hungkieu
Member
Thôn Cao Hạ (xã Đức Giang, Hoài Đức, Hà Tây) đã mấy chục năm nay nức tiếng xa gần về thịt chó. Thôn tiêu thụ và thịt khoảng vài tấn mỗi ngày, cao điểm có khi lên tới 3-5 tấn chó hơi. Ít ai biết rằng, số lượng thịt chó mà Cao Hạ cung cấp cho Hà Nội hiện nay phần lớn lại là chó có nguồn gốc nhập ngoại.
Chó được vận chuyển từ Lào vào Việt Nam qua Cửa khẩu Cầu Treo.
Chó ngoại được các lái buôn mang về từ Thái Lan, Lào, Campuchia và phân bổ cho các gia đình giết mổ ở trong làng. Do vậy, Cao Hạ còn có thêm một cái tên là “làng hóa kiếp chó ngoại”.
Nghề thịt chó bắt đầu từ đâu không ai biết, nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, nghề này đã thực sự làm thay đổi bộ mặt kinh tế cho nhiều gia đình trong làng. Làng Cao Hạ là một làng quê trù phú, hệ thống đường làng ngõ xóm khá khang trang, nhiều ngôi nhà hai tầng ngất ngưởng mọc lên làm cho bộ mặt thôn quê ở đây thực sự đổi khác.
Nhưng bên cạnh sự phát triển đó, hạ tầng cơ sở vẫn chưa theo kịp, hơn 300 hộ dân làm nghề phụ thiếu mặt bằng sản xuất. Không nói nghề làm bún, chỉ riêng nghề buôn bán thịt chó không thôi đã gây ô nhiễm trầm trọng cho môi trường của làng. Bất kể đêm hay ngày, lúc nào trong làng cũng ăng ẳng tiếng chó kêu vọng ra từ các chuồng nuôi nhốt. Do nuôi nhốt quá đông nên mùi hôi cũng như chất thải của chó bốc ra nồng nặc từ các hệ thống cống rãnh quá cũ nát. Đang giữa tháng 6, trời nắng như đổ lửa, nhưng nhiều cửa hàng ngoài thị trấn, thịt chó vẫn bán la liệt. Trong làng, hàng chục lái buôn đến lấy hàng về làm thịt.
Anh Cao Văn Hòa, xã Đội phó kiêm Trưởng ban Môi trường của xã Đức Giang cho biết, tính riêng thôn Cao Hạ có 360 hộ thì có đến 40 gia đình trực tiếp thịt chó, đấy là chưa kể những người ở nơi khác đến đây mua chó về làm.
Anh Đặng Thái Thành, Phó trưởng thôn Cao Hạ, đồng thời cũng là một trong những người bức xúc nhất về vấn đề vệ sinh môi trường ở đây bảo: "Mặc dù trong xã có cả một Ban vận động về vệ sinh môi trường nhưng hiện nay, hàng ngày, hàng giờ người dân trong xã chúng tôi vẫn đang chịu cảnh sống trên rác và nước thải. Rác từ việc làm lông chó, phân chó, rơm thui chó lâu ngày đã khiến cho cống rãnh của nhiều ngõ bị tắc".
Vào những ngày mưa, có chỗ nước thải dềnh lên ngập ngụa đen kịt. Anh Thành cho biết, nhiều bệnh tật cũng bắt đầu xuất hiện mà nguyên nhân xuất phát từ việc ô nhiễm môi trường, điển hình là rất nhiều người dân nhiễm các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, bệnh ngoài da.
Do số lượng chó ở Cao Hạ bị thịt ngày một tăng nhanh, nên nguồn chó thịt cung cấp cho thị trường ngày càng lớn và khan hiếm. Trung bình một ngày ở Cao Hạ tiêu thụ và thịt khoảng vài tấn thịt chó, cao điểm có khi lên tới 3-5 tấn thịt chó hơi. Nắm bắt được nhu cầu này, của các hộ giết mổ, một số người đã nhanh chóng đi tìm nguồn hàng về cung cấp cho thị trường này. Một trong những người nhạy bén nhất ở đây phải kể đến chính là anh Nguyễn Văn Tu.
Sau nhiều năm đi tìm nguồn hàng, anh Tu đã phát hiện ra nguồn chó mua ở Lào, Thái Lan vừa rẻ, lại dễ tìm. Anh Tu kể: "Lúc đầu đi tìm nguồn cũng không phải dễ, vì trước đây tôi thường đi các tỉnh Bắc Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang để tìm nguồn hàng. Một người bạn đã mách nước, nếu sang được Lào, hoặc Thái Lan mà mua chó thì rất rẻ. Vì thế tôi đã sang Lào, lúc đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn vì mình chưa quen mối, nếu có một xe hàng tôi phải đi mất cả từ 5 đến 7 ngày. Bây giờ thì đã qua thời đó, sau mấy năm liên tục cất hàng của họ, tôi đã tạo được một niềm tin chắc chắn".
Anh Tu còn có cả hộ chiếu để đi buôn chó, nhưng giờ đây chỉ cần gọi điện là hệ thống phân phối của anh sẽ cho xe tải chở chó về. Ở Cao Hạ, anh Tu chính là người mang chó ngoại về cho dân giết mổ. Theo anh Tu, mấy năm gần đây, trong nước chó ngày một hiếm và giá lại cao, nhiều người còn bán cả chó bệnh, chó ốm. Còn chó được nhập về từ Lào, Campuchia, Thái Lan vừa rẻ, vừa ngon, ăn đậm hơn so với chó nhà nuôi vì được nuôi ở vùng núi.
Vì vậy, anh Tu chỉ cần ở nhà gọi điện thoại vào trong cửa khẩu Cầu Treo chỉ 2- 3 ngày là đã có 8-10 tấn chó hơi do lái xe trực tiếp từ trong đó đánh ra tận làng cho anh. Mỗi tháng, anh lấy khoảng 8-10 xe hàng, mỗi chuyến đi như thế trừ các chi phí anh cũng lãi được kha khá. Trong số hàng anh Tu đưa về, chỉ 1/3 được các gia đình trong làng đến lấy về giết mổ, còn lại anh bán cho các lái buôn khác để cung cấp cho thị trường các tỉnh lân cận. Nhìn căn nhà 4 tầng khang trang của mình nổi bật giữa làng Cao Hạ, anh bảo ngôi nhà này được làm bằng số tiền anh chắt chiu từ nghề buôn chó.
Anh Nguyễn Văn Tu cho biết, anh vốn cũng là một thợ thịt chó theo nghề từ lúc còn nhỏ do bố truyền cho. Ngày ấy, bố anh phải đạp xe đi ra các vùng lân cận mua mỗi ngày 1-2 con về mổ, nhưng bây giờ thì cách làm thủ công ấy không còn nữa. Thay vào đó là một hệ thống thịt chó chuyên nghiệp đã nức tiếng gần xa.
Người có tiếng trong nghề giết thịt chó hiện nay ở Cao Hạ mà nhiều người thường hay nhắc tới là bà Phong - Đỏ (Đặng Thị Đỏ). Bà Đỏ năm nay mới ngoài 50 tuổi, nhưng cũng đã có thâm niên hơn 40 năm gắn bó với nghề này. Bà Đỏ tâm sự, nghề này đã có từ đời ông nội của bà. Ngày ấy, gia đình cụ nghèo lắm, để nuôi cả đàn con, ông nội bà đã phải lang thang khắp nơi, học làm rất nhiều nghề rồi qua Bắc Ninh học được nghề thịt chó. Lớn lên, bố mẹ bà Đỏ tiếp tục nối nghề cha truyền lại cho các con. Năm 12 tuổi, bà Đỏ đã biết đi chợ bán hàng. Với chiếc xe đạp, thúng thịt chó của gia đình, bà rong ruổi khắp các làng trong huyện rồi mang cả vào các chợ nội thành Hà Nội.
Cùng với gia đình bà Phong - Đỏ, nhà bà Cảnh - Sứ cũng được coi là một trong những gia đình làm “đại lý” thịt chó lớn. Bà Sứ làm nghề này cũng đã ngót nghét 50 năm và đến nay các con trai, con dâu của bà đều theo nghề này.
Giờ đây, ở Cao Hạ nghề buôn bán thịt chó đã tương đối phát triển, thế nhưng nghề này vẫn chưa được quan tâm để hoạch định thành khu giết mổ tập trung, nhằm tránh ô nhiễm cho dân làng. Theo ông Phó chủ tịch xã Đức Giang, Trịnh Văn Hòa, vì phải nuôi nhốt chó trong làng, gia đình anh Tu và các hộ dân giết mổ đã bị hàng xóm kiện lên kiện xuống. Vị lãnh đạo này cũng thừa nhận, mỗi khi xe chó về qua làng, một mùi hôi cũng về theo. Lông và phân chó thì xả ra bừa bãi.
Thịt chó và làm bún là hai nghề đều là những nghề gây ô nhiễm nghiêm trọng, nhưng hiện nay ở Cao Hạ chỉ có duy nhất gia đình bà Phong làm được một khu giết mổ, làm nghề ra khỏi làng, còn hiện nay tất cả các gia đình đều nuôi nhốt chó và làm bún ở trong làng. Riêng anh Tu, do số lượng cho mỗi lần mang về nuôi nhốt quá đông vì bị dân phản đối quá nhiều, vì thế đã “liều” làm một khu nuôi nhốt ra ngoài đồng nhưng lại bị chính quyền phạt vì vi phạm về xây dựng. Anh nói vui: “Mình bị phạt vì giữ gìn môi trường cho làng đấy”.
Hiện nay tỉnh Hà Tây đã có quy hoạch để phát triển làng nghề ở đây. Theo đó, xã cũng đã quy hoạch khu vực làm nghề cho dân rộng mấy hécta. Lúc đó, cả nghề bún, nghề thịt chó sẽ được quy hoạch thành một khu riêng biệt. Khi ấy, nhiều người dân không còn cảnh phải gãi ghẻ mỗi ngày, không còn phải ngửi mùi hôi thối từ cống rãnh bốc lên, những người như vợ con anh Phó trưởng thôn Đặng Thái Thành sẽ đỡ viêm xoang hơn vì khói bếp than quẩn lại.
Tuy nhiên cũng theo lãnh đạo xã Đức Giang, việc quy hoạch diện tích xây dựng làng nghề thì như vậy, nhưng đến bao giờ vấn đề ô nhiễm và mặt bằng sản xuất cho hơn 300 hộ dân làm nghề ở Cao Hạ thành hiện thực thì các vị lãnh đạo xã Đức Giang vẫn chưa biết.
(Theo
Chó được vận chuyển từ Lào vào Việt Nam qua Cửa khẩu Cầu Treo.
Chó ngoại được các lái buôn mang về từ Thái Lan, Lào, Campuchia và phân bổ cho các gia đình giết mổ ở trong làng. Do vậy, Cao Hạ còn có thêm một cái tên là “làng hóa kiếp chó ngoại”.
Nghề thịt chó bắt đầu từ đâu không ai biết, nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, nghề này đã thực sự làm thay đổi bộ mặt kinh tế cho nhiều gia đình trong làng. Làng Cao Hạ là một làng quê trù phú, hệ thống đường làng ngõ xóm khá khang trang, nhiều ngôi nhà hai tầng ngất ngưởng mọc lên làm cho bộ mặt thôn quê ở đây thực sự đổi khác.
Nhưng bên cạnh sự phát triển đó, hạ tầng cơ sở vẫn chưa theo kịp, hơn 300 hộ dân làm nghề phụ thiếu mặt bằng sản xuất. Không nói nghề làm bún, chỉ riêng nghề buôn bán thịt chó không thôi đã gây ô nhiễm trầm trọng cho môi trường của làng. Bất kể đêm hay ngày, lúc nào trong làng cũng ăng ẳng tiếng chó kêu vọng ra từ các chuồng nuôi nhốt. Do nuôi nhốt quá đông nên mùi hôi cũng như chất thải của chó bốc ra nồng nặc từ các hệ thống cống rãnh quá cũ nát. Đang giữa tháng 6, trời nắng như đổ lửa, nhưng nhiều cửa hàng ngoài thị trấn, thịt chó vẫn bán la liệt. Trong làng, hàng chục lái buôn đến lấy hàng về làm thịt.
Anh Cao Văn Hòa, xã Đội phó kiêm Trưởng ban Môi trường của xã Đức Giang cho biết, tính riêng thôn Cao Hạ có 360 hộ thì có đến 40 gia đình trực tiếp thịt chó, đấy là chưa kể những người ở nơi khác đến đây mua chó về làm.
Anh Đặng Thái Thành, Phó trưởng thôn Cao Hạ, đồng thời cũng là một trong những người bức xúc nhất về vấn đề vệ sinh môi trường ở đây bảo: "Mặc dù trong xã có cả một Ban vận động về vệ sinh môi trường nhưng hiện nay, hàng ngày, hàng giờ người dân trong xã chúng tôi vẫn đang chịu cảnh sống trên rác và nước thải. Rác từ việc làm lông chó, phân chó, rơm thui chó lâu ngày đã khiến cho cống rãnh của nhiều ngõ bị tắc".
Vào những ngày mưa, có chỗ nước thải dềnh lên ngập ngụa đen kịt. Anh Thành cho biết, nhiều bệnh tật cũng bắt đầu xuất hiện mà nguyên nhân xuất phát từ việc ô nhiễm môi trường, điển hình là rất nhiều người dân nhiễm các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, bệnh ngoài da.
Do số lượng chó ở Cao Hạ bị thịt ngày một tăng nhanh, nên nguồn chó thịt cung cấp cho thị trường ngày càng lớn và khan hiếm. Trung bình một ngày ở Cao Hạ tiêu thụ và thịt khoảng vài tấn thịt chó, cao điểm có khi lên tới 3-5 tấn thịt chó hơi. Nắm bắt được nhu cầu này, của các hộ giết mổ, một số người đã nhanh chóng đi tìm nguồn hàng về cung cấp cho thị trường này. Một trong những người nhạy bén nhất ở đây phải kể đến chính là anh Nguyễn Văn Tu.
Sau nhiều năm đi tìm nguồn hàng, anh Tu đã phát hiện ra nguồn chó mua ở Lào, Thái Lan vừa rẻ, lại dễ tìm. Anh Tu kể: "Lúc đầu đi tìm nguồn cũng không phải dễ, vì trước đây tôi thường đi các tỉnh Bắc Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang để tìm nguồn hàng. Một người bạn đã mách nước, nếu sang được Lào, hoặc Thái Lan mà mua chó thì rất rẻ. Vì thế tôi đã sang Lào, lúc đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn vì mình chưa quen mối, nếu có một xe hàng tôi phải đi mất cả từ 5 đến 7 ngày. Bây giờ thì đã qua thời đó, sau mấy năm liên tục cất hàng của họ, tôi đã tạo được một niềm tin chắc chắn".
Anh Tu còn có cả hộ chiếu để đi buôn chó, nhưng giờ đây chỉ cần gọi điện là hệ thống phân phối của anh sẽ cho xe tải chở chó về. Ở Cao Hạ, anh Tu chính là người mang chó ngoại về cho dân giết mổ. Theo anh Tu, mấy năm gần đây, trong nước chó ngày một hiếm và giá lại cao, nhiều người còn bán cả chó bệnh, chó ốm. Còn chó được nhập về từ Lào, Campuchia, Thái Lan vừa rẻ, vừa ngon, ăn đậm hơn so với chó nhà nuôi vì được nuôi ở vùng núi.
Vì vậy, anh Tu chỉ cần ở nhà gọi điện thoại vào trong cửa khẩu Cầu Treo chỉ 2- 3 ngày là đã có 8-10 tấn chó hơi do lái xe trực tiếp từ trong đó đánh ra tận làng cho anh. Mỗi tháng, anh lấy khoảng 8-10 xe hàng, mỗi chuyến đi như thế trừ các chi phí anh cũng lãi được kha khá. Trong số hàng anh Tu đưa về, chỉ 1/3 được các gia đình trong làng đến lấy về giết mổ, còn lại anh bán cho các lái buôn khác để cung cấp cho thị trường các tỉnh lân cận. Nhìn căn nhà 4 tầng khang trang của mình nổi bật giữa làng Cao Hạ, anh bảo ngôi nhà này được làm bằng số tiền anh chắt chiu từ nghề buôn chó.
Anh Nguyễn Văn Tu cho biết, anh vốn cũng là một thợ thịt chó theo nghề từ lúc còn nhỏ do bố truyền cho. Ngày ấy, bố anh phải đạp xe đi ra các vùng lân cận mua mỗi ngày 1-2 con về mổ, nhưng bây giờ thì cách làm thủ công ấy không còn nữa. Thay vào đó là một hệ thống thịt chó chuyên nghiệp đã nức tiếng gần xa.
Người có tiếng trong nghề giết thịt chó hiện nay ở Cao Hạ mà nhiều người thường hay nhắc tới là bà Phong - Đỏ (Đặng Thị Đỏ). Bà Đỏ năm nay mới ngoài 50 tuổi, nhưng cũng đã có thâm niên hơn 40 năm gắn bó với nghề này. Bà Đỏ tâm sự, nghề này đã có từ đời ông nội của bà. Ngày ấy, gia đình cụ nghèo lắm, để nuôi cả đàn con, ông nội bà đã phải lang thang khắp nơi, học làm rất nhiều nghề rồi qua Bắc Ninh học được nghề thịt chó. Lớn lên, bố mẹ bà Đỏ tiếp tục nối nghề cha truyền lại cho các con. Năm 12 tuổi, bà Đỏ đã biết đi chợ bán hàng. Với chiếc xe đạp, thúng thịt chó của gia đình, bà rong ruổi khắp các làng trong huyện rồi mang cả vào các chợ nội thành Hà Nội.
Cùng với gia đình bà Phong - Đỏ, nhà bà Cảnh - Sứ cũng được coi là một trong những gia đình làm “đại lý” thịt chó lớn. Bà Sứ làm nghề này cũng đã ngót nghét 50 năm và đến nay các con trai, con dâu của bà đều theo nghề này.
Giờ đây, ở Cao Hạ nghề buôn bán thịt chó đã tương đối phát triển, thế nhưng nghề này vẫn chưa được quan tâm để hoạch định thành khu giết mổ tập trung, nhằm tránh ô nhiễm cho dân làng. Theo ông Phó chủ tịch xã Đức Giang, Trịnh Văn Hòa, vì phải nuôi nhốt chó trong làng, gia đình anh Tu và các hộ dân giết mổ đã bị hàng xóm kiện lên kiện xuống. Vị lãnh đạo này cũng thừa nhận, mỗi khi xe chó về qua làng, một mùi hôi cũng về theo. Lông và phân chó thì xả ra bừa bãi.
Thịt chó và làm bún là hai nghề đều là những nghề gây ô nhiễm nghiêm trọng, nhưng hiện nay ở Cao Hạ chỉ có duy nhất gia đình bà Phong làm được một khu giết mổ, làm nghề ra khỏi làng, còn hiện nay tất cả các gia đình đều nuôi nhốt chó và làm bún ở trong làng. Riêng anh Tu, do số lượng cho mỗi lần mang về nuôi nhốt quá đông vì bị dân phản đối quá nhiều, vì thế đã “liều” làm một khu nuôi nhốt ra ngoài đồng nhưng lại bị chính quyền phạt vì vi phạm về xây dựng. Anh nói vui: “Mình bị phạt vì giữ gìn môi trường cho làng đấy”.
Hiện nay tỉnh Hà Tây đã có quy hoạch để phát triển làng nghề ở đây. Theo đó, xã cũng đã quy hoạch khu vực làm nghề cho dân rộng mấy hécta. Lúc đó, cả nghề bún, nghề thịt chó sẽ được quy hoạch thành một khu riêng biệt. Khi ấy, nhiều người dân không còn cảnh phải gãi ghẻ mỗi ngày, không còn phải ngửi mùi hôi thối từ cống rãnh bốc lên, những người như vợ con anh Phó trưởng thôn Đặng Thái Thành sẽ đỡ viêm xoang hơn vì khói bếp than quẩn lại.
Tuy nhiên cũng theo lãnh đạo xã Đức Giang, việc quy hoạch diện tích xây dựng làng nghề thì như vậy, nhưng đến bao giờ vấn đề ô nhiễm và mặt bằng sản xuất cho hơn 300 hộ dân làm nghề ở Cao Hạ thành hiện thực thì các vị lãnh đạo xã Đức Giang vẫn chưa biết.
(Theo