hơn; mất đi cái “bánh lái trong chuyển động”, chúng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi đổi hướng, và sớm bị mất sức. Vì lý do này mà chúng tôi xem xét việc cắt đuôi chó chăn cừu là một việc làm tội lỗi, man rợ, vô nhân đạo, không thể hiểu nổi, và chỉ có thể chứng minh trong một và duy nhất trong trường hợp: đó là khi cái đuôi của con chó xấu và người ta cho rằng lợi ịch của việc cắt đuôi chính là xóa bỏ điểm xấu đó của con chó.
Chúng tôi đã chú ý tới bất kỳ những con chó tham gia thi nào, thậm chí có thể là con chó đẹp nhất bầy, nhưng chúng có đuôi đã bị cắt cụt, bởi vì chúng tôi nghĩ rằng không có bất cứ lý do nào mà người ta lại phải bỏ đi một trong những cơ quan điển hình, rất có giá trị đối với con vật trong việc truyền tải các cảm xúc của chúng tới con người thông qua các cử động vui nhộn. Với chúng tôi, một con chó chăn cừu với một cái đuôi bị cắt không xứng đáng nhận giải thưởng.
Đối với những con chó không có đuôi bẩm sinh, chúng tôi không thể giữ lại cái đuôi cho chúng, vì tự nhiên tạo ra chúng theo cách đó, mặc dù rất tiếc cho những khiếm khuyết về đặc điểm của chúng, chúng tôi cũng không thể bỏ chúng khỏi danh sách nhận giải thưởng khi mà chúng có tất cả các đặc điểm quan trọng về hình thể trên tất cả các bộ phận của chúng.
Ðó là ý kiến cá nhân của chúng tôi về những câu hỏi vừa được đặt ra. Chúng tôi nói riêng, bởi vì chúng tôi không muốn nó trở thành một sự ràng buộc, ít nhất là với các đồng nghiệp đáng kính của chúng tôi trong CLB chó chăn cừu Bỉ. Tuy nhiên, chúng tôi có thể quả quyết rằng đây là quan điểm đã được chấp nhận bởi đa số rất lớn của các thành viên của CLB nói trên và chúng tôi hy vọng rằng sau khi đọc những gì đã viết ở trên, tất cả sẽ có cùng quan điểm như vậy.
Chó chăn cừu của châu Âu (Continental Shepherd Dogs)
Trong phần lớn các cuộc thi, vẫn còn một lượng chó tham gia thi trong nhóm chó nêu trên, nhưng chúng không được sắp xếp tham gia một cách đúng đắn, những sự sắp xếp, phân loại cũ đã trở nên quá lỗi thời, nó đã bị bỏ rất xa so với những kết quả đáng được trân trọng đã thu được trong các nghiên cứu về những giống chó chăn cừu. Những nghiên cứu đó đã có một kết quả đầu tiên là đưa ra các đặc điểm nhận dạng giữa những giống chó nổi tiếng nhất.
Chúng tôi hiểu hoàn toàn những bối rối của các nhà tổ chức của những cuộc thi đầu tiên, họ phải đối mặt với những điều bất khả thi trong việc phân loại một loạt các loại hình của các nhóm chó chăn cừu có số lượng lớn – những giống/nhóm chó mà các đặc điểm của chúng đã không được những người dân các vùng sở hữu chúng thành lập cho tới thời điểm đó. Do đó, vào thời điểm bất giờ, họ đã đưa ra một quan điểm, giống như một mặt bằng chung, các mô tả về "chó chăn cừu của châu Âu" để ghi nhận tình hình tạm thời; nhưng, kể từ đó, một số nhóm nghiên cứu nghiệp dư đã mang đến những câu trả lời ngày một rõ ràng hơn cho vấn đề này, trong quá trình cung cấp thông tin và trao đổi với Hiệp hội chó giống Bỉ (Society Saint-Hubert), các nghiên cứu nghiêm túc và kéo dài về các đặc điểm giữa các giống chó.
Không còn gì đáng phải làm cho các ủy ban hơn là việc xé rách các tấm màn đã che chắn vẻ bên ngoài không rõ ràng và mù mịt cho các giống chó của châu Âu, và để đưa ra ánh sáng về vấn đề: các đặc điểm nhận dạng của các giống chó chăn cừu đã được định nghĩa đầy đủ hay chưa? Chúng tôi rất mong muốn làm những việc như vậy, và từ đó, các chương trình thực hiện, và từ nhóm “chó chăn cừu của châu Âu” nêu trên đã được chia thành các nhóm chi tiết sau:
1. Chó chăn cừu của Bỉ: ba loại.
2. Chó chăn cừu của Vương quốc Anh: Collie, chó cộc đuôi.
3. Chó chăn cừu của Pháp: chó vùng Brie, chó vùng Beauce.
4. Chó chăn cừu của Đức: ba loại
5. Chó chăn cừu của Nga .
Cùng với thời gian, mọi người sẽ có thể bổ sung thêm vào danh sách này tên của các giống chó sẽ được nghiên cứu sau này, vì với chúng tôi, có lẽ còn nhiều việc phải làm trên con đường này, và một số lượng lớn các giống chó đã được biết tới còn đang được chờ đợi cho tới khi bản mô tả đặc điểm của chúng được đưa ra. Tôi chắc chắn sẽ nói về sự ra đời của chúng. Chúng sẽ tìm được chỗ đứng của chúng sau khi mọi người đọc những con số liệt kê sau đây:
Người đọc sẽ chia sẻ quan điểm của chúng tôi khi biết rằng số cừu trên toàn thế giới đang được ủy thác cho những con chó trung thành và vô giá của chúng ta canh gác lên tới khoảng 500 triệu con, phân phối như sau:
Cộng hoà Argentina: 75.000.000 gia súc nuôi lấy lông để SX len,
Australia: 62.200.000,
Nước Nga – phần thuộc châu Âu 42.000.000,
Nước Nga – phần thuộc châu Á: 23.000.000,
Hoa Kỳ: 33.935.000,
Anh quốc: 32.220.000,
Đức: 24.935.000,
Pháp: 24.589.000,
Tây Ban Nha: 22.054.000,
Áo - Hung: 20.103.000,
Uruguay: 16.000.000,
Mũi Hảo Vọng (Nam Phi), không có số liệu
Thổ Nhĩ Kỳ – phần thuộc châu Âu: 15.000.000,
Thổ Nhĩ Kỳ – phần thuộc châu Á: 15.000.000,
Algeria: 10.000.000,
Morocco: 10.000.000,
Trung Đông: 10.000.000,
Italy: 7.000,000,
Romania: 5.000.000,
Ai cập và vùng Barbarie: 5.000.000,
(Barbarie: vùng bờ biển kéo dài qua Ai Cập – Libya – Tunisi – ND))
Canada: 3.300.000,
Thuỵ Điển và Na Uy: 3.252.000,
Bồ Đào Nha: 2.700.000,
Hy Lạp: 2.700.000,
Đan Mạch: 1.719.000,
Hà Lan: 936.000,
Bỉ: 365.400 con cừu (vào năm 1880).
Hàng triệu con chó chăn cừu là cần thiết để bảo vệ năm trăm con cừu nói trên. Tuy nhiên, đàn gia súc đang được nuôi phổ biến trong tất cả các vĩ độ khác nhau và theo các vùng địa chất khác nhau, cũng như các điều kiện khí hậu khác nhau. Có một việc hiển nhiên là các chú chó được sử dụng để chăn và trông coi đàn gia súc sẽ có sự khác biệt tuỳ theo từng khu vực mà chúng được nuôi dưỡng, sinh sống và làm việc. Và còn nhiều giống chó chăn cừu khác mà chắc chắn là chúng tôi còn chưa rõ.
Đào tạo chó chăn cừu.
Giống như nhận định "một con chó săn tốt có một bản năng săn mồi bẩm sinh", một con chó chăn cừu tốt có bản năng canh gác đàn cừu được giao phó cho nó. Tuy nhiên, nó có thể sẽ có sự hăng hái quá mức trong công việc, đến mức nó sẽ trừng phạt và gây ra thương tích với những con cừu trong đàn khi chúng phạm lỗi, hoặc không tuân theo hướng dẫn, hoặc chậm trễ trong việc tuân theo hướng dẫn, thậm chí đôi khi theo giọng nói hoặc cử chỉ của người chăn cừu.
Nếu không được đào tạo, cũng có khi chúng lại mắc phải các thói quen xấu, chẳng hạn như sủa một các không liên quan đến công việc lùa cừu, cắn rách tai của các con cừu hoặc cắn sâu vào vai, mũi của những con cừu…vv. Đó là những lý do để bất kỳ con chó chăn cừu nào cũng cần phải được huấn luyện đến mức hoàn chỉnh theo các yêu cầu để phù hợp với công việc.
Magne – một trong những hiệu trưởng tốt nhất của các trường huấn luyện chó chăn cừu – nói rằng “một con chó chăn cừu di chuyển mà không cần lên tiếng, một con chó chăn cừu tốt sẽ chứng minh phẩm chất của nó, và người chăn gia súc sẽ không cần phải quan tâm tới chúng. Đào tạo một con chó chăn cừu, là cách huấn luyện để tạo ra một con chó thường xuyên canh gác, quây giữ một đàn cừu lớn ở một khu vực hợp lý, và đặc biệt không đe dọa những con cừu và không cắn chúng”
“Đào tạo chúng, luôn cần thiết để bắt đầu tiến hành ngay khi chúng còn nhỏ và cần phải rất kiên trì, cần phải cho chúng sự chăm sóc, đối đãi và cả sự trừng phạt khi cần. Những cái đó đặc biệt cần thiết trong quá trình tạo ra những thói quen của một con chó được đào tạo tốt.”
”Lần đầu tiên giao cho con chó một con cừu, rất cần thiết phải ở bên cạnh chúng và giám sát chúng một cách chăm chú; nếu chúng muốn cắn con cừu, hãy tóm lấy chúng và sửa ngay lỗi này. Mọi con chó đều phải đeo vòng cổ để có thể dễ dàng dừng các hành động sai của chúng lại ngay lập tức”.
”Bằng cách này, người huấn luyện có thể sửa lỗi cho con chó, làm cho nó nhận thấy là nó đang làm sai”
“Nếu có một con chó vô giá – với những khả năng của nó, trí thông minh của nó, nhưng không may, nó lại có lỗi vì những nguyên nhân vớ vẩn, ví dụ như chúng cắn những con gia súc lớn được nuôi lấy lông – và bị sứt, gãy răng nanh, thậm chí gãy cả răng cửa"
Người Mỹ có một cách đặc biệt để huấn luyện chó chăn cừu của mình. Charles Darwin - một nhân vật quá nổi tiếng, lúc 25 tuổi, đã công bố một công trình khoa học của mình ở phạm vi toàn cầu, có tên là Beagle, có nhấn mạnh rằng: “Trong thời gian lưu trú của tôi tại Estancia (một trong những điền trang ở châu Mỹ), tại Montevideo, một dịp rất tốt để có thể quan sát, tôi đã thấy rất ngạc nhiên khi nghe tường thuật và trong khi quan sát những cách huấn luyện được áp dụng cho các chú chó chăn cừu của đất nước này. Rất bình thường khi thấy những con chó chạy lùa đàn cừu lớn trên một diện tích rộng bao la, ở đó, với khoảng cách cỡ mười cây số từ ở bất kỳ điểm dừng để chăn thả nào, thậm chí không có một người chăn cừu nào kèm theo, việc trông lùa đàn cừu được giao phó cho một hoặc hai con chó. Tôi rất ngạc nhiên vì sự phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau của những con chó và mối liên kết giữa những con chó với bầy cừu. Nhưng ai đó có thể nói theo rõ ràng theo nghĩa đen là mối quan hệ này khởi nguồn từ chính những bầu vú của những con cừu”.
«Hệ thống huấn luyện này bao gồm trong đó sự tách riêng của những con chó nhỏ khỏi chó mẹ của chúng, và tập cho nó quen với đàn gia súc mà chúng sẽ trông coi sau này. Ba hay bốn lần mỗi ngày, một trong những người nuôi sẽ cho con chó con bú sữa của một con cừu cái, sau đó để nó nằm xuống một cái giường có lót len, và không bao giờ cho phép nó được giao tiếp với một con chó lạ hay với các thành viên khác trong gia đình của nó. Hơn nữa, họ có thể còn tiến hành triệt sản (thiến, hoạn) con chó, để làm cho đến khi trưởng thành, con chó không có nhiều những nhận thức về sự tồn tại của giống nòi chó của mình.
Kết quả từ sự huấn luyện này ít nhất cũng đã chỉ ra rằng, con chó trở nên có rất ít các nhu cầu và mong muốn tách khỏi bầy gia súc. Chúng gắn bó với bầy gia súc và sẵn sàng bảo vệ các con cừu trong bầy như bảo vệ chủ của chúng. Khi có một người hay các mối nguy hiểm khác tới gần đàn gia súc, con chó sẽ tiến về phía trước đàn cừu và sủa vang, chúng tạo ra những dấu hiệu gọi đàn cừu tập trung lại, quây quần lại với nhau ở phía sau nó. Những con chó này cũng thường rất dễ dàng lùa đàn cừu quay lại chuồng vào các buổi tối.
”Thiếu sót lớn nhất của những con chó này là khi còn nhỏ, chúng chỉ muốn chơi với những con cừu, không muốn rời khỏi bầy cừu và không hề để ý tới bất kỳ những cái gì khác, mà chúng có thể chơi đùa, tiêu khiển.
“Mỗi ngày, con chó chăn cừu đi vào nhà ở của chủ của mình để có được phần thịt của chúng ở đó, và ngay khi phần ăn được cho nó, chúng liền rút lui, đuôi cụp vào giữa hai chân sau, như chúng đã chỉ cần làm điều gì đó sai trái, đáng xấu hổ. Các con chó khác trong nhà thường đối xử với con chó xuất hiện trong khu vực của chúng, ăn phần thức ăn trong lãnh địa của chúng bằnh một cách thô bạo: lao tới, đuổi và cắn các con chó chăn cừu này.
”Tuy nhiên, ngay khi con chó chăn cừu quay lại với đàn gia súc của nó, chúng dừng lại, chạy vòng tròn xung quanh, bắt đầu sủa, chạy nhanh tới và tấn công lại những con chó nào xâm phạm vào lãnh thổ của nó và bầy gia súc. Những con chó hoang hiếm khi dám, trừ những lúc đói kém trầm trọng, tấn công những con cừu trong bầy cừu đang được những con chó chăn cừu trung thành như vậy canh giữ.”
Magne nói "Một con chó tốt và được đào tạo, huấn luyện tốt có ích hơn là một người chăn gia súc, nhất là ở những nơi có các đàn gia súc đông”. Chúng đi tới, đi lui, chạy vòng tròn xung quanh đàn gia súc, chúng tăng tốc độ hoặc chạy chậm lại với những cử động nhẹ nhàng nhất, dùng các âm thanh của giọng sủa, dùng các chuyển động của bàn chân, chúng gìn giữ những thửa ruộng trong mùa thu hoạch, lùa bầy gia súc tới những vùng chăn thả, ngan không cho các con cừu rời khỏi đường đi và khu vực đồng cỏ chăn thả, tìm kiếm và lôi những con cừu bỏ trốn về…
Các con chó không tốt hoặc không được huấn luyện tốt luôn gây ra những vấn đề tai hại; chúng cắn vào các con cừu, gia súc, dồn ép những con cừu dẫn đến thường làm cho bọn cừu bị tai nạn và xảy thai.
Một con chó xấu tác hại trực tiếp, trong khi dồn ép hoặc cắn những con cừu / gia súc, và gián tiếp gây ra nỗi sợ cho đàn gia súc khi chúng bất ngờ lao tới, thậm chí chạy vào giữa bầy gia súc mà không có bất cứ mục đích gì.
“Theo cách thức mà chúng thực hiện các nhiệm vụ được giao, chúng đã tạo nên một sự khác biệt giữa những con chó chạy liên tục lùa cừu và những con chó canh chừng" - Felix Villeroy nói.
“Con chó lùa cừu là một con chó đầy đam mê, với bốn bàn chân, chúng chạy đi chạy lại, chạy dọc suốt theo đàn gia súc mà chúng chăn, chúng chạy liên tục cùng với các đàn gia súc. Nếu đàn gia súc được ăn cỏ trên một cánh đồng gần với một khu vực bị cấm, con chó chăn gia súc sẽ liên tục chạy để tạo thành một đường ranh giới mà đàn gia súc không được vượt qua. Tuy nhiên, chúng lại không, hoặc rất ít gây ra sự sợ hãi cho đàn gia súc, đến nỗi ngay sau khi nó chạy qua, đàn gia súc lại có thể đi qua ranh giới đó để “ăn trái cấm”. Những con chó này luôn gặp một sự mệt mỏi bất thường mà chúng không thể chống lại sau một thời gian dài. Và chúng không được coi là một con chó chăn cừu tốt
“Chó canh chừng , ngược lại, thường nằm ở duới chân người chăn gia súc, hoặc trong một góc đồng cỏ ở chỗ mà bầy gia súc không được vượt qua. Nhắm hờ nửa con mắt, chúng có vẻ như đang nằm ngủ lơ mơ. Tuy nhiên, ngay khi mà người chăn cừu gọi tên chúng, hoặc ra một ký hiệu bằng tay, hoặc là nó thấy một con gia súc vượt qua ranh giới của vùng đồng cỏ đã được khoanh lại, chúng sẽ bật dạy như lò xo, lao tới giống như một mũi tên và bắt con gia súc phạm lỗi đó tuân theo trật tự. Những chú chó này có được sự tôn trọng của bầy gia súc mà không cần thiết phải gây ra các thương tổn cho bầy gia súc của chúng chăn; chúng ít bị mệt mỏi hơn, chúng có thể làm việc lâu hơn, và chắc chắn chúng là những con chó tốt nhất. Trí thông minh của chúng thực sự là rất đáng ngưỡng mộ, và tôi thường là rất ngạc nhiên khi thấy khi chúng hiểu được từ ngữ, hiệu tay, thậm chí là hiệu còi thổi của người chăn gia súc.
Villeroy cho biết thêm: “Khi nhìn thấy người chăn cừu, bình tĩnh và bất động cùng cây gậy của mình, gần với anh ta là con chó luôn ngẩng cao đầu, mắt sáng lên, tai dựng đứng như chờ một dấu hiệu hay một mệnh lệnh, sẵn sàng nhảy bật đi để tuân theo mệnh lệnh của chủ, mọi người đều thấy ngưỡng mộ sự thống lĩnh mà con người đã tạo ra, bắt đầu bằng cách nô lệ lệ hóa một con vật thông minh nhất, để dùng sự trợ giúp của con vật này chinh phục hoặc thống trị tiếp các loài động vật khác.”
Trong những nước có nền văn hóa phát triển, nơi mà chó sói đã không còn tồn tại trong cuộc sống, việc bảo vệ bầy gia súc thường xuyên được giao phó cho những con chó có kích thước nhỏ, với đuôi và tai để dài, linh hoạt và luôn sẵn sàng, mong muốn được làm việc, chúng là những con chó tốt nhất; chúng chỉ được sử dụng để giúp người chăn cừu trong việc kiểm soát và giám sát các đàn gia súc. Nhưng ở những nơi mà sói vẫn còn rất nhiều, như ở Nga chẳng hạn, những con chó thường có kích thước lớn hơn, mạnh mẽ và dũng cảm hơn, và rất cần thiết là cắt ngắn đôi tai và đuôi nhằm giảm bớt khả những con sói sẽ cắn và giữ ở những vùng này. Những con chó chăn gia súc thường được lai với các giống chó ngao hoặc các giống chó lớn vùng núi. Việc lai tạo này một việc luôn luôn được đề cập tới.
“Vì vậy, mà các con chó có thể chống lại chó sói rất tốt", Magne đã viết, "rất cần thiết từ khi còn nhỏ, chúng cần được các cá nhân khác cùng giống nòi huấn luyện”.
Khi chúng đã đuổi theo chó sói hai hoặc ba lần, và chúng được những người chăn cừu khích lệ, sau đó chúng sẽ luôn bộc lộ sự háo hức để hoàn thành nhiệm vụ của mình; chúng thường đi đến những khu rừng, chúng chạy qua tất cả những khúc quanh trong rừng, chúng nghe chó sói rên rỉ gọi bầy, và ngay lập tức, chúng sẵn sàng một mình đi về hướng cất lên những tiếng gọi của bầy sói đó”
Các con chó cái nói chung là tốt hơn so với chó đực; chó đực đôi khi tỏ ra khoan dung với những con sói cái.
Các chú chó thường được trang bị vòng cổ làm bằng kim loại, hoặc bằng da rất dày với các đinh nhọn bằng sắt, bởi vì chó sói thường tìm cách cắn vào cổ và để siết đám chó xuống.
Các thiếu sót về tố chất và thần kinh, tính cách của một số chó chăn cừu.
Chúng tôi rất hài lòng với các đặc tính tốt về tính cách, thần kinh – như là những phẩm chất vô giá - ở phần lớn các con chó chăn cừu. Tuy nhiên, trong một số chó còn tồn tại những thiếu sót, lỗi lầm nhất định, mà đặc biệt trong đó là cắn các con cừu cái hoặc sủa không ngừng.
Bất kỳ con chó nào mà thường xuyên cắn thủng da của cừu cần phải được loại bỏ khỏi các đàn gia súc; chúng tạo ra nhiều thiệt hại hơn những lợi ích. Đặc biệt lo ngại đối với những con chó hay cắn vào cổ họng con cừu, hoặc vào các vùng cơ ở cẳng chân trước, hay đặc biệt hơn là cắn vào vùng vai chân trước của con cừu.
Nếu con chó cho rằng mình có nghĩa vụ phải cắn để buộc những con cừu phải tuân lệnh, nó cần phải biết cắn vào phía trên khối xương cổ chân của các con trong bầy gia súc.
Để ngăn chặn việc chó cắn, hoặc để loại bỏ thói quen xấu này, người ta có thể rọ mõm chúng, hoặc sử dụng một loại lồng sắt hình trụ để lồng vào mõm chúng, và có quai giữ và gắn kết vào vòng cổ (kiểu như hàm thiếc ở ngựa) . Việc này nhằm ngăn cản chúng siết chặt hàm răng của chúng khi chúng muốn cắn.
Mọi người cho rằng con chó tốt sẽ tấn công con cừu vào tai, mũi, chân, nhưng không mang lại bất cứ tổn thương nào cho con cừu.
Một lỗi lớn của chó là cắn vào các búi lông và xé ra, nhất là với lông cừu vì lông cừu thường rối lại thành từng búi. Việc này gây ra thiệt hại trực tiếp tới chủ sở hữu đàn gia súc.
Bất kỳ con chó nào quá năng động, đến nối chúng lùa các con cừu cái một cách quá gắt gao, thường xuyên và liên tiếp tạo ra các va chạm, xung đột với con cừu cái và làm con cừu cái bị xảy thai. Nó sẽ rất khó khăn để trở thành một con chó chăn cừu có thể làm tốt mọi việc liên quan đến chăn đàn gia súc. Thường những con chó như thế sẽ được giao cho chăn những đàn cừu nuôi lấy thịt.
”Sủa” là một lỗi được ban giám khảo cuộc thi chó chăn cừu (Scheep Dog Trial) ở Cureghem coi là một lỗi nghiêm trọng. Đối với mỗi cất lên tiếng sủa, thí sinh dự thi sẽ bị trừ mất 5 tới 10 điểm trên tổng số 100 điểm.
Tuy nhiên, quan điểm ở đây vẫn bị chia rẽ ở chỗ nếu chó không sủa sẽ có thể tạo ra những bất lợi, đặc biệt trong việc chỉ rõ chúng đang ở chỗ nào. Những người canh gia súc thậm chí còn khiếu nại nhiều lần về việc này sau đó. Đây là một điểm cần thiết để tiếng nói của họ có thêm trọng lượng, bởi với một đàn gia súc lớn, khoảng 1000-1500 cừu được phân tán, khi người chăn cừu ra hiệu, con chó có thể cất tiếng sủa ba hay bốn lần để người chăn cừu có thể nghe được, từ đó, có thể tập hợp tất cả các con cừu lại, và giảm bớt những khó khăn, rắc rối trong khi tìm kiếm chúng.
Ở những phần khác của cuộc thi, con chó được yêu cầu giữ im lặng. Ví dụ cụ thể, khi đàn gia súc xâm phạm vào một cánh đồng đang vụ thu hoạch trong khi người chăn cừu có mặt ở đó.
Cụ thể hơn, những người chăn gia súc ở từ Đức, trong quá khứ, thường được thuê để dẫn những đàn cừu lấy thịt sử dụng đến Paris, đã luôn tìm kiếm những con chó biết im lặng. Những người chăn cừu không dám chắc là trong suốt chuyến đi dài từ 400 tới 600 km của họ, đàn gia súc sẽ không thường xuyên xâm phạm vào những cánh đồng mà chúng không được phép đi vào, và họ không muốn đường đi của họ bị lộ ra chỉ vì những tiếng chó sủa. "Các con chó đôi khi phải sủa", Villeroy nói, "nhưng chúng phải làm việc đó theo lệnh của chủ". Các con chó sủa mà liên tục sẽ làm những con gia súc quen với những tiếng sủa đó và chúng không thèm để ý một chút nào tới những tiếng sủa đó nữa, và những con chó sủa liên tục như vậy sẽ bị mất sức, mệt mỏi không cần thiết.
Các cuộc thi chó chăn cừu (Scheep-Dogs-Trials)
Cuộc thi này có tên gọi bắt nguồn từ tên tiếng Anh, một cuộc thi mang tính thể thao được dùng để mô phỏng lại thực tế, có xuất xứ từ Scotland. Nói là một cuộc thi thử nghiệm giữa các con chó chăn cừu, nói rõ hơn là cuộc thi trong việc lùa cừu hoặc canh gác cừu. Sau khi tham gia trong các cuộc thi thử nghiệm này, dựa trên kết quả đánh giá, các chú chó sẽ được phân loại vừa theo vẻ đẹp thể chất của chúng, nhưng cũng vừa theo mức độ của chúng về khả năng làm việc, Nếu con chó hữu dụng hơn trong công việc, thì nó được đánh giá là tốt hơn.
Các cuộc thi chó chăn cừu hoàn toàn tương ứng với cuộc thi dành cho chó săn chỉ điểm trên những cánh đồng. Ở cả hai phía, luôn có một câu hỏi giữa việc xem xét, đánh giá đồng thời chất lượng và hình thức, và việc chỉ đánh giá về chất lượng săn/làm việc của con chó mà không quan tâm tới mọi thứ khác. Và đôi khi, con chó xấu xí nhất lại là con chó làm việc tốt nhất.
Nó đã xảy ra những chuyện như vậy ở vùng đồi núi của Scotland, vùng đất cao nguyên mà chó chăn cừu đã được sinh ra. Đây là một cách viết theo lối “"Nhiều năm trước đây" – do ông Samson viết trong Công báo dành cho những người chăn gia súc - nữ Bá tước của vùng Bective đề xuất ý tưởng xây dựng một cộng đồng nhằm phát triển giống chó Collie với những đặc điểm nổi bật của chúng. Giống chó duy nhất được mọi người biết đến trong phong cảnh hoang dã của vùng núi phía bắc Scotland, giống chó có khả năng làm mọi người thán phục về sự hữu dụng của chúng trong vai trò một người phụ tá đắc lực cho những người chủ của các đàn gia súc. Các giống cừu bản xứ được mô tả như sau:
Cừu mặt đen, cừu Cheviot, cừu Hordwicks và các giống lai giữa chúng được chăn thả trên các vùng đồi rộng bao la, bỏ hoang, trống trải và không được rào chắn. Nếu không có sự trợ giúp của những con chó Collie thông minh, những người nông dân sẽ hoàn toàn không có khả năng để tập hợp những con gia súc của họ đang rải rác giữa các dãy núi.
Chó Collie ở đây đặc biệt cần thiết. Và đến mùa xén lông cừu đến, thực tế là những con chú chó được phó thác đi tìm trong những đồng cỏ các con cừu chưa bị xén lông. Một thực tế từ xưa đã dẫn đến việc những người nông dân cùng giúp đỡ nhau để làm việc và đưa ra kết luận: trước thời điểm tiến hành xén lông cừu rất lâu, họ quyết định là mỗi trang trại sẽ tiến hành xén lông cừu của họ vào một ngày nào nhất định, mọi người cùng trợ giúp việc xén lông cừu của từng trang trại một. Vào ngày đó, tất cả những nông trang trong một vùng có bán kính vài dặm tập trung lại với những người đàn ông của họ; tất cả cùng bắt đầu thi tài với nhau về các kỹ năng tốc độ xén lông cừu.
Các cuộc họp từ những ngày xa xưa đó có tác dụng duy trì quan hệ tốt đẹp giữa những người hàng xóm và những người dân có cùng hoàn cảnh sinh sống, và đó cũng là dịp diễn ra một số lễ hội với những người như chúng tôi – những người đóng móng ngựa ở Camargue. Người quản lý của các trang trại tổ chức xén lông cừu phải lo thực phẩm và đồ uống cho người đến làm giúp này mỗi ngày, sau khi kết thúc công việc, mọi người thường giải trí bằng một cuộc khiêu vũ của những người trẻ tuổi, còn những người lớn tuổi thì ngồi chơi bài.
Những câu chuyện đó sẽ không đề cập đến con chó Collie, nếu như chúng không thể hiện một sự thông minh và kỹ năng hỗ trợ đặc biệt trong suốt cả ngày.
Không có gì phải nghi ngờ, các ý tưởng của nữ bá tước vùng Bective đã tác động tới nhiều thành viên trong số các chủ điền sản lớn ở vùng phía Bắc, và mất vài năm sau cho tới khi Hiệp hội Chính quyền các địa phương vùng phía Bắc tổ chức những cuộc thi, thay nhau diễn ra ở Cumberland, Lancashire, Yorkshire, Westmoreland, .v.v. Người tài trợ cho cuộc thi đầu tiên của con chó chăn cừu là ông J Mohnen, ở Slates. Phần thưởng được trao cho con chó thắng cuộc trong các cuộc thi là khá lớn, và gồm cả những chiếc cúp bằng bạc.
Vì vậy, các con chó Collies đã tìm được cách chứng minh một cách rộng rãi với mọi người về khả năng nổi bật của chúng và chúng đã có được sự đánh giá rất cao của các cư dân trong các khu vực này; và từ đó, danh tiếng của chúng đã lan ra trên toàn thế giới. Dưới đây là nội dung của các phần thi trong cuộc thi chó chăn cừu:
Mỗi con chó tham gia dự thi phải đi lùa 03 con cừu về- những con cừu này được thả trên sườn núi, hoặc sườn dốc của một ngọn đồi, có chiều nghiêng về phía bên khán giả ngồi xem. Con chó phải có trách nhiệm gom và lùa những con cừu, mặc dù trước đó nó không nhìn thấy những con. Chúng phải lùa những con cừu về một khu vực ở phía trước, cách chỗ thả cừu khoảng 800 mét trong vòng từ 10 tới 15 phút. Chúng phải lùa bầy cừu qua những bờ đất, các bờ rào, các vật chắn đã được cắt trống những khoảng làm lối đi, hoặc vượt qua những lối đi đã được rào hai bên, vv, cuối cùng chúng phải lùa cừu vào một bãi quây đặt gần với khán giả
... Và chắc chắn một điều rằng, từ việc dự đoán những cá thể làm việc tốt nhất – “bettors”, tại Vương quốc Anh, người ta đã tạo ra từ “bet” – nghĩa là "đặt cược" trong các cuộc thi đấu thể thao. Nó có thể là hệ quả trực tiếp từ các cuộc đua ngựa trong thế kỷ 17, và những từ này liệu có phải đã được sáng tạo ra từ những suy nghĩ và tâm hồn của những người rất thông thạo Anh ngữ?
Thời gian của mỗi bài thi là bị hạn chế, nhưng bên cạnh việc đánh giá về thời gian thực hiện thi, các giám khảo còn đặc biệt quan tâm xem xét cách những con chó thực hiện công việc và đối xử với đàn gia súc trong thời gian chúng làm việc của chúng. Theo như trong cuốn sách “Những người chăn gia súc – The Stock Keeper” – đây là thang điểm mà giám khảo thường phân bổ trong khi chấm thi , tính trên tổng số 100 điểm:
“40 điểm - di chuyển trực tiếp hướng tới mục tiêu và tìm cừu; giữ khoảng cách nhất định với đàn gia súc; tuân theo hiệu còi và làm tốt công việc khi đang ở trên núi; chạy thành những đường tròn tốt quanh đàn gia súc , vv; trong khi không có sự giám sát của chủ”.
“10 điểm – lùa con cừu vượt qua các bờ đất, các cửa được mở ra ở những bờ rào mà người ta đã rào lại ở từng khu vực”.
“10 điểm – lùa cừu vượt qua chướng ngại vật và qua giữa những cái cột đầu tiên đã đánh dấu”.
“10 điểm – lùa cừu đi đúng qua giữa các rào cản được đặt song song.”
“10 điểm – lùa cừu qua những dãy cột ở hàng thứ hai và những lá cờ”.
“10 điểm – lùa cừu vào bãi quây”.
“10 điểm - thời gian thực hiện công việc.”
---
Tổng cộng: 100 điểm
Mọi người có thể sửa đổi các bài thi, nhưng họ vẫn luôn luôn cảm thấy thú vị, và họ thường xuyên tổ chức các cuộc thi như vậy, và đã tạo ra một phong trào tốt cho cộng động và xã hội. Những cuộc thi này không làm hại đến ai, vì không có con vật nào bị tổn hại trong các cuộc thi; và những cuộc thi này rất có ích, đặc biệt trong việc cho ra những con chó chăn cừu tuyệt vời.
Chúng ta cần tìm đọc một bản thảo về công việc chuẩn bị của một người huấn luyện chó - chuẩn bị cho chó của mình đến tham dự cuộc thi lùa cừu giữa 10 người chăn gia súc ở Chicago, sẽ diễn ra trong tháng đầu tiên của dịp tổ chức Hội chợ toàn cầu (World Fair).
Hai Câu lạc bộ là CLB chó chăn cừu Collie của Brussels và CLB chó chăn gia súc của Bỉ là những người đã có công trong việc du nhập loại hình thể thao này vào đại lục châu Âu.
Cuộc thi đầu tiên dành cho chó làm việc chăn cừu diễn ra trong những đồng cỏ rộng lớn của Hoàng gia Bỉ, giữa các khách hàng và các chủ lò mổ ở Curèghem, vào ngày 1 và 2 của tháng 5 năm 1892, họ đã thành công một cách hoàn hảo và đạt được sự quan tâm nhiệt tình của khán giả; 22 chú chó tham gia thi, hầu như tất cả là các giống chó của Bỉ, đã được trình diễn tại cửa cổng chào. Khi các cuộc thi được tiến hành trên một đồng cỏ bằng phẳng, các lối đi vòng vo, các chướng ngại vật đã được thiết lập trên đồng cỏ. Dưới đây là một đoạn trích của các yêu cầu trong chương trình thi:
Mỗi con chó sẽ phải lùa 10 con cừu và phải đảm bảo không cho chúng rã bầy, lùa đàn cừu tới khu vực khán giả ngồi xem theo một đường hình chữ "S" có chiều dài 200 mét, chiều rộng của một đường dẫn này sẽ rộng từ 6 đến 8 mét, nằm giữa những luống cày trên cánh đồng. Những người chăn cừu phải đi bộ ở phía trước của đàn gia súc nhỏ đó; họ không được có các hành động can thiệp ngoài việc ra lệnh cho con chó của mình.
Các con cừu cần phải được lùa qua giữa các cột mốc và những lá cờ hiệu, qua một cây cầu hẹp bằng gỗ, leo lên dốc, qua một con suối nhỏ, vv, trước khi được dẫn vào một cánh cửa nhỏ - được coi như là điểm cuối của cuộc thi. Thời gian tối đa dành cho mỗi con chó để thực hiện tất cả các phần thi với đàn cừu của họ là mười phút; nếu thời gian thực hiện thi của con chó vượt quá thời gian này, chúng coi như bị loại khỏi cuộc thi.
Kinh nghiệm chỉ ra cho chúng ta thấy rằng, thời gian này là quá dài cho phần lớn các con chó tốt. Một số con chó của chúng tôi khi tham gia thi thực sự chỉ mất khoảng 3 phút, thậm chí chỉ là 2,5 phút để hoàn thành phần thi này.
Điểm tối đa mà ban giám khảo chấm cho các con chó là 100.
Mỗi lần con chó để xổng một con cừu ra khỏi đàn, chúng sẽ bị trừ 1 điểm; nếu hai con cừu trở lên rời khỏi đàn, chúng sẽ bị trừ 2 cho một lần.
Con chó nào cắn một con cừu vào chân trước hoặc tai sẽ bị trừ 5 điểm; nếu cắn vào cổ họng của con cừu, nó sẽ bị trừ 10 điểm.
Con chó nào sủa trong quá trình làm việc sẽ bị trừ 5-10 điểm, tùy thuộc vào sự kiên trì của chúng với bầy cừu mỗi lần chúng cất tiếng sủa. Cho tất cả các trường hợp khác (sủa bất thường trong khi đi đường, đi vòng lệch bất thường với đàn cừu…), ban giám khảo sẽ đánh giá dựa trên những gì họ nhìn thấy.
Các con chó “cắn quá nhiều" sẽ bị loại ngay khỏi cuộc thi. Phần lớn các con chó tham gia thi đều thể hiện một trí thông minh xuất sắc và một thái độ tuyệt vời trong việc lùa đàn gia súc trong suốt thời gian diễn ra cuộc thi cho chó lùa cừu ở Cureghem. Bên cạnh đó, những người chăn cừu đã không thể để thực hiện được việc diễn tập trước khi tiến hành cuộc thi. Và do đó, nhiều người đã không biết được cách sắp xếp của cuộc thi, cũng như các công việc mà họ phải làm.
Mọi người, càng đông càng tốt, nên phổ biến rằng loại hình thể thao này không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào, luôn thú vị và có ích, và chúng tôi mong muốn được nhìn thấy những cuộc thi này tổ chức theo lịch trình hàng năm, cùng với các chương trình, sự kiện, lễ hội quan trọng của ngành nông nghiệp.
Năm 1893, cuộc thi chó chăn cừu của Bỉ sẽ diễn ra tại Spa, và bằng tất cả sự mong đợi, chúng tôi mong rằng nó sẽ diễn ra cùng với cuộc thi chó đẹp của Hiệp hội những người nuôi chó giống Bỉ - Société Royale Saint-Hubert, vào ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 8.
Dịch sang tiếng Việt từ bản tiếng Anh.
Daniele Daugherty dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Anh vào tháng 7 năm 2005 – Barbara Swisher rà soát và chỉnh sửa.
Shaolin CFO
trích bài mr kimquiufc ...diễn đàn
http://dogsinvietnam.com/diendan/showthread.php?t=59