• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Nuôi ngựa mini làm cảnh - Pet Horses.

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Nuôi ngựa mini làm cảnh - Pet Horses.






"Nhất Khuyển nhì Mã" hoặc "Khuyển Mã tri tình" là những đúc kết cổ xưa về sự trung thành và tuyệt vời gắn kết với con nguời của 2 giống vật nuôi này.

Việc "Nuôi ngựa mini làm cảnh - Pet Horses." không phải là ý tưởng gì mới mẻ. Ngay từ những năm 1600s người ta đã nhân giống ngựa Miniature horses làm cánh ở Âu Châu và Mỹ Châu. Năm 1978, ở Mỹ thành lập một" Hiệp Hội Ngựa Cảnh Mini Hoa Kỳ"- (The American Miniature Horse Association) gọi tắt là AMHA . Hiệp Hội AMHA ngày nay đã có tới 140.000 ngựa cảnh Mini đăng ký thành viên.

Kích thước , màu sắc.

Ngựa Mini có kích thước nhỏ 34–38 inches (86–97 cm) đo từ phần cuối lông bờm tới khấu đuôi rất phù hợp nuôi cảnh ở các đô thị chật hẹp.

Có nhiều màu lông hấp dẫn: đen, xám, trắng bạch, hồng (bay), màu da hoẵng (buckskin), màu hạt dẻ ( chestnut), vàng bờm và đuôi trắng sáng (palomino), màu đốm trắng ( pinto).


Tại sao Ngựa Mini được ưa chuộng nuôi cảnh trong gia đình?

Vì nó mang tất cả các đặc tính vốn có của loại ngựa: Trung thành, thân thiện, dễ nuôi, ít bệnh dịch. Cũng có thể huấn luyện làm các công việc giúp đỡ con người: thồ tải, kéo xe cỡ nhỏ hoặc cho trẻ con cưỡi.

Đặc biệt giống ngựa Bạch Mini thường được ưa chuộng nhất, có thể nuôi trong nhà ( Indoor minature horse ), không những vì nó dễ nuôi, thân thiện, tình cảm mà nó rất đẹp, sạch sẽ. Người Á Đông ưa chuông Bạch Mã theo truyền thống cổ tích.

Cũng như nuôi ngựa đua phục vụ các Truường đấu, người nuôi ngựa cảnh mini được xem như có một đẳng cấp cao về kiến thức, thú chơi và cũng cần có đủ tài chính để nuôi loại thú cảnh đặc biệt này.

Tuổi thọ của ngựa cảnh Mini cao hơn các giống ngựa thông thường. Trung bình sống tới 25-35 năm.



Ngựa cảnh MIni được huấn luyện "dẫn đường" ( Guide Horse) cho người khiếm thị, người già



Một Mini Horse Show

Việc chăm nuôi ngựa cảnh Mini có khó không?

Hoàn toàn không khó, thậm chí đơn giản hơn nuôi các giống chó. Ít dịch bệnh. Thức ăn xanh , cỏ tươi và các chất tinh bột.

Hy vọng một ngày gần đây Vietpet sẽ có những người tiên phong nuôi và nhân giống loại pet quý giá này.



Mini Horse Show ở Âu Châu.




Offlline các chủ ngựa Mini.

Viết theo:

Miniature Horse Breed Makes a Great Household
Pet


Miniature horses - From Wikipedia, the free encyclopedia

Và một số trao đổi cùng anh em thích nuôi ngựa cảnh mini của Vietpet.
 

KyCauGo

Chủ Nhiệm CLB Cuối Tuần Hà Nội
Để em tiên phong vụ này đi ,em đặc biệt rất thích những con vật lạ mắt và không đụng hàng này,thật ra chỉ trong vài ngày tới vietpet sẽ có giống ngựa cảnh này ,em và phamhuyhoang đã bàn bạc xong rồi,tạm thời khi về đến Việt Nam em sẽ là người chăm sóc thời gian đầu,khi cô ngựa cảnh này đã hoàn toàn ổn định(vì em đặt con cái trước và bắt đực sau)thì chú phamhuyhoang sẽ biên chế vào trong đám quái vật của khu C
 

VIET_PRIDE_BULLIES

Vietpet sponsor
Mấy em này nhìn hay thật, không biết giá cả sao nhỉ ? Và nếu thửa 1 bộ yên cương cho mấy em nó và cho mấy em bé cưỡi thì còn gì bằng...

Chào thân ái và đoàn kết
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Để em tiên phong vụ này đi ,em đặc biệt rất thích những con vật lạ mắt và không đụng hàng này,thật ra chỉ trong vài ngày tới vietpet sẽ có giống ngựa cảnh này ,em và phamhuyhoang đã bàn bạc xong rồi,tạm thời khi về đến Việt Nam em sẽ là người chăm sóc thời gian đầu,khi cô ngựa cảnh này đã hoàn toàn ổn định(vì em đặt con cái trước và bắt đực sau)thì chú phamhuyhoang sẽ biên chế vào trong đám quái vật của khu C
Cái ông Gỗ Cầu Kỳ này thật hay xạo đấy? Vừa mới có bài về ngựa cảnh ở trời Tây mà ông nói đã sắp...có ở Việt nam !

Nếu quả là đúng thì BSGV cũng sẽ cố gắng viết loạt bài hướng dãn về chăm sóc, dinh dưỡng nuôi ngựa cảnh. Sẽ phục vụ chuyên môn cho con ngựa đầu tiên của Vietpet miễn phí.

Nếu không có ngựa thì Gỗ Cầu Kỳ sẽ bị phạt 1 thùng bia Ken đấy nhé.
 

KyCauGo

Chủ Nhiệm CLB Cuối Tuần Hà Nội
Ngựa Pony là loài ngựa nhỏ với cấu tạo và tích cách đặc trưng. Có nhiều loài ngựa pony khác nhau. So với những con ngựa bình thường, những con ngựa Pony thường có những bộ bờm, lông đuôi và lông trên toàn thân rậm hơn, đồng thời so về sự cân đối về hình thể thì những chiếc chân lại ngắn hơn, bụng to hơn, khung xương nặng hơn, cổ dầy hơn, đầu ngắn hơn với vầng trán rộng hơn. Thỉnh thoảng, những người không biết nhiều về ngựa có thể nhầm lẫn một con ngựa Pony trưởng thành với một con ngựa con.

Những con ngựa Pony thường được cho là rất thông minh và thân thiện, mặc dù đôi khi chúng cũng được miêu tả là bướng bỉnh hoặc khó bảo. Có nhiều ý kiến khác nhau thường đưa ra về cách thức huấn luyện ngựa Pony hợp lý. Những con ngựa Pony được huấn luyện bởi những người thiếu kinh nghiệm, hoặc được cưỡi bởi những người nuôi lần đầu, có thể biến thành những vật nuôi kém phẩm chất bởi vì những người cưỡi chúng đặc biệt thiếu kinh nghiệm căn bản đối với việc điều chỉnh những thói quen xấu của chúng.

Những con ngựa Pony được huấn luyện đúng cách sẽ vâng lời những đứa trẻ mà đang học cách cưỡi chúng. Những con Pony lớn hơn có thể được cưỡi bởi những người trưởng thành, bởi vì những con Pony thường khỏe hơn dáng vẻ bên ngoài của nó.

Ngựa Pony xuất xứ từ những loài ngựa hoang miền núi thuần chủng mà phát triển hình thể nhỏ nhắn bởi vì sống ở những nơi khắc nghiệt mà một con ngựa có thể sinh tồn. Những loài nhỏ bé này được phát triển ở địa phương và được nhân giống với nhiều mục đích khác nhau trên khắp Bắc Bán Cầu.

Những con ngựa Pony xa xưa được sử dụng để cưỡi và vận chuyển hàng hóa, như người bạn của lũ trẻ, cho thú vui cưỡi ngựa, và còn cho cả những cuộc đua và biểu diễn nữa. Trong suốt cuộc cách mạng công nghiệp, đặc biệt là ở Anh Quốc, một số lượng lớn ngựa Pony được sử dụng như “những con ngựa trong hầm mỏ”, tải than lên khỏi hầm mỏ.








 

KyCauGo

Chủ Nhiệm CLB Cuối Tuần Hà Nội
Khẩu phần dinh dưỡng dành cho ngựa lùn Pony

Một con Pony cần một lượng thức ăn xấp xỉ 1,5% đến 2,5% trọng lượng cơ thể nó mỗi ngày. Điều này có thể bao gồm thức ăn như cỏ tươi hoặc cỏ khô, và thức ăn hỗn hợp như ngũ cốc hoặc những thức ăn mềm được chế biến bán sẵn. Giống như con người, nhiều con ngựa Pony khả năng chuyển hóa năng lượng không cao và dễ mắc chứng béo phì, trong khi nhiều con khác nhu cầu nạp năng lượng nhiều và cần một lượng thức ăn nhiều để duy trì vóc dáng phù hợp. Một con ngựa pony để cưỡi trung bình nặng khoảng 1000 cân Anh (khoảng 450 cân ta), nhưng trọng lượng của một con Pony có thể được đánh giá sát khi sử dụng một cái máy kiểm tra trọng lượng, mà có thể được mua từ một cửa hàng thức ăn gia súc. Tốt nhất là cho ngựa Pony ăn hai đến ba lần mỗi ngày, trừ khi chúng được thả rông. Nước sạch cần được cung cấp cho chúng uống khi cần, trừ trường hợp một lý do đặc biệt hạn chế cho uống nước trong một thời gian ngắn.

Một con ngựa Pony mà không dùng để cưỡi hàng ngày hoặc chịu nhiều stress có thể nên cho ăn khẩu phần dinh dưỡng phù hợp trên đồng cỏ hoặc cỏ khô, với một lượng nước hợp lý (10-12 gallons tối thiểu mỗi ngày tức khoảng 4,5-6,4 lít) và ăn muối hạt hoặc nước muối thoải mái. Tuy nhiên, những con Pony thường cần một khẩu phần cả thức ăn gia súc lẫn thức ăn cô đặc hỗn hợp.

Chế độ ăn không hợp lý thì có thể gây cho những con Pony chứng đau bụng dữ dội hoặc tắc ruột, đặc biệt nếu cho ăn thức ăn bị hỏng, bị cho ăn quá nhiều, hoặc thay đổi thức ăn quá đột ngột. Những con Pony non có chế độ ăn uống không hợp lý có thể phát triển mất cân đối do mất cân bằng về dinh dưỡng.






 

KyCauGo

Chủ Nhiệm CLB Cuối Tuần Hà Nội
Cái ông Gỗ Cầu Kỳ này thật hay xạo đấy? Vừa mới có bài về ngựa cảnh ở trời Tây mà ông nói đã sắp...có ở Việt nam !

Nếu quả là đúng thì BSGV cũng sẽ cố gắng viết loạt bài hướng dãn về chăm sóc, dinh dưỡng nuôi ngựa cảnh. Sẽ phục vụ chuyên môn cho con ngựa đầu tiên của Vietpet miễn phí.

Nếu không có ngựa thì Gỗ Cầu Kỳ sẽ bị phạt 1 thùng bia Ken đấy nhé.
xưa nay em nói em sẽ mang con quái vật nào là em đều mang về mà,chưa bao giờ đùa cợt ,bởi vậy anh em mới gọi em là gỗ cầu kỳ đó.Trong vòng 3 ngày nếu ngựa Pony không có ở nhà em thì kycaugo chịu phạt với anh em he...he
 

tran huy hoang

Active Member
Chào Bác Chuyên Gia Kết Nối Đam Mê.

xưa nay em nói em sẽ mang con quái vật nào là em đều mang về mà,chưa bao giờ đùa cợt ,bởi vậy anh em mới gọi em là gỗ cầu kỳ đó.Trong vòng 3 ngày nếu ngựa Pony không có ở nhà em thì kycaugo chịu phạt với anh em he...he
Ok nếu không đúng như vậy Em se xin là Người đầu tiên phạt "Ông Chuyên Gia Kết Nối Đam Mê này !!! 1 Long Red Bull.:D
 

KyCauGo

Chủ Nhiệm CLB Cuối Tuần Hà Nội
Ok nếu không đúng như vậy Em se xin là Người đầu tiên phạt "Ông Chuyên Gia Kết Nối Đam Mê này !!! 1 Long Red Bull.:D
Này chú Hoàng nếu anh có ngựa PONY thì lập tức chú phải đăng ký ngay vé máy bay ra Hà Nội dự Festival 2010 đấy nhé:D
 

KimCuong

Active Member
Này chú Hoàng nếu anh có ngựa PONY thì lập tức chú phải đăng ký ngay vé máy bay ra Hà Nội dự Festival 2010 đấy nhé:D
Chú Hoàng và anh em Đồng Nai có dám không? Có dám nhận lời thách đố của lão Kỳ không thế?

Anh cũng muốn gặp chú để xem sức khoẻ của chú thế nào vì đợt vừa rồi anh thấy thằng em anh giống tên chú nói về chú ghê quá. :-bd
 

cocker.fan

Active Member
Mong đến ngày bác Kỳ post ảnh Ngựa Pony lên quá :D tháng 10 này nhất định cháu phải theo đoàn lên dự festival để vừa được xem cún,vừa được xem ngựa Pony :-bd
 

hochoilachinh

New Member
Không biết chừng nào bên mình mới có thú nuôi này. Chắc chỉ đại gia mới theo nổi thú chơi này.
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Thức ăn nuôi dưỡng ngựa

[FONT=&quot]Thức ăn nuôi dưỡng ngựa[/FONT]
1. Nguồn thức ăn

1.1 Thức ăn thô xanh

[FONT=&quot] Thức ăn chủ yếu của ngựa là cỏ, bao gồm cỏ mọc tự nhiên và cỏ trồng vừa cho ăn tươi vừa làm cỏ khô dự trữ cho ngựa trong vụ đông xuân; các loại phế phụ phẩm nông nghiệp như rơm, cây ngô sau thu bắp, dây khoai lang, ngọn mía v.v.v... là những thức ăn thô xanh tốt cho ngựa. Một số chủ nuôi ngựa gieo ngô dày rồi tỉa dần cho ngựa ăn.[/FONT]
Để đảm bảo thức ăn tươi xanh quanh năm, ngoài việc sử dụng hợp lý bãi chăn, các [FONT=&quot]chủ nuôi ngựa [/FONT]cần dành một diện tích thích đáng để trồng các loại cỏ (cỏ dày, cỏ voi,...) mới chủ động nguồn thức ăn cho ngựa.

1.2 Thức ăn tinh

Muốn ngựa đạt năng suất cao, làm việc khoẻ, ngựa cái đẻ con to, nhiều sữa, ngựa con chống lớn cần phải cho ngựa ăn thức ăn tinh giàu Protein.
Thức ăn tinh bao gồm thóc, cám ngô, cao lương.v.v...được chế biến hoặc pha trộn với nhau theo một tỷ lệ nhất định nhằm cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho ngựa.

1.3 Thức ăn giàu protein

Để ngựa con sinh trưởng và phát triển tốt, ngựa giống nâng cao khả năng sinh sản, ngựa làm việc duy trì được chức năng hoạt động của cơ thể, trong khẩu phần ăn hàng ngày cần có một tỷ lệ protêin nhất định. Protêin có trong thức ăn động vật và một số loài thực vật như các loại đậu đỗ, khô dầu, bột cá, bột thịt...
Ngựa thiếu protein lâu ngày thường dẫn đến hậu quả xấu: Ngựa con chậm lớn, còi cọc, ngựa lớn bị rối loạn chức năng sinh lý, giảm năng suất sinh sản và làm việc.

1.4 Thức ăn khoáng

Thức ăn khoáng để ngựa con phát triển xương, ngựa lớn duy trì sự cân bằng Canxi và Phốt pho trong cơ thể, khẩu phần cho ngựa cũng cần có nhiều chất canxi và phốt pho như bột vỏ sò, bột đá, bột xương...
Các nguyên tố vi lượng tuy cơ thể ngựa cần rất ít nhưng vô cùng quan trọng vì nó đóng vai trò xúc tác, tham gia hầu hết vào các phản ứng sinh hoá học trong cơ thể. Ví dụ thiếu sắt con vật bị thiếu máu, dẫn đến gầy yếu, dễ mắc bệnh tật.

II. Chế biến thức ăn

Để ngựa thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hoá và con vật hấp thụ được chất dinh dưỡng một cách tối đa, các loại thức ăn phải được sơ chế trước khi cho ăn. Ví dụ:
- Các loại hạt ngũ cốc như ngô, thóc, cao lương cần nghiền nhỏ. Riêng thóc tốt nhất là ủ mầm. Nếu không có điều kiện nghiền thì trước khi cho ăn phải ngâm nước 1-2 giờ cho mềm.
- Các loại củ quả: khoai lang, bí đỏ, cà rốt... cần rữa sạch đất cát, thái thành lát, hoặc băm khúc 3-4cm. Củ sắn cần bóc vỏ, có thể chỉ cần cạo lớp vỏ lụa bên ngoài, băm khúc dài 3-4cm rồi ngâm nước 4-5 giờ để phòng ngừa khỏi ngộ độc bởi chất axit xianhydric trong sắn.
- Các loại cỏ: cây ngô, ngọn mía, lá mía, cây chuối... cần băm thái để ngựa ăn dễ. Ngọn mía và bã mía nên cho ăn tươi, trước khi cho ăn cũng nên chặt ngắn. Ngọn mía là thức ăn tốt đối với tất cả các loại ngựa, đặc biệt là ngựa làm việc. Rơm khô nên vẩy nước muối cho mềm và kích thích tính thèm ăn của ngựa. Cũng có thể kiềm hoá rơm để tăng khả năng tiêu hoá. Cách làm như sau: Băm rơm thành đoạn dài 4-5cm, rải đều trên nền sân gạch, hoặc nền xi măng. Dùng nước vôi loãng 1% (1 kg vôi sống hoà tan vào 100 lít nước) tưới đều lên rơm. Cứ 1kg rơm cần 6 lít nước vôi. Để 1 ngày đêm cho ráo hết nước vôi rồi đem cho ăn.
- Thức ăn đã nghiền như cám, bột ngô, bột sắn... Trước khi cho ăn nên trộn thêm nước cho đủ ẩm. Các loại thức ăn bổ sung như bột cá, bột khoáng, muối ăn trộn đều vào thức ăn bột.
Theo Nhanong.net
 

minhcuong

Active Member
Em xin phép các bác góp vài ý:

Ở thành thị một số nước châu Âu, thường là thế này:

- Nuôi mèo là bình dân
- Nuôi chó là trung lưu hoặc người độc thân có công ăn việc làm tử tế mới đủ tiền nuôi.
- Còn nuôi ngựa, chăm ngựa là thượng lưu, thường phải có một nhà ở thành phố và có một trang trại rộng vài hecta, nằm gần rừng, và có người chăm sóc huấn luyện rất cầu kỳ.

Ngựa Arab thuần chủng là dòng ngựa đắt nhất, trông quý phái thường được các đội kỵ binh nghi lễ hoàng gia Anh, Ý, Tây Ba Nha sử dụng. Nuôi cũng tốn kém nhất ;)




Ngựa Mini Horse được lai tạo với một mục đích giúp cho những gia đình trung lưu có cơ hội sở hữu một chú ngựa trong khoảng sân độ vài trăm mét vuông của mình. Nuôi ngựa Mini Horse hiện nay đang rất mode ở Anh, quê hương của túc cầu và nơi chuẩn hóa môn mã cầu (polo).
http://en.wikipedia.org/wiki/Polo.

Thông tin về Mini Horse

Theo em cái khó nhất bây giờ là làm sao tạo được dòng ngựa Mini Horse nhưng chân không bị ngắn (bé nhưng không lùn). Hình dáng vẫn như một chú ngựa Arab nhưng chỉ bé bằng 1/3 và 1/4. Đây mới là vấn đề hóc bua của các nhà nhân giống.
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Một số nguyên lý cho ngựa ăn, uống và chăm sóc

Một số nguyên lý cho ngựa ăn, uống và chăm sóc

1. Ăn uống

- Phải cho ngựa uống đủ nước trước khi cho ăn. Thường cho ngựa uống nước vào lúc đã ăn một phần cỏ và trước lúc cho ăn tinh bột: nước chiếm khoảng 63% khối lượng con vật. Ở một số bộ phận tỷ lệ nước chiếm 70-80%.
Nhu cầu nước uống của ngựa phụ thuộc điều kiện thời tiết khí hậu và tính chất thức ăn. Trong một ngày đêm ngựa lớn cần khoảng 50-60 lít nước, trong đó 12-15 lít từ thức ăn, 40-45 lít từ nước uống.
- Nước uống cho ngựa cần trong sạch. Tuyệt đối không cho ngựa uống nước bẩn dễ làm ngựa đau bụng hoặc mắc các bệnh ký sinh trùng đường tiêu hoá.
- Cho ngựa ăn thức ăn thô trước thức ăn tinh. Trong dạ dày của ngựa, thức ăn sắp xếp theo thứ tự, không xáo trộn và nằm tại dạ dày lâu hay chóng tuỳ thuộc theo loại thức ăn và theo thời gian ăn. Thức ăn thô nên cho phần lớn vào buổi tối, buổi sáng và buổi trưa chỉ cho ăn ít.
- Thức ăn trong ngày cần cho ăn làm nhiều lần. Ngựa nhai thức ăn rất tốt, nhưng không thể ăn một lần nhiều thức ăn vì dạ dày chỉ có một túi và không nhai lại. Ngựa ăn chậm rãi nhai kỹ thức ăn và nuốt từng khối nhỏ, 15-20 lần nhai mới tiết nước bọt. Thức ăn càng thô, càng khô, thời gian nhai càng dài thì lượng nước bọt tiết càng nhiều. Tính chất thức ăn khác nhau có thể làm cho số lượng và thành phần nước bọt của ngựa khác nhau. Khi làm việc hoặc cơ thể thiếu nước thì sự tiết nước bọt giảm 50%.
- Phải có máng cho ngựa ăn: máng ăn cho ngựa có thể xây bằng gạch hoặc đóng bằng ván gỗ. Máng cần có kích thước thích hợp, chiều dài 0,6-0,8m; rộng 0,35-0,45m; sâu 0,25-0,30m để chứa được thức ăn nhưng dễ lau chùi khi cần thiết. Cần bố trí ở độ cao vừa tầm ngựa đứng để việc ăn uống được dễ dàng. Ngựa làm việc khi đi trên đường có thể cho thức ăn vào túi rồi treo lên đầu.

2. Theo dõi chăm sóc

- Thường xuyên quan sát tập quán ăn uống, sinh hoạt của ngựa để phát hiện kịp thời các trường hợp ngựa đau ốm. Ngựa khoẻ mạnh tinh thần hoạt bát lanh lợi, da dẻ mịn màng, hậu môn khép kín. Trái lại, tinh thần uể oải (đi cúi đầu), vận động chậm chạp, mắt lờ đờ, có nhữ, ăn uống kém, thở nhiều, ra mồ hôi toàn thân... là những biểu hiện ngựa không khoẻ mạnh.
- Theo dõi phân ngựa là một cách kiểm tra nuôi dưỡng và phát hiện một số bệnh tật của tiêu hoá. Nếu ngựa tiêu hoá tốt, phân ra thành từng cục gọn, tươi, nhẵn bóng và tụ thành đống nhiều cục, không nhão quá cũng không cứng quá, màu vàng sẫm, hay nhạt màu tuỳ theo thành phần thức ăn. Khi phát hiện phân khô, vón, dính, thối phải lập tức tìm nguyên nhân để tiến hành điều chỉnh, chế biến thức ăn cho phù hợp.
- Luôn luôn gần gũi tạo quan hệ mật thiết giữa người với ngựa. Cấm chỉ những hành vi thô bạo như đánh mắng ngựa.
- Những nhân tố cần phải tránh để khỏi trở ngại cho tiêu hoá là cho ngựa ăn tự do, bừa bãi, không có máng ăn, không chia khẩu phần để ngựa tranh giành, cắn đá nhau.
- Khi đang nóng cho uống nước quá lạnh có thể gây kích thích thần kinh làm ngừng hoạt động tiêu hoá sinh ra đau bụng. Cho tắm nước lạnh có thể làm cho dạ dày ngừng co bóp, ngừng tiết dịch vị, hại cho tiêu hoá.
- Ban đêm cần tạo điều kiện yên tĩnh để cho ngựa nghỉ ngơi thoải mái. Những ngựa hay cắn nhau không được nhốt chung chuồng.
- Hàng ngày phải rửa máng ăn, không để tồn lưu thức ăn thừa của ngày hôm trước trong máng.
- Mùa đông, cần che chắn chuồng trại để giữ ấm cho ngựa, ngựa cái nuôi con và ngựa con. Khi trời lạnh dưới 50C để ngựa tại chuồng không thả ngoài bãi chăn.
- Đảm bảo chế độ tiêm phòng định kỳ các loại bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng của ngựa.
Trên đây là những quy định chung áp dụng cho tất cả các loại ngựa. Ngoài ra, tuỳ từng loại ngựa, tuỳ yêu cầu và mức độ sử dụng mà có những quy định khác.
Theo NXB Nông Nghiệp
 

cocker.fan

Active Member
[FONT=&quot]Thức ăn nuôi dưỡng ngựa[/FONT]
1. Nguồn thức ăn

1.1 Thức ăn thô xanh

[FONT=&quot] Thức ăn chủ yếu của ngựa là cỏ, bao gồm cỏ mọc tự nhiên và cỏ trồng vừa cho ăn tươi vừa làm cỏ khô dự trữ cho ngựa trong vụ đông xuân; các loại phế phụ phẩm nông nghiệp như rơm, cây ngô sau thu bắp, dây khoai lang, ngọn mía v.v.v... là những thức ăn thô xanh tốt cho ngựa. Một số chủ nuôi ngựa gieo ngô dày rồi tỉa dần cho ngựa ăn.[/FONT]
Để đảm bảo thức ăn tươi xanh quanh năm, ngoài việc sử dụng hợp lý bãi chăn, các [FONT=&quot]chủ nuôi ngựa [/FONT]cần dành một diện tích thích đáng để trồng các loại cỏ (cỏ dày, cỏ voi,...) mới chủ động nguồn thức ăn cho ngựa.

1.2 Thức ăn tinh

Muốn ngựa đạt năng suất cao, làm việc khoẻ, ngựa cái đẻ con to, nhiều sữa, ngựa con chống lớn cần phải cho ngựa ăn thức ăn tinh giàu Protein.
Thức ăn tinh bao gồm thóc, cám ngô, cao lương.v.v...được chế biến hoặc pha trộn với nhau theo một tỷ lệ nhất định nhằm cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho ngựa.

1.3 Thức ăn giàu protein

Để ngựa con sinh trưởng và phát triển tốt, ngựa giống nâng cao khả năng sinh sản, ngựa làm việc duy trì được chức năng hoạt động của cơ thể, trong khẩu phần ăn hàng ngày cần có một tỷ lệ protêin nhất định. Protêin có trong thức ăn động vật và một số loài thực vật như các loại đậu đỗ, khô dầu, bột cá, bột thịt...
Ngựa thiếu protein lâu ngày thường dẫn đến hậu quả xấu: Ngựa con chậm lớn, còi cọc, ngựa lớn bị rối loạn chức năng sinh lý, giảm năng suất sinh sản và làm việc.

1.4 Thức ăn khoáng

Thức ăn khoáng để ngựa con phát triển xương, ngựa lớn duy trì sự cân bằng Canxi và Phốt pho trong cơ thể, khẩu phần cho ngựa cũng cần có nhiều chất canxi và phốt pho như bột vỏ sò, bột đá, bột xương...
Các nguyên tố vi lượng tuy cơ thể ngựa cần rất ít nhưng vô cùng quan trọng vì nó đóng vai trò xúc tác, tham gia hầu hết vào các phản ứng sinh hoá học trong cơ thể. Ví dụ thiếu sắt con vật bị thiếu máu, dẫn đến gầy yếu, dễ mắc bệnh tật.

II. Chế biến thức ăn

Để ngựa thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hoá và con vật hấp thụ được chất dinh dưỡng một cách tối đa, các loại thức ăn phải được sơ chế trước khi cho ăn. Ví dụ:
- Các loại hạt ngũ cốc như ngô, thóc, cao lương cần nghiền nhỏ. Riêng thóc tốt nhất là ủ mầm. Nếu không có điều kiện nghiền thì trước khi cho ăn phải ngâm nước 1-2 giờ cho mềm.
- Các loại củ quả: khoai lang, bí đỏ, cà rốt... cần rữa sạch đất cát, thái thành lát, hoặc băm khúc 3-4cm. Củ sắn cần bóc vỏ, có thể chỉ cần cạo lớp vỏ lụa bên ngoài, băm khúc dài 3-4cm rồi ngâm nước 4-5 giờ để phòng ngừa khỏi ngộ độc bởi chất axit xianhydric trong sắn.
- Các loại cỏ: cây ngô, ngọn mía, lá mía, cây chuối... cần băm thái để ngựa ăn dễ. Ngọn mía và bã mía nên cho ăn tươi, trước khi cho ăn cũng nên chặt ngắn. Ngọn mía là thức ăn tốt đối với tất cả các loại ngựa, đặc biệt là ngựa làm việc. Rơm khô nên vẩy nước muối cho mềm và kích thích tính thèm ăn của ngựa. Cũng có thể kiềm hoá rơm để tăng khả năng tiêu hoá. Cách làm như sau: Băm rơm thành đoạn dài 4-5cm, rải đều trên nền sân gạch, hoặc nền xi măng. Dùng nước vôi loãng 1% (1 kg vôi sống hoà tan vào 100 lít nước) tưới đều lên rơm. Cứ 1kg rơm cần 6 lít nước vôi. Để 1 ngày đêm cho ráo hết nước vôi rồi đem cho ăn.
- Thức ăn đã nghiền như cám, bột ngô, bột sắn... Trước khi cho ăn nên trộn thêm nước cho đủ ẩm. Các loại thức ăn bổ sung như bột cá, bột khoáng, muối ăn trộn đều vào thức ăn bột.
Theo Nhanong.net
BSGV ơi,cho cháu hỏi chút,không biết là giống ngựa này là giống ngựa nhỏ thì đẻ con ra càng nhỏ càng tốt hơn là đẻ con to?? :thingking: miễn sao con ngựa con đẻ ra,bé nhưng mà khỏe mạnh,chắc chắn thì sẽ càng đẹp hơn! Cháu thấy hình như phần thức ăn tinh là hơi giống khẩu phần và năng suất cần đạt của ngựa thường ở khoản đẻ con to.. :D có gì không phải bác bỏ qua nhé! :-bd
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Ý kiến của bạn là rất đúng.

Các hướng dẫn trên là chung cho ngựa, còn giống mini thì người nuôi cần có hướng dẫn trực tiếp của chủ trước hoặc người bán. Tựa như nuôi chó thì các giống , loại chó khác nhau, hoặc lứa tuổi khác nhau có cách chăm sóc khác nhau.

Nuôi ngựa cảnh còn rất mới mẻ ở Việt nam, cần có thực tế rồi rút kinh nghiêm. Cứ đi là khắc đến bạn ạ.
 

phamhuyhoang

Active Member
hehe!vụ này anh Kỳ chưa gì đã thông báo rồi ah???em cũng đang háo hức xem nó hình dáng ra sao đấy anh ạ ^_^
@Trần huy Hoàng:Hoàng có dám cá không???
 

tran huy hoang

Active Member
hehe!vụ này anh Kỳ chưa gì đã thông báo rồi ah???em cũng đang háo hức xem nó hình dáng ra sao đấy anh ạ ^_^
@Trần huy Hoàng:Hoàng có dám cá không???
Chắc cũng phải liều thôi, nhưng phải chuẩn bị tinh thân để tiếp chiêu các Bác, nhất là Bác Đá Quý nghe nói ghế lắm lắm !!!
 

KyCauGo

Chủ Nhiệm CLB Cuối Tuần Hà Nội
Chắc cũng phải liều thôi, nhưng phải chuẩn bị tinh thân để tiếp chiêu các Bác, nhất là Bác Đá Quý nghe nói ghế lắm lắm !!!
Vậy thì chú đi đặt vé là vừa rồi đấy ,nếu không có gì thay đổi thì nội nhật trong 2 ngày tới sẽ có ảnh con ngựa PONY chụp tại chuồng nhà anh sau đó sẽ là định cư ở khu C của phamhuyhoang:-bd
 
Top